Ợ Chua Buồn Nôn Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Tốt Nhất

Ngày cập nhật: 16/04/2024 Biên tập viên: Ngô Tú
4.9/5 - (10 bình chọn)

Tình trạng ợ chua, ợ hơi, trào ngược, đầy chướng bụng và buồn nôn đều là những dấu hiệu cảnh báo các bệnh liên quan đến dạ dày và hệ tiêu hóa. Trong đó nếu bạn gặp hiện tượng ợ chua buồn nôn cần đặc biệt chú ý vì nó có thể tiềm ẩn nhiều nguy hại cho cơ thể, cần được can thiệp từ sớm. Bạn đọc có thể tìm hiểu rõ hơn về triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị vấn đề này hiệu quả nhất trong bài viết dưới đây. 

Giải đáp: Ợ chua buồn nôn là bệnh gì?

Ợ chua buồn nôn là một trong những biểu hiện rõ ràng của bệnh lý liên quan đến dạ dày và các cơ quan trong hệ tiêu hóa. Hiện tượng này bao gồm tình trạng ợ chua và buồn nôn xảy ra đồng thời hoặc liên tiếp nhau. Trong đó ợ chua xuất hiện khi axit trong dạ dày bị trào ngược liên thực quản và miệng khiến người bệnh có cảm giác khó chịu, kèm theo vị chua và đắng ở khoang miệng. Buồn nôn chính là cảm giác khó chịu ở dạ dày và cổ họng khi mút dây thần kinh ở niêm mạc bao tử hoặc niêm mạc thực quản bị kích thích.

Ợ chua buồn nôn là biểu hiện rõ ràng của bệnh lý liên quan đến dạ dày
Ợ chua buồn nôn là biểu hiện rõ ràng của bệnh lý liên quan đến dạ dày

Cụ thể, trong quá trình tiêu hóa thức ăn, bao tử của chúng ta sẽ tiết ra một lượng khí thừa, nếu dạ dày hoạt động kém, cơ vòng thực quản mở to ra, tạo điều kiện cho khí thừa này đẩy lên thực quản và gây ra ợ chua, cùng với đó người bệnh sẽ có cảm giác buồn nôn, thậm chí là nôn.

Một số triệu chứng ợ chua buồn nôn người bệnh thường gặp bao gồm:

  • Bị ợ chua kèm cảm giác nóng rát ở ngực và xương ức.
  • Cảm thấy đầy tức, chướng bụng, khó thở và khó tiêu.
  • Người bệnh vừa có cảm thấy vị chua, vừa có vị đắng trong miệng, gây nên cảm giác ăn không ngon, chán ăn.
  • Đau tức vùng cổ và ngực khi nhai, nuốt thức ăn.
  • Cảm giác buồn nôn và nôn xuất hiện thường xuyên do thức ăn bị đẩy ra ngoài qua thực quản.
  • Bệnh nhân có cảm giác mệt mỏi, khó chịu, suy kiệt sức lực, đau đầu, chóng mặt,….

Xem ngay: Bị Ợ Chua Nên Ăn Gì Và Kiêng Gì Cho Nhanh Khỏi, Hết Khó Chịu?

Nguyên nhân gây ra chứng ợ chua buồn nôn

Các bác sĩ chuyên khoa cho rằng, việc tìm ra nguyên nhân gây nên bệnh ợ chua buồn nôn sẽ hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị bệnh, đồng thời người bệnh biết cách phòng tránh, ngăn ngừa các triệu chứng tiến triển nặng hơn,

Theo đó, có rất nhiều lý do gây ra hiện tượng này, tuy nhiên do liên quan trực tiếp đến dạ dày và đường tiêu hóa nên ợ chua buồn nôn có thể khởi phát do thói quen ăn uống không lành mạnh, sinh hoạt thiếu khoa học và một số bệnh lý của cơ thể.

Chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống không tốt chính là yếu tố khiến bạn dễ mắc các bệnh về bao tử, đường ruột và các cơ quan khác trong hệ tiêu hóa, trong đó bao gồm chứng ợ chua, ợ hơi, trào ngược, đầy chướng bụng, ăn không tiêu hay buồn nôn.

Ăn quá nhiều đồ chua chính là nguyên nhân gây ợ chua
Ăn quá nhiều đồ chua chính là nguyên nhân gây ợ chua

Những thói quen xấu trong ăn uống gây nên bệnh ợ chua buồn nôn bao gồm:

  • Người bệnh ăn quá no hoặc quá ít, ăn không đúng giờ, thường xuyên bỏ bữa hoặc ăn quá nhanh, nhai không kỹ gây tổn thương dạ dày.
  • Thường xuyên ăn thực phẩm chứa nhiều chất chua, cay khiến niêm mạc bao tử bị bào mòn như dưa muối, cà muối, chanh, cam, xoài, ớt, tiêu, mù tạt,…
  • Dung nạp quá nhiều đồ ăn nhiều dầu mỡ, chế biến sẵn, có nhiều tinh bột, thiếu chất xơ làm mất cân bằng đường ruột và cản trở quá trình tiêu hóa thức ăn của dạ dày.
  • Lạm dụng rượu bia, nước ngọt có ga, chất kích thích như cafe, thuốc lá cũng là tác nhân gây bào mòn dạ dày, khiến hệ tiêu hóa hoạt động kém hơn, tăng nguy cơ đau dạ dày, thậm chí là ung thư dạ dày.

Tham khảo: Ợ Chua Nôn Ra Máu Nguy Hiểm Không? Nguyên Nhân Và Cách Chữa

Ợ chua buồn nôn do thói quen sinh hoạt

Ngoài chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt cũng là nguyên nhân khiến bạn có nguy cơ cao gặp các vấn đề với dạ dày, bao gồm tình trạng ợ chua và buồn nôn. Cụ thể:

  • Tâm trạng bất ổn, thường xuyên căng thẳng, áp lực, stress do công việc và cuộc sống tạo áp lực cho bao tử.
  • Lao lực quá sức, không cân đối thời gian làm việc và nghỉ ngơi cũng gây ảnh hưởng đến chức năng của hệ tiêu hóa.
  • Ít vận động, không thường xuyên tập luyện thể dục thể thao có thể làm tăng lượng mỡ thừa trong cơ thể, khiến các cơ quan trong cơ thể hoạt động không hiệu quả. Đồng thời các loại vi khuẩn, virus dễ dàng tấn công, gây ra nhiều bệnh lý khác nhau ngoài chứng ợ chua buồn nôn.
Người thường xuyên căng thẳng, áp lực, stress có nguy cơ cao mắc bệnh này
Người thường xuyên căng thẳng, áp lực, stress có nguy cơ cao mắc bệnh này

Vấn đề sức khỏe

Hiện tượng trào ngược dạ dày, ợ chua, ợ hơi và buồn nôn chính là những dấu hiệu cảnh báo hệ tiêu hóa và một số cơ quan khác đang gặp vấn đề.

  • Rối loạn khuẩn: Nếu hệ sinh vật trong đường ruột bị mất cân bằng, vi khuẩn lợi không được bổ sung qua thực phẩm hoặc không có môi trường phát triển, rất dễ bị hại khuẩn tấn công gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa trong dạ dày, từ đó chứng ợ chua xuất hiện.
  • Rối loạn nhu động ruột: Đây là tình trạng chức năng của đường ruột suy giảm, gây khó tiêu và gây ra những triệu chứng bất thường.
  • Xuất huyết dạ dày: Xuất huyết dạ dày cảnh báo bao tử và các cơ quan của hệ tiêu hóa đang bị đe dọa, không chỉ làm xuất hiện tình trạng đau dạ dày, ợ chua nôn ra máu, đi ngoài ra máu mà còn tiềm ẩn nguy cơ ung thư dạ dày.
  • Viêm loét tá tràng: Bệnh lý này có nguyên nhân lớp niêm mạc bao tử bị trầy xước, chịu tổn thương, do đó người bệnh thường xuyên bị đau bụng, ợ chua buồn nôn.
  • Ung thư dạ dày: Ợ chua buồn nôn có thể là cảnh báo giai đoạn khởi phát của bệnh ung thư dạ dày, kèm theo đó là một số triệu chứng khác như đau bao tử, ợ hơi liên tục. Nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây nguy hiểm cho tính mạng của người mắc.

Ngoài những nguyên nhân kể trên, đối tượng phụ nữ mang thai 3 tháng đầu cũng thường xuyên gặp phải chứng bệnh này, được biết đến với tên gọi ốm nghén. Ở giai đoạn này, cơ thể chị em có nhiều thay đổi, rối loạn nội tiết tố, căng thẳng kéo dài hoặc chế độ ăn uống không khoa học đều gây hại cho dạ dày và gây ra ợ chua.

Tìm hiểu thêm: Top 10 Thuốc Đau Dạ Dày Cho Bà Bầu Hiệu Quả Và Lưu Ý Sử Dụng

Bị ợ chua buồn nôn có gây nguy hiểm không?

