[Giải Đáp] Đau Dạ Dày Có Nên Ăn Sữa Chua Không Và Cần Lưu Ý Điều Gì?
Sữa chua là thực phẩm bổ dưỡng được nhiều người yêu thích, không chỉ giúp tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng mà còn mang đến những lợi ích cho hệ tiêu hóa. Tuy nhiên thực tế có một số trường hợp sử dụng thực phẩm này có cảm giác khó chịu, đầy bụng. Cũng bởi vậy không ít người thắc mắc liệu đau dạ dày có nên ăn sữa chua không. Bài viết dưới đây sẽ thông tin chi tiết về vấn đề này, cùng với đó là hướng dẫn cách dùng hiệu quả và lưu ý người bệnh cần nhớ.
Chuyên gia giải đáp: Đau dạ dày có nên ăn sữa chua không?
Sữa chua là nhóm thực phẩm có lợi cho sức khỏe, do được lên men bởi chủng lactobacteriaceae, có chứa hàm lượng vitamin, khoáng chất dồi dào. Những công dụng của sản phẩm này với cơ thể bao gồm: Tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, giảm nồng độ cholesterol trong máu, hỗ trợ giảm cân, duy trì vóc dáng cân đối, cho hệ xương khớp chắc khỏe, đặc biệt tốt cho quá trình tiêu hóa.
Tuy nhiên do sữa chua có chứa hàm lượng lớn acid lactic, một số trường hợp có cảm giác khó chịu khi bổ sung cho cơ thể, cũng bởi vậy mà nhiều người băn khoăn rằng liệu đang bị đau dạ dày có nên ăn sữa chua không.
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết rằng, mặc dù có chứa acid lactic nhưng người bị các vấn đề liên quan đến bao tử hoàn toàn có thể ăn chữa chua nếu thích, đặc biệt thực phẩm này sẽ hỗ trợ bổ sung các dưỡng chất có lợi. Không chỉ mang đến những tác dụng tốt cho sức khỏe tổng thể, việc ăn sữa chua thường xuyên còn hỗ trợ dạ dày tiêu hóa tốt hơn, đẩy nhanh quá trình phục hồi tổn thương ở niêm mạc, ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP,…
Tuy nhiên điều quan trọng khi người đau dạ dày ăn sữa chua đó là chú ý đến liều lượng, thời điểm, cách ăn, loại sữa chua phù hợp vì những yếu tố này đều có tác động trực tiếp đến tình hình sức khỏe, các triệu chứng cũng như mức độ đau dạ dày.
Tìm hiểu thêm: [Sự Thật] Đau Dạ Dày Có Nên Ăn Chuối Không Và Cách Dùng Tốt Nhất
Tác dụng của sữa chua đối với người bị đau dạ dày
Với câu hỏi đau dạ dày có ăn được sữa chua không, các chuyên gia khẳng định là có. Loại thực phẩm bổ dưỡng này sẽ mang đến những công dụng đối với người bị đau dạ dày như:
Sữa chua hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động ổn định
Sữa chua là thực phẩm có chứa hàm lượng probiotic dồi dào, bên cạnh đó là vitamin, khoáng chất hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động ổn định. Cụ thể vitamin B6 trong sữa chua có tác dụng thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể, giúp thức ăn được tiêu hóa tốt hơn, hạn chế tình trạng ợ hơi, ợ chua, đầy bụng,..
Vitamin C có tác dụng như chất chống oxy hóa, có khả năng chống viêm, kháng khuẩn, phục hồi tổn thương. Trong khi đó, magie giúp ổn định dây thần kinh và các cơ, tăng cường hệ miễn dịch, tránh căng thẳng, stress gây đau dạ dày.
Ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP trong bao tử
Vi khuẩn HP là một trong những nguyên nhân gây ra các vấn đề về bao tử. Chúng có thể tiết ra chất độc làm tổn thương lớp niêm mạc, từ đó dạ dày dễ bị viêm loét. Ngoài ra, vi khuẩn HP còn làm thay đổi nồng độ pH trong dạ dày thông qua hoạt động tiết enzyme urease, từ đó gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột và bao tử, tiềm ẩn nguy cơ ung thư.
