Gợi Ý Chế Độ Ăn Cho Người Viêm Dạ Dày Từ Chuyên Gia
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, chế độ ăn cho người viêm dạ dày cần đảm bảo rất nhiều yếu tố, quan trọng nhất là việc ăn uống đúng giờ, ăn điều độ, nhai kỹ, hạn chế dung nạp những thực phẩm có hại cho dạ dày,… Để biết người bị viêm dạ dày nên ăn gì, kiêng gì, đảm bảo yếu tố nào khi ăn uống để sớm khỏi bệnh thì các bạn có thể tham khảo nội dung bài viết dưới đây.
Nguyên tắc trong chế độ ăn cho người viêm dạ dày
Chế độ ăn cho người viêm dạ dày cần được quan tâm và chú trọng bởi việc ăn uống đúng cách, khoa học sẽ giúp thúc đẩy tiến độ điều trị bệnh cũng như ngăn chặn tình trạng bệnh nặng hơn. Theo đó, khi áp dụng chế độ ăn cho người bị viêm loét dạ dày, các bạn cần chú ý tới những nguyên tắc sau đây.
- Ăn đủ lượng, đúng giờ: Ăn uống điều độ và có định lượng rõ ràng sẽ tạo ra phản xạ có điều kiện và giúp hỗ trợ bài tiết tiêu hóa cũng như hạn chế triệu chứng khó chịu do áp lực khi phải tiêu hóa một lượng thức ăn quá lớn. Tốt nhất, bạn cần ăn đủ 3 bữa/ngày và ăn đúng giờ cho dù đói hoặc không. Tuyệt đối không để dạ dày quá no hay quá đói vì lúc này acid sẽ tiết ra và làm ảnh hưởng tới hoạt động tiêu hóa.
- Ăn chín uống sôi: Đây là một trong những nguyên tắc ăn uống mà người bị bệnh viêm dạ dày cần chú ý. Việc ăn chín uống sôi sẽ giúp hạn chế vi khuẩn có hại tấn công cũng như giảm bớt các triệu chứng của bệnh.
- Ăn chậm nhai kỹ: Những người đang gặp vấn đề về tiêu hóa cần hết sức lưu ý tới nguyên tắc này, bởi khi thức ăn được nhai kỹ sẽ làm giảm gánh nặng cho dạ dày, đồng thời giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày tốt hơn.
Thực phẩm nên và cần kiêng trong chế độ ăn cho người bị viêm dạ dày
Chế độ dinh dưỡng cho người viêm loét dạ dày cần đảm bảo các yếu tố trên. Bên cạnh đó việc nên ăn gì, kiêng gì cũng là vấn đề mà bạn phải nắm rõ. Dưới đây là những thực phẩm mà người bị viêm loét dạ dày nên và không nên ăn.
Vậy viêm dạ dày nên ăn gì? Với chế độ ăn uống cho người viêm dạ dày mang lại hiệu quả hỗ trợ điều trị cao thì bệnh nhân bị viêm bao tử không thể bỏ qua nhóm thực phẩm sau:
- Bổ sung nhóm thực phẩm dễ tiêu hóa: Do hệ thống tiêu hóa đang bị tổn thương và suy yếu nên việc ăn các loại thực phẩm dễ tiêu hóa sẽ giúp giảm gánh nặng cho bộ phận này. Những thực phẩm dễ tiêu hóa mà bạn có thể bổ sung gồm thịt nạc thăn, tim lợn, cá, rau xanh, thịt ngan,…
- Ăn thực phẩm có khả năng giảm tiết acid dịch vị: Bánh mì, mật ong, đường, bánh quy là những món ăn mà người bị viêm dạ dày nên ăn. Do chúng có khả năng hút acid dịch vị dư thừa và ngăn chặn bệnh đau dạ dày và một số bệnh lý tiêu hóa khác.
