Thuốc Đau Dạ Dày Có Ảnh Hưởng Tới Thai Nhi?
Mẹ bầu là một trong những đối tượng vô cùng nhạy cảm, khi dùng hay ăn bất cứ thứ gì cũng cần đặc biệt quan tâm. Vậy uống thuốc đau dạ dày có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Đây là vấn đề được rất nhiều mẹ bầu thắc mắc và mong muốn có một một câu trả lời chính xác nhất. Dưới đây chuyên trang sẽ giải đáp những thông tin liên quan đến câu hỏi này.
Uống thuốc đau dạ dày có ảnh hưởng tới thai nhi không?
Ngày nay, tỉ lệ phụ nữ mang thai mắc bệnh đau dạ dày ngày càng cao, chiếm số lượng nhiều nhất. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, phần lớn là do những thay đổi đột ngột từ cơ thể mẹ để thích nghi với sự phát triển của thai nhi.
Phụ nữ mang thai bị đau dạ dày sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ và gây đảo lộn cuộc sống sinh hoạt và ăn uống hằng ngày. Những triệu chứng như đau bụng, nóng ran bụng, buồn nôn, nôn, khó tiêu, chán ăn,….. khiến cơ thể mẹ suy yếu, không cung cấp đủ dinh dưỡng cho thai nhi phát triển. Đồng thời còn khiến thai phụ bị căng thẳng, luôn trong tình trạng stress, mệt mỏi, thậm chí là trầm cảm.
Với người bình thường, phương pháp điều trị đau dạ dày được áp dụng nhiều nhất chính là dùng thuốc Tây, giảm cơn đau, giảm triệu chứng hiệu quả nhất. Tuy nhiên, với phụ nữ mang thai thì việc dùng thuốc Tây không thể tự ý mà cần có sự hướng dẫn cụ thể liều lượng, cách dùng từ bác sĩ.
Vậy uống thuốc dạ dày có ảnh hưởng đến thai nhi không và có những loại thuốc nào, nên uống loại nào tốt nhất? Đây hẳn là những băn khoăn rất lớn của mẹ bầu khi không may gặp phải tình trạng này.
Trên thực tế, mang thai có được uống thuốc đau dạ dày hay không thì câu trả lời của bác sĩ chắc chắn là không. Bởi hầu hết các loại thuốc giảm đau, thuốc chống viêm đối người bình thường dùng còn để lại tác dụng phụ, thì mẹ bầu sử dụng còn để lại nhiều biến chứng nguy hiểm hơn, đặc biệt là với thai nhi.
Tuỳ vào từng giai đoạn mang thai, 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối mà mức độ ảnh hưởng đến thai nhi sẽ khác nhau. Cụ thể như:
- Trong 3 tháng đầu của thai kỳ: Đây là khoảng thời gian đặc biệt quan trọng, thai nhi bắt đầu hình thành, bám chắc vào dạ con và phát triển các cơ quan như người bình thường như tay, chân, tim, hệ thần kinh trung ương,…. Nếu mẹ bầu có uống thuốc vào thời điểm này, tỷ lệ bé sinh ra bị dị tật, quái thai là rất cao.
- Giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ: Lúc này, thai nhi đã bắt đầu lớn và hoàn thiện về hình dáng. Thời điểm này bào thai đã ổn định và ít nhạy cảm hơn. Mẹ bầu đã có thử sử dụng thuốc với liều lượng nhỏ. Tuy nhiên cơ quan sinh dục và phổi của thai nhi chưa hoàn thiện, nên tuyệt đối mẹ bầu không lạm dụng dùng thuốc sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của hai cơ quan này.
- Trong 3 tháng cuối thai kỳ: Thai nhi đã hình thành rõ ràng hơn, phát triển cả về kích thước và cân nặng, nhưng gan và thận của bé lại chưa hoàn thiện. Đặc biệt tháng thứ 8, 9 gần đến ngày sinh nếu dùng thuốc có thể gây sinh non và quá trình chuyển dạ của mẹ bầu.