Nếu người bị đau dạ dày ăn sữa chua sẽ bổ sung lợi khuẩn để ức chế sự hình thành và phát triển của vi khuẩn HP, cân bằng nồng độ pH trong bao tử để cơ quan này hoạt động ổn định. Đồng thời sữa chua còn chứa acid lactic giúp phá vỡ lớp nhầy bảo vệ của vi khuẩn HP gây bệnh, từ đó chúng mất đi môi trường sống và tự động bị tiêu hủy. Vậy nên có thể khẳng định đau dạ dày có nên ăn sữa chua.
Bổ sung lợi khuẩn, từ đó cân bằng hệ vi sinh
Sữa chua có chứa hàng tỷ lợi khuẩn đặc biệt tốt cho hệ tiêu hóa và đường ruột, khi được bổ sung vào cơ thể sẽ giảm nhanh chóng các triệu chứng táo bón, đau dạ dày, đau rát hậu môn. Ngoài ra, các loại vi khuẩn có lợi trong sữa chua sẽ mang đến những công dụng như:
- Lactobacillus acidophilus giúp tạo ra acid lactic và hydroperoxide ức chế vi khuẩn HP, thúc đẩy sự hình thành lợi khuẩn và tăng cường hệ miễn dịch;
- Bacillus coagulans tiết ra chất hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa tình trạng táo bón, tiêu chảy, đầy bụng, ợ hơi, viêm ruột, giảm áp lực cho dạ dày;
- Bifidobacterium bifidum giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cải thiện tình trạng ruột kích thích và giảm được áp lực cho dạ dày.
Bổ sung acid lactic cho dạ dày
Khi dung nạp sữa chua vào cơ thể, lượng acid lactic trong thực phẩm này sẽ phân hủy protein tạo thành axit amin tự do, đồng thời chia nhỏ gluxit dạng phức hợp thành đường mạch ngắn. Nhờ quá trình chuyển hóa này, dạ dày dễ dàng tiêu hóa thức ăn, cơ thể hấp thụ được hết những dưỡng chất cần thiết, tránh được tình trạng ứ đọng thực phẩm, gây áp lực cho bao tử và khiến các cơn đau xuất hiện nhiều hơn, viêm nhiễm nặng hơn.
Đẩy nhanh quá trình phục hồi tổn thương ở dạ dày
Theo nhiều nghiên cứu, đau dạ dày có nên ăn sữa chua vì chúng có lợi trong việc đẩy nhanh quá trình phục hồi tổn thương ở niêm mạc dạ dày, làm dịu cơn đau bao tử và các biểu hiện rối loạn tiêu hóa khác. Ngoài ra, các thành phần lợi khuẩn, protein và vitamin A trong sữa chua đều hỗ trợ giảm sưng viêm, làm lành vết thương hiệu quả.
Hướng dẫn cách ăn sữa chua đúng cho người đau dạ dày
Đối với vấn đề bị dạ dày có nên ăn sữa chua không, người bệnh cần quan tâm đến cách ăn đúng để đảm bảo hiệu quả cao và không gây ra tác dụng phụ gây khó chịu hoặc ảnh hưởng xấu đến cơ thể.
Có thể bạn quan tâm: Đau Dạ Dày Có Ăn Được Yến Mạch Không? [Kiến Thức Hữu Ích]
Cách chọn sữa chua phù hợp cho người đau dạ dày
Không phải bất kỳ loại sữa chua nào cũng thích hợp sử dụng cho người đau dạ dày. Do đó đối tượng đang mắc các bệnh lý liên quan đến bao tử cần hết sức chú ý ngay từ khâu lựa chọn thực phẩm. Cụ thể:
- Tìm hiểu thành phần: Cần ưu tiên chọn loại sữa chua ít đường hoặc tốt nhất là không đường, hàm lượng thấp chất tạo màu, chất bảo quản và hương liệu tổng hợp vì đây là những chất rất dễ gây kích ứng, tăng lượng acid trong dịch vị dạ dày khiến các cơn đau xuất hiện nhiều và với mức độ mạnh hơn.
