Đau Dạ Dày Có Mấy Cấp Độ Và Gợi Ý Cách Chữa Theo Từng Cấp
Đau dạ dày không phải là tình trạng hiếm gặp, có thể xuất hiện ở mọi đối tượng từ trẻ em, người trưởng thành cho đến người già. Đây được xem là nỗi ám ảnh vì bệnh gây ra những cơn đau dai dẳng, khó chịu, ảnh hưởng đến việc ăn uống, sức khỏe. Đặc biệt người bệnh thường không chú ý cho đến khi các triệu chứng tiến triển sang giai đoạn nặng hơn. Vậy đau dạ dày có mấy cấp độ và cần chữa trị như thế nào ở từng cấp độ khác nhau? Câu trả lời chi tiết cho vấn đề này sẽ có trong bài viết dưới đây.
Tìm hiểu chi tiết đau dạ dày có mấy cấp độ?
Đau dạ dày xuất hiện khi lớp niêm mạc ở bộ phận này bị tổn thương, đồng thời axit dịch vị tiết ra quá mức hoặc do tình trạng rối loạn nhu động, gây ra hiện tượng sưng, viêm. Chứng bệnh này có thể khởi phát ở nhiều đối tượng khác nhau, bao gồm cả trẻ em. Theo thống kê gần đây của Hội Khoa học Tiêu hóa Việt Nam, có đến ¾ dân số Việt Nam bị đau dạ dày.
Thông thường, khi các triệu chứng mới xuất hiện, người bệnh thường chủ quan và không chú ý đến việc chữa trị, cải thiện. Đến thời điểm cơn đau xuất hiện với tần suất thường xuyên và mức độ nặng hơn thì bệnh đã chuyển sang giai đoạn nghiêm trọng. Với mỗi mức độ khác nhau sẽ có biểu hiện riêng. Vậy cụ thể đau dạ dày có mấy cấp độ?
Có thể bạn quan tâm: Mổ Nội Soi Dạ Dày Là gì? Mất Bao Lâu, Chi Phí Bao Nhiêu?
Cấp độ 1 – Viêm dạ dày
Viêm dạ dày được xem là mức độ nhẹ nhất của bệnh đau dạ dày. Theo các chuyên gia, dạ dày của chúng ta được bao bọc bởi một lớp màng nhầy có vai trò ngăn cản sự tiếp xúc giữa dịch vị tiêu hóa và niêm mạc. Thông thường lớp màng nhầy có thể tự phục hồi sau tổn thương nhờ chất trung hòa bảo vệ, tuy nhiên nếu bị kích ứng do một số tác nhân bên trong cơ thể có thể khiến nó không đảm bảo được chức năng của mình, dẫn đến tình trạng viêm dạ dày.
Ở cấp độ 1 của bệnh đau dạ dày, lớp niêm mạc bị viêm, sưng, các triệu chứng thường xuất hiện bất ngờ, có thể kéo dài liên tục trong một thời gian nhất định. Nếu không được phát hiện và can thiệp từ sớm sẽ tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến loét bao tử, thậm chí nguy hiểm hơn và ung thư dạ dày.
Các chuyên gia đánh giá, viêm dạ dày không quá đáng lo ngại, nếu biết cách điều chỉnh thời quen ăn uống, sinh hoạt, dùng thuốc đúng cách, các triệu chứng sẽ được đẩy lùi và nhanh chóng khỏi bệnh. Trong trường hợp cơn đau dai dẳng và không có dấu hiệu thuyên giảm mặc dù đã áp dụng nhiều cách, bạn nên tìm đến cơ sở y tế để được hỗ trợ.
Người bệnh bị viêm dạ dày cấp độ 1 cần nắm rõ các triệu chứng của bệnh bao gồm:
- Cảm giác đầy bụng, chán ăn: Người bị viêm dạ dày thường xuyên xuất hiện cảm giác đầy bụng sau khi ăn hoặc khi đã ăn xong khoảng 2 – 3 tiếng do chức năng tiêu hóa của dạ dày bị suy giảm, hoạt động kém hơn. Thông thường cảm giác đầy bụng có thể biến mất nếu bạn hoạt động thể chất hay làm việc cần đốt cháy năng lượng. Tuy nhiên người bệnh sẽ có cảm giác chán ăn vào những bữa tiếp theo. Khi đó cơ thể không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết, làm giảm sức đề kháng, có cảm giác mệt mỏi và dễ mắc nhiều bệnh lý khác.
