9 Nguyên Nhân Gây Đau Thượng Vị Khi Mang Thai Và Cách Xử Lý
Phụ nữ có bầu có sức đề kháng suy giảm nên rất dễ mắc phải các bệnh lý, trong đó có bệnh liên quan tới tiêu hóa. Trong số này, đau thượng vị khi mang thai là tình trạng khá phổ biến nhưng nguyên nhân do đâu và cách điều trị an toàn ra sao thì không phải ai cũng nắm được. Vậy nên bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cần thiết để giúp mẹ bầu có được sức khỏe tốt hơn.
9 Nguyên nhân chính gây đau thượng vị khi mang thai
Đau thượng vị là tình trạng xuất hiện những cơn đau tại vùng bụng trên rốn và dưới xương ức. Đây là bệnh lý thường gặp ở người trưởng thành, đặc biệt là những đối tượng có lối sống và ăn uống thiếu khoa học. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai cũng là đối tượng rất dễ bị đau thượng vị. Vậy đau thượng vị khi mang thai ở phụ nữ là do đâu? Dưới đây là 9 nguyên nhân phổ biến dẫn tới tình trạng mẹ bầu bị đau vùng thượng vị.
Do ốm nghén
Ốm nghén thường xảy ra trong giai đoạn mang thai ở 3 tháng đầu. Hội chứng này xuất hiện với các biểu hiện đặc trưng như buồn nôn, nôn, cơ thể mệt mỏi. Mặc dù không gây ảnh hưởng tới thai nhi nhưng việc ốm nghén tác động xấu tới hoạt động của hệ tiêu hóa. Dạ dày lúc này sẽ bị kích thích khiến lượng acid dịch vị tăng cao và dẫn tới nguy cơ bùng phát cơn đau thượng vị.
Rối loạn túi mật
Sỏi mật, viêm túi mật,… cũng là những vấn đề có thể dẫn tới tình trạng đau thượng vị khi mang thai. Lúc này, bệnh nhân có thể cảm thấy đau dữ dội gần phía trên, bên phải của dạ dày sau ăn, nóng rát ở ngực và cổ họng, ăn uống không ngon miệng, đầy hơi, vàng da,… cơ thể mệt mỏi và có thể dẫn tới nguy cơ bị sụt cân.
Do yếu tố tâm lý
Khi mang bầu, cơ thể người phụ nữ sẽ có những thay đổi nhất định về cả thể chất và tinh thần. Những lo lắng, mệt mỏi, căng thẳng là điều khó tránh khỏi và điều này ít nhiều làm ảnh hưởng tới hệ thần kinh não và ruột.
Các nghiên cứu cho biết, tâm lý căng thẳng, áp lực cũng là nguyên nhân khiến hệ tiêu hóa làm việc kém hiệu quả. Từ đó làm tăng nguy cơ gặp phải các bệnh lý bất thường và những cơn đau, triệu chứng khó chịu khác, điển hình nhất là tình trạng đau dạ dày, đau thượng vị, ợ hơi, ợ chua,…
Mắc bệnh tiêu hóa
Việc mắc các bệnh lý tiêu hóa dẫn tới tình trạng bà bầu đau vùng thượng vị cũng không ngoại lệ. Trong một số trường hợp, bà bầu bị đau vùng thượng vị có thể là do bị viêm dạ dày, trào ngược dạ dày – thực quản, viêm loét dạ dày tá tràng,… Các bệnh lý này hình thành sẽ kèm theo vô số triệu chứng khó chịu như đầy hơi, chướng bụng, rối loạn tiêu hóa, ăn không tiêu,…
Được biết, bệnh lý và các yếu tố sinh lý cộng hưởng có thể khiến mức độ đau thượng vị tăng lên. Chúng không chỉ khiến sức khỏe mẹ bầu bị suy yếu mà còn tác động xấu tới sự phát triển của thai nhi.