- Chú ý thành phần dinh dưỡng: Để có thể tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, người bị đau dạ dày nên ăn sữa chua có chứa hàm lượng vitamin, canxi, probiotics cùng khoáng chất dồi dào. Những thành phần này cũng góp phần làm lành các tổn thương và hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của bệnh.
- Không chứa chất phụ gia: Sữa chua dành cho người bị đau dạ dày không nên chứa chất phụ gia, đường tinh luyện để tránh làm tăng lượng axit trong dạ dày, đồng thời kích thích sự phát triển của các mầm mống ung thư gây hại cho sức khỏe tổng thể.
- Chọn sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn sống: Không phải bất kỳ loại sữa chua nào cũng chứa vi khuẩn sống, nhất là các loại được làm từ sữa tiệt trùng, đã trải qua giai đoạn xử lý. Vậy nên nếu đang bị đau dạ dày, bạn hãy ăn sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn sống như sữa chua organic, sữa chua uống men sống,…
Lượng sữa chua người đau dạ dày nên ăn
Đối với người bị đau dạ dày, bạn chỉ nên ăn giới hạn 200 – 300g sữa chua mỗi ngày. Đây là hàm lượng vừa đủ để cơ thể có thể hấp thụ tốt những dưỡng chất, dạ dày được cung cấp đủ vitamin, khoáng chất, probiotics cần thiết hỗ trợ cho quá trình phục hồi tổn thương niêm mạc, giảm cơn đau.
Thời điểm ăn sữa chua tốt nhất với người đau dạ dày
Thực tế, ăn sữa chua có tốt cho dạ dày không còn phụ thuộc rất nhiều vào thời điểm người bệnh dung nạp. Nếu muốn cơ thể nhận được giá trị dinh dưỡng cao nhất, hỗ trợ tốt cho quá trình cải thiện các triệu chứng của bệnh, đồng thời hạn chế được những tác hại với sức khỏe tổng thể cũng như cơ quan tiêu hóa, cần chú ý:
- Người bị đau dạ dày nên ăn sữa chua sau khi ăn bữa chính từ 1 – 2 giờ, đây là thời điểm lợi khuẩn được thức ăn bảo vệ, không bị phân giải hay tiêu diệt khi tiếp xúc với acid dịch vị dạ dày. Đồng thời dung nạp thêm sữa chua lúc này không khiến người bệnh quá no và tránh được áp lực cho bảo tử.
- Tốt nhất, bạn hãy ăn sữa chua vào buổi sáng để thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động ổn định, không làm ứ đọng nhiều thức ăn trong dạ dày, đồng thời không ảnh hưởng đến những tổn thương ở niêm mạc dạ dày.
- Tuyệt đối không nên ăn sữa chua vào buổi tối, nhất là sau 21h nếu đang bị các bệnh lý về dạ dày vì lượng dưỡng chất dồi dào trong thực phẩm này sẽ gây ra tình trạng khó tiêu, đầy bụng, ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ.
- Bạn nên ăn sữa chua sau khi thực hiện các bài tập thể dục thể thao sẽ giúp tăng cường sức khỏe, ổn định hệ cơ xương khớp tốt hơn.
Tham khảo: Dùng Nghệ Đen Chữa Đau Dạ Dày, Có Hiệu Quả Thật Không?
Cách kết hợp sữa chua với thực phẩm tốt cho dạ dày
Để chăm sóc tốt nhất cho sức khỏe tổng thể cũng như mang đến nhiều lợi ích cho bao tử và đường ruột, người bệnh đau dạ dày có nên ăn sữa chua kết hợp cùng một số thực phẩm tốt cho dạ dày khác đó là:
- Bánh mì: Được biết bánh mì là thực phẩm mềm, rất dễ tiêu hóa, có khả năng tạo lớp nhầy ở thành dạ dày, tránh niêm mạc bị tổn thương, đồng thời khi kết hợp cùng sữa chua sẽ bảo vệ lợi khuẩn trong cơ thể rất tốt khỏi sự tấn công của acid dịch vị.
- Dâu tây: Loại quả này chứa hàm lượng lớn vitamin C cùng nhiều khoáng chất khác có khả năng làm dịu cơn đau do viêm nhiễm niêm mạc, bên cạnh đó, dâu tây cũng nuôi dưỡng lợi khuẩn sinh trưởng tốt.
