Viêm Loét Dạ Dày Ăn Gì Và Không Nên Ăn Gì?
Viêm loét dạ dày là chứng bệnh khá phổ biến, có khoảng 70% dân số hiện nay đều đang mắc phải căn bệnh này. Bên cạnh việc điều trị bằng các loại thuốc Đông, Tây y, chế độ ăn uống cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều trị bệnh. Vậy viêm loét dạ dày ăn gì và không nên ăn gì? Hãy cùng tham khảo những thông tin trên qua bài viết dưới đây của chúng tôi.
Viêm loét dạ dày ăn gì?
Đối với người bị viêm loét dạ dày, chế độ ăn uống đóng vai trò hết sức quan trọng. Vì vậy trong thực đơn hàng ngày nên tăng cường các thực phẩm có tác dụng bảo vệ và làm lành các vết loét trên niêm mạc dạ dày đồng thời cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Vậy viêm loét dạ dày ăn gì? Dưới đây là 11 loại thực phẩm bạn nên sử dụng:
Viêm loét dạ dày nên ăn cơm
Cơm đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu trong mỗi bữa ăn hàng ngày. Bản chất của cơm là mềm, dẻo, rất dễ tiêu hóa. Từ đó giúp dạ dày không phải tiết nhiều acid, giảm nguy cơ đau dạ dày đồng thời cơm cũng đóng vai trò trong việc hấp thụ các chất lỏng bên trong dạ dày làm giảm nguy cơ bị tiêu chảy. Cũng như cơm, các món ăn như bánh chưng, các loại cháo, khoai lang, khoai tây, xôi,… cũng đều có tác dụng như vậy. Người bệnh cũng có thể dùng để thay thế cơm trong bữa ăn để tránh nhàm chán.
Bánh mì
Bánh mì là là một lựa chọn hoàn hảo đối với những người bị viêm loét dạ dày. Trong loại bánh này có hàm lượng tinh bột cao lại ít béo nên không hề gây áp lực cho hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, người bệnh không nên sử dụng bánh mì cùng với bơ và mứt cho tới khi dạ dày thực sự khỏe hơn.
Canh hoặc Súp
Các món canh hay súp đã được nấu chín, loãng, mềm nên rất dễ ăn. Vì vậy sẽ không gây áp lực cho hệ tiêu hóa, đồng thời lượng còn làm giảm nồng độ acid trong dịch dạ dày bởi có nhiều nước. Từ đó giúp người người bệnh có thể tiêu hóa thức ăn một cách dễ dàng và làm giảm triệu chứng của viêm loét dạ dày.
Xem thêm: 11 Thuốc Giảm Tiết Axit Dạ Dày Được Bác Sĩ Khuyên Dùng
Nghệ kết hợp cùng mật ong
Nhắc đế chữa viêm loét dạ dày hẳn không thể thiếu nghệ. Bởi trong thành phần của nghệ có hàm lượng curcumin rất lớn, chính hoạt chất này có tác dụng lớn trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng. Còn mật ong cũng có tác dụng lớn trong việc dạ dày điều tiết acid để tránh tình trạng kích ứng dạ dày. Tuy nhiên, curcumin lại khó tan trong nước, vì vậy người bệnh phải kiên trì sử dụng nghệ trong một thời gian dài mới cảm nhận được sự thay đổi.
Gừng
Gừng có tính nóng, vị ấm nên cũng là một trong những nguyên liệu giúp giảm triệu chứng của viêm loét dạ dày, đầy hơi, khó tiêu,…. Ngoài ra gừng còn giúp cải thiện chức năng hệ tiêu hóa. Vì vậy thêm gừng vào thực đơn hằng ngày hoàn toàn phù hợp đối với chế độ ăn của người viêm loét dạ dày. Bạn có thể dùng trực tiếp gừng cắt lát để nhấm nháp hoặc pha trà gừng để uống.
Sữa chua
Nếu bạn đang thắc mắc viêm loét dạ dày ăn gì thì sữa chua là một lựa chọn hợp lý. Sữa chua là một trong những món ăn phụ không thể thiếu đối với mỗi người vì công dụng tuyệt vời mà nó mang lại. Ngoài tác dụng làm đẹp da, thì sữa chua còn rất tốt cho hệ tiêu hóa khi chứa rất nhiều lợi khuẩn sống. Mỗi ngày sử dụng từ 1 – 2 hộp sữa chua sẽ giúp người bệnh cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa đồng thời giảm kích ứng niêm mạc dạ dày.
Bài đọc thêm: Xuất Huyết Dạ Dày Có Nguy Hiểm Không? Cách Phòng Bệnh Hiệu Quả
Đậu bắp
Đậu bắp chứa nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin B, C, E, sắt, kẽm, magie, kali,… rất tốt cho cơ thể. Đặc biệt chất nhầy là do phức hợp protein kết dính với polysaccharides, pectin và một số chất khác trong đậu bắp mang lại công dụng tuyệt vời cho người bị viêm loét dạ dày. Vừa bảo vệ, ngăn ngừa các nguy cơ gây tổn thương niêm mạc dạ dày đồng thời còn hỗ trợ làm lành các vết viêm loét trong dạ dày.
Rau củ quả
Các loại rau củ xanh đậm (súp lơ, rau chân vịt, rau cải, xà lách,…) hoặc có màu đỏ (ớt chuông, cà rốt,…) đều là những thực phẩm có hàng lượng lớn vitamin và khoáng chất mà người bị viêm loét dạ dày cần phải bổ sung thường xuyên.