Như vậy có thể thấy thuốc đau dạ dày có ảnh hưởng tới thai nhi hay không thì câu trả lời là có. Vì vậy việc dùng thuốc phải được hạn chế tối đa, mẹ bầu tuyệt đối không dùng thuốc khi chưa đi thăm khám và chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
Việc cố tình dùng thuốc sẽ gây nhiều nguy hại cho sức khỏe mẹ và sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt những loại thuốc có chứa thành phần như: Lansoprazol, Famotidin, Bismuth salicylat, Cimetidin,,… đều là hoạt chất rất có hại cho thai nhi.
Làm gì khi lỡ uống thuốc dạ dày có ảnh hưởng đến thai nhi?
Với những tác hại kể cho, mẹ bầu cần hết sức cẩn thận khi mang thai cũng như không tự ý dùng thuốc. Nếu trong trường hợp mẹ bầu đã lỡ sử dụng thuốc, hoặc sử dụng sản phẩm chức năng những có chứa những thành phần độc hại, hay là dùng thuốc vì không biết mình mang thai thì phải làm như thế nào?
Trước hết việc đầu tiên, mẹ bầu cần ngưng sử dụng ngay lập tức. Sau đó mang theo đơn thuốc đã mua đến thăm khám tại bệnh viện chuyên khoa, nhờ bác sĩ tư vấn và có biện pháp khắc phục kịp thời.
Trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu, bác sĩ sẽ thường xuyên kiểm tra sức khỏe của mẹ và thai cũng như kiểm tra hình dạng của bé thông qua bài test độ mờ của da gáy.
Thai nhi bước sang tuần thứ 13, mẹ cầu được yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm để đánh giá khả năng dị tật. Cũng như mức độ ảnh hưởng của loại thuốc đó với thai nhi. Dựa trên kết quả những bài test và kiểm tra, bác sĩ sẽ có hướng xử lý kịp thời nhất phù hợp với từng thai phụ.
Thông thường mang thai trong giai đoạn thai kỳ, trừ những trường hợp quá nặng và xuất hiện biến chứng, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc. Còn không phương pháp điều trị tốt nhất vẫn là thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt hằng ngày, áp dụng những cách trị bệnh đơn giản, an toàn, tại nhà để tránh những rủi ro và hệ lụy không mong muốn.
Nội dung hấp dẫn: [Chuyên Gia Tư Vấn] – Đau dạ Dày Khi Mang Thai Nên Ăn Gì, Kiêng Gì?
Biện pháp để thuốc đau dạ dày cho phụ nữ mang thai an toàn hơn
Mẹ bầu mang thai bị đau dạ dày nếu không phải bị từ trước đó thì nguyên nhân chỉ có thể là do chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt hằng ngày. Vì vậy phương pháp điều trị tốt nhất cũng chính là thay đổi chế độ sống, ăn uống sao cho khoa học và an toàn nhất, đồng thời áp dụng những mẹo dân gian tại nhà giảm triệu chứng.
Ứng dụng các mẹo chữa bệnh tại nhà, dân gian
Nếu các triệu chứng đau dạ dày, nôn, trào ngược,… khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu có thể áp dụng các mẹo điều trị tại nhà dưới đây, cực an toàn, hiệu quả.
- Sử dụng nghệ: Nghệ là loại nguyên liệu chứa rất nhiều hoạt chất Curcumin có tác dụng chống viêm loét, ngăn chặn thoái hoá, bảo vệ thành dạ dày khỏi sự tấn công của vi khuẩn Hp. Mỗi ngày mẹ chỉ cần pha 100ml nước ấm cùng 2 thìa tinh bột nghệ. Uống 2 lần/ngày trước khi ăn 30 phút. Ngoài ra có thể cho thêm mật ong để dễ uống và tăng hương vị hơn.
- Dùng đậu bắp: Trong đậu bắp có chất Pectin – là một chất nhầy tự nhiên làm dịu cơn đau, bảo vệ niêm mạc dạ dày, giảm sưng, giảm viêm loét hiệu quả. Mẹ bầu chỉ cần dùng 50 – 100gr đậu bắp luộc sơ qua và chấm với nước tương ăn, ít nhất là 2 – 3 bữa/tuần.
- Dùng dầu dừa: Nồng độ Acid Lauric trong dầu dừa giúp thuyên giảm nhanh các triệu chứng, ức chế hoạt động của vi khuẩn có hại, tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn. Mỗi ngày mẹ bầu chỉ cần uống 1 thìa dầu dừa trước bữa ăn 30 phút để dầu dừa tráng qua thành dạ dày, Hoặc nếu khó uống hãy pha cùng 100ml nước ấm.
