Ợ Hơi Sau Khi Ăn Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị
Ợ hơi sau khi ăn là một hiện tượng sinh lý bình thường do không khí đi vào cơ thể trong quá trình nhai và nuốt thức ăn. Tuy nhiên nếu triệu chứng này thường xuyên diễn ra sẽ khiến chúng ta cảm thấy khó chịu và bất tiện. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về ợ hơi để có những cách khắc phục hiệu quả.
Ợ hơi sau khi ăn là gì? Dấu hiệu bị bệnh
Nếu bạn bị ợ hơi sau khi ăn thì cũng không nên quá lo lắng, vì đây là một hiện tượng sinh lý bình thường. Do trong quá trình ăn uống, chúng ta nhai và nuốt thức ăn sẽ kéo theo một lượng không khí đi vào dạ dày. Phần cơ thực quản khi giãn nở sẽ tạo điều kiện để lượng khí này thoát ra ngoài bằng đường miệng và gây nên ợ hơi.
Nói cách khác ợ hơi chính là biểu hiện cho thấy lượng không khí trong dạ dày của bạn đang dư thừa hơn mức bình thường, lượng khí càng nhiều tiếng ợ hơi sẽ càng to và ngược lại. Hiện tượng này sẽ không gây nguy hiểm, nhưng nếu kèm theo các biểu hiện khác và liên tục trong thời gian dài thì bạn cũng nên kiểm tra các vấn đề về dạ dày và tiêu hóa của mình để kịp thời chữa trị.
Xem thêm: Ợ Chua Nóng Cổ Là Biểu Hiện Của Bệnh Gì, Khắc Phục Ra Sao?
Nguyên nhân gây ợ hơi sau ăn
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng ợ hơi và thông thường sẽ được chia thành 2 nhóm là ợ hơi sinh lý và ợ hơi do bệnh lý. Cụ thể như sau:
Ợ hơi sinh lý: Chế độ ăn uống cũng như thói quen sinh hoạt hàng ngày sẽ là những nguyên nhân gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa.
- Ăn quá nhanh, ăn quá no và nhai không kỹ.
- Ăn nhiều đồ tinh bột, chất xơ, đường.
- Ăn nhiều thực phẩm cay nóng, các món chiên xào chứa nhiều dầu mỡ.
- Ăn nhiều thực phẩm có tính axit cao như cam, chanh, dưa muối, cà muối,…
- Ăn không tập chung, nói chuyện, cười đùa.
- Ăn xong vận động mạnh hoặc nằm ngay.
- Sử dụng quá nhiều đồ uống có ga, cồn, cafein.
- Hút thuốc lá.
- Do thường xuyên cảm thấy áp lực và căng thẳng.
- Nhai quá nhiều kẹo cao su.
Ợ hơi do bệnh lý: Các bệnh lý về đường tiêu hóa sẽ khiến bạn gặp phải tình trạng ợ hơi sau khi ăn và cần được điều trị kịp thời, tránh chuyển biến xấu.
- Đầy hơi, ăn không tiêu.
- Trào ngược dạ dày thực quản.
- Nhiễm khuẩn HP.
- Đau dạ dày.
- Viêm loét dạ dày tá tràng.
- Hội chứng kích thích ruột.
- Bệnh celiac.
- Không dung nạp lactose.
- Thoát vị khe hoành.
Bài đọc thêm: Ợ Chua Buồn Nôn Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Tốt Nhất
Cách điều trị ợ hơi sau ăn hiệu quả
Khi xác định được những nguyên nhân gây nên ợ hơi, chúng ta sẽ có cách điều trị phù hợp để ngăn ngừa tình trạng này một cách hiệu quả nhất.
Sử dụng thuốc Tây y trong điều trị ợ hơi
Phương pháp chữa trị ợ hơi bằng Tây y hiện nay khá phổ biến và tiện dụng. Chỉ cần ra hiệu thuốc bạn sẽ được tư vấn rất nhiều loại phù hợp với nhu cầu và tình trạng bệnh của mình. Một số loại thuốc Tây y có thể kể đến như:
- Metoclopramid: Gia tăng vận động và thúc đẩy mở môn vị. Từ đó khoảng trống dạ dày lớn hơn và làm giảm triệu chứng trào ngược dạ dày – thực quản.
- Domperidon: Giúp làm tăng áp lực cơ vòng đoạn dưới thực quản, giảm hiện tượng trào ngược.
- Sulpirid: Ngoài tác dụng vào hệ thần kinh trung ương, sulpirid còn có tác dụng giúp gia tăng trương lực đoạn dưới cơ vòng thực quản. Từ đó giúp giữ cho thức ăn không bị trào ngược lên thực quản.
- Metopimazin: Có tác dụng kích thích quá trình tiêu hóa, ngăn ngừa tình trạng ợ hơi, ợ chua hiệu quả.
