Đau Dạ Dày Đi Ngoài Ra Lỏng Có Sao Không? Điều Trị Thế Nào?
Các cơn đau dạ dày thường xuất kèm theo vô số triệu chứng khó chịu như buồn nôn, nóng rát vùng thượng vị, khó tiêu, chán ăn,… Trong đó, có nhiều người bệnh bị đai dạ dày đi ngoài ra lỏng hay còn gọi là tiêu chảy. Vậy nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng đau dạ dày kèm theo tiêu chảy, cách điều trị ra sao? Hãy cùng Trung tâm Dược liệu tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác nhất.
Đau dạ dày có bị tiêu chảy không?
Đau dạ dày thường tập trung tại vùng thượng vị – vùng bụng trên rốn và dưới xương ức do dạ dày tiết dịch quá mức cộng thêm sự co bóp bất thường. Tình trạng đau dạ dày là triệu chứng thường gặp của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày – thực quản, ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh,…
Bệnh đau dạ dày sẽ đi kèm với triệu chứng buồn nôn, chán ăn, đầy hơi, khó tiêu, ợ nóng,… Bên cạnh đó, tình trạng đau dạ dày còn có thể gây ra hiện tượng đi ngoài ra phân lỏng, táo bón.
Các chuyên gia cho hay, đau dạ dày đi ngoài phân lỏng là hệ quả của tình trạng dạ dày bị suy giảm chức năng và đang bị tổn thương. Trong trường hợp dạ dày tiêu hóa kém sẽ khiến lượng thức ăn không được làm mềm hay phân hủy tốt. Việc này sẽ làm tăng áp lực lên tá tràng, đại tràng và làm rối loạn nhu động ruột và gây ra tình trạng tiêu chảy.
Nguyên nhân gây đau dạ dày đi ngoài
Đau dạ dày tiêu chảy có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như:
- Đồ ăn không phù hợp: Đau dạ dày là bệnh lý thường gặp ở hệ tiêu hóa và chúng có quan hệ mật thiết với các thực phẩm được dung nạp hàng ngày. Do đó, bạn cần tránh ăn đồ ăn cay nóng, ô thiu, đồ ăn lạ, thực phẩm có tính hàn,… nhằm hạn chế tình trạng đau dạ dày đi ngoài ra lỏng.
- Hội chứng kích thích ruột: Là nguyên nhân chủ yếu gây nên những cơn đau dạ dày đi ngoài ra nước. Vậy nên, bệnh nhân cần chú ý tới các dấu hiệu nhận biết bệnh đau dạ dày tiêu chảy để có hướng điều trị phù hợp. Được biết, hội chứng kích thích ruột còn khiến cho đại tràng, tá tràng hoạt động bất thường kèm theo tình trạng rói loạn nhu động ruột.
- Bị viêm ruột: Đường ruột, dạ dày là các cơ quan trọng điểm của hệ tiêu hóa. Một khi đường ruột bị viêm thì chúng cũng gây ảnh hưởng tiêu cực tới bao tử và xuất hiện cơn đau dạ dày. Người bệnh có thể bị đau dữ dội kèm sốt và đi ngoài ra phân lỏng.
- Tâm lý căng thẳng, lo âu: Ngoài vấn đề bệnh lý do thần kinh chúng còn là nguyên nhân dẫn tới tình trạng bị đau dạ dày và tiêu chảy. Việc lo lắng, căng thẳng trong thời gian dài sẽ gây áp lực lên dạ dày khiến chức năng của bộ phận này bị hạn chế, gây đau đớn và đi ngoài.
Bên cạnh những nguyên nhân trên, bệnh nhân đau dạ dày bị tiêu chảy còn có thể do bệnh viêm ruột thừa, viêm đại tràng,… Tùy theo từng triệu chứng cụ thể mà các bạn có thể chẩn đoán bệnh hoặc tốt nhất nên tới các bệnh viện uy tín để thăm khám và điều trị.
Cách nhận biết đau dạ dày đi ngoài ra phân lỏng
Việc chẩn đoán đúng nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp bạn có thể nhanh chóng loại bỏ được tình trạng đau dạ dày đi ngoài ra phân lỏng. Theo đó, cách nhận biết đau dạ dày đi ngoài nhiều thường có những dấu hiệu sau đây:
- Tần suất đi ngoài: Trung bình đi ngoài khoảng 1 – 2 lần nhưng với trường hợp nặng hơn thì có thể lên tới 3 – 5 lần mỗi ngày.
- Vị trí: Đau vùng bụng trên rốn hay còn gọi là đau thượng vị.
- Thời điểm: Bị đau sau ăn 60 phút.