- Xoài: Xoài rất giàu vitamin A, B1, B2, B6, C cùng chất xơ dồi dào hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng kích ứng, viêm nhiễm. Ngoài ra, xoài cũng kích thích cơ thể sản sinh collagen để củng cố thành dạ dày vững chắc, ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn HP.
- Bơ: Sữa chua hoàn toàn có thể kết hợp cùng bơ để làm dịu những tổn thương ở niêm mạc, ngăn ngừa tình trạng viêm loét dạ dày tiến triển nặng hơn.
Xem thêm: Thuốc Đau Dạ Dày Có Ảnh Hưởng Tới Thai Nhi Không? Lỡ Uống Thì Sao
Lưu ý cần nhớ cho người đau dạ dày khi ăn sữa chua
Theo các chuyên gia, người bệnh đau dạ dày có nên ăn sữa chua để tăng cường sức khỏe, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn cũng như đẩy lùi các cơn đau nhanh chóng. Tuy nhiên đối tượng đang gặp các vấn đề với bao tử cần chú ý những vấn đề dưới đây để đảm bảo an toàn và hiệu quả nhất khi ăn sữa chua:
- Nên ăn sữa chua trực tiếp, không hâm nóng vì việc làm này có thể khiến sữa chua bị vón cục, đồng thời lợi khuẩn bị tiêu diệt hết, khi đó tác dụng của sữa chua với cơ quan tiêu hóa bị giảm đáng kể.
- Không nên bảo quản sữa chua ở ngăn đá vì nhiệt độ quá lạnh cũng tiêu diệt hoàn toàn lợi khuẩn, bên cạnh đó ăn thực phẩm quá lạnh còn gây ra bệnh đau họng, cảm cúm hoặc tăng nguy cơ dạ dày bị co thắt. Tốt nhất hãy bảo quản sữa chua ở ngăn mát tủ lạnh, nhiệt độ từ 6 – 8 độ C.
- Chú ý những trường hợp không nên ăn sữa chua bao gồm: Người bị dị ứng sữa, thường là trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, hệ thống miễn dịch chưa được hoàn thiện, rất dễ gây tiêu chảy, đầy bụng, nôn mửa; Đối tượng có cơ địa không tiêu hóa được lactose khi ăn sữa chua sẽ bị khó tiêu, đồng thời khiến các cơn đau dạ dày xuất hiện nhiều hơn; Người mắc bệnh tiểu đường, viêm gan, xơ vữa động mạch hoặc viêm tuyến tụy không nên ăn sữa chua để tránh bệnh tình tiến triển nghiêm trọng hơn.
- Tuyệt đối không nên kết hợp sữa chua cùng các loại thực phẩm như: Nước uống họ chanh, nước ngọt có gas, xúc xích, thịt xông khói. Đây đều là những thực phẩm có thể làm giảm công dụng của sữa chua, gây ra tình trạng đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy, đau dạ dày, viêm loét dạ dày,…
- Nếu sau vài lần ăn sữa chua gặp các biểu hiện bất thường, khó chịu như tiêu chảy, táo bón, đầy bụng, bạn không nên tiếp tục sử dụng.
- Việc dùng sữa chua rất tốt cho người đang bị các bệnh lý về dạ dày, tuy nhiên không phải là biện pháp thay thế thuốc chữa bệnh. Tốt nhất bạn cần tìm cách điều trị phù hợp để chữa dứt điểm bệnh, tránh để các triệu chứng tiến triển nặng hơn.
Với thắc mắc đau dạ dày có nên ăn sữa chua không, câu trả lời chắc chắn là có vì thực phẩm này không chỉ tốt cho sức khỏe tổng thể mà còn hỗ trợ cải thiện bệnh. Tuy nhiên bạn không nên phụ thuộc hoàn toàn vào sữa chua trong quá trình chữa bệnh, hãy kết hợp cùng các biện pháp khác để kiểm soát tốt tình hình bệnh, nhanh chóng phục hồi các tổn thương và giúp hệ tiêu hóa được phục hồi khỏe mạnh.