- Một số loại thuốc khác như: Alizaprid, zelmac, anzemet có thể sẽ được dùng trong một số trường hợp đặc biệt.
Tìm hiểu thêm: Bị Ợ Chua Nên Ăn Gì Và Không Nên Ăn Gì Để Bệnh Nhanh Khỏi?
Sử dụng thuốc Đông y trong điều trị ợ hơi
Các bài thuốc Đông y cũng được sử dụng khá phổ biến trong việc chữa chứng bệnh ợ hơi và các bệnh lý về dạ dày. Với những vị thuốc đơn giản và quen thuộc nhưng lại vô cùng hiệu quả như:
Bài thuốc số 1:
- Chuẩn bị: 20g rau má, 10g chi tử, 10g bán hạ, 10g trần bì, 12g thược dược trắng, 12g thử cô, 12g râu ngô, 16g xa tiền tử, 16g bạch truật, 16g đương quy, 16g cam thảo, 16g hoài sơn, 16g liên nhục.
- Cách dùng: Sắc uống mỗi ngày dùng 2 lần, nên uống sau bữa ăn khoảng 30 phút. Kiên trì áp dụng bài thuốc trong vòng nhiều ngày cho đến khi tình trạng ợ hơi được cải thiện.
Bài thuốc số 2:
- Chuẩn bị: 4g sinh khung, 15g hoàng kỳ, 10g trần bì, 10g chỉ xác, 12g xương bồ, 12g đương quy, 12g lá lốt và 16g lá tía tô, 16g cây ngũ sắc, 16g hoài sơn, 16g biển đậu, 16g bạch truật, 16g sâm đại hành, 16g lá đắng.
- Cách dùng: Sắc các nguyên liệu trên và chia ra sử dụng trong 2 ngày, mỗi ngày uống thuốc 2 lần vào buổi trưa và tối, sau khi ăn khoảng 30 phút.
Bài thuốc số 3:
- Chuẩn bị: 10g bán hạ chế, 10g chỉ xác, 12g viễn chi, 12g trần bì, 12g cam thảo, 16g hoài sơn, 16g sát căn, 16g liên nhục, 16g bách bội, 16g sơn khương, 20g táo nhân, 20g phòng sâm.
- Cách dùng: Sắc uống hai ngày 1 thang, mỗi ngày uống 2 lần sau bữa ăn khoảng 30 phút.
Bài viết hấp dẫn: Ợ Chua Nôn Ra Máu Nguy Hiểm Không? Nguyên Nhân Và Cách Chữa
Áp dụng mẹo dân gian trong điều trị ợ hơi sau ăn
Một số mẹo dân gian được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác giúp giảm các chứng bệnh về dạ dày như:
- Dùng tỏi: Nướng 1 củ tỏi sau đó bọc trong gạc mỏng rồi chờ đến khi còn ấm thì đặt lên rốn của người đầy hơi. Cách làm này giúp hạn chế triệu chứng ợ hơi rất hiệu quả.
- Massage: Khi bụng có cảm giác khó chịu, đầy hơi, hãy xoa bụng theo chiều kim đồng hồ từ trên xuống dưới, từ phải sang trái, cho tới khi ợ hơi ra được. Phương pháp này sẽ giúp kích thích nhu động ruột giúp thức ăn dễ tiêu hóa hơn.
- Chườm nóng: Khăn sạch nhúng vào nước nóng, để đến khi ấm thì vắt sạch và đắp lên bụng khoảng 20 phút. Nằm thư giãn, bạn sẽ thấy chứng ợ hơi giảm đáng kể.
- Bấm huyệt: Đây cũng là một trong những phương pháp giảm ợ hơi, khó tiêu hiệu quả. Ngoài ra dùng tay bấm vào các huyệt còn giúp điều hòa khí huyết, và giảm đau một cách hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm: Phương Pháp Nội Soi Dạ Dày Bằng Viên Nang Và Những Điều Cần Biết
Ợ hơi sau khi ăn nên ăn gì? kiêng gì?
Để giảm thiểu tình trạng bị ợ hơi cũng như chữa trị chúng một cách tốt nhất, bạn phải trả lời được câu hỏi: ợ hơi nên ăn gì và kiêng gì để có biện pháp phòng tránh hiệu quả.
Bị ợ hơi nên ăn gì?
Những thực phẩm bạn nên sử dụng để giúp tình trạng ợ hơi được cải thiện nhanh chóng:
- Sữa chua: Nguồn lợi khuẩn dồi dào trong sữa chua có tác dụng giúp cân bằng vi sinh đường ruột cũng như kích thích nhu động ruột, đẩy nhanh hoạt động tiêu hóa thức ăn và ngăn ngừa chứng ợ chua hiệu quả.
