Đau Bao Tử Nôn Ra Máu Có Nguy Hiểm? Nguyên Nhân Và Cách Chữa

Ngày cập nhật: 30/03/2024 Biên tập viên: Ngô Tú
5/5 - (6 bình chọn)

Đau Dạ Dày Nên Làm Gì Để Giảm Đau Nhanh Nhất

Các chuyên gia cho biết đau dạ dày có nhiều mức độ, nếu không được can thiệp từ sớm, bệnh tiến triển đến giai đoạn nặng hơn như viêm loét dạ dày và đặc biệt là nôn ra máu. Vậy tình trạng đau bao tử nôn ra máu có nguy hiểm không, nguyên nhân do đâu và làm thế nào để chữa trị? Tất cả những thắc mắc này sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây, bạn đọc không nên bỏ qua.

Đau bao tử nôn ra máu là bệnh gì và triệu chứng cụ thể

Đau bao tử nôn ra máu hay đau dạ dày nôn ra máu là dấu hiệu cảnh báo tình trạng xuất huyết tiêu hóa do các tổn thương ở cơ quan này khiến máu chảy ra khỏi lòng mạch dạ dày và đi trực tiếp vào ống tiêu hóa. Lúc này người bệnh sẽ có cảm giác đau tức ở vùng thượng vị, kèm theo đó là hiện tượng xuất hiện máu tươi hoặc máu có hòa cùng dung dịch màu nâu sẫm.

Đối tượng thường bị đau bao tử nôn ra máu đó là người trưởng thành ở độ tuổi 40 – 50 và đang có xu hướng trẻ hóa. Theo bác sĩ, tình trạng này thuộc nhóm xuất huyết tiêu hóa trên, trong đó có đến 70% các ca bệnh do viêm loét dạ dày tá tràng, có thể gây ra nhiều nguy hại, đe dọa tính mạng của người bệnh nếu không được xử lý kịp thời.

Xem ngay: Viêm Hang Vị Dạ Dày Ở Trẻ Em – Cảnh Báo Triệu Chứng & Cách Chữa

Đau bao tử nôn ra máu là dấu hiệu cảnh báo tình trạng xuất huyết tiêu hóa
Đau bao tử nôn ra máu là dấu hiệu cảnh báo tình trạng xuất huyết tiêu hóa

Tùy từng nguyên nhân gây bệnh khác nhau, chứng đau bao tử nôn ra máu sẽ có những dấu hiệu nhận biết riêng, bao gồm:

  • Đau thượng vị: Biểu hiện đầu tiên mỗi khi người bệnh bị đau dạ dày hoặc viêm loét dạ dày đó là đau âm ỉ hoặc dữ dội ở vùng thượng vị. Một số trường hợp có cảm giác đau tức lên cả ngực và lưng. Đau thượng vị có thể xuất hiện đột ngột khiến cơ thể mất sức, người toát lạnh và mệt lả.
  • Chán ăn: Khi bị đau dạ dày, hệ tiêu hóa hoạt động kém đi, khi đó những cơn đau cùng cảm giác mệt mỏi, khó chịu, khó tiêu sẽ khiến người bệnh có cảm giác chán ăn, ăn không ngon, đầy chướng bụng. Lâu dần sức khỏe của họ bị suy kiệt, dẫn đến sụt cân đột ngột.
  • Buồn nôn: Hầu hết các chứng bệnh liên quan đến dạ dày và đường tiêu hóa đều có biểu hiện cụ thể là buồn nôn và nôn, Một số trường hợp có cảm giác mệt mỏi, thậm chí gây ra hiện tượng mất nước, tụt huyết áp, trụy tim,…
  • Da nhạt màu: Những bệnh nhân bị đau bao tử nôn ra máu thường có làn da nhợt nhạt, tái xanh, lý do là bởi dạ dày và lớp niêm mạc bị tổn thương nghiêm trọng, quá trình tiêu hóa và hấp thụ dưỡng chất kém đi, cơ thể không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết.
  • Thiếu máu: Đối tượng đau dạ dày nôn ra máu trong thời gian dài sẽ rơi vào tình trạng thiếu máu, mệt mỏi, đồ mồ hôi, tụt huyết áp, choáng váng.
  • Đi ngoài ra phân đen: Đây cũng là một trong những biểu hiện đặc trưng của tình trạng đau dạ dày. Khi bị bệnh, máu bị oxy hóa, từ dạ dày được chuyển xuống ruột kết theo thức ăn, sau đó chuyển sang màu nâu đen và được đào thải qua phân.
Buồn nôn là một trong những biểu hiện hàng đầu của bệnh
Buồn nôn là một trong những biểu hiện hàng đầu của bệnh

