Viêm Dạ Dày Độ A Là Gì? Có Nguy Hiểm Không, Phương Pháp Điều Trị
Viêm dạ dày độ A là một trong những giai đoạn diễn tiến của bệnh, bao gồm độ 0, A, B, C, D. Hiện nay số lượng người mắc bệnh này ngày càng gia tăng chóng mặt khiến nhiều người không khỏi lo lắng. Vậy viêm dạ dày cấp độ A là gì, có nặng không và cách điều trị như thế nào? Mời bạn đọc theo dõi bài viết chi tiết với sự tham vấn y khoa từ Ths.Bs Nguyễn Thị Tuyết Lan, nguyên trưởng khoa khám bệnh đến từ bệnh viện YHCT Trung Ương.
Giải nghĩa bệnh viêm dạ dày độ A là gì?
Theo y học, viêm dạ dày được phân chia thành các cấp độ gồm 0, A, B, C, D, cụ thể như sau:
- Độ 0: Nội soi chưa phát hiện vết trầy xước ở niêm mạc.
- Độ A: Tổn thương mức độ nhẹ ở giai đoạn khởi phát. Vết trầy xước xuất hiện chạy dọc từ tâm vị lên thực quản với chiều dài từ 5mm trở xuống.
- Độ B: Tổn thương ở niêm mạc nặng hơn, có ít nhất một vết xước dọc dài hơn 5mm. Các tổn thương ở niêm mạc thường không có mối liên kết với nhau.
- Độ C: Niêm mạc dạ dày xuất hiện ít nhất hai vết trầy xước dài trên 5mm. Các tổn thương dần có sự liên kết nhưng chỉ liên kết khoảng ¾ chu vi thực quản.
- Độ D: Mức độ viêm nặng nề nhất, các vết trầy xước liên kết chặt chẽ gần như toàn bộ chu vi.
Vậy chắc hẳn bạn đọc đã có câu trả lời cho câu hỏi viêm dạ dày độ A là gì. Đây là thuật ngữ y học mô tả tình trạng viêm loét dạ dày ở giai đoạn khởi phát trên cấp độ 0.
Niêm mạc bắt đầu có dấu hiệu bị tổn thương nhưng mức độ viêm loét nhẹ. Khi nội soi dạ dày sẽ nhận diện thấy vết trợt ở niêm mạc thực quản với chiều dài chưa tới 5mm.
Bài đọc thêm: Viêm Loét Dạ Dày Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị
Bệnh viêm dạ dày độ A có nguy hiểm không?
Sau khi tìm hiểu viêm dạ dày độ A là gì chắc hẳn vấn đề nhiều người quan tâm là tình trạng này có nguy hiểm không. Theo các chuyên gia, viêm dạ dày cấp độ A có các triệu chứng chưa rõ ràng. Nếu bệnh nhân phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì hoàn toàn có thể chữa khỏi, không tiến triển nặng hay gây biến chứng.
Tuy nhiên thực tế nhiều bệnh nhân chủ quan do các triệu chứng không nặng nề, không có phương pháp điều trị. Từ đó khiến bệnh tiến triển nhanh chóng chuyển sang cấp độ B, C, D. Khi đó việc điều trị sẽ khó khăn hơn, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Loét thực quản: Vết viêm loét lan rộng sẽ trở thành loét thực quản, đây là triệu chứng nghiêm trọng hơn viêm.
- Hẹp thực quản: Vết loét lâu ngày có thể hình thành mô sẹo lồi, làm thu hẹp không gian bên trong thực quản. Sẹo lớn sẽ ảnh hưởng đến quá trình thức ăn đi xuống dạ dày, có thể dẫn đến rò thực quản, thiếu dinh dưỡng trầm trọng.
- Barrett thực quản: Dịch vị dạ dày trào ngược lên thực quản gây rối loạn phát sinh. Khiến lớp lót tại vùng thấp thực quản chuyển biến thay đổi về màu sắc. Giai đoạn này gọi là tiền ung thư thực quản, có khoảng 5% bệnh nhân kèm theo mắc ung thư.
- Ung thư thực quản: Biến chứng này ít gặp và chủ yếu xuất hiện ở người trên 50 tuổi.
- Các bệnh khác: Người bệnh viêm dạ dày có thể gia tăng nguy cơ mắc bệnh hô hấp, bệnh răng miệng. Axit dạ dày trào ngược lên sẽ gây kích thích cổ họng gây viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản, sâu răng, hôi miệng, sưng nướu,…
Do đó các chuyên gia cảnh báo, khi phát hiện sớm bệnh viêm dạ dày độ A cần thăm khám định kỳ và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm về sau.
