5+ Phác Đồ Điều Trị Loét Dạ Dày HP Bộ Y Tế Cập Nhật Mới Nhất

Ngày cập nhật: 16/04/2024 Biên tập viên: Ngô Tú
5/5 - (1 bình chọn)

Phác đồ này được sử dụng đầu tiên ở Mỹ, phù hợp với bệnh nhân nhiễm Hp giai đoạn đầu, mới điều trị lần đầu và mức độ nhiễm khuẩn nhẹ. Phác đồ này sử dụng 3 loại thuốc gồm kháng sinh, thuốc ức chế bơm proton (PPI) và Amoxicillin.

Tuân thủ nghiêm chỉnh phác đồ điều trị viêm loét dạ dày Hp là cách giúp bệnh khỏi nhanh và hiệu quả. Các phác đồ sẽ được chỉ định khác nhau ở mỗi người, tuy nhiên đều có những phương pháp và nguyên tắc chung. Bạn hãy cùng tìm hiểu các phác đồ điều trị loét dạ dày Hp cập nhật mới nhất của Bộ Y Tế trong bài viết dưới đây. 

Nguyên tắc và mục đích chính của phác đồ điều trị loét dạ dày có Hp

Vi khuẩn Hp (Helicobacter Pylori) là dạng xoắn khuẩn gram âm thường sinh sống trong dạ dày. Được xem là tác nhân chính gây ra viêm loét dạ dày, tá tràng. Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, ung thư dạ dày.

Để có được phác đồ điều trị loét dạ dày Hp tận gốc không đơn giản. Bởi vi khuẩn có tốc độ phát triển rất nhanh, có khả năng đề kháng với kháng sinh và rất dễ lây lan.

Thực tế, mỗi bệnh nhân sẽ được đưa phác đồ điều trị khác nhau nhưng vẫn cần tuân thủ nguyên tắc và mục đích nhất định.

Nguyên tắc điều trị 

Phác đồ điều trị tập trung tiêu diệt yếu tố gây bệnh, đồng thời tái tạo niêm mạc dạ dày bị tổn thương. Đồng thời loại bỏ các bệnh tật phát sinh kèm theo, phục hồi chức năng dạ dày.

Mục đích điều trị 

Các phác đồ điều trị đều hướng đến các mục đích chính như:

  • Giảm các yếu tố gây loét dạ dày bằng cách sử dụng thuốc ức chế bài tiết axit và thuốc trung hoà axit dạ dày.
  • Dùng thuốc bao phủ, kích thích tiết chất nhầy để bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày.
  • Cuối cùng là hướng đến mục tiêu tiêu diệt vi khuẩn Hp.

Bài đọc thêm: Viêm Dạ Dày Cấp Nên Ăn Gì Và Nên Kiêng Gì Để Bệnh Được Cải Thiện? 

Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày có Hp mới nhất từ Bộ Y Tế

Trước khi chỉ định phác đồ điều trị viêm dạ dày có Hp thì người bệnh phải được xét nghiệm, chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh. Loại trừ các trường hợp viêm dạ dày do stress kéo dài, tăng tiết HCI,… Phương pháp kiểm tra nhiễm khuẩn Hp có thể là test thở Ure, nội soi dạ dày, xét nghiệm phân, xét nghiệm máu,…

Test hơi thở xác định vi khuẩn Hp trong dạ dày
Test hơi thở xác định vi khuẩn Hp trong dạ dày

Sau đó các bác sĩ sẽ tiến hành xây dựng phác đồ phù hợp nhất với thể trạng, tình trạng, cơ địa. Dưới đây là 5 phác đồ điều trị vi khuẩn Hp chuẩn và mới nhất theo hướng dẫn từ Bộ Y Tế.

Phác đồ điều trị 3 thuốc cho bệnh giai đoạn đầu

Phác đồ này được sử dụng đầu tiên ở Mỹ, phù hợp với bệnh nhân nhiễm Hp giai đoạn đầu, mới điều trị lần đầu và mức độ nhiễm khuẩn nhẹ. Phác đồ này sử dụng 3 loại thuốc gồm kháng sinh, thuốc ức chế bơm proton (PPI) và Amoxicillin.

  • Đơn thuốc 1: Thuốc Amoxicillin (2 lần/ngày), PPI – Omeprazole (2 lần/ngày), Metronidazole 250mg (mỗi ngày tối đa 750ml dung dịch).
  • Đơn thuốc 2: Clarithromycin (500mg/2 lần/ngày), PPI (2 lần/ngày), kháng sinh Amoxicillin (2 lần/ngày).