Nguyên nhân phổ biến gây đau dạ dày nôn ra máu

Thực tế, tình trạng đau bao tử nôn ra máu có thể xuất hiện do chịu tác động từ vấn đề sức khỏe, cơ thể đang mắc bệnh lý nào đó hoặc do yếu tố bên ngoài. Các chuyên gia cho rằng, những nguyên nhân chính gây bệnh bao gồm:

Lạm dụng thuốc kháng sinh

Khi sử dụng bất kỳ loại thuốc tân dược nào, người bệnh cũng được khuyến cáo nên tham khảo ý kiến bác sĩ, dùng đúng liều lượng được hướng dẫn. Việc uống quá liều, sai liều hoặc lạm dụng trong thời gian dài hay dùng nhiều loại thuốc cùng lúc khiến hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng, dạ dày chịu tổn thương, lớp niêm mạc bị viêm loét nghiêm trọng. Đây chính là một trong những nguyên nhân gây nhiễm khuẩn đường tiêu hóa và nguy hiểm hơn là xuất huyết dạ dày.

Viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày nôn ra máu không phải hiện tượng hiếm gặp. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này như chế độ ăn nhiều đồ chua, cay, nóng, thói quen sinh hoạt không lành mạnh và đặc biệt là do sự hình thành và tấn công của vi khuẩn HP. Loại vi khuẩn này sinh sống và phát triển trong môi trường cơ quan tiêu hóa, lâu dần sẽ khiến lớp niêm mạc bị viêm, dẫn đến tình trạng loét. Đi cùng với đó, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng như ợ chua, ợ hơi, rối loạn tiêu hóa, mất ngủ,…

Thủng dạ dày

Thủng dạ dày là hiện tượng toàn bộ thành bao tử bị tổn thương, thường bắt nguồn do nguyên nhân loét dạ dày, viêm túi mật, viêm ruột thừa và một số tổn thương khác. Lúc này người bệnh sẽ bị đau bao tử nôn ra máu. Nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời, bệnh tiến triển nặng hơn và đe dọa trực tiếp đến tính mạng.

Có thể bạn quan tâm: Viêm Dạ Dày Độ A Là Gì? Dấu Hiệu Và Cách Chữa Bệnh Hiệu Quả Nhất

Thủng dạ dày là hiện tượng toàn bộ thành bao tử bị tổn thương
Thủng dạ dày là hiện tượng toàn bộ thành bao tử bị tổn thương

Ung thư dạ dày

Nếu đang gặp hiện tượng đau dạ dày nôn ra máu, có thể là dấu hiệu cảnh báo của ung thư dạ dày. Đây là giai đoạn nguy hiểm nhất của tình trạng đau dạ dày. Ngày nay, các thống kê cho thấy tỷ lệ mắc ung thư dạ dày ở Việt Nam khá cao và số người tử vong không ít. Ung thư dạ dày xuất phát từ nhiều nguyên nhân và thường rất khó phát hiện từ sớm. Do đó ngay khi có những biểu hiện bất thường, bạn nên thăm khám để nhận phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Nguyên nhân khác

Ngoài những lý do gây đau dạ dày nôn ra máu kể trên, một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh thường gặp đó là:

  • Lạm dụng rượu bia và chất kích thích thường xuyên sẽ khiến người bệnh dễ mắc đau dạ dày.
  • Thường xuyên bỏ bữa, ăn uống không đúng giờ, ăn quá no.
  • Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học, dung nạp nhiều thực phẩm gây hại cho dạ dày như đồ ăn cay nóng, chua, thực phẩm nhiều dầu mỡ, cứng, dai, khó tiêu hóa,…
  • Người bệnh có tâm lý không ổn định, thường căng thẳng, áp lực, stress.

Bệnh đau bao tử nôn ra máu có nguy hiểm không?