Tiền sản giật
Đau thượng vị khi mang thai tháng cuối hoặc từ tuần 20 trở đi rất có thể là do tiền sản giật gây nên. Triệu chứng dễ nhận biết nhất chính là huyết áp tăng cao. Phần lớn những trường hợp này không quá nghiêm trọng, tuy nhiên nếu mẹ bầu xuất hiện kèm theo triệu chứng chóng mặt, đau đầu, tầm nhìn mờ, nôn ói, co giật thì bạn cần tới bệnh viện nhanh nhất có thể. Bởi biến chứng của tiền sản giật có thể khiến mẹ tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Co thắt chuyển dạ
Biểu hiện của các cơn đau chuyển dạ thường bắt đầu ngay ở phía trên tử cung. Lúc này, thai phụ sẽ có cảm giác vùng bụng bị thắt chặt dữ dội kèm theo các cơn đau nghiêm trọng. Nếu xuất hiện những cơn đau như vậy, tốt nhất mẹ bầu nên tới bệnh viện ngay để kiểm tra. Đặc biệt là khi cơn đau di chuyển tới đỉnh bụng hay có tình trạng chảy nước ối hoặc máu từ âm đạo.
Thay đổi hormone
Hormone Progesterone trong cơ thể phụ nữ khi mang thai sẽ tăng một cách đột biến. Chính sự thay đổi này khiến hoạt động của ruột trở nên bất bình thường và khiến thai phụ dễ bị đau thượng vị, kéo theo sự thay đổi về nhu động dạ dày ruột. Từ đó làm chậm quá trình di chuyển của thức ăn và là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng rối loạn tiêu hóa, táo bón, đầy hơi, chướng bụng,…
Căng dây chằng tròn
Loại dây chằng này bắt nguồn từ phía trên tử cung và được gắn vào xương mu với nhiệm vụ hỗ trợ tử cung giữ thai nhi. Bên cạnh đó, chúng cũng ngăn ngừa các tổn thương tới vùng tử cung. Được biết khi mang thai, kích thước của bào thai sẽ lớn dần và khiến dây chằng tròn bị kéo căng. Việc này khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu ở vùng bụng, thượng vị, lưng và cả phần mông.
Nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân trên, tình trạng đau thượng vị khi mang thai còn có thể xảy ra do một số nguyên nhân khác như bệnh về mật, gan, chế độ ăn uống thiếu khoa học, bệnh tuyến tụy, giun chui ống mật,… Việc xác định được chính xác nguyên nhân sẽ hỗ trợ tốt cho việc điều trị và hạn chế các biến chứng không mong muốn xảy ra.
Đau thượng vị khi mang thai có nguy hiểm không?
Đau thượng vị khi mang thai mặc dù là tình trạng khá phổ biến và ít khi gây ra các vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu trong quá trình mang thai, mẹ bầu đã bị các bệnh lý từ trước đó thì nên hết sức thận trọng. Bởi việc phát hiện muộn, điều trị không kịp thời, không đúng cách có thể làm ảnh hưởng xấu tới cả mẹ và bé.
Các chuyên gia cho biết, đau thượng vị kéo dài khi mang thai có thể khiến mẹ bầu gặp phải một số vấn đề như sau:
- Do bị đau và khó chịu tại vùng thượng vị nên bà bầu sẽ có cảm giác chán ăn, ăn không ngon miệng. Nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên sẽ khiến thai phụ bị thiếu hụt dưỡng chất làm ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Thậm chí, điều này còn làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non, thai nhi thiếu cân.
- Đau thượng vị kéo dài, đặc biệt là những cơn đau về đêm dễ gây ảnh hưởng tới giấc ngủ. Việc ngủ không đủ giấc dễ khiến cơ thể mệt mỏi, suy kiệt sức lực, hay cáu gắt và ít nhiều làm ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ lẫn thai nhi.
- Tình trạng đau thượng vị thường xuyên không chỉ gây mệt mỏi, thiếu hụt dinh dưỡng mà còn là nguy cơ tiềm ẩn về bệnh lý nguy hiểm. Hơn nữa, việc điều trị bệnh trong giai đoạn đang mang thai bị hạn chế nên dễ khiến bệnh tiến triển nặng, làm phát sinh nhiều rủi ro đáng tiếc.
Đau tức vùng thượng vị khi mang thai có tự khỏi không?
Ngoài thắc mắc đau tức vùng thượng vị khi mang thai có nguy hiểm không thì vấn đề tình trạng này có tự khỏi được không cũng được nhiều người quan tâm tìm hiểu. Được biết, đau tức thượng vị có tự khỏi được không còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.
Nếu các cơn đau thượng vị xuất phát do dấu hiệu của bệnh lý thì rất khó để bệnh có thể tự khỏi được. Chưa kể, việc không điều trị kịp thời thì bệnh sẽ phát triển xấu đi và khiến cuộc sống bị xáo trộn, đồng thời ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của thai nhi.