Đừng bỏ lỡ: Vị Trí Đau Dạ Dày Nằm Ở Đâu? Nguyên Nhân Gây Đau Và Cách Điều Trị
- Buồn nôn, trào ngược: Ở mức độ này, người bệnh sẽ bị trào ngược với tần suất thường xuyên hơn, thậm chí có thể buồn nôn và nôn. Lý do là bởi dịch vị và axit dạ dày tiết ra nhiều. Trong trường hợp này, nếu hiện tượng nôn diễn ra liên tục sẽ khiến bao tử co thắt mạnh, gây tổn thương vùng niêm mạc, từ đó bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
- Đau thượng vị: Đau dạ dày ở cấp độ nhẹ còn có triệu chứng là đau thượng vị, được hiểu là cảm giác đau nhói theo từng cơn ở bụng trên – khu vực từ xương sườn xuống rốn. Nguyên nhân của tình trạng này là do lượng axit dạ dày được tiết ra nhiều gây ảnh hưởng đến vị trí bị viêm nhiễm. Đau thượng vị có thể xuất hiện cả khi đói hoặc sau khi đã ăn no, nhiều người còn bị đau về đêm.
Cấp độ 2 – Loét dạ dày
Trong các cấp độ của đau dạ dày có cấp độ 2 là loét dạ dày. Hiện tượng này xảy ra khi vết thương, viêm nhiễm xảy ra dai dẳng trong thời gian dài nhưng người bệnh không tìm cách cải thiện hoặc chữa trị. Đáng chú ý là khi vết loét càng nặng sẽ dễ ăn sâu đến lớp niêm mạc, khi đó bạn sẽ gặp nhiều triệu chứng nguy hiểm hơn.
Khi tìm hiểu vấn đề đau dạ dày có mấy cấp độ, bạn nên chú ý đến các biểu hiện của từng giai đoạn bệnh. Đối với tình trạng viêm loét dạ dày sẽ có những triệu chứng như sau:
- Do lượng axit dạ dày tiết ra nhiều, các đơn đau nhức khó chịu xuất hiện với tần suất thường xuyên, đồng thời kéo dài dai dẳng hơn.
- Lượng dịch vị trong cơ quan tiêu hóa bị dư thừa quá nhiều nên người bệnh có cảm giác buồn nôn hoặc nôn. Đặc biệt nếu hiện tượng nôn diễn ra nhiều lần trong thời gian ngắn sẽ ảnh hưởng đến chức năng và hoạt động co bóp của bao tử gây nên tình trạng trào ngược dạ dày.
Tìm hiểu ngay: 4 Phác Đồ Điều Trị Loét Dạ Dày Hp Mới Nhất Siêu Hiệu Quả
- Đại tiện ra máu cũng là một trong những dấu hiệu thường gặp của bệnh loét dạ dày vì lúc này vết loét làm tổn thương lớp niêm mạc, tiềm ẩn nguy cơ xuất huyết dạ dày.
- Người bệnh có thể bị sụt cân một cách bất thường do chức năng của hệ tiêu hóa bị suy giảm, hoạt động của dạ dày không ổn định, kèm theo cảm giác chán ăn khiến cơ thể không được dung nạp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho các hoạt động hàng ngày. Lúc này không chỉ sụt cân, người bệnh còn gặp rất nhiều triệu chứng khác như suy giảm hệ miễn dịch, thường xuyên ốm vặt và xuất hiện một số bệnh lý khác.
Cấp độ 3 – Đau dạ dày cấp
Khi chuyển sang giai đoạn 3 của các cấp độ đau dạ dày, người bệnh bị đau dạ dày cấp. Đây được xem là biểu hiện nặng của bệnh, các triệu chứng thường nghiêm trọng hơn rất nhiều so với giai đoạn 1, 2, đồng thời quá trình điều trị cũng khó khăn hơn, tỷ lệ khỏi hoàn toàn không cao.
Đau dạ dày cấp ảnh hưởng đến tình hình sức khỏe cũng như quá trình sinh hoạt của người bệnh, nhiều trường hợp cơn đau kéo dài có thể tiềm ẩn nguy cơ ung thư dạ dày hoặc xuất huyết dạ dày đe dọa tính mạng.
Biểu hiện thường gặp của bệnh đau dạ dày cấp đó là:
- Người bệnh cảm thấy buồn nôn và nôn với tần suất liên tục. Khi tình trạng này kéo dài, không được can thiệp các biện pháp phù hợp sẽ làm mất nước và chất điện giải trong cơ thể, từ đó dẫn đến hiện tượng suy nhược.