- Đặc điểm của phân: Có mùi hôi khó chịu nhưng không chứa chất nhầy.
Sự khác biệt giữa tiêu chảy do đau dạ dày và rối loạn tiêu hóa
Đi ngoài phân lỏng là biểu hiện điển hình của chứng rối loạn tiêu hóa do nhiễm trùng virus, vi khuẩn, ký sinh trùng. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể là do hiện tượng đau dạ dày gây ra. Vì thế nên trước khi áp dụng các biện pháp điều trị, các bạn cần phân biệt tình trạng đi ngoài phân lỏng do rối loạn tiêu hóa hay do bị đau dạ dày.
Bị đi ngoài phân lỏng do đau dạ dày
Trong trường hợp bị đi ngoài phân lỏng do đau dạ dày, người bệnh sẽ đi trung bình 1 – 2 lần/ngày. Với tình trạng nặng hơn, tần suất đi ngoài có thể dao động từ 3 – 5 lần/ngày. Bệnh nhân sẽ cảm thấy đau vùng bụng trên rốn – đau thượng vị và thường đi ngoài sau khi ăn khoảng 60 phút.
Phân lỏng do đau dạ dày sẽ có mùi hôi khó chịu nhưng không có chất nhầy. Tuy nhiên, quá trình điều trị cần kéo dài và chỉ có tác dụng giúp các triệu chứng của bệnh thuyên giảm.
Đi ngoài phân lỏng do bị rối loạn tiêu hóa
Ở những người bệnh này, tần suất đi ngoài sẽ hơn 5 lần mỗi ngày. Bệnh nhân sẽ bị đau tại vùng bụng dưới rốn, đi ngoài vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Phân lỏng kèm theo nhiều nước, có chất nhầy hoặc có kèm theo máu tươi. Tuy nhiên, thời gian điều trị lại ngắn hơn so với tình trạng trên. Đồng thời bệnh có thể được khắc phục hoàn toàn khi tiến hành loại bỏ hết các nguyên nhân cấu thành bệnh.
Đau dạ dày đi ngoài ra lỏng có nguy hiểm không?
Mặc dù đi ngoài ra phân lỏng là một trong những biểu hiện thường gặp của chứng đau dạ dày. Thế nhưng, tình trạng này lại gây mệt mỏi, khó chịu và làm ảnh hưởng tới hoạt động của hệ tiêu hóa cũng như khả năng hấp thu dinh dưỡng của cơ thể.
Khác với triệu chứng thông thường, đau dạ dày đi ngoài phân lỏng chỉ xuất hiện khi chức năng của dạ dày bị suy giảm hoặc bị tổn thương nghiêm trọng. Trường hợp không được can thiệp điều trị sớm, bệnh có thể gây ra các biến chứng và rủi ro nguy hiểm như:
- Sụt cân, cơ thể suy nhược: Một khi chức năng tiêu hóa bị suy giảm sẽ làm hạn chế khả năng hấp thu dinh dưỡng. Từ đó dẫn tới tình trạng mệt mỏi, cơ thể gầy yếu, xanh xao và sụt cân nghiêm trọng. Thêm vào đó, tình trạng này còn khiến triệu chứng của bệnh dạ dày tiến triển với tần suất dày đặc và gây khó chịu hơn.
- Xuất huyết tiêu hóa: Cũng được xem là một trong những biến chứng phổ biến ở những người đang bị bệnh đau dạ dày. Xuất huyết dạ dày hình thành khi ổ loét viêm tiến triển nặng bề gây vỡ mạch máu. Khi tình trạng này kéo dài còn gây tổn thương đường ruột, chảy máu, viêm loét và làm ảnh hưởng tới khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng.
- Do bị bệnh trĩ: Các tổn thương do bệnh trĩ gây nên thường gây ra ở tĩnh mạch ở trực tràng – hậu môn. Lúc này, bộ phận này sẽ có xu hướng phình giãn, máu ứ đọng và tạo thành những cấu trúc dạng búi trĩ. Bệnh trĩ hình thành do áp lực ở vùng trực tràng – hậu môn tăng cao trong thời gian dài và từ đó gây ra hiện tượng đi ngoài hoặc táo bón mãn tính,…
Theo các nghiên cứu, bên cạnh những biến chứng hay gặp, đau dạ dày đi ngoài ra phân lỏng kéo dài còn có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới giấc ngủ, sinh hoạt cũng như hiệu suất làm việc, học tập. Việc đi ngoài nhiều cũng gây ra không ít phiền toái, khó chịu và tác động xấu tới tâm lý, làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Bị đau bao tử và tiêu chảy khi nào cần gặp bác sĩ?