Các chuyên gia đánh giá, chứng đau bao tử nôn ra máu là bệnh lý nguy hiểm, vừa cảnh báo nhiều hiện tượng xấu, vừa đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người mắc nếu không được phát hiện và có biện pháp can thiệp kịp thời. Như đã nói, đây chính là biến chứng của bệnh xuất huyết dạ dày, tùy vào từng mức độ và thời gian phát bệnh mà những ảnh hưởng đối với cơ thể là khác nhau.

Ở mức độ nhẹ, người bệnh sẽ thường xuyên gặp những cơn đau âm ỉ, kèm theo cảm giác mệt mỏi khó chịu, tuy nhiên về lâu dài, những lần xuất huyết sẽ khiến họ bị thiếu máu, xanh xao, suy nhược cơ thể, ốm yếu.

Trong trường hợp nặng hơn, mỗi lần xuất huyết lượng máu ra ồ ạt, nhiều, bệnh nhân có cảm giác hoa mắt, chóng mặt, chân tay lạnh, da nhợt nhạt, tụt huyết áp, mạch đập nhanh, khó bắt mạch và đe dọa trực tiếp đến tính mạng.

Cũng bởi những biến chứng khôn lường, khi phát hiện thấy những triệu chứng bất thường, bạn không nên xem thường, cần nhanh chóng đến bệnh viện, phòng khám để được chẩn đoán, xử lý và có biện pháp điều trị phù hợp trước khi bệnh tiến triển đến giai đoạn khó chữa.

Đừng bỏ qua: Viêm Dạ Dày HP Âm Tính: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Và Phòng Bệnh

Đau bao tử nôn ra máu có thể gây nguy hiểm cho tính mạng
Đau bao tử nôn ra máu có thể gây nguy hiểm cho tính mạng

Cách điều trị bệnh

Có thể thấy đau dạ dày nôn ra máu là bệnh lý vô cùng nguy hiểm, không chỉ gây suy kiệt sức khỏe, thiếu máu, khiến cơ thể mệt mỏi, mất sức mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây tử vong. Vậy nên, nếu xuất hiện một trong các triệu chứng đã nêu trên, người bệnh cần ngay lập tức tìm đến các cơ sở y tế để được xử lý ban đầu và tìm biện pháp điều trị chuyên sâu, tránh những biến chứng có thể xảy ra.

Xử lý ban đầu

Bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày sau khi nhập viện sẽ được xử lý ban đầu để cầm máu. Lúc này bác sĩ truyền dịch cân bằng điện giải nhằm mục đích tránh mất nước và hạn chế tình trạng tụt huyết áp qua đường tĩnh mạch. Đối với trường hợp nghiêm trọng hơn, bệnh nhân được truyền máu, đồng thời áp dụng các biện pháp hồi sức phù hợp.

Chờ khi người bệnh đã ổn định, không còn những triệu chứng cảnh báo, bác sĩ sẽ tiến hành nội soi cùng các phương pháp khác để chẩn đoán mức độ và nguyên nhân gây bệnh. Trong quá trình nội soi, bệnh nhân được tiêm chất hỗ trợ đông máu vào vị trí xuất huyết, ngoài ra còn có thể sử dụng đầu dò nhiệt, đốt nhiệt hoặc tia laser để cầm máu và tiêm kẹp mạch mạch tổn thương.

Những trường hợp bị đau bao tử nôn ra máu nếu không thể nội soi chẩn đoán, bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp phù hợp hơn, đảm bảo không gây hại cho sức khỏe của người bệnh. Nếu cần thiết, bệnh nhân có thể được chỉ định phẫu thuật mở để xác định nguyên nhân, kiểm tra dạ dày và tiến hành cầm máu.

Tham khảo: 4 Phác Đồ Điều Trị Loét Dạ Dày Hp Mới Nhất Siêu Hiệu Quả

Khi nhập viện, người bệnh được bác sĩ xử lý cầm máu và xác định nguyên nhân
Khi nhập viện, người bệnh được bác sĩ xử lý cầm máu và xác định nguyên nhân

Điều trị đau bao tử nôn ra máu chuyên sâu

Sau khi sơ cứu ban đầu, đảm bảo ổ xuất huyết được kiểm soát, đồng thời tìm ra chính xác nguyên nhân và mức độ bệnh, người bị đau bao tử nôn ra máu sẽ được đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả và an toàn. Với mỗi trường hợp khác nhau sẽ có cách chữa trị khác nhau, tuy nhiên phổ biến nhất đó là dùng thuốc

Sử dụng thuốc tân dược

Đối với tình trạng xuất huyết dạ dày do nhiều nguyên nhân khác nhau, dựa vào đó, bác sĩ sẽ kê loại thuốc phù hợp cho bệnh nhân. Một số loại thuốc tân dược cho hiệu quả cao thường được sử dụng trong trường hợp đau bao tử nôn ra máu bao gồm:

  • Thuốc kháng histamin H2, kháng axit hoặc ức chế bơm proton: Nhóm thuốc này được chỉ định phổ biến cho bệnh nhân xuất huyết dạ dày do viêm loét. Khi đi vào cơ thể, chúng có tác dụng trung hòa axit dịch vị, giảm hiện tượng tiết axit dạ dày, đồng thời đẩy nhanh quá trình phục hồi ổ loét.
  • Thuốc kháng sinh: Dùng cho trường hợp viêm loét dạ dày có nguyên nhân do vi khuẩn HP, nhằm mục đích ức chế sự hình thành và phát triển của hại khuẩn, giảm nhanh cơn đau.
  • Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: Bao gồm các loại như bismuth, sucralfat, misoprostol có tác dụng ngăn chặn những tác nhân gây hại tác động đến lớp niêm mạc, giảm tổn thương và tránh các vết loét trở nên nghiêm trọng hơn.

Có thể bạn quan tâm: Xuất Huyết Dạ Dày Khi Mang Thai: Nguyên Nhân, Biện Pháp Phòng Tránh

Nhiều trường hợp đau bao tử nôn ra máu được chỉ định dùng thuốc Tây y
Nhiều trường hợp đau bao tử nôn ra máu được chỉ định dùng thuốc Tây y

Dùng thuốc Đông y

Bên cạnh thuốc tân dược, người bệnh đau bao tử nôn ra máu hoàn toàn có thể tìm đến các bài thuốc Đông y để trị bệnh. Khác với thuốc Tây y, bài thuốc theo Y học cổ truyền sử dụng các dược liệu tự nhiên nên an toàn, lành tính, không gây ra tác dụng phụ. Đặc biệt nhờ các dược liệu quý, các bài thuốc này tác động trực tiếp vào căn nguyên gây bệnh, loại bỏ nguyên nhân, tăng cường sức khỏe và tránh tình trạng bệnh tái phát.

Tuy nhiên nhược điểm của thuốc Đông y đó là cho hiệu quả chậm, người bệnh cần kiên trì, không được nóng vội, bỏ dở giữa chừng. Bên cạnh đó thông thường để dùng thuốc cần dành thời gian sắc, không tiện lợi như thuốc Tây y chỉ cần uống.

Hiện nay có không ít bài thuốc Đông y có khả năng điều trị dứt điểm các bệnh về dạ dày, bao gồm đau bao tử nôn ra máu, tuy nhiên hai bài thuốc được giới thiệu dưới đây cho hiệu quả cao, nhiều người tin dùng và đã thoát khỏi nỗi ám ảnh đau dạ dày.

Hiện nay có nhiều bài thuốc Đông y trị bệnh dạ dày rất hiệu quả, trong đó phải kể đến Sơ can Bình vị tán. Đây là bài thuốc của Trung tâm Thuốc dân tộc, nhận được đánh giá cao từ giới chuyên môn và rất nhiều phản hồi tích cực từ các bệnh nhân. Bài thuốc Sơ can Bình vị tán bao gồm 3 chế phẩm: Sơ can Bình vị – Viêm loét HP, Sơ can Bình vị – Trào ngược và Cao Bình vị. Sự kết hợp của 3 chế phẩm này tạo nên bài thuốc đặc trị bệnh dạ dày công hiệu với nhiều loại bệnh khác nhau: viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày, viêm hành tá tràng, rối loạn tiêu hóa…Tác dụng của Sơ can Bình vị tán:

  • Giảm đau, giảm ợ hơi, ợ chua
  • Thanh nhiệt, giải độc, sát trùng
  • Chống trào ngược, cầm máu
  • Phục hồi viêm loét, tăng cường sức đề kháng cho niêm mạc dạ dày
  • Khắc phục tình trạng tỳ vị hư tổn, bồi bổ sức khỏe

Ưu điểm của bài thuốc Sơ can Bình vị tán: 

  • Nguồn nguyên liệu sạch, có nguồn gốc rõ ràng
  • An toàn, không gây tác dụng phụ khi sử dụng
  • Bào chế dưới dạng cao và viên hoàn tiện dụng
  • Lộ trình điều trị bài bản, có thể chữa lành khỏi bệnh hoàn toàn chỉ sau từ 1-3 tháng
  • Được chuyên gia thăm khám và tư vấn trong suốt thời gian điều trị

Bệnh nhân bị dạ dày nôn ra máu hoàn toàn có thể dùng Sơ can Bình vị tán để điều trị. Bài thuốc này chính là giải pháp chữa bệnh an toàn và dứt điểm cho người bị bệnh dạ dày.

Lưu ý quan trọng khi điều trị và phòng ngừa bệnh

Vấn đề đau bao tử nôn ra máu xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó bao gồm chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu lành mạnh cùng những thói quen không tốt. Để đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh, ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm xảy ra, đồng thời phòng tránh bệnh, bạn cần chú ý đến những vấn đề quan trọng dưới đây:

  • Điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học, ăn đúng giờ, đủ bữa, không bỏ bữa, tăng cường bổ sung thực phẩm có lợi cho dạ dày như rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc, bánh mì, trứng, sữa,… Bên cạnh đó bạn cần tránh xa những món ăn chua, cay, nóng, nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh,….
  • Xây dựng thói quen sinh hoạt tốt, không thức khuya, không ăn quá no, không vận động mạnh sau ăn.
  • Thường xuyên vận động nhẹ nhàng và tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
  • Tránh xa rượu bia, cafe, thuốc lá và chất kích thích vì đây chính là tác nhân khiến bạn bị viêm loét và ung thư dạ dày.
  • Uống nhiều nước, từ 2 – 3 lít nước mỗi ngày sẽ kích thích hoạt động của dạ dày, giảm áp lực cho cơ quan này.

Xem thêm: Xuất Huyết Dạ Dày Có Nên Uống Sữa Không? – Góc Nhìn Chuyên Gia

Uống nhiều nước, từ 2 - 3 lít nước mỗi ngày giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định
Uống nhiều nước, từ 2 – 3 lít nước mỗi ngày giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định
  • Giữ tâm lý ổn định, luôn vui vẻ, thoải mái, tránh để đầu óc căng thẳng, áp lực, stress khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Tuân thủ đúng những yêu cầu của bác sĩ về liều lượng, cách dùng thuốc, thói quen hàng ngày và thời gian tái khám để quá trình điều trị đạt hiệu quả cao nhất.
  • Có thể kết hợp việc chữa bệnh theo chỉ định của bác sĩ, chuyên gia với việc dùng nguyên liệu tự nhiên tại nhà để đẩy nhanh quá trình khỏi bệnh như dùng trà hoa cúc, trà gừng, dùng nghệ mật ong, nước nha đam, nước chè dây,…
  • Ngay khi phát hiện những bất thường, bạn cần đến bệnh viện, phòng khám để kiểm tra, làm xét nghiệm chẩn đoán nguyên nhân, tình hình bệnh và nhận phương pháp điều trị phù hợp, tránh những biến chứng nguy hiểm và đe dọa tính mạng.

Đau bao tử nôn ra máu là biểu hiện nghiêm trọng của xuất huyết tiêu hóa và tiềm ẩn rất nhiều bệnh lý nguy hiểm khác, vậy nên bạn tuyệt đối không nên chủ quan. Hãy nhanh chóng tìm đến bác sĩ để được xử lý và có biện pháp điều trị phù hợp, hiệu quả, tránh đe dọa tính mạng. Bên cạnh đó, người bệnh cần chú ý đến chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt để tăng hiệu quả chữa bệnh.

Đừng bỏ lỡ

Phương pháp chữa & điều trị

Bệnh lý liên quan

Triệu chứng liên quan

Câu hỏi thường gặp

Đăng ký tư vấn với chuyên gia