- Cảm giác đầy bụng, khó tiêu, chán ăn, hay ợ hơi, ợ chua, trào ngược.
- Đau dữ dội ở vùng thượng vị, đồng thời người bệnh có cảm giác cồn cào, nóng rát khó chịu ở vùng bụng. Thông thường các triệu chứng này xuất hiện khi bạn đang đói, đã ăn no, nửa đêm, gần sáng hoặc khi cơ thể mệt mỏi. Bệnh nhân có thể đau âm ỉ, tuy nhiên nhiều trường hợp đau quặn từng cơn vô cùng khó chịu.
Tham khảo: Viêm Dạ Dày HP Là Gì? Triệu Chứng Và Cách Điều Trị Bệnh
Cấp độ 4 – Ung thư dạ dày
Bên cạnh vấn đề đau dạ dày có mấy cấp độ, người bệnh còn quan tâm đến mức độ nặng nhất của bệnh, đó là ung thư dạ dày. Đây là giai đoạn vô cùng nguy hiểm vì các vị trí tổn thương, viêm loét trở nên nghiêm trọng, lây lan vùng rộng hơn. Khi đó các mô mới không thể hình thành và tế bào ung thư có cơ hội phát triển.
Ở mức độ 4 của tình trạng đau dạ dày, người bệnh sẽ gặp các biểu hiện như sụt cân bất thường, nôn ra máu, đại tiện ra máu, đau nhức dai dẳng, vô cùng khó chịu, không thể ăn uống, sinh hoạt hay làm việc. Ngoài ra, nếu chú ý các triệu chứng ợ hơi, ợ chua, trào ngược xảy ra thường xuyên thì khả năng cao bạn cũng đang bị ung thư dạ dày.
Hiện tượng ung thư dạ dày có được chia thành 2 loại là lành tính và ác tính. Người bệnh cần thăm khám, thực hiện các xét nghiệm tại bệnh viện, phòng khám mới có thể xác định u lành hoặc u ác. Trong trường hợp u lành, hoàn toàn có thể cắt bỏ và người bệnh được chữa khỏi hoàn toàn, ngược lại nếu là u ác việc điều trị thường rất khó vì các tế bào ung thư lây lan rất nhanh, không có biện pháp chữa khỏi hoàn toàn. Vậy nên người bệnh ngay khi xuất hiện các triệu chứng cần nhanh chóng thăm khám và tìm cách chữa trị.
Cách chữa đau dạ dày theo từng mức độ bệnh
Đau dạ dày khiến người bệnh mệt mỏi, khó khăn khi ăn uống, sinh hoạt, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho tính mạng. Do đó người bệnh cần tham khảo các biện pháp cải thiện các triệu chứng càng sớm càng tốt.
Giảm đau dạ dày ở giai đoạn 1 và 2
Ở giai đoạn 1 và 2 được xem là mức độ đau dạ dày nhẹ và trung bình, lúc này người bệnh có thể áp dụng mẹo cải thiện các triệu chứng tại nhà hoặc dùng thuốc không kê toa. Cụ thể:
- Massage dạ dày: Đây là cách hỗ trợ giảm đau nhanh, có thể áp dụng cho nhiều đối tượng và không gây hại. Người bệnh có thể tự thực hiện hoặc nhờ sự giúp đỡ của người thân, sử dụng dầu nóng xoa đều vào lòng bàn tay, massage trực tiếp lên vùng bụng theo chiều kim đồng hồ trong khoảng 5 phút. Không chỉ làm giảm cơn đau, biện pháp này còn hỗ trợ thúc đẩy hoạt động của hệ tiêu hóa, giảm cảm giác chướng bụng, khó tiêu.
- Uống nước ấm: Ngay khi gặp các cơn đau dạ dày, người bệnh hãy uống 1 cốc nước ấm nhằm mục đích trung hòa dịch vị và axit dạ dày, đồng thời giúp cơ trơn được thư giãn, tránh tình trạng co bóp và tăng tiết dịch vị quá mức.
- Sử dụng dược liệu tự nhiên: Các dược liệu tự nhiên như gừng, mật ong, bạc hà, hoa cúc khi pha trà có tác dụng kháng viêm, làm dịu cơn đau, hỗ trợ vết loét nhanh lành, giảm xung huyết, từ đó cải thiện được các cơn đau dạ dày, tránh tình trạng buồn nôn và nôn.