- Trái cây: Chuối, đu đủ, dưa hấu, đào,… là những loại quả quen thuộc cung cấp hàm lượng lớn vitamin và khoáng chất. Ngoài ra chúng còn có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, giảm các triệu chứng do trào ngược dạ dày.
- Thực phẩm nhiều đạm: Thịt gà, thịt lợn, cá, trứng,… là những loại thực phẩm nhiều đạm. Chúng có tác dụng trong việc trung hòa axit từ đó giúp cải thiện triệu chứng ợ chua một cách nhanh chóng.
- Thực phẩm giàu chất xơ: Các loại rau cải xanh, súp lơ, bắp cải,… có chứa nhiều chất xơ, giúp nhuận tràng, giảm tình trạng táo bón và thải độc rất hiệu quả.
- Yến mạch và các loại đậu: Với thành phần giàu dinh dưỡng, cùng chất xơ hòa tan chúng mang lại tác dụng tuyệt vời đối với hệ tiêu hóa của bạn.
- Bánh mì: Ăn bánh mì giúp hấp thu lượng axit dư thừa trong dạ dày và đồng thời làm giảm thiểu các triệu chứng do trào ngược dạ dày gây nên.
- Các loại nước ép: Các loại nước ép từ hoa quả và rau củ tươi cũng có tác dụng kích thích tiêu hóa và giảm thiểu tình trạng ợ hơi sau ăn.
- Các loại trà: Trà bạc hà, trà gừng, hoa cúc, cam thảo… ngoài khả năng chống viêm còn mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị các triệu chứng về dạ dày và tiêu hóa.
- Nha đam: Nha đam có tác dụng trong việc làm đẹp da đồng thời còn giúp cơ thể thải độc, hỗ trợ dạ dày tiêu hóa thức ăn tốt hơn.
Bị ợ hơi sau ăn nên kiêng gì?
Một số loại thực phẩm bạn nên hạn chế sử dụng trong thời gian điều trị bệnh:
- Thực phẩm cay, nóng: Các gia vị cay như ớt, tiêu, tỏi,… có tính cay giúp món ăn trở nên hấp dẫn hơn. Nhưng lạm dụng chúng quá nhiều sẽ khiến tình trạng ợ hơi nghiêm trọng hơn.
- Đồ ăn chiên, rán: Món ăn nhiều dầu mỡ khi đi vào dạ dày sẽ gây giãn thực quản, khiến axit trào ngược và gây ợ chua. Vì vậy nên hạn chế dầu mỡ trong các bữa ăn hàng ngày và thay vào các món luộc, hấp.
- Trái cây hoặc món ăn có nhiều axit: Các trái cây họ cam chanh, xoài, me,… hoặc các món ăn kèm như dưa muối, cà muối có hàm lượng axit cao gây sẽ hại cho dạ dày.
- Thịt đỏ: Trong thành phần của thịt đỏ có chứa nhiều protein. Nếu ăn quá nhiều sẽ gây nên áp lực lớn cho dạ dày và xuất hiện tình trạng ợ hơi.
- Đồ uống có ga, cồn, cafein: Những đồ uống này nếu dùng quá nhiều và thường xuyên sẽ gây tổn thương niêm mạc dạ dày dẫn đến khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng.
- Đá lạnh: Nhiều người có thói quen uống lạnh, nhưng đây chính là nguyên nhân khiến tình trạng ợ hơi trở nên nghiêm trọng hơn.
Những lưu ý khi điều trị ợ hơi sau ăn
Để giảm tình trạng ợ hơi bạn nên lưu ý những vấn đề sau:
- Xây dựng lối sống lành mạnh kết hợp chế độ ăn uống nghỉ ngơi khoa học.
- Không ăn quá no và cũng không được để đói.
- Khi ăn nên tập trung và ăn chậm, nhai kỹ.
- Nên chia thành nhiều bữa nhỏ tránh gây áp lực cho dạ dày.
- Ăn xong không nên đi nằm ngay hoặc vận động mạnh.
- Không nên dùng ống hút.
- Không nhai kẹo cao su.
- Mặc quần áo rộng, thoải mái.
- Không hút thuốc.
- Không ăn đồ dầu mỡ, cay nóng.
- Không uống rượu, bia, nước có ga, các chất kích thích.
- Tránh để lo âu, căng thẳng kéo dài
- Ngủ đủ giấc, đúng giờ, không thức khuya và tiếp xúc nhiều với máy tình, điện thoại.
- Thường xuyên tập luyện những bài tập thể dục phù hợp để nâng cao sức khỏe.
- Bổ sung thêm men tiêu hóa, lợi khuẩn đường ruột.
Trên đây là những thông tin về tình trạng ợ hơi sau khi ăn, hy vọng chúng sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình điều trị. Nếu thấy tình trạng của mình trở nặng tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ để thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.