Nguyên Nhân Gây Đau Thượng Vị Bên Trái Và Biện Pháp Xử Lý

Ngày cập nhật: 11/04/2024 Biên tập viên: Ngô Tú
4.8/5 - (15 bình chọn)

Đau thượng vị bên trái là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm nếu chúng diễn ra thường xuyên và liên tục. Các dấu hiệu của bệnh cũng thường bị nhầm lẫn dẫn tới việc điều trị sai cách, làm ảnh hưởng tới sức khỏe và thể trạng của người bệnh. Vì thế, để hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây bệnh cũng có có giải pháp điều trị bệnh hiệu quả, mời bạn đọc tham khảo thông tin ở bài viết dưới đây. 

Nguyên nhân gây đau thượng vị bên trái

Đau thượng vị bên trái theo từng cơn có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc phải các bệnh lý liên quan tới hệ tiêu hóa. Những cơn đau này có thể do ăn quá nhiều, ngộ độc thực phẩm hoặc do một số bệnh lý thứ phát khác. Do đó, bạn cần xác định đúng nguyên nhân để tìm phương án điều trị kịp thời, tránh làm ảnh hưởng tới sức khỏe, tinh thần.

Đau thượng vị bên trái do nhiều nguyên nhân khác nhau
Đau thượng vị bên trái do nhiều nguyên nhân khác nhau

Theo đó, nguyên nhân gây nên tình trạng đau thượng vị bên trái có thể là do các bệnh lý sau:

  • Đau dạ dày: Mặc dù đây không phải là căn bệnh quá nghiêm trọng nhưng các triệu chứng của chúng lại khiến bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi. Kèm theo đó là tình trạng chướng bụng, ợ hơi, ợ chua,… 
  • Trào ngược dạ dày: Đây cũng không phải tình trạng hiếm gặp, bệnh nhân bị trào ngược sẽ bị đau tức ở thượng vị, lan ra cánh tay, sau lưng hoặc lan lên ngực nên thường hay bị nhầm lẫn về bệnh tim, phổi. 
  • Rối loạn tiêu hóa: Ở tình trạng này, triệu chứng đau thượng ở bên trái thường không xuất hiện thường xuyên. Những cơn đau không nghiêm trọng và chỉ kéo dài trong vài giờ rồi biến mất.
  • Viêm đại tràng: Triệu chứng viêm đại tràng thường biểu hiện qua cơn đau thượng vị phía bên trái. Đại tràng chính là một phần của ruột già, chúng nằm gần cuối đường ống tiêu hóa. 
  • Viêm loét dạ dày – tá tràng: Là bệnh lý nghiêm trọng hơn tình trạng viêm dạ dày thông thường. Bệnh hình thành do bị nhiễm trùng hoặc do lạm dụng thuốc giảm đau, sử dụng bia rượu nhiều. Bệnh nhân ngoài cảm giác bị đau thượng vị vùng bên trái còn bị nôn, buồn nôn, ợ chua cực kỳ khó chịu. 
Viêm loét dạ dày gây nên các cơn đau thượng vị bên trái
Viêm loét dạ dày gây nên các cơn đau thượng vị bên trái
  • Sỏi thận: Đây là bệnh lý khá phổ biến với triệu chứng điển hình là đau bụng. Sỏi thận sẽ hình thành từ mẩu cặn khoáng, chúng lắng đọng trong thận và khá cứng. Sỏi có thể đi vào niệu quản và gây ra các cơn đau quằn quại tại vùng thượng vị bên trái. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể nhận biết thông qua dấu hiệu nước tiểu đổi màu, có mùi hôi, đau buốt khi tiểu tiện. 
  • Tắc ruột: Bệnh nhân bị tắc ruột cần được cấp cứu nhanh chóng để tránh phản ứng sốc. Nếu bị tắc ruột, bất cứ đoạn ruột nào cũng đều có biểu hiện thông qua các cơn đau bụng trái, kèm cảm giác buồn nôn và các âm thanh lớn thành từng cơn trong ổ bụng. 
  • Phình động mạch chủ: Những cơn đau thượng vị phía bên trái có thể xuất phát từ nguyên nhân bị phình động mạch chủ. Khi mắc phải tình trạng này, bệnh nhân sẽ có triệu chứng đau vùng bụng bên trái kèm theo cảm giác khó thở, lạnh run, làn da tái nhợt,… Đây là triệu chứng nguy hiểm và có thể dẫn tới tử vong nếu không được cấp cứu sớm. Ở trường hợp nặng, bệnh nhân có thể thấy khối cơ ở bụng phình to, đập theo nhịp tim. 
  • Giun chui ống mật: Giun chui từ ruột non ngược lên hành tá tràng và vào ống mật, túi mật sẽ làm ảnh hưởng tới chức năng cũng như hoạt động của ống mật. Những trường hợp bị giun chui vào ống mật thường có biểu hiện đau thượng vị ở bên trái một cách vật vã, quằn quại, bị đổ mồ hôi, buồn nôn và nôn nghiêm trọng. 
  • Rối loạn vận động mật: Mặc dù không nguy hiểm nhưng rối loạn vận động túi mật lại gây nên triệu chứng đau thượng vị phía bên trái, kèm biểu hiện đầy hơi, khó tiêu, đau gan, đau vùng hạ sườn,…. Điều này ít nhiều gây tác động xấu tới công việc và cuộc sống của người bệnh. Rối loạn vận động mật hình thành do mất cân bằng anti lucy và cholecysto tin. 
  • Thủng dạ dày: Bị viêm loét dạ dày trong thời gian dài nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn tới tình trạng thủng dạ dày và có nguy cơ tử vong cao. Đối tượng bị thủng dạ dày sẽ bị đau thượng vị ở bên trái với tính chất liên tục, đột ngột và có xu hướng tăng khi nằm hoặc đứng. 
Thủng dạ dày rất nguy hiểm
Thủng dạ dày rất nguy hiểm

