Axit Dạ Dày – Những Vấn Đề Dư, Thiếu Axit Và Cách Điều Trị Hiệu Quả
Axit dạ dày là thành phần đóng vai trò quan trọng trong hệ tiêu hoá, với những công dụng riêng biệt. Việc dư hay thiếu axit trong dạ dày đều gây ra những vấn đề ở hệ tiêu hoá. Tìm hiểu về axit dạ dày cũng như các cách cân bằng dịch vị axit để giúp dạ dày luôn khỏe mạnh.
Tìm hiểu axit dạ dày là gì, mạnh cỡ nào?
Nhiều người thắc mắc thành phần axit trong dạ dày là gì? Axit trong dạ dày là một loại chất dịch tiêu hoá có nhiều ở dịch vị, do lớp niêm mạc tiết ra. Axit trong dạ dày là axit gì? Loại axit này có tên khoa học là Axit Clohydric, do tế bào oxyntic sản sinh ra.
Việc tiết axit trong dạ dày gồm có 3 giai đoạn hướng đến mục tiêu tiêu hoá thức ăn, gồm có:
- Giai đoạn 1 – Cephalic: Giai đoạn này có khoảng 30% tổng số dịch tiết axit được sản sinh. Từ trung tâm não bộ, các dây thần kinh phế vị cảm nhận và dự đoán mùi, vị của thức ăn đi vào dạ dày. Não bộ chỉ đạo hoạt động tiết axit này.
- Giai đoạn 2 – Dạ dày: Axit được liên tục tiết ra lên đến 60% do sự sản sinh của dịch vị trong quá trình dạ dày co bóp làm nhỏ thức ăn.
- Giai đoạn 3 – Ruột: Khi thức ăn đã được co bóp, chuyển xuống ruột thì axit được tiết ra chiếm khoảng 10%.
Lượng axit ở dịch vị dạ dày luôn ở trạng thái cân bằng, với nồng độ khoảng từ 0.0001 đến 0.001 mol/l. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân tác động có thể làm nồng độ này vượt lên cao hoặc thấp hơn mức cân bằng. Khi đó cơ thể sẽ mắc phải những bệnh lý ở dạ dày. Cụ thể như sau:
- Thiếu axit dạ dày (pH > 4.5): Gây đầy bụng, chướng bụng, tăng sinh vi khuẩn có thể dẫn đến ung thư.
- Dư axit dạ dày (pH < 3.5): Viêm loét, trào ngược dạ dày, ợ chua, ợ hơi, đắng miệng, buồn nôn, cồn ruột, thủng dạ dày,…
Vậy bạn có biết axit trong dạ dày mạnh cỡ nào không? Loại axit này tiếp xúc và chia nhỏ bất cứ thức ăn nào. Mạnh tới nỗi có thể làm thức ăn tiêu biến, kể cả loại khô, cứng.
Để trả lời axit dạ dày mạnh cỡ nào thì bạn có thể so sánh trên thang độ pH. Thang đo mức axit chất lỏng nằm trong khoảng từ 0 đến 14, mức pH càng thấp thì mức độ axit càng mạnh. Ở mức pH 7.0 thì các chất lỏng ở mức trung tính, giống như nước tinh khiết.
Dịch axit dạ dày có độ pH từ 1 đến 2, điều này có thể thấy tính axit khá cao. Chúng hoàn toàn có thể gây tổn hại đến vật cứng, kể cả xương và răng.
Xem thêm: Biến Chứng Bệnh Dạ Dày Người Bệnh Phải Biết Và Sớm Điều Trị
Vai trò của axit trong dạ dày
Axit trong dạ dày có vai trò quan trọng trong tiêu hoá và chuyển hoá thức ăn tại đường ruột. Dịch tiết chuyển hoá thành enzyme cần thiết, kết hợp với quá trình co bóp dạ dày giúp nghiền nhỏ, hoà tan thức ăn.
Hỗ trợ chức năng hệ tiêu hoá
Axit trong dạ dày giúp trung hoà muối khó tan trong quá trình tiêu hoá thức ăn. Đồng thời đóng vai trò là chất xúc tác của các phản ứng thuỷ phân. Nhờ đó giúp những thành phần như tinh bột, đạm, đường được chuyển hoá thành đơn chất, giúp cơ thể hấp thụ tối đa.