Do chưa thể xác định được chính xác nguyên nhân gây đau thượng vị nên thai phụ cần chủ động theo dõi, thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ có chuyên môn. Nếu tình trạng đau thượng vị chỉ đơn thuần xuất phát do sự thay đổi bởi việc mang thai thì chúng sẽ nhanh chóng biến mất sau một khoảng thời gian nhất định.
Đau vùng thượng vị khi mang thai khi nào cần tới gặp bác sĩ?
Để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé thì bà bầu cần chủ động tới gặp bác sĩ khi cơ thể có những dấu hiệu bất thường. Những cơn đau có thể xuất hiện thoáng qua hoặc kéo dài liên tục làm ảnh hưởng tới việc sinh hoạt hàng ngày. Vậy nên, nếu bị đau thượng vị kèm theo một số dấu hiệu nguy hiểm sau thì mẹ bầu nên tìm tới bác sĩ ngay:
- Bị sốt cao.
- Ngất xỉu.
- Khó thở, đau ngực.
- Nôn ra máu.
- Phân có màu đen.
- Máu có lẫn trong phân.
Cách điều trị đau thượng vị ở bà bầu hiệu quả
Cơ thể phụ nữ sẽ trở nên nhạy cảm hơn khi họ mang thai và đây cũng là giai đoạn dễ mắc các bệnh lý. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai lại rất khó để áp dụng các biện pháp điều trị thông thường, chẳng hạn như việc dùng thuốc. Vậy nên, để làm giảm chứng đau vùng thượng vị khi mang thai, mẹ bầu có thể tham khảo một số cách làm dưới đây.
Ăn uống khoa học
Chế độ ăn uống chưa đảm bảo tính khoa học cũng là nguyên nhân gây đau thượng vị khi mang thai. Vậy nên, mẹ bầu cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống phù hợp để làm giảm áp lực lên hệ tiêu hóa cũng như đảm bảo sự phát triển của thai nhi. Chế độ ăn uống cho mẹ bầu cần đảm bảo những nguyên tắc sau:
- Không nên để bụng quá đói, bỏ bữa hoặc ăn quá no. Thay vào đó, mẹ bầu nên chia nhỏ các bữa ăn, nhai kỹ, nuốt chậm.
- Uống đủ 2 – 3 lít mỗi ngày để giúp lượng thức ăn được tiêu hóa tốt và không bị đọng lại.
- Tăng cường tiêu thụ thực phẩm giàu chất xơ và các loại thức ăn dễ tiêu như cháo, súp,…
- Không nằm, đi lại hoặc vận động quá mạnh khi vừa mới ăn xong.
- Không ăn đồ cay nóng, đồ chua, thức ăn chế biến sẵn, không uống rượu, cà phê hay các chất kích thích khác.
Sinh hoạt điều độ
Sinh hoạt điều độ, duy trì lối sống lành mạnh chính là cách giúp bà bầu có sức khỏe tốt và hạn chế tình trạng đau thượng vị hiệu quả. Dưới đây là những vấn đề mà mẹ bầu cần lưu ý trong chế độ sinh hoạt của mình:
- Cần ăn đúng giờ, ngủ đúng giấc, không bỏ bữa, thức quá khuya và nên đi ngủ trước 23 giờ hàng ngày.
- Cần cân bằng giữa công việc và thời gian nghỉ ngơi, không làm quá 8 tiếng mỗi ngày, nhất là khi đang có vấn đề về sức khỏe.
- Tránh áp lực, căng thẳng cả trong công việc lẫn cuộc sống, hãy cố gắng để duy trì trạng thái tinh thần vui vẻ, tích cực.
- Nên dành thời gian nghe nhạc, đọc sách, ngồi thiền, tập thể dục nhẹ nhàng để giúp kiểm soát căng thẳng.
Chữa đau thượng vị khi mang thai bằng mẹo tại nhà
Ngoài việc ăn uống và sinh hoạt điều độ, mẹ bầu bị đau thượng vị có thể áp dụng một số mẹo điều trị tại nhà bằng các nguyên liệu tự nhiên. Đây được xem là giải pháp đảm bảo an toàn, lành tính với phụ nữ mang thai, đồng thời có khả năng mang lại tính hiệu quả tốt. Theo đó, bạn có thể áp dụng một số cách giảm đau thượng vị ở bà bầu như sau:
- Chườm ấm: Là giải pháp đơn giản, an toàn giúp thai phụ làm dịu cơn đau thượng vị. Mẹ bầu chỉ cần chuẩn bị túi chườm ấm áp lên vùng thượng vị bị đau trong vòng 5 – 10 phút và có thể lặp lại nếu cơn đau vẫn chưa có xu hướng giảm. Nếu không có túi chườm, các bạn có thể cho nước nóng vào chai thủy tinh, quấn khăn quanh chai và để lên vùng bụng để tránh làm tổn thương da.