Đau dạ dày bị tiêu chảy là hiện tượng bình thường tuy nhiên chúng cũng là dấu hiệu cảnh báo bệnh xuất huyết dạ dày, ung thư dạ dày. Bởi thế nên nếu bệnh nhân có những dấu hiệu dưới đây thì cần nhanh chóng tìm gặp bác sĩ để được thăm khám, điều trị ngay:
- Trong người cảm thấy mệt mỏi, yếu đi một cách đột ngột.
- Có hiện tượng nôn ra dịch màu cà phê hoặc nôn ra máu.
- Liên tục buồn nôn và nôn mửa không ngừng.
- Người bị sụt cân bất thường mà không rõ nguyên nhân.
- Đi ngoài trên 3 lần/ngày liên tục, phân có màu đen và có kèm máu.
Được biết, ung thư hay xuất huyết dạ dày đều là những bệnh lý nguy hiểm. Trường hợp không được điều trị sớm và đúng cách, người bệnh sẽ có nguy cơ cao bị tử vong. Vì thế, việc chủ động thăm khám, điều trị bệnh là điều cần thiết để giảm nguy cơ biến chứng và tử vong.
Cách điều trị đau dạ dày đi ngoài ra phân lỏng
Bệnh lý đau dạ dày kèm theo tình trạng tiêu chảy cần được thăm khám và chẩn đoán để tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Đây là cơ sở để giúp bác sĩ dễ dàng đưa ra biện pháp điều trị, hạn chế rủi ro và giúp bệnh nhân sớm hồi phục sức khỏe. Dưới đây là những cách trị bệnh đau dạ dày kèm đi ngoài mà bạn có thể tham khảo áp dụng.
Chữa mẹo dân gian
Các mẹo chữa dân gian sẽ làm dịu các triệu chứng đau dạ dày đi ngoài hiệu quả và an toàn. Theo đó, bạn có thể áp dụng một số cách sau đây:
- Ăn búp ổi non: Dùng vài búp ổi non đã rửa sạch, kèm một vài hạt muối trắng cho vào miệng nhai rồi nuốt.
- Uống nước hồng xiêm xanh: Rửa hồng xiêm xanh, cho vào ấm đun cùng 2 lít nước rồi chắt uống ngày 2 – 3 lần.
- Ăn trứng rán lá mơ: Dùng lá mơ rửa sạch, thái nhỏ rồi đập trứng vào bát, cho gia vị, đánh đều chúng lên và bỏ lên chảo rán chín. Ngày ăn 2 lần cho tới khi tình trạng đau dạ dày tiêu chảy giảm hẳn.
- Uống nước gạo rang cà rốt: Sử dụng gạo rang và cà rốt cho vào nồi ninh cho mềm, chắt nước uống khi còn nóng. Lưu ý chia thành nhiều lần dùng trong ngày và áp dụng cho tới khi các triệu chứng bị đau bao tử và tiêu chảy thuyên giảm.
- Uống bột quả sung: Mang sung phơi khô rồi tán thành bột mịn, có thể đựng trong lọ thủy tinh để dùng lâu dài. Khi bị đi ngoài, bạn lấy 2 thìa bột sung hòa với nước ấm và uống. Mỗi ngày uống khoảng 2 – 3 lần sẽ thấy tình trạng đau dạ dày đi ngoài nhiều giảm dần.
Điều trị đau dạ dày tiêu chảy bằng thuốc Tây y
Nếu các mẹo dân gian điều trị đau dạ dày đi ngoài nhiều chỉ mang tính chất hỗ trợ khắc phục triệu chứng thì việc dùng thuốc Tây theo chỉ định từ bác sĩ sẽ giúp bạn điều trị dứt điểm tình trạng này. Những loại thuốc chữa đau dạ dày đi ngoài ra nước thường được bác sĩ chỉ định trong trường hợp này gồm có:
- Dioctahedral Smectite: Liều dùng của Dioctahedral Smectite được chỉ định tùy theo từng đối tượng cụ thể. Chẳng hạn, trẻ em sẽ dùng từ 1 – 2 gói mỗi ngày, người lớn sẽ dùng từ 2 – 3 gói/ngày và dùng theo mức độ đi ngoài nặng hoặc nhẹ.
- Loperamid: Với tình trạng đau dạ dày kèm đi ngoài nhẹ thì uống 1 – 3 lần/ngày, dùng 2 – 4mg cho mỗi lần. Trường hợp nặng hơn sẽ uống trên 3 lần/ngày và dùng khoảng 6 – 8mg. Lưu ý không dùng Loperamid quá 16mg/ngày.