Phác đồ sử dụng liên tục trong 10 – 14 ngày, về sau tuỳ kết quả mà bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều chỉnh thích hợp. Hiệu quả phác đồ có thể loại bỏ đến 80% vi khuẩn Hp nếu bệnh nhân đáp ứng tốt.

Phác đồ điều trị 4 thuốc

Thuốc Amoxicillin trong phác đồ điều trị loét dạ dày Hp
Thuốc Amoxicillin trong phác đồ điều trị loét dạ dày Hp

Trong trường hợp bệnh nhân sử dụng phác đồ 3 thuốc không hiệu quả hoặc trước đó đã dùng kháng sinh nhóm Macrolide (Clarithromycin) thì sẽ được chỉ định phác đồ này.

  • Đơn thuốc 1: PPI – Omeprazole (2 viên/2 lần/ngày), Tetracyclin (500mg/4 lần/ngày), Metronidazol (500mg/2 lần/ngày), Bismuth (120mg/4 lần/ngày).
  • Đơn thuốc 2: PPI – Omeprazole (2 viên/2 lần/ngày), Amoxicillin (1000mg/2 lần/ngày), Clarithromycin (500mg/2 lần/ngày), Metronidazol (500mg/2 lần/ngày).

Người bệnh cần sử dụng liên tục trong khoảng 10 – 14 ngày. Phác đồ 4 thuốc cho hiệu quả lên đến 95%. Tuy nhiên, việc sử dụng phác đồ này cũng có hạn chế có thể dẫn đến tình trạng khó dung nạp do kết hợp nhiều loại thuốc, làm tăng nguy cơ Hp kháng kép.

Phác đồ điều trị loét dạ dày Hp nối tiếp

Với các trường hợp nặng hoặc vẫn chưa đạt hiệu quả điều trị ở 2 phác đồ trên sẽ được chỉ định dùng phác đồ nối tiếp. Khi sử dụng phác đồ này, bắt buộc bệnh nhân phải thực hiện kháng sinh đồ. Mục đích kết luận chính xác vi khuẩn có thể tương tác với loại kháng sinh nào để có phác đồ chuẩn nhất.

Phác đồ này rút ngắn chỉ còn 10 ngày, thuốc dùng cho 5 ngày đầu và 5 ngày sau sẽ khác nhau tùy hiệu quả.

  • Đơn thuốc 5 ngày đầu: Amoxicillin (1000mg/2 lần/ngày), PPI – Omeprazole (1 viên/2 lần/ngày).
  • Đơn thuốc 5 ngày sau: PPI – Omeprazole (1 viên/2 lần/ngày), Tinidazole (2 viên/ngày), Clarithromycin (2 viên/ngày).

Phác đồ có chứa Macrolide nhưng cho hiệu quả khá cao lên đến 88,9% trên các chủng kháng thuốc kháng sinh Clarithromycin. Do đó phác đồ này được các chuyên gia tiêu hóa của Mỹ đánh giá cao, ưu việt hơn so với phác đồ 3 thuốc.

Có thể bạn chưa biết: 11 Thuốc Giảm Tiết Axit Dạ Dày Được Bác Sĩ Khuyên Dùng

Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng có Hp chứa Levofloxacin

Thuốc Levofloxacin trong phác đồ điều trị của Bộ Y Tế
Thuốc Levofloxacin trong phác đồ điều trị của Bộ Y Tế

Đây vẫn là phác đồ 3 thuốc nhưng có kèm theo kháng sinh Levofloxacin. Được chỉ định khi liệu pháp 4 thuốc và phác đồ nối tiếp không đem lại hiệu quả như mong muốn.

Theo đó, bệnh nhân sẽ được dùng các loại thuốc gồm có:

  • PPI: 2 lần/ngày.
  • Levofloxacin: 2 viên/ngày, mỗi viên 500mg.
  • Amoxicillin: 1g/lần, mỗi ngày uống 2 lần.

Phác đồ này đem lại khả năng tiêu diệt vi khuẩn Hp cao hơn so với liệu pháp 4 thuốc. Tuy nhiên khi vi khuẩn Hp kháng Levofloxacin sẽ làm cho phác đồ này phát huy hiệu quả kém đi. Do đó phác đồ này sẽ chỉ được chỉ định trong một vài trường hợp có chọn lọc.

Phác đồ cứu vãn sử dụng Furazolidone và Rifabutin

Khi tất cả phác đồ điều trị loét dạ dạ dày Hp ở trên không mang lại kết quả tốt thì bác sĩ sẽ chỉ định dùng phác đồ cứu vãn. Tuy nhiên, phác đồ này có hạn chế là Rifabutin có thể kháng thuốc với một số chủng Mycobacterium Tuberculosis. Từ đó có thể gây cản trở quá trình điều trị Hp dạ dày.