Gia tăng hoạt tính của pepsin
Axit làm tăng hoạt tính của pepsin, cũng là chức năng quan trọng nhất. Đây là một loại enzyme có tác dụng phân huỷ trực tiếp protein thành các peptide nhỏ hơn nữa. Là chất xúc tác hỗ trợ cho quá trình chuyển hoá thức ăn, tạo dinh dưỡng nuôi cơ thể.
Cơ chế tăng hoạt tính pepsin nhờ hoạt hoá pepsinogen, tạo ra môi trường pH phù hợp, phá vỡ mô liên kết nhằm giải phóng pepsin phân giải phần protit của khối cơ.
Sát khuẩn cho đường ruột
Axit clohydric trong dạ dày có tính sát khuẩn mạnh, do đó có thể tiêu diệt được vi khuẩn, mầm bệnh từ nguồn thức ăn. Đặc biệt, axit này có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn Hp đường ruột – nguyên nhân hàng đầu gây viêm loét, xuất huyết dạ dày, ung thư dạ dày.
Tìm hiểu thêm: Thực Đơn Cho Người Đau Dạ Dày Hỗ Trợ Điều Trị Bệnh Hiệu Quả Nhất
Những vấn đề thường gặp với axit dạ dày
Lượng axit có trong dạ dày phải được kiểm soát ở mức cân bằng. Những bất thường như thiếu hay bị dư axit dạ dày đều gây ra những hệ luỵ cho sức khoẻ.
Dư axit dạ dày
Dư axit dạ dày là gì? Axit trong dạ dày cao được xác định là khi nồng độ axit trong bao tử lớn hơn 0,001 mol/l. So với thiếu axit dạ dày thì tình trạng dư phổ biến hơn hẳn.
Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng dư thừa này?
- Sử dụng chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá, cafe có thể làm niêm mạc dạ dày bị mòn dần. Đồng thời khiến dịch vị tiết nhiều hơn khiến đau dạ dày trở nên dai dẳng, khó chữa.
- Thói quen thức khuya, ngủ không đủ giấc, nhịn đói, không ăn sáng khiến tăng tiết axit dịch vị nhiều hơn mức bình thường.
- Sử dụng đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ, đồ ăn đóng hộp, đồ cay nóng, đồ có vị chua khiến dịch vị axit dạ dày phải tăng tiết.
- Căng thẳng, stress, lo âu khiến cơ thể mệt mỏi, hệ thần kinh bị ảnh hưởng, lâu ngày gây áp lực lên dạ dày và khiến lượng axit dạ dày nhiều.
Những biểu hiện dư axit dạ dày trong nhiều mà bạn đọc cần chú ý:
- Thường xuyên bị sôi bụng, tức bụng, đầy hơi, chướng bụng là triệu chứng dư axit dạ dày. Thường xuất hiện 1 tiếng sau ăn do thức ăn khó tiêu hoá, ứ đọng trong bao tử rồi lên men.
- Ợ chua, vị chua kéo dài trong miệng do thức ăn lên men, không được tiêu hoá và đẩy hơi lên.
- Rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy, táo bón, nước tiểu có màu sẫm.
- Người mệt mỏi, căng thẳng, mất tập trung, hay bị gãy móng tay.
- Hôi miệng do vi khuẩn tăng sinh trong dạ dày.
- Trào ngược dạ dày do hơi tích tụ gây áp lực lên cơ vòng là dấu hiệu dư axit dạ dày phổ biến.
Khi lượng axit dư thừa lâu ngày sẽ gây ra trào ngược dạ dày. Tình trạng này khiến niêm mạc bị bào mòn, gây phản ứng viêm, dẫn đến viêm loét dạ dày.
Thiếu axit dạ dày
Một người bị thiếu axit trong dạ dày là khi tình trạng dạ dày không sản xuất đủ lượng axit clohydric cần thiết cho quá trình tiêu hoá. Khi bị thiếu hụt axit sẽ gây ra nhiều vấn đề đường ruột, thiếu hụt dinh dưỡng, gây nhiễm trùng đường tiêu hoá.
