Đau Dạ Dày Trong Đêm Do Đâu, Cần Làm Gì Để Tránh Nguy Hiểm?

Ngày cập nhật: 11/04/2024 Biên tập viên: Ngô Tú
5/5 - (1 bình chọn)

Vấn đề đau dạ dày trong đêm khiến việc chữa trị, cấp cứu gặp nhiều khó khăn. Bởi thế nên người bệnh cần nắm rõ tình trạng sức khỏe của bản thân để có những phương án phòng ngừa và điều trị kịp thời trước khi có thể tới bệnh viện. Bài viết dưới đây của Trung tâm Dược liệu sẽ cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích xoay quanh vấn đề này. 

Biểu hiện của cơn đau dạ dày trong đêm

Đau dạ dày trong đêm là tình trạng đau dạ dày âm ỉ, đôi khi đau quằn quại thành từng cơn ngay cả khi cơ thể đang ngủ say. Hiện tượng này khiến cho người bệnh cảm thấy đau đớn, dễ tỉnh giấc, khó ngủ trở lại nên dễ bị mệt mỏi vào ngày hôm sau.

Đau dạ dày trong đêm khiến bạn bị thức giấc, khó ngủ
Đau dạ dày trong đêm khiến bạn bị thức giấc, khó ngủ

Phần lớn, đau dạ dày vào ban đêm xảy ra là do lượng thức ăn mà chúng ta nạp vào buổi tối hoặc do ăn quá khuya. Bệnh lý này diễn ra dài ngày khiến sức khỏe người bệnh bị giảm sút nghiêm trọng, thiếu tỉnh táo trong các hoạt động diễn ra vào ban ngày. 

Thông thường, người bị đau dạ dày đêm sẽ có những biểu hiện rất dễ nhận biết như sau:

  • Xuất hiện những cơn đau nặng khoảng 1 – 2 giờ sáng, đau quặn và lặp lại nhiều lần trong đêm khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và không thể ngủ lại.
  • Vị trí cơn đau thường nằm ở phần dạ dày, dưới xương ức, nằm trên rốn. Bệnh nhân còn có cảm giác nóng rát vùng thượng vị, đau tức ngực, buồn nôn, nôn, ợ hơi,…

Nguyên nhân bị đau dạ dày vào ban đêm

Bệnh đau dạ dày về đêm được đánh giá nghiêm trọng hơn so với các cơn đau dạ dày thông thường khác. Bởi thời điểm diễn ra bệnh vào lúc nửa đêm sẽ làm gián đoạn giấc ngủ, đồng thời khiến sức khỏe người bệnh giảm sút nghiêm trọng. Vậy tại sao bạn lại bị đau dạ dày vào ban đêm? Theo các chuyên gia, việc đau dạ dày về đêm có thể do những nguyên nhân sau: 

Do chế độ ăn uống

Dung nạp thực phẩm không tốt cho sức khỏe chính là một trong số những nguyên nhân gây tác động xấu tới hoạt động của dạ dày nói riêng và sức khỏe nói chung. Được biết, những loại thức ăn dễ khiến các cơn đau dạ dày xuất hiện gồm có:

  • Đồ ăn khó tiêu như thực phẩm chứa nhiều chất béo, đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng,… Đây đều là những món ăn khó tiêu hóa nên bị tồn đọng trong dạ dày, từ đó khiến dịch vị dạ dày phải tiết nhiều acid dẫn tới tình trạng khó tiêu, chướng bụng, đau tức bụng.
  • Thực phẩm ôi thiu, mốc, hư hỏng có chứa nhiều vi khuẩn, nấm phát sinh. Khi đưa vào cơ thể sẽ gây kích ứng và khiến người dùng bị đau bụng kèm theo tình trạng tiêu chảy, buồn nôn,…
Thói quen ăn uống thiếu khoa học cũng là nguyên nhân gây đau bao tử về đêm
Thói quen ăn uống thiếu khoa học cũng là nguyên nhân gây đau bao tử về đêm
  • Cam, chanh, cóc, xoài là những loại quả có tính axit cao nên nếu ăn quá nhiều sẽ kích thích niêm mạc tiết acid. Bệnh nhân lúc này sẽ bị trào ngược hoặc viêm loét dạ dày.
  • Ngoài ra, việc ăn quá no trước khi ngủ cũng khiến dạ dày không kịp tiêu hóa hết thức ăn. Lượng thức ăn chưa được tiêu hóa hết sẽ tích tụ trong dạ dày gây chướng bụng, đau tức và hình thành các cơn đau âm ỉ. Mặt khác, thức ăn ứ đọng sẽ lên men, hình thành acid trong dạ dày và làm gia tăng nguy cơ viêm loét dạ dày tá tràng. 

Thói quen sinh hoạt, áp lực, mệt mỏi

Căng thẳng quá độ, áp lực từ công việc, cuộc sống cộng với thói quen thức khuya cũng là nguyên nhân khiến bạn bị đau dạ dày trong đêm. Khi thức khuya, các cơ quan trong cơ thể sẽ ở trạng thái hoạt động, điều này khiến cho dạ dày phải làm việc nhiều hơn và dẫn tới tình trạng quá tải.

Còn khi bị căng thẳng, stress kéo dài, dạ dày sẽ tiết ra nhiều acid dịch vị hơn bình thường. Do không được trung hòa hết nên acid sẽ khiến lớp niêm mạc dạ dày bị ăn mòn và hình thành nên các ổ viêm loét, gây ra cơn đau khó chịu về đêm. 

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày – thực quản có liên quan trực tiếp tới hệ tiêu hóa. Biểu hiện đặc trưng của bệnh lý này chính là tình trạng ợ chua, ợ nóng, buồn nôn, đau tức bụng. Dấu hiệu này xuất hiện khá phổ biến sau khi ăn no hoặc khi nằm nghỉ.

Trào ngược dạ dày thực quản có thể gây đau dạ dày sau khi ăn hoặc khi nằm nghỉ
Trào ngược dạ dày thực quản có thể gây đau dạ dày sau khi ăn hoặc khi nằm nghỉ

Bệnh trào ngược dạ dày có thể diễn ra vào ban đêm nên khiến người bệnh bị cồn cào ruột, đau bụng. Nếu bạn đang bị trào ngược dạ dày thì nên tới các cơ sở để thăm khám, điều trị sớm để tránh làm ảnh hưởng tới giấc ngủ cũng như hạn chế các bệnh lý nguy hiểm khác có thể xảy ra. 

Do viêm loét dạ dày

Bệnh lý này xảy ra khi niêm mạc ở hang vị – tá tràng bị tổn thương do acid dạ dày. Lúc này người bệnh sẽ cảm nhận được các cơn đau khi ăn uống, đặc biệt là khi ăn đồ ăn chế biến sẵn, đồ cay nóng, dầu mỡ, đồ đóng hộp,… sẽ tạo ra những cơn đau dạ dày vào ban đêm. Nếu không được can thiệp xử lý kịp thời thì viêm loét dạ dày có thể gây thủng dạ dày. 

Ung thư dạ dày

Đây là tình trạng ung thư đường tiêu hóa rất phổ biến hiện nay. Bệnh hình thành do môi trường ô nhiễm, thực phẩm không đảm bảo khiến dạ dày phải dung nạp nhiều chất không có lợi cho sức khỏe. Những khối u dạ dày khi xuất hiện, tới lúc khởi phát sẽ gây ra các cơn đau bất thường tại bất kỳ thời điểm nào, trong đó có cả lúc giữa đêm. 

Ung thư dạ dày rất khó để nhận biết trong giai đoạn đầu do chúng không có biểu hiện đặc trưng. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển nặng hơn, người bệnh sẽ có cảm giác chán ăn, cơ thể suy nhược, nôn ra máu, sụt cân nghiêm trọng, đau dạ dày,… 

Các yếu tố khác

Bệnh đau dạ dày vào lúc giữa đêm còn có thể khởi phát do một số nguyên nhân khác như:

  • Thời điểm ăn uống không cố định, hay bỏ bữa hoặc ăn sai giờ.
  • Uống các loại cà phê, trà đặc, đồ uống có cồn trước khi đi ngủ.
  • Do gặp phải các tác dụng phụ khi dùng thuốc Tây y điều trị bệnh lý.
  • Hoặc có thể do mắc bệnh lý như bệnh tim, viêm vùng chậu, sỏi mật,… 
Uống cà phê quá nhiều hoặc quá khuya cũng gây nên tình trạng đau dạ dày lúc nửa đêm
Uống cà phê quá nhiều hoặc quá khuya cũng gây nên tình trạng đau dạ dày lúc nửa đêm

Đau dạ dày giữa đêm có nguy hiểm không? Lúc nào cần tới bệnh viện?

Như đã đề cập, đau dạ dày trong đêm gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới giấc ngủ và sức khỏe người bệnh. Tình trạng này nếu diễn ra thường xuyên còn khiến bệnh nhân gặp phải các bệnh lý nguy hiểm như:

  • Hẹp môn vị dạ dày: Quá trình di chuyển thức ăn từ dạ dày tới ruột non sẽ bị gián đoạn nếu người bệnh bị hẹp môn vị dạ dày. Tình trạng này khiến thức ăn bị ứ đọng trong dạ dày, hình thành các cơn co thắt, kèm triệu chứng nôn ra máu. 
  • Xuất huyết dạ dày: Viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày – thực quản trong thời gian dài khiến vùng niêm mạc bị tổn thương, dẫn tới chảy máu. Vậy nên, người bệnh sẽ nôn ra máu, đi ngoài ra máu. Trong trường hợp cơ thể bị mất máu nhiều do xuất huyết dạ dày sẽ làm tăng nguy cơ dẫn tới tử vong nên cần hết sức thận trọng. 
  • Thủng dạ dày: Khi acid dịch vị tiết quá nhiều sẽ gây tổn thương niêm mạc, hình thành vết loét và gây thủng dạ dày. Nếu thức ăn thường xuyên bị rơi vào lỗ thủng này sẽ di chuyển qua các cơ quan khác và có thể gây viêm ruột, viêm phúc mạc,… 
  • Ung thư dạ dày: Đây là tình trạng bệnh cực kỳ nguy hiểm, đặc biệt là u ác tính. Ung thư dạ dày nếu không được phát hiện và điều trị sớm thì tỷ lệ tử vong là rất cao. 

Vậy đau dạ dày trong đêm khi nào cần tới bệnh viện thăm khám? Có thể nói, đau dạ dày vào giữa đêm là tình trạng bệnh nghiêm trọng. Chúng không chỉ gây khó chịu mà còn khiến sức khỏe người bệnh suy giảm, ảnh hưởng xấu tới chất lượng cuộc sống và công việc. Chính vì thế, việc khám – điều trị cần được tiến hành sớm để nhanh chóng loại bỏ các triệu chứng, căn nguyên của bệnh. 

Hãy tới bệnh viện thăm khám ngay nếu bị đau dạ dày về đêm thường xuyên
Hãy tới bệnh viện thăm khám ngay nếu bị đau dạ dày về đêm thường xuyên

Để có thể chẩn đoán chính xác bệnh, bác sĩ sẽ hỏi bạn một số thông tin, yêu cầu bạn thực hiện một vài xét nghiệm như test hơi thở, nội soi dạ dày, chụp x-quang, xét nghiệm máu hoặc sinh thiết mô tế bào,… 

Cách điều trị đau dạ dày trong đêm hiệu quả

Đau dạ dày trong đêm đương nhiên sẽ khó tránh khỏi cảm giác mệt mỏi và khó ngủ. Bởi thế, việc tìm tới các phương pháp điều trị bệnh là điều cần thiết để nhanh chóng chấm dứt tình trạng này. 

Bệnh nhân có thể dựa vào tình trạng bệnh để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp sau khi thăm khám bác sĩ. Theo đó, bạn có thể chữa đau dạ dày giữa đêm bằng cách dùng thuốc Tây, Đông y hoặc áp dụng các mẹo dân gian. Cụ thể như sau:

Sử dụng thuốc Đông y chữa đau dạ dày vào ban đêm

Phương pháp Đông y chữa đau dạ dày khá được ưa chuộng vì chúng an toàn và lành tính hơn Tây y, hiệu quả hơn mẹo dân gian. Đông y sử dụng các thảo dược tự nhiên cùng với các vị thuốc được gia giảm phù hợp nhằm tạo thành bài thuốc trị bệnh đau dạ dày. Nổi bật nhất là các bài thuốc chữa đau dạ dày về đêm như:

  • Bắc sài hồ: Giúp thoát nhiệt, sơ can giải uất cũng như hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày do nhiệt tụ.
  • Kim ngân hoa: Kháng khuẩn, đẩy lùi virus, nấm mốc xâm nhập và gây hại cho cơ thể.
  • Ô tặc cốt: Cầm máu, khắc phục tình trạng đau dạ dày, trị tiêu chảy.
  • Củ tam thất: Tác động trực tiếp vào kinh can, phế, vị, đại trùng nhằm giúp điều hòa khí ứ, cầm máu, bồi bổ cơ thể.

Thuốc Tây trị đau dạ dày đêm

Sử dụng thuốc tây trị bệnh đau dạ dày cần hết sức thận trọng. Hơn nữa, bạn cần lưu ý rằng, thuốc trị đau dạ dày cần có sự chỉ định từ bác sĩ có chuyên môn, người bệnh không được tự ý mua và sử dụng. Bởi việc dùng thuốc cần căn cứ vào tình trạng bệnh, cơ địa của mỗi người cũng như bệnh nền (nếu có) mà người đó đang gặp phải để kê đơn phù hợp. 

Được biết, các loại thuốc Tây chữa bệnh đau dạ dày được dùng phổ biến nhất hiện nay bao gồm:

  • Thuốc kháng sinh: Giúp giảm đau, kháng viêm tức thì nhưng không phải trường hợp nào cũng có thể sử dụng. 
  • Thuốc dạ dày chữ P: Là hỗn dịch giúp trung hòa nồng độ acid dịch vị cũng như hạn chế tình trạng ợ chua, nóng rát vùng thượng vị tốt. 
  • Thuốc Gastropulgite: Là loại thuốc có tác dụng tạo màng bảo vệ niêm mạc dạ dày, làm giảm cơn đau, dịu vết viêm nhiễm nhanh chóng và hỗ trợ làm lành các tổn thương hiệu quả.

Các loại thuốc Tây sẽ cho hiệu quả chỉ sau vài lần sử dụng, tuy nhiên người bệnh không được tự ý điều chỉnh liều lượng hay bỏ giữa chừng khi thấy bệnh đã suy giảm. Thay vào đó các bạn nên tuân thủ theo đúng liệu trình được kê đơn, nếu muốn thay đổi cần có sự đồng ý từ bác sĩ. Trong quá trình dùng thuốc, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ nên hãy trao đổi thêm với bác sĩ để không bị bối rối. 

Mẹo dân gian chữa đau dạ dày trong đêm

Ngoài 2 biện pháp điều trị đau dạ dày về đêm như trên, các bạn cũng có thể áp dụng mẹo dân gian để hỗ trợ trị bệnh đau bao tử thể nhẹ. Các phương pháp dân gian điều trị đau dạ dày tại nhà mà bạn có thể áp dụng trong trường hợp này là:

Uống trà gừng, nhai lá bạc hà đều rất tốt cho chứng đau dạ dày trong đêm
Uống trà gừng, nhai lá bạc hà đều rất tốt cho chứng đau dạ dày trong đêm
  • Uống trà gừng ấm: Mang rửa sạch 1 củ gừng tươi, thái thành lát mỏng rồi hãm với nước sôi trong khoảng 15 phút. Đợi khi nước ấm, cho thêm 1 thìa mật ong để làm tăng 
  • Nhai lá bạc hà: Do lá bạc hà có chứa acid rosmarinic, menthol nên chúng có khả năng chống viêm, giảm kích thích đường ruột nên làm giảm cơn đau dạ dày, cảm giác chướng bụng nhanh chóng. Theo đó, bạn chỉ cần ngâm ngọn bạc hà với nước muối loãng, rửa sạch để ráo nước rồi nhai kỹ và nuốt là được.
  • Uống nước mật ong: Bạn pha khoảng 3 thìa mật ong vào 1 cốc nước ấm, khuấy cho tới khi mật ong tan vào nước thì uống ngay.

Biện pháp phòng tránh nguy cơ đau dạ dày nửa đêm

Dân gian thường có câu “phòng hơn chống bệnh”, để tránh bị đau dạ dày lúc nửa đêm làm ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ cũng như khó khăn trong việc xử lý, điều trị thì các bạn cần áp dụng một số biện pháp phòng tránh như sau:

  • Cần thực hiện theo nguyên tắc “ăn chậm nhai kỹ, để thức ăn có thể được làm nhuyễn trước khi đi vào dạ dày. Điều này sẽ giúp việc tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn, đồng thời giúp giảm áp lực cho hệ tiêu hóa.
  • Nên bổ sung thực phẩm tốt cho dạ dày, chẳng hạn như rau xanh, trái cây tươi và các loại thực phẩm ít đồ ngọt,…
  • Các bạn không nên ăn quá no nhưng cũng không được bỏ bữa. Thay vào đó hãy chia nhỏ bữa ăn để giúp dạ dày dễ tiêu hóa, cơ thể có thể hấp thu tối đa chất dinh dưỡng.
  • Kiêng ăn thực phẩm cay, nóng, đồ đóng hộp, đồ ăn nhiều dầu mỡ, nước ngọt, rượu bia,…
  • Hãy uống thật nhiều người theo mức khuyến cáo, cụ thể là từ 2 – 3 lít nước mỗi ngày. 
  • Luyện tập thể dục thể thao đều đặn nhằm thúc đẩy quá trình trao đổi chất cũng như làm tăng hệ miễn dịch.
  • Cố gắng giữ tâm lý ổn định, vui vẻ, lạc quan để hệ thần kinh được thư giãn, hạn chế sự co thắt quá mức của dạ dày. 
  • Thăm khám sức khỏe thường xuyên theo định kỳ 6 tháng 1 lần hoặc bất cứ khi nào cảm thấy cơ thể không khỏe. 
Nên tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để có sức khỏe tốt
Nên tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để có sức khỏe tốt

Trên đây là những thông tin xoay quanh vấn đề đau dạ dày trong đêm. Tình trạng bệnh tuy rất phổ biến ở những người bị bệnh tiêu hóa nhưng bạn không chủ quan. Chính vì thế, nếu thường xuyên bị đau dạ dày giữa đêm, bạn cần tới gặp bác sĩ thăm khám. Đồng thời đừng quên xây dựng cho mình một thói quen sinh hoạt tốt, ăn uống nghỉ ngơi hợp lý nhằm hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

Phương pháp chữa & điều trị

Bệnh lý liên quan

Triệu chứng liên quan

Câu hỏi thường gặp

Đăng ký tư vấn với chuyên gia