Viêm Dạ Dày Hp Âm Tính Là Gì, Có Nguy Hiểm Không Và Cách Điều Trị

Ngày cập nhật: 26/03/2024 Biên tập viên: Ngô Tú
5/5 - (13 bình chọn)

Viêm dạ dày Hp âm tính là bệnh lý đường tiêu hoá phổ biến hiện nay. Với những biến chứng nguy hiểm khó lường của bệnh viêm dạ dày khiến nhiều người bệnh lo lắng. Vậy bệnh viêm dạ dày Hp âm tính là bệnh gì, có nguy hiểm hay không và cách điều trị như thế nào? Mời bạn đọc theo dõi chi tiết trong bài viết dưới đây của chuyên trang. 

Giải nghĩa bệnh viêm dạ dày Hp âm tính và phương pháp chẩn đoán

Viêm dạ dày âm tính Hp là thuật ngữ để chỉ tình trạng viêm niêm mạc dạ dày nhưng không có sự hiện diện của vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori). Đây là một loại xoắn khuẩn có khả năng sinh sôi nhanh chóng trong dạ dày. Và là nguyên nhân chính gây tăng axit dịch vị dạ dày, kích thích hoạt động co bóp quá mức. Từ đó gây ra viêm dạ dày, loét dạ dày, trào ngược. Về lâu dài có thể biến chứng xuất huyết, thủng dạ dày, hẹp môn vị và đặc biệt ung thư dạ dày.

Khi có các triệu chứng của bệnh dạ dày, các bác sĩ thường yêu cầu làm các xét nghiệm chẩn đoán. Nếu tất cả các xét nghiệm đều cho kết quả âm tính với Hp thì có thể kết luận viêm dạ dày H.Pylori âm tính. Ngược lại, trường hợp xuất hiện khuẩn xoắn thì kết luận viêm dạ dày Hp dương tính.

Nội soi chẩn đoán viêm dạ dày Hp
Nội soi chẩn đoán viêm dạ dày Hp

Để chẩn đoán chính xác, các bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân thực hiện một trong các phương pháp xét nghiệm như:

  • Kiểm tra hơi thở.
  • Nội soi dạ dày.
  • Xét nghiệm máu.
  • Xét nghiệm phân.
  • Sinh thiết mô dạ dày.

Tuỳ trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định một hoặc một vài phương pháp xét nghiệm kết hợp.

Xem thêm: Gợi Ý Chế Độ Ăn Cho Người Viêm Dạ Dày Từ Chuyên Gia

Nguyên nhân dẫn đến viêm dạ dày H Pylori âm tính

Nếu kết quả xét nghiệm âm tính Hp thì bệnh viêm dạ dày do nguyên nhân nào? Theo các chuyên gia, viêm dạ dày Hp âm tính có thể do nhiều nguyên nhân, chủ yếu xuất phát từ thói quen sinh hoạt, ăn uống hàng ngày.

  • Do chế độ ăn uống: Bị viêm loét dạ dày do dung nạp nhiều các thực phẩm không tốt cho hệ tiêu hoá. Tiêu biểu như đồ cay nóng, đồ chiên rán, thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, món ăn tái sử dụng nhiều lần.
  • Do thói quen sinh hoạt: Người lười vận động, ăn uống không điều độ, bỏ bữa thường xuyên, ăn quá no hay nằm ngay sau khi ăn, ăn quá khuya,… đều có nguy cơ viêm dạ dày. Ngoài ra, người hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, sử dụng chất kích thích cũng có thể bị viêm dạ dày.
  • Do căng thẳng, lo âu kéo dài: Khi thần kinh bị căng thẳng sẽ tác động đến hệ tiêu hoá. Dịch tiết quá mức khi căng thẳng, rối loạn hoạt động co bóp dẫn đến viêm.
  • Do lạm dụng thuốc Tây: Một số thuốc chống viêm như NSAID, Corticoid,… hoạt động bằng cách ức chế Cyclooxygenase, ức chế tổng hợp Prostaglandin. Lạm dụng thuốc Tây có thể dẫn đến viêm niêm mạc dạ dày, xuất hiện vết loét, nặng hơn là xuất huyết.