Những nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu hụt này có thể kể đến như:
- Ăn uống không khoa học, không đủ bữa, không đúng giờ giấc, bỏ bữa sáng, thiếu chất. Điều này dẫn đến thiếu kẽm, khiến lớp màng bảo vệ dạ dày bị yếu đi, không thể sản sinh đủ lượng axit.
- Dùng thuốc chữa bệnh quá liều, sai cách gây thiếu hụt lượng axit trong dạ dày.
- Căng thẳng kéo dài khiến não bộ mệt mỏi, ảnh hưởng hệ tiêu hoá.
Tình trạng này có thể được phát hiện qua những biểu hiện dưới đây:
- Sau khi ăn 1 tiếng xuất hiện tình trạng đầy hơi do thức ăn bị ứ đọng, lên men.
- Trào ngược dạ dày do cơ vòng bị áp lực mở khi không tiếp nhận thức ăn.
- Có cảm giác thèm ăn dù vừa kết thúc bữa ăn trước đó.
- Đi ngoài ra phân sống.
- Móng tay yếu, dễ gãy do thiếu vitamin, dưỡng chất.
- Đầy bụng, khó tiêu, đầy hơi, đắng miệng, hôi miệng.
Tình trạng thiếu axit lâu ngày có thể gây ra các bệnh lý như rối loạn tiêu hoá, viêm dạ dày, xuất huyết dạ dày, ung thư dạ dày,… Ngoài ra, các biểu hiện của dịch vị bị thiếu hụt dẫn đến nhiều biến chứng như lupus ban đỏ, vảy nến, tiểu đường, viêm gan, hen suyễn,…
Các cách cân bằng axit dạ dày hiệu quả nhất
Khi nồng độ axit trong dịch vị dạ dày mất cân bằng sẽ đe dọa đến sức khoẻ của người bệnh. Do đó khi có những dấu hiệu đặc trưng, bạn cần có phương pháp điều trị thích hợp.
Sử dụng thuốc Tây
Khi bị thiếu hoặc dư axit dạ dày và cách điều trị bạn có thể sử dụng các loại thuốc Tây y để giảm tiết axit hoặc trung hoà axit. Đồng thời nâng nồng độ pH lên mức 4 để tạo điều kiện thuận lợi cho niêm mạc làm lành, tái tạo.
- Pantoprazole: Thuốc nhóm ức chế proton ngăn ngừa tạo môi trường thuận lợi cho axit và vi khuẩn tăng sinh.
- Lansoprazole: Giảm tiết axit, phục hồi những tổn thương ở niêm mạc dạ dày thực quản, hỗ trợ đẩy lùi Hp.
- Ranitidine: Thuốc thuộc nhóm thuốc kháng thụ thể H2, không cần kê đơn.
- Cimetidine: Hỗ trợ giảm triệu chứng do dư thừa axit.
- Omeprazole: Thuốc ức chế proton giúp cân bằng axit, làm lành niêm mạc bị tổn thương.
- Famotidine: Có 2 dạng uống và tiêm, thuộc nhóm thuốc chẹn H2.
- Nizatidine: Thuộc nhóm thuốc kháng thụ thể H2, dùng theo đơn của bác sĩ.
Tuy nhiên khi dùng thuốc Tây bạn cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý sử dụng. Sử dụng nhóm thuốc này trong thời gian dài có thể gây chướng bụng, táo bón, buồn nôn, chóng mặt,…
Không nên bỏ lỡ: [Giải Đáp] Đau Dạ Dày Nên Ăn Hoa Quả Gì Và Không Ăn Loại Quả Gì?
Phương pháp dân gian tại nhà
Giảm axit dạ dày bằng cách nào – Dùng gừng tươi
Trong trường hợp nhẹ, bạn đọc có thể điều trị dư axit dạ dày hoặc thiếu axit bằng các bài thuốc dân gian.
- Gừng tươi: Ăn 2 – 3 lát gừng tươi hoặc ngâm nước gừng ấm để uống hàng ngày.
- Baking soda: Cân bằng lượng axit trong bao tử bằng cách thêm baking soda làm nguyên liệu trong các món ăn.
- Mật ong và nghệ: Giã nát nghệ, pha với mật ong để tạo thành các viên hoàn dùng dần.