Bài đọc thêm: Viêm Dạ Dày Cấp Nên Ăn Gì Và Nên Kiêng Gì Để Bệnh Được Cải Thiện?
Các dấu hiệu nhận biết viêm dạ dày độ A là gì?
Mặc dù các dấu hiệu ở giai đoạn này chưa rõ rệt, tuy nhiên nếu chú ý đến các biểu hiện thay đổi của cơ thể bạn có thể phát hiện bệnh từ sớm.
- Ợ chua, ợ hơi: Triệu chứng xuất hiện khi bụng đói hoặc sau khi ăn no. Nếu dạ dày thừa axit thì luồng hơi thoát ra ngoài có vị chua và nóng rát.
- Tăng tiết nước bọt: Hiện tượng này xảy ra là cơ chế tự nhiên của cơ thể khi axit trong dạ dày dư thừa. Do nước bọt có tính kiềm có tác dụng trung hoà axit dư thừa.
- Cảm giác buồn nôn: Tần suất xuất hiện thấp, xảy ra khi dạ dày tiết nhiều axit và khiến lượng thức ăn không được tiêu hoá hết lên men.
- Nóng rát và đau khu vực thượng vị: Khi bị viêm dạ dày độ A người bệnh sẽ thấy đau tức ở vùng thượng vị, đặc biệt sau khi ăn. Nguyên nhân là do vết loét khiến niêm mạc bị tổn thương, kích ứng gây đau âm ỉ.
- Đắng miệng, khó nuốt, nuốt nghẹn: Axit và dịch vị dạ dày tác động khiến niêm mạc bị trầy, bào mòn, hình thành vết trợt gây ra hiện tượng đau, khó nuốt khi ăn. Cảm giác đắng miệng xuất hiện khi bệnh nhân bị trào ngược dịch mật.
- Ho, đau họng: Dịch dạ dày trào ngược kèm theo các vi khuẩn gây hại, xâm nhập đường hô hấp gây ho, đau họng, viêm họng, khàn tiếng.
Các nguyên nhân gây ra viêm dạ dày độ A
Theo các chuyên gia, tác nhân gây nên cấp độ viêm A của bệnh dạ dày có thể từ các nguyên nhân dưới đây:
- Nhiễm khuẩn Hp – Helicobacter Pylori là nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày với tỷ lệ đến 90%. Vi khuẩn có thể từ nguồn nước, thực phẩm hoặc lây nhiễm qua đường nước bọt.
- Sử dụng quá nhiều rượu bia, chất kích thích gây hại, ăn đồ ăn cay nóng, đồ chua lên men, thực phẩm đóng hộp,… trong thời gian dài.
- Rối loạn tự miễn dẫn đến hệ miễn dịch tấn công dạ dày.
- Lạm dụng thuốc chống viêm không steroid NSAIDs và Corticoid.
- Căng thẳng cực độ, stress và lo lắng kéo dài.
Hiện nay y học chia viêm loét dạ dày thành 2 dạng gồm dương tính Hp và âm tính Hp. Trong đó trường hợp bị viêm dạ dày Hp dương tính thường có diễn biến nặng hơn và cũng khó điều trị hơn nhiều so với âm tính.
Do đó, khi xuất hiện các triệu chứng viêm dạ dày, bạn nên đến cơ sở y tế để làm các xét nghiệm test Hp. Từ đó xác định chính xác nguyên nhân, tình trạng bệnh để có cơ sở lên phác đồ điều trị hiệu quả nhất.
Xem thêm: Viêm Dạ Dày Hp Là Bệnh Gì, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị Hiệu Quả?
Cách điều trị viêm dạ dày cấp độ A hiệu quả được sử dụng phổ biến nhất
Sau khi tìm hiểu viêm dạ dày độ A là gì cũng như nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết sớm thì sau đây chuyên trang sẽ gửi đến bạn đọc các cách điều trị bệnh lý này. Theo đó, có 3 phương pháp phổ biến nhất hiện nay là điều trị Tây y, chữa dân gian và đông y.
Sử dụng Tây y trong điều trị viêm dạ dày độ A
Các loại thuốc được kê thuộc nhóm thuốc trung hoà axit, hỗ trợ nhu động và ức chế bơm proton, giảm nhanh các triệu chứng đau dạ dày.
