Ợ Chua Nôn Ra Máu Nguy Hiểm Không? Nguyên Nhân Và Cách Chữa
Dạ dày là một trong những bộ phận quan trọng trong cơ thể chúng ta, đóng vai trò lưu trữ và tiêu hóa thức ăn. Nếu thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh, cơ quan này rất dễ chịu tổn thương, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó có ợ chua nôn ra máu. Đây là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nghiêm trọng, do đó bạn không nên xem thường. Đồng hành cùng nội dung dưới đây để tìm hiểu nguyên nhân, cách điều trị và những lưu ý khi gặp tình trạng này.
Ợ chua nôn ra máu là bệnh gì? Dấu hiệu cụ thể
Khi bị các vấn đề về dạ dày và đường ruột, người bệnh thường gặp các vấn đề như ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, trào ngược,…. trong đó bao gồm chứng ợ chua nôn ra máu. Đây là hiện tượng lượng axit trong dạ dày bị đẩy lên thực quản, ngoài ra, những chất đang có trong bao tử lúc này đều bị ợ lên, trộn cùng máu và thoát ra ngoài bằng miệng. Thông thường máu được ợ ra là máu màu đỏ tươi hoặc sẫm. Nếu mức độ tổn thương ở dạ dày càng cao, lượng máu xuất ra càng nhiều.
Xem thêm: Áp Dụng 4 Bài Thuốc Từ Cây Nhọ Nồi Chữa Đau Dạ Dày Hiệu Quả
Theo các chuyên gia, ợ chua nôn ra máu là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe đang suy giảm, một số cơ quan nội tạng trong cơ thể bị xuất huyết. Trong trường hợp mất khoảng 500ml máu kèm theo các triệu chứng khác như thở nhanh, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn kéo dài, bạn nên nhanh chóng tìm đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.
Tình trạng ợ chua nôn ra máu có thể dễ dàng nhận biết thông qua một số biểu hiện cụ thể sau:
- Bệnh nhân thường có triệu chứng buồn nôn và nôn.
- Ói ra toàn bộ thức ăn vừa nạp vào.
- Đau bụng.
- Đầy chướng bụng gây khó chịu.
- Hoa mắt chóng mặt.
- Đổ mồ hôi.
- Toàn thân lạnh toát.
- Tim đập nhanh, thở gấp.
- Không tỉnh táo.
- Có thể ngất xỉu.
Nguyên nhân chủ yếu gây ợ chua nôn ra máu
Ợ chua nôn ra máu là hiện tượng không thể xem thường, có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc xác định chính xác lý do phát bệnh vô cùng quan trọng vì nó giúp tìm ra cách điều trị phù hợp và hiệu quả. Những nguyên nhân chính gây ra tình trạng này thường do dạ dày và các cơ quan nội tạng bị tổn thương. Cụ thể:
Trào ngược dạ dày
Thực chất, ợ chua là tình trạng axit dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản, lúc này người bệnh sẽ có cảm giác chua và đắng trong miệng, đây là hiện tượng thường gặp nên không đáng lo ngại. Tuy nhiên ợ chua nôn ra máu lại hoàn toàn khác, nó cảnh bảo tình trạng trào ngược dạ dày đã chuyển biến đến giai đoạn nặng hơn, đồng thời các vết loét bao tử cũng trở nên nghiêm trọng, tác động xấu đến các mạch máu nằm bên dưới. Khi gặp triệu chứng này, người bệnh không nên chủ quan, cần tìm đến bệnh viện thăm khám và có biện pháp điều trị phù hợp.
Tham khảo: Ợ Hơi Sau Khi Ăn Có Nguy Hiểm Không? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục
Xuất huyết dạ dày
Một trong những nguyên nhân thường gặp của tình trạng ợ chua nôn ra máu là do xuất huyết dạ dày. Lúc này, người bệnh sẽ nôn ra máu tươi hoặc máu đen, đồng thời thức ăn trong bao tử cũng theo đó đẩy lên và thoát ra ngoài qua đường miệng. Xuất huyết dạ dày khác với trào ngược dạ dày đó là ngoài triệu chứng ợ chua, nôn ra máu còn có một số biểu hiện khác như chảy máu niêm mạc bao tử, đi ngoài phân lẫn máu, cơ thể mệt mỏi, thường xuyên buồn nôn.
Xuất huyết thực quản
Khi bị ợ chua nôn ra máu, có khả năng cao bạn đang mắc bệnh xuất huyết thực quản. Theo quy luật bình thường, thực quản giãn nở đều để đưa thức ăn vào bên trong dạ dày, tuy nhiên một vài trường hợp thực quản bị tổn thương khiến tĩnh mạch giãn ra quá mức. Khi đó, mạch máu có thể bị vỡ và người bệnh bị xuất huyết thực quản, kèm theo triệu chứng ợ chua, nôn ra máu, mất sức, đói bụng cồn cào, khó chịu.
Ung thư dạ dày
Rất nhiều trường hợp bị ung thư dạ dày giai đoạn đầu cũng gặp hiện tượng ợ chua nôn ra máu do dạ dày và lớp niêm mạc chịu tổn thương nặng nề. Ung thư là chứng bệnh vô cùng nguy hiểm nhưng lại khó để phát hiện khi mới phát. Nếu sau một thời gian dài không được điều trị, các triệu chứng sẽ chuyển sang giai đoạn nghiêm trọng hơn. Vậy nên khi bị ợ chua kèm theo tình trạng nôn ra máu, bạn nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế để thăm khám, chẩn đoán tìm ra nguyên nhân gây bệnh.
Tình trạng ợ chua nôn ra máu có nguy hiểm không?
Các chuyên gia cho biết, ợ chua nôn ra máu là tình trạng đáng báo động, cảnh báo nhiều bệnh lý liên quan đến dạ dày, đường ruột và các cơ quan nội tạng khác. Bệnh có thể tiến triển nặng nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, thậm chí tiềm ẩn nhiều nguy hại cho tính mạng. Ợ chua nôn ra máu có thể gây ra nhiều biến chứng cho người bệnh như:
Tìm hiểu thêm: Ợ Chua Buồn Nôn Là Gì? Bệnh Có Nguy Hiểm Không?
- Gặp vấn đề về đường hô hấp: Như đã nói, dạ dày trào ngược sẽ gây ra tình trạng ợ chua kèm theo triệu chứng nôn ra máu. Khi đó một lượng lớn axit bị tràn vào đường hô hấp, gây tổn thương lớp niêm mạc họng và thực quản. Lúc này người bệnh sẽ gặp phải các vấn đề như viêm họng, viêm phổi, viêm phế quản, ngạt mũi, xoang mũi, khàn tiếng, mấy tiếng, khó thở,… Nếu không được chữa trị kịp thời, các triệu chứng tiến triển nặng và gây ra biến chứng nguy hiểm.
- Barrett thực quản: Nếu hiện tượng trào ngược dạ dày gây ợ chua nôn ra máu không được can thiệp và điều trị kịp thời từ khi mới khởi phát sẽ gây tổn thương lớp niêm mạc nghiêm trọng. Về lâu dài, niêm mạc dạ dày bị biến đổi dẫn đến barrett thực quản và người bệnh có nguy cơ cao bị ung thư thực quản.
- Ung thư thực quản: Đây được xem là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của tình trạng ợ chua nôn ra máu, thường gặp ở bệnh nhân lớn tuổi. Bệnh ung thư gây ra các triệu chứng vàng da, sụt cân, đau đớn, chảy máu thực quản, chán ăn, mệt mỏi. Nếu không được chữa trị từ sớm sẽ ảnh hưởng đến tính mạng, người bệnh thường sống chưa đến 3 năm.
Bị ợ chua nôn ra máu nên ăn gì và kiêng gì?
Ợ chua nôn ra máu liên quan trực tiếp đến dạ dày và hệ tiêu hóa, do đó người bệnh cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Việc bổ sung các thực phẩm có lợi cho dạ dày vừa giúp ngăn ngừa các triệu chứng, vừa đẩy nhanh quá trình phục hồi và tránh biến chứng.
Thực phẩm người bị ợ chua nôn ra máu nên ăn:
- Sữa chua: Đây là thực phẩm chứa hàm lượng lớn men vi sinh và nhiều lợi khuẩn có tác dụng kích thích dạ dày hoạt động tốt hơn, kháng viêm và loại bỏ hại khuẩn.
- Cá hồi: Nhờ hàm lượng omega 3 dồi dào, cá hồi có chứa nhiều dưỡng chất cần thiết hỗ trợ giảm tình trạng viêm loét và phục hồi các tổn thương ở dạ dày, đường ruột.
- Củ cải trắng: Nếu bị ợ chua nôn ra máu, bạn nên bổ sung nhiều củ cải trắng vì thực phẩm này chứa nhiều lợi khuẩn và men vi sinh tốt cho đường ruột có thể đẩy lùi các triệu chứng ợ chua, ợ hơi, trào ngược dạ dày.
- Táo: Quả táo được biết đến với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, có thể cải thiện nhiều chứng bệnh, trong đó bao gồm các bệnh liên quan đến dạ dày. Đặc biệt, thành phần pectin trong quả táo có thể kháng viêm, chữa lành vết thương của dạ dày, ngăn ngừa tình trạng đầy bụng, khó tiêu, ợ chua, nôn ra máu.
- Đu đủ: Hàm lượng papain dồi dào trong loại quả này có thể đẩy nhanh quá trình tiêu hóa protein, giảm các triệu chứng xảy ra khi gặp các vấn đề về dạ dày, đường ruột.
Xem thêm: 4 Phác Đồ Điều Trị Loét Dạ Dày Hp Mới Nhất Siêu Hiệu Quả
Thực phẩm người bị ợ chua nên tránh:
- Đồ ăn có nồng độ axit cao: Dung nạp quá nhiều đồ ăn chứa hàm lượng lớn axit có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày, sinh ra các vết loét, đồng thời khiến tình trạng trào ngược, ợ chua trở nên nghiêm trọng hơn.
- Đồ ăn cay nóng: Đây là thực phẩm người bệnh dạ dày cần tránh vì chúng là cản trở quá trình tiêu hóa, gây ra hiện tượng viêm loét dạ dày, ợ chua nôn ra máu và tiềm ẩn nguy cơ ung thư dạ dày.
- Bia rượu, chất kích thích: Khi dung nạp thường xuyên rượu bia, cà phê, thuốc lá và chất kích thích có thể khiến tình trạng đau dạ dày, viêm loét, ợ chua tiến triển nghiêm trọng hơn và tăng khả năng ung thư bao tử.
Cách điều trị bệnh tốt nhất
Ợ chua nôn ra máu nguy hiểm không thể xem thường. Các chuyên gia khuyến cáo, ngay khi có những biểu hiện bất thường, người bệnh cần nhanh chóng tìm đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, chẩn đoán và nhận phác đồ điều trị phù hợp nhất, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng.
Đối với chứng bệnh này thường không thể điều trị theo mẹo dân gian, do đó người bệnh sẽ có thể chữa tại bệnh viện hoặc dùng thuốc Đông y theo chỉ định của bác sĩ, lương y.
Có thể bạn quan tâm: Mổ Nội Soi Dạ Dày Là gì? Mất Bao Lâu, Chi Phí Bao Nhiêu?
Điều trị tại bệnh viện
Rất nhiều bệnh nhân bị các vấn đề về dạ dày, cụ thể là ợ chua và nôn ra máu thường tìm đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và cách chữa. Những trường hợp bệnh nhẹ thường được chỉ định dùng thuốc Tây y để ngăn ngừa các triệu chứng tiến triển nặng hơn, đồng thời đẩy nhanh quá trình phục hồi. Trong khi đó, nếu bệnh ở mức độ nặng, quá trình điều trị sẽ như sau:
- Người bệnh được theo dõi tình trạng tại viện trong thời gian 1 – 2 ngày để xác định các triệu chứng, sau đó tiến hành nội soi và các xét nghiệm liên quan. Nếu tình trạng ổn định và được kiểm soát, bệnh nhân được kê đơn thuốc và tự điều trị tại nhà.
- Nếu tình trạng ợ chua nôn ra máu do vi khuẩn, bác sĩ thực hiện việc cầm máu và cho bệnh nhân dùng thuốc kháng sinh từ 10 – 14 ngày. Sau thời gian này, người bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn điều trị thứ 2 từ 6 – 8 tuần.
Quá trình điều trị tại bệnh viện, phòng khám cần được tuân thủ đúng mọi chỉ định của bác sĩ, chuyên gia mới đảm bảo hiệu quả cao và đẩy nhanh thời gian phục hồi. Người bệnh tuyệt đối không nên thay đổi liều lượng thuốc, tự ý bỏ thuốc hoặc dùng đơn khác khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ chuyên môn. Bên cạnh đó cần tái khám đúng theo lịch hẹn để xác định mức độ hiệu quả của phác đồ chữa bệnh và kịp thời xử lý những nguy hại có thể xảy ra.
Điều trị ợ chua nôn ra máu bằng Đông y
Bên cạnh việc điều trị theo Tây y tại các bệnh viện, phòng khám, người bị ợ chua nôn ra máu hoàn toàn có thể tìm đến các biện pháp Đông y để cải thiện các triệu chứng của bệnh. Các bài thuốc Đông y có sự kết hợp của các loại dược liệu tự nhiên lành tính, không gây ra tác dụng phụ như thuốc Tây y. Bên cạnh đó, thuốc theo Y học cổ truyền tác động trực tiếp vào căn nguyên gây bệnh để điều trị tận gốc, không làm tái phát và hỗ trợ tăng cường sức khỏe tổng thể cho người bệnh.
Đừng bỏ lỡ: Chẩn Đoán Và Điều Trị Cấp Cứu Xuất Huyết Tiêu Hóa
Tuy nhiên nhược điểm của bài thuốc Đông y đó là mất thời gian và công sức để đun sắc mới có thể uống, không tiện dụng như thuốc Tây. Ngoài ra, hiệu quả thuốc thường chậm, do đó người bệnh cần kiên trì trong thời gian dài để cảm nhận được sự thay đổi, không nên bỏ cuộc giữa chừng.
Dưới đây là 2 bài thuốc Đông y chữa ợ chua nôn ra máu và các bệnh khác liên quan đến dạ dày hiệu quả nhất:
Lưu ý cần nhớ cho người bệnh
Khi bị ợ chua nôn ra máu, người bệnh cần chú ý đến những vấn đề dưới đây để đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh, đồng thời ngăn ngừa các triệu chứng nguy hiểm:
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, cân bằng dưỡng chất cần thiết để nâng cao sức đề kháng và tăng cường sức khỏe.
- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng, chống lại tác nhân gây hại từ môi trường, tăng cường quá trình trao đổi chất và giúp hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh.
- Tránh xa các thói quen xấu như bỏ bữa, ăn quá no, thức khuya, làm việc quá sức, vận động mạnh ngay sau khi ăn.
- Không nên dung nạp thực phẩm cứng, dai, khó tiêu, thay vào đó, người bệnh hãy ưu tiên ăn đồ ăn được nấu chín, hầm nhừ, dạng lỏng như cháo, súp, canh,…
- Uống nhiều nước, có thể kết hợp nước ép và sữa vì đây là những thực phẩm tốt cho quá trình cải thiện viêm loét cũng như cải thiện tình trạng ợ chua, buồn nôn.
- Giữ tâm lý ổn định, tinh thần thoải mái, không nên để bản thân rơi vào tình trạng căng thẳng, áp lực, stress vì đây chính là nguyên nhân khiến bệnh tiến triển nặng hơn.
- Thăm khám bác sĩ ngay khi có các biểu hiện bất thường để xác định nguyên nhân, chẩn đoán mức độ và tránh những biến chứng nguy hiểm.
- Không tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ, chuyên gia, đồng thời lắng nghe lời dặn của bác sĩ khi thăm khám để tuân thủ đúng các chỉ định này, góp phần cải thiện bệnh tốt hơn và ngăn ngừa các biến chứng.
Ợ chua nôn ra máu là triệu chứng đáng báo động của nhiều bệnh lý liên quan đến dạ dày và các cơ quan nội tạng trong cơ thể, do đó người bệnh không nên chủ quan. Hãy nhanh chóng tìm đến các bệnh viện, phòng khám uy tín để được tư vấn, hỗ trợ và nhận phác đồ chữa trị phù hợp nhất. Đồng thời bạn nên tự điều chỉnh thói quen ăn uống, sinh hoạt của bản thân để tăng cường sức khỏe, góp phần phục hồi bệnh tốt hơn và ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn, gây nguy hại cho tính mạng.
Như vậy bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp thắc mắc xuất huyết dạ dày nằm viện bao lâu. Tùy từng trường hợp và mức độ nghiêm trọng của bệnh sẽ có thời gian nằm viện của mỗi người cũng khác nhau. Điều quan trọng là bạn cần có chế độ ăn uống nghỉ ngơi điều độ để giúp cơ thể nhanh được phục hồi và ngăn việc xuất hiện các bệnh mới.