- Bổ sung thực phẩm giúp làm lành vết loét, vết viêm: Khả năng hấp thụ dưỡng chất của bạn sẽ yếu đi nếu bị bệnh lý về dạ dày. Do đó, chế độ ăn uống cho người viêm loét dạ dày cần tăng cường bổ sung khoáng chất, vitamin. Những thực phẩm mà bạn nên bổ sung gồm có rau củ quả tươi màu xanh đậm, vàng, đỏ như cà rốt, bí đỏ, cải xanh,… Đặc biệt tốt nếu bạn chế biến các loại rau củ quả trên theo hình thức hấp, luộc hơn là chiên xào.
- Bổ sung vitamin C: Việc bổ sung hàm lượng vitamin C cần thiết sẽ giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể chống lại bệnh tật. Các chuyên gia khuyến nghị bạn nên bổ sung vitamin C thông qua việc dung nạp từ trái cây, rau củ nhưng hạn chế ăn thực phẩm có vị chua.
- Ăn thực phẩm giúp trung hòa acid: Sữa hay những thực phẩm từ sữa, trứng là những thực phẩm có khả năng trung hòa acid dịch vị dạ dày cực tốt. Ngoài ra, sữa chua còn có công dụng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn gây hại cho bao tử.
Bên cạnh những thực phẩm cần bổ sung thì trong chế độ ăn cho người loét dạ dày, các bạn cần kiêng những thực phẩm sau:
- Hạn chế ăn thực phẩm ngâm muối: Bệnh nhân bị viêm dạ dày nên hạn chế thực phẩm như dưa muối, cà muối, cá khô, mắm. Bởi những thực phẩm này có chứa nhiều muối, dễ gây áp lực lên hoạt động của hệ tiêu hóa trong việc xử lý thức ăn. Chưa kể chúng còn có chứa nitric – một chất có nguy cơ gây ung thư cao.
- Đồ sống, lạnh nên hạn chế: Chế độ ăn cho người viêm dạ dày cần hạn chế hết mức có thể những thực phẩm tươi sống, đồ lạnh. Bởi những thực phẩm này có thể gây kích thích mạnh với niêm mạc, dẫn tới tiêu chảy hoặc khiến triệu chứng viêm dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn.
- Ăn ít thực phẩm chiên rán: Những đồ ăn này tuy rất kích thích vị giác và được nhiều người yêu thích nhưng thực phẩm chiên rán không tốt cho việc tiêu hóa. Việc ăn quá thường xuyên đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ sẽ gia tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa và khiến bệnh viêm dạ dày nặng hơn. Thậm chí đồ chiên rán có thể khiến máu nhiễm mỡ nên để có sức khỏe tốt hơn thì bạn nên hạn chế dung nạp chúng.
- Tránh sử dụng chất kích thích: Bệnh nhân cần kiêng rượu bia, thuốc lá, hay những thực phẩm làm ảnh hưởng tới việc cung cấp máu cho tế bào thành bao tử. Từ đó làm suy giảm sức đề kháng của niêm mạc và gia tăng triệu chứng bệnh viêm dạ dày.
Gợi ý chế độ ăn cho người viêm bao tử theo từng ngày/tuần
Dựa theo chế độ ăn cho người viêm bao tử đã nêu trên, bạn có thể xây dựng hay thiết lập chế độ ăn uống cụ thể theo từng ngày hoặc từng tuần. Chẳng hạn như:
Thực đơn thứ 2 và thứ 5:
- 7 giờ: 50g giò lụa, 1 chén cơm nếp, 1 cốc sữa tươi 200ml.
- 11 giờ: 2 bát cơm gạo tẻ, 100g thịt luộc, 250ml canh bắp cải nấu tôm (trong đó 100g bắp cải và 10g tôm), 200g dưa hấu.
- 16 giờ: 2 bát cơm, thịt bò xào đậu cô ve (30g thịt bò + 100g đậu cô ve), 5g hành ngò, 15 dầu thực vật.