- Massage vùng thượng vị: Ngoài việc chườm ấm, để gia tăng hiệu quả bạn có thể kết hợp với các động tác massage thượng vị. Mẹ bầu dùng tay xoa nhẹ nhàng lên vùng bị đau theo chuyển động tròn. Giải pháp này không chỉ giúp làm giảm cơn đau mà còn hỗ trợ hoạt động tiêu hóa, làm giảm chứng chướng bụng, đầy hơi và táo bón.
- Pha nước chanh mật ong uống: Cả mật ong và chanh đều có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ chống viêm, chống oxy hóa và cung cấp cho cơ thể nhiều dưỡng chất cần thiết. Việc uống nước chanh và mật ong đều đặn sẽ làm dịu cơn đau thượng vị, giúp mẹ bầu cảm thấy dễ chịu hơn. Các bạn cần chuẩn bị 150ml nước ấm, thêm 1 thìa cà phê mật ong nguyên chất, ½ thìa nước cốt chanh rồi khuấy đều, uống trực tiếp khi bị đau thượng vị.
- Uống trà gừng ấm: Trà gừng cũng là một trong những thức uống được nhiều bà bầu áp dụng trong trường hợp này. Bởi trong gừng có nhiều chất chống viêm, chúng có khả năng kích thích lưu thông máu, giảm đau, chống trào ngược cũng như thúc đẩy tái tạo niêm mạc. Để thực hiện, bạn dùng ½ củ gừng tươi, cắt thành lát rồi cho vào cốc. Đổ khoảng 100ml nước sôi vào và ủ cùng gừng trong khoảng 15 phút. Mẹ bầu có thể uống trực tiếp khi trà còn nóng hoặc cho thêm mật ong để làm giảm vị cay gắt của gừng.
Cách giảm đau thượng vị ở bà bầu bằng thuốc
Việc dùng thuốc Tây điều trị đau thượng vị khi mang thai rất ít khi được áp dụng. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp bắt buộc, bác sĩ vẫn có thể kê đơn để giúp mẹ bầu thoát khỏi cơn nguy hiểm. Nhưng để tránh nguy cơ dẫn tới các tác dụng không mong muốn cũng như đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé thì thai phụ cần dùng thuốc theo đúng chỉ định từ bác sĩ.
Các loại thuốc thường được chỉ định trong việc làm giảm đau thượng vị ở bà bầu khi mang thai gồm có:
- Thuốc kháng H2: Làm giảm acid dịch vị, ngăn không cho Histamin gây hại cho niêm mạc dạ dày, từ đó phòng tránh và hạn chế tình trạng đau thượng vị, trào ngược dạ dày.
- Thuốc kháng acid dạ dày: Đây là loại thuốc có khả năng làm trung hòa dịch vị acid dạ dày cũng như làm giảm triệu chứng khó chịu, đầy hơi cho bệnh nhân.
- Thuốc diệt vi khuẩn Hp: Vi khuẩn Hp được xem là nguyên nhân chính gây nên các bệnh lý tiêu hóa và khiến tình trạng đau thượng vị ở phụ nữ có thai trở nên nghiêm trọng. Việc sử dụng các loại thuốc này sẽ giúp làm giảm triệu chứng của bệnh cũng như hỗ trợ loại bỏ loại vi khuẩn Hp hiệu quả.
So với một số loại thuốc Tây y chữa đau thượng vị, thuốc Đông y mang đến sự an toàn – lành tính và không gây tái phát cho bà bầu. Trong đó, bài thuốc Nhất Nam Bình Vị Khang của Nhất Nam Y Viện là giải pháp hữu hiệu, được các chuyên gia đánh giá cao hơn cả.
Đau thượng vị khi mang thai có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của cả mẹ và bé nên cần hết sức thận trọng. Trong trường hợp các giải pháp nêu trong bài viết không mang lại hiệu quả hoặc tình trạng bệnh không có dấu hiệu được cải thiện thì tốt nhất bạn nên tới các cơ sở y tế uy tín để thăm khám, chẩn đoán và điều trị sớm nhất có thể.
Có thể bạn quan tâm: