Đau Dạ Dày Có Ăn Được Yến Mạch Không? Lưu Ý Quan Trọng
Yến mạch là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe và được nhiều người sử dụng làm bữa sáng. Vậy những người bị đau dạ dày có ăn được yến mạch không? Bài viết sau đây sẽ cùng bạn tìm hiểu những thông tin hữu ích để giúp quá trình chăm sóc sức khỏe của bản thân được tốt hơn.
Đau dạ dày có ăn được yến mạch không?
Yến mạch là loại ngũ cốc phổ biến tại các quốc gia có khí hậu ôn đới như Mỹ, Nga, Úc, Ba Lan,… Người ta thường dùng yến mạch để làm bữa sáng hoặc các bữa phụ trong ngày. Vậy những người bị đau dạ dày có ăn được yến mạch không? Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, bệnh nhân bị đau dạ dày hoàn toàn có thể sử dụng được yến mạch.
Yến mạch là một loại ngũ cốc giàu dinh dưỡng và có tác động tốt đối với hệ tiêu hóa của con người. Trong thành phần của loại thực phẩm này có chứa nhiều chất đạm, chất béo không bão hòa, chất xơ hòa tan, vitamin và chất khoáng. Chúng có tác dụng giúp kích thích nhu động ruột, tăng cường tiêu hóa và tốt cho những bệnh nhân bị đau dạ dày.
Bên cạnh đó, hàm lượng chất xơ và carbohydrate trong yến mạch còn giúp làm giảm tình trạng táo bón, giúp mang lại cảm giác no lâu, cung cấp năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên người bị đau dạ dày cũng không phải vì thế mà sử dụng yến mạch một cách tùy tiện nếu không sẽ gây phản tác dụng.
Công dụng của yến mạch với người bị đau dạ dày
Yến mạch là một loại ngũ cốc nguyên hạt được trồng chủ yếu tại châu Âu và Bắc Mỹ. Trên thị trường hiện nay, chúng được chia làm 2 dạng chính là bột yến mạch và yến mạch tấm. Như thông tin chia sẻ phía trên, bệnh nhân bị đau dạ dày hoàn toàn có thể sử dụng yến mạch để cải thiện bệnh lý. Vậy cụ thể công dụng của yến mạch với người bị bệnh đau dạ dày là gì?
Đau dạ dày có ăn được yến mạch không? Yến mạch giúp bảo vệ niêm mạc, ngăn nhiễm trùng dạ dày
Sau khi đã giải đáp được thắc mắc đau dạ dày có ăn được yến mạch không thì nhiều người cũng muốn biết tại sao yến mạch lại có lợi với các trường hợp bị đau bao tử. Chúng ta đều biết rằng các cơn đau dạ dày thường xuất phát từ những tổn thương ở niêm mạc. Đặc biệt là khi có sự xuất hiện của tình trạng nhiễm trùng khiến bệnh tình trở nên phức tạp và khó điều trị hơn.
Trong khi đó, thành phần chính của yến mạch lại có chứa beta-glucan – hoạt chất có công hiệu quả trong việc loại bỏ vi sinh gây hại và chống lại tình trạng nhiễm khuẩn tại dạ dày. Bởi thế mà tình trạng đau đớn, khó chịu do bệnh dạ dày gây ra sẽ được cải thiện một cách đáng kể.
Yến mạch giúp trung hòa lượng acid tiết ra trong dịch vị dạ dày
Song song với việc bảo vệ niêm mạc và giảm đau dạ dày, ăn yến mạch còn giúp trung hòa lượng acid tiết ra trong dịch dạ dày hiệu quả. Khi lượng acid được kiểm soát tốt sẽ khiến tình trạng bệnh được cải thiện. Lâu dài, chúng còn hỗ trợ ngăn chặn bệnh đau dạ dày, viêm loét dạ dày trở thành mãn tính.
Sở dĩ yến mạch có thể đảm nhận được vai trò này chính là nhờ vào tính dễ tiêu cùng khả năng hấp thụ tốt. Ngoài hàm lượng chất xơ, nguồn năng lượng dồi dào trong yến mạch cũng góp phần vào quá trình hấp thụ tối đa lượng axit dư thừa trong cơ thể người dùng.
Ngoài ra yến mạch còn rất tốt cho nhu động ruột, làm mềm phân và ngăn ngừa táo bón hiệu quả. Thực phẩm này rất tốt cho sức khỏe đường ruột, đại tràng. Vậy nên nếu sử dụng yến mạch thường xuyên với liều lượng hợp lý có thể ngăn chặn nguy cơ bị bệnh trĩ hay ung thư trực tràng.
Bên cạnh đó, các nghiên cứu còn cho thấy yến mạch có khả năng hỗ trợ điều chỉnh huyết áp, quản lý cân nặng và tốt cho những người đang ăn kiêng do bị đau dạ dày.
Hướng dẫn ăn yến mạch đúng cách, đảm bảo dinh dưỡng
Thực đơn ăn uống của người bị đau dạ dày hoàn toàn có thể bổ sung yến mạch nhưng phải đảm bảo trong khâu chế biến. Dưới đây là một số cách chế biến yến mạch phù hợp với những người bị đau bao tử mà bạn nên tham khảo áp dụng.
- Cần ngâm yến mạch thô trước khi nấu: Ngâm yến mạch trong chất lỏng, đặc biệt là trong nước trái cây sẽ tránh được nguy cơ gặp phải tác dụng phụ. Thêm vào đó, yến mạch thôi còn có chứa axit phytic kháng dinh dưỡng, dễ khiến cơ thể khó hấp thu khoáng chất. Do đó bạn cần ngâm yến mạch thô trong ít nhất 12 tiếng trước khi chế biến.
- Yến mạch không nên nấu quá lâu: Yến mạch rất dễ chín nên bạn không cần mất nhiều thời gian trong chế biến. Thậm chí, bạn chỉ cần làm chín yến mạch trong lò vi sóng mà không cần nấu. Việc nấu yến mạch trong thời gian quá lâu dễ làm mất chất dinh dưỡng vốn có cũng như khiến hương vị món ăn trở nên kém hấp dẫn.
- Không kết hợp yến mạch với sữa bò khi chế biến: Không ít người dùng sữa bò và yến mạch để chế biến, tuy nhiên cách làm này không được khuyến khích áp dụng với những người đang bị đau dạ dày. Lý do được cho là sữa động vật có khả năng thúc đẩy dạ dày sản sinh nhiều axit dịch vị, từ đó gây ảnh hưởng tiêu cực lên niêm mạc dạ dày. Vậy nên thay vì dùng sữa động vật, các bạn có thể thay thế bằng sữa thực vật hoặc nước hầm xương.
Theo đó, các bạn có thể chế biến yến mạch thành những món ăn giàu dinh dưỡng như sau:
Cháo gà yến mạch
Chuẩn bị: 300g thịt gà, 100g yến mạch, nước sạch, 50g hành lá, 1 củ gừng, gia vị cùng một số dụng cụ nấu khác. Tiếp đó tiến hành sơ chế nguyên liệu, rửa thịt gà, gừng, hành lá với nước sạch. Gừng thái lát nhỏ thành sợi, hành cắt thành khúc khoảng 1cm còn thịt gà thì mang luộc chín vừa tới.
Khi luộc gà, bạn cho thêm vài lát gừng để tăng mùi thơm. Luộc gà khoảng 15 phút thì vớt ra, đổ yến mạch vào nồi nước luộc. Tiếp tục đun yến mạch với nước luộc gà với lửa nhỏ. Sau đó xé thịt gà thành sợi nhưng không xe quá nát sau đó đổ vào nồi cháo, khuấy đều tay cho tới khi cháo mịn thì tắt bếp. Bạn múc cháo ra bát, rắc hành và tiêu lên rồi thưởng thức.
Cháo tôm yến mạch
Chuẩn bị 300g yến mạch, 500g tôm, 10g bơ, 500ml sữa, 1 hoặc 2 củ hành khô, 50ml dầu ô liu, gia vị cùng dụng cụ nấu nướng. Sau đó chuẩn bị một chiếc chảo rồi đặt lên bếp, đổ sữa vào chảo đun sôi rồi cho yến mạch vào, tiếp tục đun trong 10 phút. Khuấy đều tay để cháo không bị vón cục hay cháy đít nồi.
Tiếp đó, bạn tiến hành đun dầu ô liu và cho tôm vào xào, thêm một chút hành khô, muối, hạt tiêu và tiếp tục nấu trong 5 phút. Hỗn hợp tôm vừa sơ chế xong đổ vào chảo yến mạch đun thêm 15 phút thì tắt bếp, sau đó múc ra bán để thưởng thức khi còn nóng với người thân.
Lưu ý khi ăn yến mạch ở những người bị đau dạ dày
Vấn đề đau dạ dày ăn được yến mạch không đã được giải đáp. Tuy nhiên, để việc dùng yến mạch trở nên có lợi cho người bị đau dạ dày cũng như giúp người bệnh hấp thu nguồn dinh dưỡng tốt nhất, các bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Các chuyên gia khuyến cáo, bệnh nhân bị đau dạ dày chỉ nên ăn yến mạch vào buổi sáng sớm, không nên kết hợp yến với sữa động vật, đặc biệt là sữa bò. Do kết cấu của yến mạch khá lỏng lại dễ tiêu hoá nên khi ăn vào buổi sáng sẽ không bị bí cổ. Bên cạnh đó chúng còn giúp cung cấp năng lượng suốt ngày dài cũng như giúp bảo vệ dạ dày tốt hơn.
- Các bạn nên lựa chọn loại yến mạch tươi hoặc bột yến mạch để chế biến và ăn hàng ngày. Bởi các loại yến mạch được chế biến sẵn có thể làm tăng đường huyết, thậm chí khiến tình trạng viêm loét dạ dày lan rộng hơn.
- Người bị đau dạ dày ngoài việc có thể ăn yến mạch thì cũng nên bổ sung thêm các loại rau củ quả tươi để củng cố hoạt động tiêu hóa, hạn chế bệnh lý cũng như tăng sức đề kháng cho cơ thể tốt hơn.
- Các loại đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ thường rất kích thích vị giác nên được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên đây lại là nhóm thực phẩm mà những người đau dạ dày cần tránh xa để bệnh lý không phát triển theo chiều hướng xấu hơn.
- Không dùng rượu bia, đồ uống có chất kích thích hoặc đồ uống có ga. Bởi nhóm đồ uống này sẽ khiến triệu chứng đau dạ dày, viêm loét dạ dày – tá tràng tiến triển xấu, gây khó khăn cho việc chữa trị sau này.
- Trong trường hợp bị đau hoặc viêm dạ dày quá nặng, người bệnh cần liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và có cách điều trị phù hợp, tích cực hơn.
Đau dạ dày có ăn được yến mạch không? Câu trả lời là có. Tuy nhiên cần phải có chế độ ăn uống và phân bố thời gian cho phù hợp, không nên ăn quá nhiều. Bên cạnh chế độ ăn uống, người bệnh cần được thăm khám và điều trị theo phác đồ của chuyên gia để bạn sớm có được bữa ăn ngon miệng, không còn tình trạng đau dạ dày, ợ hơi, đầy bụng…