Không ít người khi bị ợ chua kèm triệu chứng buồn nôn thường lo lắng liệu bệnh lý này có nguy hiểm không. Các chuyên gia cho biết, nếu ợ chua buồn nôn do tác nhân sinh lý, tức ăn uống không khoa học và thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh thì không nguy hiểm. Người bệnh hoàn toàn có thể cải thiện các triệu chứng bằng cách thay đổi chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt của ban thân.

Tuy nhiên trong trường hợp nguyên nhân gây bệnh là các bệnh lý liên quan đến dạ dày và đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày, rối loạn khuẩn, rối loạn nhu động ruột lại là vấn đề đáng lo ngại, cần tìm gặp bác sĩ để được hỗ trợ điều trị kịp thời.

Ợ chua buồn nôn nếu không được can thiệp từ sớm sẽ có thể tiềm ẩn những biến chứng nguy hiểm như:

  • Hẹp hang vị dạ dày: Lúc này bao tử chịu tổn thương nặng nề, đồng thời vi khuẩn tấn công gây ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa.
  • Thủng dạ dày: Đây được xem là một trong những biến chứng nguy hiểm của tình trạng ợ chua buồn nôn. Khi bị thủng dạ dày, người bệnh sẽ có cảm giác đau thượng vị dữ dội. Trong trường hợp vết thủng rộng ra, tác động vào mạch máu gây mất nhiều máu và có thể tử vong.
  • Xuất huyết dạ dày: Không chỉ là nguyên nhân mà đây còn là biến chứng của bệnh ợ chua buồn nôn. Người bị xuất huyết dạ dày có lớp niêm mạc chịu nhiều tổn thương, thường xuyên cảm thấy đau đớn, khó chịu, kèm theo triệu chứng nôn ra máu, đi ngoài ra máu,…
  • Ung thư dạ dày: Ợ chua buồn nôn và các vấn đề khác về dạ dày nếu không được điều trị từ sớm sẽ gây ra bệnh ung thư dạ dày – biến chứng nguy hiểm nhất và đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh với nguy cơ tử vong cao.
Ung thư dạ dày là biến chứng nguy hiểm của bệnh ợ chua buồn nôn
Ung thư dạ dày là biến chứng nguy hiểm của bệnh ợ chua buồn nôn

Cách điều trị cho người bệnh ợ chua buồn nôn

Như đã nói, tình trạng ợ chua buồn nôn có thể tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm, do đó người bệnh không nên xem thường, cần nhanh chóng tìm cách chữa và biện pháp khắc phục từ sớm để bảo vệ sức khỏe và tính mạng của bản thân mình. Đối với hiện tượng này, có thể chữa trị với mẹo dân gian, dùng thuốc Tây y hoặc thuốc Đông y. Tuy tình hình sức khỏe và mức độ bệnh, bạn có thể áp dụng các biện pháp khác nhau, tuy nhiên cần tham khảo ý kiến chuyên gia để đảm bảo an toàn.

Đừng bỏ lỡ: 15+ Cách Chữa Đau Dạ Dày Tại Nhà Bằng Dân Gian Hiệu Quả Tốt

Mẹo dân gian

Các triệu chứng liên quan đến bao tử và hệ tiêu hóa như ợ hơi, ợ chua, trào ngược, viêm loét, đầy bụng đều có thể sử dụng các nguyên liệu tự nhiên có sẵn để cải thiện. Ưu điểm của mẹo dân gian là tiết kiệm chi phí, lành tính và cho hiệu quả tích cực, trong khi các nguyên liệu được sử dụng rất dễ tìm kiếm.

Uống trà mật ong

Nếu đang bị đầy bụng ợ chua buồn nôn, bạn không nên bỏ qua trà mật ong. Được biết, mật ong là thực phẩm bổ dưỡng giúp tăng cường sức khỏe nhờ chứa hàm lượng dưỡng chất dồi dào. Bên cạnh đó, nó còn được sử dụng thường xuyên trong các bài thuốc chữa đau dạ dày do chất chống oxy hóa dồi dào, có khả năng kháng viêm, diệt khuẩn và đẩy nhanh quá trình phục hồi vết thương ở niêm mạc.

Cách thực hiện:

  • Người bệnh lấy khoảng 3 thìa mật ong nguyên chất cho vào ly.
  • Tiếp đến thêm 250ml nước ấm, có thể thêm gừng để tăng thêm hương vị rồi khuấy đều và uống từng ngụm nhỏ cho đến hết.