Do đó, bạn cần tìm hiểu và xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh, từ đó có phương pháp điều trị và phòng tránh kịp thời.

Dấu hiệu nhận biết mắc viêm dạ dày âm tính Hp

Đau quặn ở vùng thượng vị là dấu hiệu mắc viêm dạ dày phổ biến
Đau quặn ở vùng thượng vị là dấu hiệu mắc viêm dạ dày phổ biến

Thực tế dấu hiệu khi mắc bệnh viêm dạ dày Hp âm tính không khác biệt nhiều so với trường hợp dương tính. Một số dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị mắc bệnh cần chú ý theo dõi và thăm khám kịp thời.

  • Đau quặn ở vùng thượng vị, thường xuất hiện khi ăn no hoặc đang đói bụng.
  • Ợ nóng, ợ chua, cảm giác đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, không có cảm giác muốn ăn.
  • Hay có dấu hiệu buồn nôn, khó chịu, người nôn nao.
  • Rối loạn tiêu hoá, mệt mỏi, cơ thể suy nhược, sụt cân trong thời gian ngắn.

Đặc biệt, những triệu chứng có thể tăng dần mức độ theo thời gian. Khiến người bệnh bị sụt cân, gầy yếu, căng thẳng và mệt mỏi.

Có thể bạn chưa biết: 5+ Phác Đồ Điều Trị Loét Dạ Dày HP Bộ Y Tế Cập Nhật Mới Nhất

Bị viêm dạ dày Hp âm tính có nguy hiểm không, có cần điều trị không?

Mặc dù không quá nguy hiểm và nhẹ hơn so với viêm dạ dày Hp dương tính nhưng bệnh cũng có thể gây ra nhiều biến chứng không được chủ quan. Theo các chuyên gia, đau dạ dày kéo dài không được điều trị đúng cách sẽ khiến người bệnh mệt mỏi, buồn nôn, khó chịu. Lâu dài gây ra tình trạng sụt cân, gầy yếu, suy nhược cơ thể, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống.

Không chỉ thế, bệnh còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:

  • Viêm loét dạ dày
  • Xuất huyết dạ dày dẫn đến thủng dạ dày
  • Hẹp môn vị
  • Polyp dạ dày
  • Ung thư dạ dày

Tuy nhiên, bệnh tiến triển chậm, chủ yếu do quá trình ăn uống, sinh hoạt nên bạn vẫn có thể điều trị từ sớm. Đồng thời có thể thay đổi thói quen để ngừa bệnh tiến triển hiệu quả.

Bị viêm dạ dày Hp âm tính nên ăn gì và kiêng gì?

Theo các chuyên gia, nguyên nhân phổ biến dẫn đến viêm loét dạ dày âm tính với khuẩn Hp là do chế độ ăn uống và sinh hoạt. Do đó, nắm rõ và kiểm soát chế độ ăn uống sẽ giúp ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng, hỗ trợ điều trị và phục hồi dạ dày tốt hơn.

Vậy khi bị viêm loét dạ dày bạn cần chú ý ăn gì và kiêng gì?

Những thực phẩm nên ăn gồm có:

  • Sữa chua: Chứa nhiều lợi khuẩn tốt cho đường ruột, các probiotic sản sinh lactase và tiêu diệt khuẩn gây hại.
  • Rau xanh: Nên bổ sung nhiều loại rau xanh tốt cho người đau dạ dày như cải bẹ, súp lơ xanh, rau mồng tơi, lá mơ lông, xà lách, tía tô, đậu bắp,…
  • Hoa quả: Bổ sung hoa quả tốt cho dạ dày, giúp ổn định tiêu hoá, trung hoà axit dịch vị, chống viêm loét. Tiêu biểu như chuối, táo, bơ, đu đủ chín, thanh long, lựu đỏ,….
  • Củ quả: Ăn thêm một số loại củ tốt cho hệ tiêu hoá giúp giảm đau dạ dày như khoai lang, khoai tây, cà rốt,…
  • Uống nước dừa: Nước dừa chứa nhiều chất điện phân, vi khoáng kiềm tính giúp giảm viêm, trung hoà axit dạ dày, diệt khuẩn gây hại đường ruột.
  • Bánh mì: Giúp trung hoà axit dư trong dạ dày, hạn chế gây viêm loét dạ dày.
  • Trà thảo dược: Uống trà thảo dược ấm nóng giúp xoa dịu cơn đau, giảm viêm, kháng khuẩn hiệu quả. Người bệnh có thể tham khảo uống trà gừng, trà hoa cúc, trà bạc hà,….
Bổ sung rau xanh, hoa quả tốt cho bệnh viêm loét dạ dày
Bổ sung rau xanh, hoa quả tốt cho bệnh viêm loét dạ dày

Những thực phẩm cần kiêng kỵ cho người bị viêm dạ dày:

  • Dưa cà muối, món ăn có vị chua lên men: Các món ăn này khiến dạ dày bài tiết axit nhiều, tác dụng ổ viêm, gây đau và nặng thêm.
  • Món ăn cay nóng, chiên rán: Không ăn các thực phẩm, món ăn có chứa gia vị cay nóng như ớt, hạt tiêu, hạt dổi, hạt mắc khén, các món ăn chiên rán, dầu mỡ. Những món ăn này thường gây khó tiêu, kích ứng niêm mạc dạ dày, tăng tiết dịch vụ khiến phản ứng viêm xuất hiện.
  • Bia rượu, thuốc lá, cafe, chất kích thích khác: Chất kích thích làm tăng phản ứng viêm của niêm mạc dạ dày, không nên sử dụng.

Việc bổ sung các thực phẩm tốt và tránh những món ăn cần kiêng kỵ một cách khoa học sẽ giúp người bệnh khắc phục tốt bệnh viêm dạ dày. Đây cũng là một cách phòng tránh bệnh hiệu quả.

Không nên bỏ lỡ: Viêm Dạ Dày Cấp Nên Ăn Gì Và Nên Kiêng Gì Để Bệnh Được Cải Thiện? 

Các phương pháp điều trị viêm dạ dày Hp âm tính hiệu quả

Sau khi tiến hành chẩn đoán và kết luận viêm dạ dày âm tính với khuẩn Hp, người bệnh nên điều trị càng sớm càng tốt để giải quyết triệt để. Có nhiều phương pháp điều trị, tuỳ thuộc vào tình trạng của mỗi người mà lựa chọn cách chữa phù hợp nhất.

Sử dụng thuốc Tây Y

Với bệnh nhân âm tính Hp, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc Tây có mục đính chính là bảo vệ niêm mạc, chữa lành vết loét tại chỗ. Từ đó giúp giảm nhanh các triệu chứng đau bụng, buồn nôn, ngăn ngừa tiết axit dạ dày, tái tạo niêm mạc.

Dùng thuốc Tây chống viêm, trung hoà axit dư thừa, giảm đau dạ dày
Dùng thuốc Tây chống viêm, trung hoà axit dư thừa, giảm đau dạ dày

Khác với bệnh viêm loét dạ dày do Hp dương tính, trường hợp âm tính không cần sử dụng thuốc kháng sinh.