Bên cạnh những nguyên nhân trên, cơn đau nhẹ vùng thượng vị còn có thể là dấu hiệu của việc mang thai. Khi có bầu, lượng axit dạ dày dễ bị trào ngược lên trên hoặc do áp lực của tử cung trước sự phát triển của thai nhi khiến hormone của người mẹ bị thay đổi và dẫn tới tình trạng đau thượng vị. 

Bị đau thượng vị trái nên ăn gì, kiêng gì?

Các bệnh lý liên quan tới hệ tiêu hóa đều ít nhiều có liên quan tới chế độ ăn uống. Để giúp cơ thể trở nên khỏe mạnh và hạn chế tình trạng mắc phải các bệnh lý, việc xây dựng một chế độ ăn uống khoa học cần được quan tâm và chú trọng. Theo đó, khi bị đau thượng vị trái các bạn nên ăn và kiêng khem những thực phẩm sau đây.

Thực phẩm nên ăn khi bị đau thượng vị trái

Theo đó, người bị đau thượng vị bên trái cần bổ sung các thực phẩm sau vào chế độ ăn uống:

  • Cần ăn nhiều rau củ, hoa quả tươi để làm giảm nồng độ axit cũng như giúp điều hòa đường ruột, hỗ trợ quá trình co bóp diễn ra ổn định hơn.
  • Các loại sữa chua rất tốt cho đường ruột vì chúng cung cấp nhiều lợi khuẩn. Đồng thời, sữa tiêu hóa, men tiêu hóa còn có chứa hàm lượng vitamin và axit dồi dào nên có khả năng làm giảm táo bón, giúp thức ăn được tiêu hóa, cơ thể hấp thụ dinh dưỡng tốt.
  • Thực phẩm có chứa Omega 3-6 có tác dụng giảm đau, bồi bổ cơ thể và đẩy nhanh quá trình phục hồi các tổn thương do axit dạ dày gây nên. Vậy nên khi bị đau thượng vị vùng bên trái, bạn nên ăn nhiều cá hồi, cá thu, quả bơ, cherry, hạnh nhân để cung cấp hàm lượng dinh dưỡng này cho cơ thể.
  • Cung cấp đủ nước mỗi ngày cho cơ thể sẽ giúp đảm bảo hoạt động tiêu hóa và hỗ trợ cơ thể đào thải các tạp chất ra ngoài hiệu quả. 
Cá hồi rất tốt cho sức khỏe và hệ tiêu hóa của người dùng
Cá hồi rất tốt cho sức khỏe và hệ tiêu hóa của người dùng