Xem thêm: Đau Dạ Dày Khi Mang Thai Phải Làm Gì Để Bệnh Nhanh Khỏi?
Chế độ ăn uống lành mạnh
Trong giai đoạn mang thai, nhiều người sẽ thèm chua, thèm những món ăn cay,… Tuy nhiên đây là những loại thực phẩm không tốt dùng quá nhiều sẽ có hại cho niêm mạc dạ dày. Lâu dần hình thành nên những vết viêm loét, mất cân bằng dịch vị acid dạ dày, hình thành nên những cơn đau,… Vì vậy mẹ bầu hãy xây dựng chế độ ăn uống khoa học như sau:
- Lựa chọn có lợi cho dạ dày: Mẹ bầu nên tăng cường những loại thực phẩm giàu chất xơ, protein, probiotic, omega-3, tinh bột, vitamin,… Nhóm chất này có nhiều trong các loại rau xanh, trái cây, sữa chua, phô mai, trứng, sữa,…. tăng cường dinh dưỡng cho cơ thể cũng như hỗ trợ hoạt động tiêu hóa tốt hơn, cân bằng môi trường dịch vị dạ dày.
- Ăn chậm, nhai kỹ: Mẹ bầu nên ăn chậm, không quá nhanh, nhai kỹ thức ăn để giảm áp lực co bóp cho dạ dày, tiêu hoá dễ dàng, đồng thời trung hoà và giảm lượng acid dạ dày.
- Chia nhỏ bữa ăn trong ngày: Trước khi thường chúng ta sẽ ăn 3 bữa một ngày thì bây giờ mang thai, mẹ bầu chia nhỏ thành 4 – 5 bữa/ngày. Chia nhỏ bữa ăn, ăn khi không quá đói, cũng ăn không quá no giúp dạ dày hoạt động hiệu quả, nhẹ nhàng hơn. Mẹ bầu cũng nên chọn những món ăn được chế biến mềm, dễ tiêu hoá như: Cháo, súp, món hầm, món canh,…
- Tránh những loại thực phẩm không tốt: Rượu bia, cà phê, trà xanh, đồ ăn chua, đồ ăn lên men,… là những loại thực phẩm, đồ uống không được dùng khi mang thai để không ảnh hưởng đến dạ dày sức khỏe mẹ và thai nhi.
Bài đọc thêm: Top 9 Cách Chữa Đau Dạ dày Cho Bà Bầu An Toàn Hiệu Quả Nhất
Chế độ sinh hoạt khoa học
Bên cạnh việc ăn uống thì chế độ sinh hoạt hằng ngày đóng vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng đến tâm, sinh lý của người mẹ. Theo đó, mẹ bầu cần lối sống khoa học nhất, cụ thể như:
- Luôn giữ tâm trạng thoải mái, vui vẻ, tránh những áp lực, căng thẳng, stress trong cuộc sống hằng ngày.
- Ngủ đủ giấc từ 7 – 8 tiếng mỗi ngày để cơ thể luôn được nạp đủ năng lượng, trong trạng thái ổn định, khỏe mạnh nhất. Không thức khuya quá 12 giờ cũng không dậy quá sớm, không suy nghĩ những điều tiêu cực.
- Mẹ bầu ưu tiên tập luyện những bài tập nhẹ nhàng, dành riêng cho phụ nữ mang thai như ngồi thiền, tập yoga, tập hít thở sâu, đọc sách, nghe nhạc, đi bộ,….
- Không vận động mạnh ngay sau khi ăn no, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh và triệu chứng nặng hơn.
- Giảm tải công việc nặng nhọc, đầu óc để thư giãn nhiều hơn.
Như vậy, qua bài viết bạn đọc đã có câu trả lời cho vấn đề uống thuốc đau dạ dày có ảnh hưởng tới thai nhi hay không rồi. Mẹ bầu hãy luôn giữ một trạng thái vui vẻ, ăn uống và nghỉ ngơi đầy đủ, đồng thời thường xuyên thăm khám để sớm phát hiện những tình trạng bất thường ở cơ thể để sớm có phương án xử lý kịp thời nhất.