Bên cạnh đó, Furazolidone có thể hỗ trợ tiêu diệt Hp mà không gây kháng thuốc, giá rẻ. Tuy nhiên tác dụng vẫn chưa nhất quán, cần được nghiên cứu thêm.

Bài viết hấp dẫn: Hiệu Quả Tức Thì Với 7 Cách Trị Viêm Loét Dạ Dày Bằng Nghệ 

Điều trị viêm loét dạ dày Hp bằng phác đồ Đông y

Viêm loét dạ dày có Hp hoàn toàn có thể được điều trị triệt để bằng bài thuốc Đông y điều trị viêm loét dạ dày. Điều trị vi khuẩn Hp bằng Đông y có các ưu điểm vượt trội so với điều trị bằng Tây y:

  • An toàn, lành tính, hầu như không gây tác dụng phụ.
  • Điều trị triệt để vi khuẩn Hp, khắc phục tận gốc nguyên nhân gây bệnh dạ dày.
  • Giúp người bệnh bồi bổ, tăng cường sức khỏe.

Đánh giá hiệu quả phác đồ điều trị loét dạ dày Hp

Để đánh giá hiệu quả của các phác đồ điều trị loét dạ dày Hp, sau mỗi đợt dùng thuốc, bệnh nhân sẽ được chỉ định kiểm tra tại bệnh viện. Có hai phương pháp được ưu tiên là test hơi thở và test ure. Bên cạnh đó, phương pháp xét nghiệm kháng nguyên trong phân cũng có độ nhạy và đặc hiệu đạt đến trên 95%. Với các bệnh nhân không loại trừ được vi khuẩn Hp sẽ được chỉ định sử dụng liệu pháp khác.

Có thể bạn chưa biết: Gợi Ý Chế Độ Ăn Cho Người Viêm Dạ Dày Từ Chuyên Gia

Những lưu ý cho bệnh nhân khi sử dụng phác đồ điều trị loét dạ dày có Hp

Tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn Hp là điều không hề dễ dàng. Có nhiều khó khăn và đặc biệt rủi ro kháng kháng sinh sau khi dùng thuốc Tây. Do đó, để đảm bảo phác đồ phát huy hiệu quả tốt nhất, an toàn, bệnh nhân bắt buộc phải chú ý những điều dưới đây:

  • Tuyệt đối không bỏ giữa chừng liệu trình, kể cả khi các dấu hiệu bệnh thuyên giảm. Điều này sẽ dẫn đến kháng thuốc, nhờn thuốc khiến bệnh khó điều trị dứt điểm về sau.
  • Tuân thủ tuyệt đối liệu trình, liều lượng, cách dùng mà bác sĩ chỉ định để đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Lưu ý với thuốc PPI cần uống khi dạ dày đang trống, tốt nhất là trước khi ăn 1 tiếng hoặc sau khi ăn 2 tiếng. Thuốc kháng sinh nên được uống sau khi ăn.
  • Bổ sung kháng thể, tăng cường đề kháng hỗ trợ quá trình điều trị, tuy nhiên cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
  • Không ăn thực phẩm cay nóng, đồ chua, đồ ăn nhiều dầu mỡ, không sử dụng món ăn chưa được nấu chín hoàn toàn, không dùng rượu bia, cafe, chất kích thích trong quá trình điều trị.
  • Bệnh nhân nên uống nhiều nước, bổ sung rau xanh, hoa quả nhiều vitamin tốt cho bệnh dạ dày.
  • Xây dựng thói quen sống lành mạnh, nghỉ ngơi hợp lý, không làm việc quá sức, tránh căng thẳng, lo âu.
  • Có nhiều tuýp vi khuẩn Hp, người đã điều trị khỏi vẫn có nguy cơ tái nhiễm. Do đó nên đảm bảo phòng tránh các con đường lây nhiễm Hp, tái khám định kỳ bởi điều trị tái lại sẽ khó hơn rất nhiều.

Trên đây là những phác đồ điều trị loét dạ dày Hp do Bộ Y Tế phát hành và chỉ định sử dụng với hầu hết các bệnh nhân. Việc điều trị viêm loét dạ dày do Hp không hề dễ dàng, do đó, bạn cần tuân thủ nghiêm chỉnh chỉ định của bác sĩ và tái khám định kỳ đúng hẹn. Phát hiện sớm, điều trị đúng cách là phương hướng giúp tăng khả năng điều trị khỏi Hp hiệu quả nhất.

Bệnh lý liên quan

Đăng ký tư vấn với chuyên gia