- Thuốc trung hoà axit dịch vị: Omeprazole, Nizatidine, Famotidine,…
- Thuốc hỗ trợ nhu động: Nhóm Anthraquinon, Methylcellulose, Glycerin, Bisacodyl,…
- Thuốc ức chế bơm proton: Omeprazole, Rabeprazole, Pantoprazole, Lansoprazole,…
Khi dùng thuốc Tây bạn phải tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ, dùng đủ liều, đúng cách, không tự ý bỏ giữa chừng. Đặc biệt thuốc dạ dày là thuốc kê đơn, không tự ý mua sử dụng nếu không có chỉ định của bác sĩ.
Việc sử dụng thuốc Tây sai cách hay lạm dụng sẽ khiến tình trạng viêm dạ dày có thể tiến triển nặng thêm, chuyển sang cấp độ nặng hơn. Đặc biệt tình trạng nhờn thuốc, kháng kháng sinh rất nguy hiểm, cần hết sức chú ý.
Chữa viêm dạ dày độ A tại nhà bằng bài thuốc dân gian
Trường hợp bị viêm dạ dày cấp độ A, khi có triệu chứng nhẹ bạn có thể sử dụng bài thuốc dân gian tại nhà.
- Hoa cúc la mã: Hoa có tác dụng an thần, giảm co bóp, giảm tiết axit dạ dày hiệu quả. Bạn có thể dùng hoa cúc la mã phơi khô và pha trà để uống hàng ngày.
- Nghệ vàng: Tinh chất Curcumin có tác dụng kháng viêm cực cao, giúp làm lành vết xước, ức chế hoạt động vi khuẩn gây hại. Bạn có thể uống tinh bột nghệ với mật ong hoặc sữa ấm vào buổi sáng hoặc ăn nghệ hàng ngày để cải thiện bệnh.
- Hạt thì là: Hoạt chất Anethole giúp cơ trơn thư giãn, chống các cơn co thắt từ dạ dày, cải thiện trào ngược dạ dày. Khi ăn bạn cần chú ý nhai kỹ để hoạt chất tiết ra và giảm áp lực cho dạ dày khi phải nghiền hạt. Tốt nhất nên nấu nước hạt thì là để ăn và uống trước bữa cơm 30 phút.
Phương pháp dân gian được ông cha ta sử dụng lâu đời tuy nhiên hiệu quả chậm, rất khó điều trị dứt điểm căn nguyên gây bệnh. Do đó, cách điều trị này chỉ phù hợp để hỗ trợ, giúp cải thiện các triệu chứng tức thời.
Những lưu ý và cách phòng tránh viêm dạ dày độ A
Việc phát hiện sớm bệnh viêm dạ dày khi chỉ mới ở cấp độ A là điều rất tốt. Bởi phần lớn người bệnh thường chủ quan, chỉ đi khám khi có các dấu hiệu rõ rệt. Do đó, để quá trình điều trị hiệu quả cũng như phòng tránh bệnh tiến triển nặng thêm, bạn đọc cần lưu ý những điều dưới đây:
- Khi đi ngủ nên nằm gối kê cao đầu hơn bụng để giảm tình trạng trào ngược.
- Bổ sung thực phẩm nên dùng khi bị đau dạ dày như rau cải bẹ, súp lơ xanh, hạt thì là, đậu bắp, ngũ cốc, chuối, bơ, lựu, nấm, bánh mì,…
- Hạn chế sử dụng thực phẩm gây kích thích tiết axit, kích thích phản ứng viêm như đồ cay nóng, thức ăn cứng, đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, chất kích thích, rượu bia,…
- Nên chia nhỏ nhiều bữa ăn trong ngày để tránh lượng thức ăn dư thừa gây chướng bụng, giảm tải áp lực cho dạ dày.
- Nên ăn chậm nhai kỹ, ăn chín uống sôi, không nằm hay vận động mạnh ngay sau khi ăn.
- Tránh làm việc quá sức, tránh căng thẳng, lo lắng quá mức, có thể thư giãn bằng cách tập yoga, thiền, nghe nhạc, đọc sách,…
Ở bài viết trên đây chuyên trang đã giải đáp viêm dạ dày độ A là gì cũng như nguyên nhân và triệu chứng nhận biết. Hy vọng qua bài viết bạn đọc sẽ có thêm thông tin để phát hiện sớm bệnh ở giai đoạn đầu, từ đó có phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả nhất.