  • Thuốc kháng axit: Sử dụng thuốc có chứa thành phần Calcium Carbonate, muối nhôm, muối magnesium
  • Thuốc kháng histamin H2: Gồm Ranitidine, Cimetidin, Famotidin,…
  • Thuốc phủ niêm mạc: Gọi là thuốc Gastropulgite
  • Thuốc ức chế bơm proton: Gồm PPI (Omeprazole, Esomeprazole,…)..
  • Thuốc kháng Antacid: Gồm Pepsane, Varogel, Grangel…

Tuy nhiên việc sử dụng thuốc Tây cần tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ. Lạm dụng hay sử dụng sai cách có thể khiến tình trạng nặng thêm, gây nhờn thuốc, kháng thuốc, khó điều trị về sau.

Các bài thuốc dân gian chữa viêm dạ dày lành tính

Từ xa xưa trong dân gian, ông cha ta đã sử dụng nhiều bài thuốc từ thảo dược thiên nhiên lành tính để điều trị viêm dạ dày. Một số loại thảo dược tốt cho người bị viêm dạ dày H.Pylori âm tính mà bạn đọc có thể tham khảo dưới đây.

Nghệ vàng

Nghệ vàng có chứa hoạt chất Curcumin có tác dụng giảm đau, kháng viêm, điều hoà bài tiết axit dạ dày, tiêu diệt vi khuẩn gây hại. Đồng thời trong nghệ vàng có chứa hàm lượng vitamin, chất chống oxy hoá dồi dào giúp bảo vệ, tái tạo niêm mạc dạ dày hiệu quả. Cách làm rất đơn giản, bạn có thể giã nhỏ để chế biến các món ăn hàng ngày. Hoặc dùng tinh bột nghệ pha nước ấm để uống.

Cam thảo

Trong đông y, cam thảo có vị ngọt, tính bình, có tác dụng ích khí, giải độc, giảm đau, nhuận phế,… Để cải thiện bệnh viêm dạ dày Hp âm tính, bạn có thể pha trà cam thảo để uống hàng ngày.

Uống trà cam thảo giúp giảm đau, chống viêm dạ dày
Uống trà cam thảo giúp giảm đau, chống viêm dạ dày

Mặc dù lành tính tuy nhiên điều trị viêm dạ dày Hp âm tính bằng các thảo dược thiên nhiên phát huy hiệu quả chậm và còn tuỳ thuộc cơ địa mỗi người. Nhìn chung đây chỉ là phương pháp điều trị tạm thời, giúp giảm bớt các triệu chứng tức thì, không đem lại hiệu quả cao.

Tìm hiểu thêm: Viêm Dạ Dày Hp Là Bệnh Gì, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị Hiệu Quả?

Những lưu ý và cách phòng tránh bệnh hiệu quả nhất

Bệnh viêm dạ dày Hp âm tính hoàn toàn có thể phòng tránh được. Bạn đọc cần chú ý những điều dưới đây để bảo vệ hoặc giảm nhẹ các triệu chứng bệnh viêm dạ dày.

  • Ăn chậm, nhai kỹ, không ăn quá no, quá đó, ăn uống đúng giờ giấc, đủ bữa. Không vận động mạnh, tập thể dục hoặc ngủ ngay sau khi ăn. Tích cực uống đủ lượng nước cần thiết.
  • Nên lựa chọn nguồn thực phẩm an toàn, các món ăn dễ tiêu hoá, món mềm, đã được nấu chín kỹ, ít gia vị.
  • Tập luyện thể thao, nâng cao thể lực để tăng sức đề kháng, gixải toả căng thẳng.
  • Không được tự ý sử dụng thuốc chống viêm, thuốc giảm đau khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
  • Thăm khám định kỳ khi có dấu hiệu bệnh dạ dày, định kỳ test Hp để có phương pháp điều trị kịp thời.

Bệnh viêm dạ dày Hp âm tính tuy không nguy hiểm bằng trường hợp dương tính song cũng có thể dẫn đến nhiều biến chứng. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc có thêm thông tin chi tiết về bệnh để có phương pháp phòng tránh, điều trị kịp thời và hiệu quả.

Phương pháp chữa & điều trị

Bệnh lý liên quan

Câu hỏi thường gặp

Đăng ký tư vấn với chuyên gia