- Bù nước Oresol: Trẻ nhỏ dùng 50ml – 150ml/lần, ngày 2 lần. Người lớn uống Oresol mỗi lần 75ml/kg, mỗi lần cách nhau 4 giờ.
- Men tiêu hóa dạng nước Enterogermina: Trẻ nhỏ uống từ 1 – 2 ống/ngày, người lớn uống 2 – 3 ống/ngày.
Điều trị bằng Đông y
Tương tự như Tây y, Đông y cũng mang tới hiệu quả điều trị tốt nhưng lại an toàn và ít tác dụng phụ hơn so với khi sử dụng thuốc tân dược. Một số bài thuốc được gợi ý trong trường hợp này gồm có:
- Bài thuốc 1: Đem hoa mã đề, hương nhu, mộc thông, cúc tần sắc với nhau và uống 2 lần/ngày.
- Bài thuốc 2: Dùng sắn dây, cam thảo, mã đề với lượng vừa đủ sắc với 400ml nước. Đun cho tới khi nước trong nồi cạn còn 200ml thì tắt bếp, sau đó bạn chia thành 2 – 3 lần để uống hết trong ngày.
- Bài thuốc 3: Mộc thông, kim ngân, hoàng liên, cam thảo, sắn dây chuẩn bị mỗi vị 8 – 10g ròi sắc thành thuốc uống hàng ngày. Uống liên tục trong 3 ngày cho tới khi khỏi hoàn toàn tình trạng đau dạ dày đi ngoài phân lỏng.
Đau dạ dày đi ngoài ra lỏng nên ăn gì, kiêng gì?
Ở các trường hợp bị đau dạ dày đi ngoài phân lỏng nhẹ, các bạn chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày cho khoa học là có thể loại bỏ được tình trạng này. Thậm chí ở những trường hợp nặng, việc ăn uống đảm bảo chất dinh dưỡng, khoa học cũng góp phần tăng tỷ lệ điều trị thành công của bệnh thêm 40%. Vậy người đau dạ dày đi ngoài ra lỏng nên ăn gì, kiêng gì? Theo đó:
- Bệnh nhân nên tăng cường bổ sung chất xơ, vitamin, chất béo omega 3, khoáng chất và đạm,… Cụ thể là các loại thịt trắng như gà, vịt, tôm, cua, cá,… bánh mì, trứng,..
- Nên ăn nhiều trái cây tươi để bổ sung chất xơ như táo, dâu tây, kiwi, dưa hấu,…
- Sữa chua không đường hoặc ít đường cũng được khuyến khích sử dụng trong trường hợp này để thúc đẩy tiêu hóa và giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.
- Hạn chế dùng sữa có chứa đường lactose vì chúng có thể gây tiêu chảy hoặc đầy bụng.
- Không ăn hoa quả có chứa acid như cam, quýt, chanh, bưởi, xoài, cóc, dứa,…
- Tránh ăn đồ ăn chứa nhiều đường, chất bảo quản hay thực phẩm sản xuất công nghiệp – chế biến sẵn.
- Không ăn thực phẩm chiên rán dầu mỡ, đồ cay nóng hoặc các chất kích thích có hại như cồn, cafein,…
Biện pháp khắc phục tình trạng đau dạ dày đi ngoài ra lỏng
Ngoài việc tuân thủ theo các biện pháp điều trị nêu trên, người bị đau dạ dày đi ngoài nhiều cần lưu ý một số vấn đề như sau:
- Hãy bổ sung nhiều thực phẩm tốt cho sức khỏe như hoa quả, ngũ cốc, rau xanh, sữa chua. Hạn chế ăn đồ chiên dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm không rõ nguồn gốc,…
- Không ăn đồ khó tiêu, đồ cay nóng và cần ăn đúng giờ, không bỏ bữa. Tốt nhất người bệnh nên chia nhỏ bữa ăn trong 1 ngày để tránh ăn quá no, gây áp lực cho dạ dày.
- Uống nhiều nước lọc, nước ép hoa quả để tránh tình trạng mất nước.
- Không dùng rượu bia, chất kích thích bởi chúng sẽ khiến tình trạng viêm dạ dày gia tăng.
- Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, làm việc khoa học và ngủ nghỉ đúng giờ.
- Suy nghĩ tích cực, tránh áp lực, stress trong thời gian dài.
Nhìn chung, bệnh đau dạ dày đi ngoài lỏng gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng về sức khỏe cũng như chất lượng công việc, cuộc sống. Vậy nên, để tránh các ảnh hưởng của bệnh và các biến chứng có thể xảy ra, các bạn nên tới bệnh viện để thăm khám và điều trị sớm nhất có thể.