- Dùng thuốc không kê toa: Trong trường hợp áp dụng các mẹo kể trên không có dấu hiệu thuyên giảm, người bị đau dạ dày có thể dùng thuốc giảm đau không kê đơn như thuốc giảm đau chống co thắt, thuốc bảo vệ niêm mạc, thuốc kháng axit,… Bạn nên chọn mua ở hiệu thuốc uy tín, tham khảo ý kiến dược sĩ, chuyên gia trước khi sử dụng.
Xem ngay: Top 10+ Bài Thuốc Đông Y Chữa Dạ Dày Hiệu Quả, An Toàn
Giảm đau dạ dày ở mức độ 3 và 4
Sau khi đã biết đau dạ dày có mấy cấp độ, đồng thời xác định bản thân đang ở giai đoạn 3 hoặc 4, được chẩn đoán là các triệu chứng đã chuyển biến nghiêm trọng, vết loét sâu hơn và có thể bị ung thư, người bệnh cần tìm đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác, đồng thời nhận biện pháp điều trị phù hợp, hiệu quả và an toàn nhất.
Sau khi đã thực hiện thăm khám tổng quát và thực hiện các xét nghiệm liên quan, bệnh nhân có thể được chỉ định dùng thuốc hoặc phẫu thuật.
Một số loại thuốc được bác sĩ kê đơn dùng cho tình trạng đau dạ dày đó là: Thuốc bảo vệ niêm mạc, thuốc kháng axit, thuốc ức chế gastrin, thuốc ức chế bơm proton, thuốc ức chế dây thần kinh phế vị, thuốc kháng sinh,… Trong trường hợp cần phẫu thuật, bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh chi tiết để chuẩn bị về mặt tinh thần, sức khỏe, đảm bảo quá trình can thiệp chuyên sâu an toàn và hiệu quả nhất.
Lưu ý để cải thiện và ngăn ngừa các triệu chứng của bệnh đau dạ dày
Khi đã nắm rõ đau dạ dày có mấy cấp độ và biết được tính nguy hiểm của từng giai đoạn, người bệnh cần tìm biện pháp điều trị phù hợp. Để có thể nhanh chóng đẩy lùi các triệu chứng, ngăn bệnh tái phát và phòng tránh bệnh đối với những người khỏe mạnh, cần chú ý đến những vấn đề sau:
- Cần thăm khám ngay khi xuất hiện các cơn đau nhức khó chịu hoặc một số biểu hiện bất thường như buồn nôn, nôn, ợ hơi, ợ chua, trào ngược dạ dày, đầy bụng, sụt cân nhanh,….
- Thực hiện theo đúng chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ về vấn đề liên quan đến dùng thuốc, tái khám, phẫu thuật,…
- Không tự ý mua thuốc để dùng khi chưa tham khảo ý kiến của các chuyên gia để tránh gây tác tác dụng phụ nguy hiểm.
- Chú ý xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý, bổ sung thực phẩm tốt cho dạ dày như súp lơ xanh, khoai, cá béo, sữa chua, chuối, táo, trứng… Tuyệt đối tránh xa thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng, chất kích thích, đồ ăn tái sống.
Tham khảo: Danh Sách 21+ Thực Phẩm Tốt Cho Dạ Dày Đừng Bỏ Lỡ
- Khi chế biến món ăn cần lựa chọn nguyên liệu tươi sạch, không chứa hóa chất độc hại, đảm bảo nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
- Ưu tiên dung nạp các món ăn mềm, dễ nhai, dễ tiêu như cháo, súp, món ăn luộc, hầm để giảm áp lực cho dạ dày và giúp cơ quan này tiêu hóa thức ăn nhanh hơn.
- Chia nhỏ bữa ăn trong ngày, không nên ăn quá no, không bỏ bữa hoặc nhịn đói, đồng thời nên ăn chậm, nhai kỹ để dạ dày co bóp tốt hơn.
- Sau khi ăn nên nghỉ ngơi hoặc vận động nhẹ nhàng, không nằm, không chạy nhảy hay làm việc quá sức.
- Giữ tâm lý ổn định, vui vẻ, tránh căng thẳng, áp lực, stress vì những điều này sẽ khiến cơn đau dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn.
Trên đây là giải đáp chi tiết cho vấn đề đau dạ dày có mấy cấp độ cũng như biểu hiện cụ thể của từng giai đoạn. Nếu muốn tránh những biến chứng nguy hiểm hoặc bệnh tiến triển đến giai đoạn khó chữa, người bệnh nên tìm đến các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.