- 20 giờ: 100ml chè mè đen, 50g khoai sọ.
Thứ ba, sáu và chủ nhật:
- 7 giờ: Ăn 1 ổ bánh mì, 20g ruốc cùng 1 cốc sữa tươi 200ml.
- 11 giờ: Ăn 2 bát cơm, súp khoai tây thịt (100g thịt cùng 200g khoai tây) và 200g đậu phụ hấp + 1 quả chuối tây.
- 16 giờ: 2 bát cơm tẻ, 100g rau muống luộc và trứng hấp thịt (70g thịt nạc + 1 quả trứng gà).
- 20 giờ: 100g chè bột sắn, 50g bánh quy.
Thứ tư, thứ bảy:
- 7 giờ: 1 quả trứng gà, 1 chén cháo đậu xanh 300ml.
- 11 giờ: 100g cá hấp, 2 chén cơm, 150g rau cải luộc, 200g thanh long.
- 16 giờ: 2 chén cơm gạo tẻ, thịt lợn viên hấp (150g đậu phụ + 50g hành + 50g thịt lợn) và 100g canh rau cải.
- 20 giờ: 200ml chè đậu xanh, 50g bánh quy.
Bên cạnh việc xây dựng chế độ ăn uống cho người viêm dạ dày, người bệnh có thể tham khảo bài thuốc Nhất Nam Bình Vị Khang chữa dạ dày của Nhất Nam Y Viện. Đây là bài thuốc được nghiên cứu và phát triển từ bài thuốc của Vua Tự Đức triều Nguyễn dưới sự kiểm nghiệm của YHHĐ mang đến hiệu quả điều trị gấp 3 – 4 lần so với bài thuốc thông thường.
Lưu ý về chế độ ăn cho bệnh nhân viêm dạ dày
Một số người bị viêm dạ dày nghiêm trọng có thể sẽ phải dùng thuốc điều trị. Bên cạnh việc sử dụng thuốc thì chế độ ăn cho người viêm dạ dày cũng là điều không thể thiếu để góp phần cải thiện bệnh nhanh chóng và dứt điểm. Vậy trong chế độ ăn cho người viêm loét dạ dày bạn cần lưu ý gì?
- Bệnh nhân không ăn thực phẩm quá nóng hay quá lạnh vì thực phẩm quá nóng có thể làm cho niêm mạc bị xung huyết. Trong khi đó, niêm mạc bị xung huyết, cơ dạ dày co bóp mạnh khiến bạn bị đau dạ dày, thậm chí là đi ngoài nếu ăn thực phẩm nguội lạnh.
- Cần thái nhỏ thực phẩm khi nấu hoặc xay, nghiền nhuyễn nát để làm giảm áp lực lên thành dạ dày, hạn chế bài tiết dịch vị hiệu quả.
- Nồng độ thức ăn cũng có ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa, chẳng hạn nếu ăn thức ăn quá đặc sẽ làm men tiêu hóa không thấm vào thức ăn. Khi ăn thức ăn quá lỏng, men tiêu hóa loãng đi khiến hoạt động tiêu hóa kém dần. Chính vì thế mà các chuyên gia cho rằng bạn chỉ nên tiêu thụ 100 – 200ml nước trong bữa ăn. Nếu trường hợp bị tiêu chảy, ra mồ hôi nhiều thì có thể uống nhiều hơn để bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể nhưng cần uống nước tránh các bữa ăn.
- Bạn không nên ăn đồ ăn lạ, bởi nếu dạ dày “không quen” với các thực phẩm này rất dễ gây rối loạn tiêu hóa.
Trên đây là những thông tin cơ bản về chế độ ăn cho người viêm dạ dày cùng gợi ý thực đơn chi tiết. Mong rằng những bạn đang bị viêm dạ dày hoặc các bệnh lý về tiêu hóa khác có thể xây dựng được chế độ ăn uống hợp lý và sớm khỏi bệnh.