Thực phẩm nên kiêng

Bên cạnh những thực phẩm nên ăn, người bị đau thượng vị ở vùng bụng bên trái cần hạn chế dung nạp các món ăn sau:

  • Món gỏi, sushi, sashimi là đồ ăn tươi sống, tuy chúng khá ngon nhưng không thích hợp với những đối tượng có hệ tiêu hóa nhạy cảm. Bởi khi hệ tiêu hóa quá yếu sẽ khó chống chọi lại với lượng ký sinh trùng, vi khuẩn, các loại nấm có trong các loại thức ăn trên. 
  • Những thực phẩm cay nóng, hoặc đồ ăn có chứa nhiều dầu mỡ không tốt cho hệ tiêu hóa. Trái lại chúng còn làm cho các cơn đau thượng vị trở nên nghiêm trọng hơn và làm ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa thức ăn. 
  • Không nên sử dụng đồ uống có cồn, cafein trong quá trình điều trị triệu chứng đau thượng vị. Bạn chỉ nên sử dụng những đồ uống này trong những tình huống bắt buộc khi phải gặp đối tác hoặc khách hàng.

Xem thêm: Địa chỉ TỐT NHẤT: Chữa đau dạ dày, đau thượng vị lâu năm hiệu quả TRIỆT ĐỂ

Biện pháp giúp giảm đau vùng thượng vị bên trái hiệu quả

Các cách làm giảm đau vùng thượng vị bên trái chỉ mang lại hiệu quả thực sự tốt khi bạn biết chính xác nguyên nhân gây bệnh là gì. Việc này sẽ giúp bạn tìm ra được phương pháp điều trị phù hợp và trị bệnh dứt điểm, tránh tái phát cũng như hạn chế để bệnh tiến triển nặng hơn. Dưới đây là một số cách trị đau vùng thượng vị bên trái thường được nhiều người áp dụng mà bạn có thể tham khảo trong trường hợp cần thiết. 

Mẹo dân gian

Việc dùng thảo dược để giảm đau bụng bên trái thường được áp dụng rộng rãi trong dân gian. Đây là biện pháp chữa trị đơn giản, ít tốn kém và mang lại hiệu quả tốt. Một trong những cách điều trị đau vùng thượng vị bên trái mang lại hiệu quả tốt có thể kể đến như:

  • Dùng lá ổi non: Loại lá này thường được sử dụng với mục đích làm tiêu viêm, làm giảm độc và kích thích cảm giác ăn ngon miệng. Bệnh nhân nên sử dụng lá ổi non phơi khô rồi hãm thành trà uống thay nước, tuy nhiên không nên dùng trong trường hợp đang mang thai hoặc với trẻ nhỏ. 
  • Sử dụng chuối hột: Bệnh nhân chuẩn bị 10 quả chuối hột, kết hợp cùng 20g rau má, 20g gạo lứt, 10g lá sen, 50g đu đủ chín, 15g rau diếp cá. Mang tất cả các nguyên liệu này đi sơ chế sau đó sắc cùng 1 lít nước lọc cho tới khi còn 300ml thì chắt ra uống hết trong ngày. Mỗi ngày các bạn uống nước chuối hột để tăng khả năng hỗ trợ tiêu hóa, tăng kháng thể tự nhiên và giúp giảm đau hiệu quả. 
  • Tinh bột nghệ và mật ong: Bột nghệ là nguyên liệu quen thuộc, được sử dụng nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh dạ dày cũng như làm đẹp da. Theo đó, nghệ có khả năng làm trung hòa axit trong dạ dày, phục hồi tổn thương cũng như tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Cách sử dụng tốt nhất là pha nghệ với mật ong theo tỷ lệ 2:1 sau đó vo thành viên. Mỗi lần khi cơn đau xuất hiện, bạn lấy 1 viên để uống. 
Uống bột nghệ mật ong giúp giảm cơn đau thượng vị hiệu quả
Uống bột nghệ mật ong giúp giảm cơn đau thượng vị hiệu quả
  • Nước ép bắp cải: Đây là loại nước ép giàu vitamin U, chúng có hiệu quả tốt trong việc hỗ trợ làm phục hồi tình trạng viêm loét dạ dày, giảm cảm giác chướng bụng, ăn không tiêu. Để làm nước ép, bạn chỉ cần rửa sạch bắp cải rồi trần qua nước sôi, sau đó ép thành nước uống 3 lần/ngày. 

Các mẹo chữa đau thượng vị ở bên trái tại nhà chỉ có tác dụng với trường hợp bị đau nhẹ. Phần lớn, phương pháp chỉ cải thiện được cảm giác đau âm ỉ, đau quặn chứ không thể điều trị bệnh tận gốc. Vậy nên bạn cần tới bệnh viện thăm khám và sử dụng thuốc Tây y hoặc điều trị theo phác đồ được bác sĩ hướng dẫn. 

Sử dụng thuốc Tây y chữa đau thượng vị bên trái

Theo các chuyên gia, nguyên nhân của chứng đau thượng vị bên trái là do vấn đề tiêu hóa. Vậy nên bệnh nhân có thể được chỉ định sử dụng thuốc kháng axit hoặc thuốc ức chế thụ thể H2 để làm giảm cảm giác khó chịu do tình trạng này gây ra. Đương nhiên, việc dùng thuốc kháng axit không thể chữa dứt điểm căn nguyên gây bệnh và bệnh nhân có thể bị tái đi tái lại. Hơn nữa, việc dùng thuốc cũng khiến người dùng có thể gặp các tác dụng phụ không mong muốn.

Tuy nhiên, trong trường hợp bắt buộc thì các bác sĩ vẫn có thể chỉ định bạn sử dụng một số loại thuốc sau đây:

  • Thuốc kháng axit: Sẽ gồm Rebamipide, mucosta, Mylanta, Sucralfat để giải quyết tình trạng đau bụng do axit tiết ra quá nhiều.
  • Thuốc ức chế thụ thể H2: Nếu người bệnh bị đau thượng vị bên trái kèm theo triệu chứng ợ hơi, chán ăn, tiêu chảy thì sẽ được kê đơn thuốc Loperamide, Pepcid Ac, Zantac 75mg, Tylenol hay Acetaminophen,…
Dùng thuốc Tây điều trị theo chỉ định của bác sĩ có chuyên môn
Dùng thuốc Tây điều trị theo chỉ định của bác sĩ có chuyên môn

Lưu ý khi điều trị đau thượng vị phía bên trái

Khi gặp phải tình trạng đau thượng vị bên trái, để giúp triệu chứng này trở nên dễ chịu hơn, bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Đầu tiên, bệnh nhân cần theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân và nhanh chóng đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt nếu không thấy triệu chứng có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Cần nghỉ ngơi ngay khi cơn đau tái phát, hạn chế làm việc căng thẳng. Thay vào đó bạn nên nghỉ ngơi và uống một cốc nước ấm hoặc nước pha nghệ – mật ong để làm dịu cơn đau.
  • Nếu chưa thăm khám và có kết quả chẩn đoán từ bệnh viện thì không nên tự ý mua thuốc về sử dụng.
  • Lúc này bệnh nhân chỉ nên sử dụng thức ăn nhẹ có tính ấm, không sử dụng thực phẩm cay, chua hay uống rượu bia, chất kích thích, đồ uống có ga, đồ lạnh.

Đau thượng vị bên trái có thể chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm. Vậy nên nếu thường xuyên xuất hiện tình trạng này thì bạn cần tới bệnh viện để thăm khám và điều trị.

Phương pháp chữa & điều trị

Triệu chứng liên quan

Đăng ký tư vấn với chuyên gia