Nha đam trị bệnh ợ chua buồn nôn

Những người hay bị ợ chua buồn nôn hoàn toàn có thể tìm đến nha đam để cải thiện nhanh các triệu chứng. Nguyên liệu này không chỉ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc mà còn chữa được bệnh đau dạ dày do thường xuyên dung nạp đồ ăn cay nóng, lạm dụng cafe, rượu bia. Các hoạt chất có lợi trong nha đam sẽ trung hòa axit trong dạ dày, làm dịu cảm giác khó chịu do viêm loét.

Cách thực hiện:

  • Lấy 1 – 2 nhánh nha đam tươi, rửa sạch, bỏ vỏ, lấy phần thịt trắng bên trong.
  • Tiếp đến bạn mang thịt nha đam xay nhuyễn, pha thêm một ít đường, uống trực tiếp, tốt nhất nên uống 20 phút trước khi ăn.

Có thể bạn quan tâm: Đau Dạ Dày Có Ăn Được Yến Mạch Không? [Kiến Thức Hữu Ích]

Thuốc Tây y trị ợ chua và buồn nôn

Người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Đặc biệt đối tượng bị buồn nôn ợ chua khi mang thai cần thận trọng để không ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé. Một số loại thuốc Tây y trị bệnh ợ chua buồn nôn hiệu quả đó là:

  • Thuốc ức chế bơm proton bao gồm: Omeprazole, rabeprazole,…
  • Thuốc kháng sinh Histamin H2: Pepcid, zantac, tagamet,..
  • Thuốc trung hòa axit: Alka-seltzer và mylanta.
Dùng thuốc Tây y trị bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ
Dùng thuốc Tây y trị bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ

Bài thuốc Đông y

Ngoài thuốc Tây y, người bị ợ chua buồn nôn cũng có thể tìm đến các bài thuốc Đông y để chữa bệnh. Khác với Tây y, các bài thuốc theo Y học cổ truyền sử dụng nguyên liệu tự nhiên an toàn, lành tính, không gây hại cho sức khỏe. Bên cạnh đó, các hoạt chất trong dược liệu tác động trực tiếp đến căn nguyên gây bệnh, điều trị tận gốc, ngăn ngừa bệnh tái phát và phục hồi thể trạng vô cùng tốt.

Lưu ý quan trọng cho người bệnh ợ chua

Ợ chua buồn nôn xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên chủ yếu do chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt và mắc các bệnh liên quan đến dạ dày. Để phòng ngừa cũng như tăng hiệu quả điều trị bệnh, bạn nên lưu ý:

  • Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ và đạm, ăn nhiều rau xanh, trái cây, bánh mì, yến mạch,… để hỗ trợ dạ dày hoạt động hiệu quả và đẩy lùi các triệu chứng.
  • Tránh xa đồ ăn cay nóng, chua, thức ăn chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ vì chúng khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Loại bỏ các thói quen xấu như ăn không đúng giờ, ăn quá no, bỏ bữa, vận động mạnh sau khi ăn.
  • Dành nhiều thời gian tập luyện thể dục thể thao không chỉ giúp nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch mà còn cải thiện chức năng của dạ dày và ngăn ngừa ợ chua buồn nôn.
  • Giữ tâm lý thoải mái, thư thái, vui vẻ, tránh căng thẳng, áp lực, stress vì đây là nguyên nhân gây bệnh ợ chua.
  • Thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, chuyên gia về việc dùng thuốc và các biện pháp điều trị bệnh để không gặp tác dụng phụ gây hại.

Ợ chua buồn nôn có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm và có thể đe dọa đến tính mạng, do vậy người bệnh không nên chủ quan. Hãy tìm đến các bệnh viện, phòng khám uy tín để thăm khám và nhận phác đồ điều trị để nhanh chóng thoát khỏi những ám ảnh của bệnh và bảo vệ sức khỏe tốt nhất.

 

Như vậy bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp thắc mắc xuất huyết dạ dày nằm viện bao lâu. Tùy từng trường hợp và mức độ nghiêm trọng của bệnh sẽ có thời gian nằm viện của mỗi người cũng khác nhau. Điều quan trọng là bạn cần có chế độ ăn uống nghỉ ngơi điều độ để giúp cơ thể nhanh được phục hồi và ngăn việc xuất hiện các bệnh mới. 

Phương pháp chữa & điều trị

Bệnh lý liên quan

Triệu chứng liên quan

Câu hỏi thường gặp

Đăng ký tư vấn với chuyên gia