Hoa quả
Các loại hoa quả kể trên không chỉ có hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào mà còn có tác dụng tốt cho hệ tiêu hóa, trung hòa được nồng độ acid trong dạ dày từ đó giảm tình trạng bị viêm loét. Vì vậy việc bổ sung hoa quả trong thực đơn .hàng ngày là điều không thể thiếu đối với mọi người nói chung và người bị viêm loét nói riêng.
Nước dừa
Nước dừa rất tốt cho cơ thể nhất là những người vừa bị mất nước do tiêu chảy, nôn ói,… bởi loại nước này rất giàu điện giải natri, canxi. kali giúp bổ sung các thiếu hụt do đau dạ dày ăn uống kém . Vì vậy mỗi ngày nên bổ sung một quả dừa sẽ giúp người bệnh cải thiện tình trạng viêm loét dạ dày đáng kể.
Bài đọc thêm: Xuất Huyết Dạ Dày Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị
Trà thảo dược
Đa số các loại trà thảo dược đều có tác dụng giúp cân bằng hệ tiêu hóa, ngăn các triệu chứng khó chịu, ợ hơi, đầy bụng. Đặc biệt trà thảo dược chiết xuất từ hoa cúc còn có tác dụng giúp cải thiện viêm nhiễm dạ dày tá tràng. Vì vậy người bị viêm loét dạ dày nên tích cực sử dụng trà thảo mộc như: Trà táo đỏ, trà hoa cúc, trà hoa hồng, trà nhài, trà gừng,… để giúp dạ dày được ổn định.
Viêm loét dạ dày kiêng ăn gì?
Ngoài vấn đề viêm loét dạ dày ăn gì, người bị chứng viêm loét dạ dày cũng cần tránh sử dụng một số loại thực phẩm để bệnh không trở nên nghiêm trọng hơn.
Đồ ăn nhiều chất béo
Các món chiên xào hay đồ ăn nhanh đều chứa rất nhiều chất béo. Chúng sẽ gây áp lực khiến hệ tiêu hóa phải làm việc vất vả hơn. Từ đó dẫn tới tình trạng đau và chướng bụng. Vì vậy cần hạn chế đến mức tối thiểu những món ăn này trong thực đơn của người bị viêm loét dạ dày.
Các gia vị cay nóng
Ớt, hạt tiêu, mù tạt… là những gia vị rất phổ biến, có tính nóng, vị cay tuy giúp món ăn trở nên ngon và hấp dẫn hơn. Thế nhưng chúng lại không hề tốt cho dạ dày. Vì vậy những gia vị này nên hạn chế sử dụng trong khẩu phần ăn của người bị viêm loét dạ dày.
Hoa quả có vị chua
Cóc, xoài, chanh, cam, khế, dứa,… là những loại quả đều có chứa hàm lượng acid cao. Khi người bệnh ăn những thực phẩm này sẽ khiến các vết loét trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy bạn cần tuyệt đối không ăn những hoa quả này khi bùng đang đói. Nếu cần chỉ sử dụng một lượng nhỏ khi đã ăn no để đảm bảo sức khỏe.
Có thể bạn quan tâm: Xuất Huyết Dạ Dày Khi Mang Thai: Nguyên Nhân Và Hướng Điều Trị
Các món như dưa muối, cà muối
Các món cà muối, dưa muối, kim chi thường được người dân sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày bởi nó rất đưa cơm. Tuy nhiên nhóm thực phẩm này lại chứa rất nhiều axit. Nếu bạn ăn quá nhiều hoặc ăn lúc đói sẽ khiến dạ dày tiết nhiều axit, dẫn đến tình trạng trào ngược, viêm loét. Nghiêm trọng hơn, nhóm thực phẩm này còn chứa nhiều nitrit, có thể gây ra các bệnh như tim mạch, huyết áp, tai biến mạch máu não, ung thư dạ dày,…
Viêm loét dạ dày nên hạn chế uống sữa tươi
Nhiều người cho rằng, sữa tươi giúp giảm tình trạng đau dạ dày cũng như làm lành vết viêm loét, nhưng đây là một quan niệm sai lầm. Sữa không những không giúp vết bị viêm loét nhẹ đi mà còn khiến dạ dày tiết ra nhiều acid hơn. Tuy nhiên bạn cũng không cần phải kiêng sữa hoàn toàn. Bởi sữa có nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe nên bạn vẫn có thể sử dụng với liều lượng cho phép.
Đồ uống có cồn
Đồ uống có cồn như rượu, bia có ảnh hưởng nghiêm trọng đến nội tạng của con người. Trong đó gan và dạ dày là chịu nhiều tổn thương nhất. Vì vậy người bị viêm loét dạ dày không nên sử dụng rượu bia và các loại đồ uống chứa cồn khác. Nếu không bạn có thể sẽ phải đối mặt với tình trạng xuất huyết dạ dày hoặc ung thư dạ dày.
Chocolate
Chocolate là món ăn vặt thơm ngon và chứa nhiều dinh dưỡng. Vì vậy có nhiều người sẽ không nghĩ nó là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đau dạ dày. Với người bình thường bạn hoàn toàn có thể sử dụng socola. Nhưng những người có hệ tiêu hóa yếu hoặc đang bị viêm loét dạ dày thì không nên sử dụng loại thực phẩm này để tránh tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
Những lưu ý khi điều trị bệnh viêm loét
Ngoài những thực phẩm nên và không nên sử dụng, người bệnh bị viêm loét dạ dày cũng cần chú ý một số vấn đề sau:
- Nên ăn các loại thức ăn được nấu chín và mềm.
- Nên ăn các món luộc, hấp thay cho những món chiên xào.
- Nên chia bữa ăn chính thành nhiều bữa nhỏ, không để bụng đói và cũng không nên ăn quá no để tránh gây áp lực quá cho dạ dày.
- Không ăn thực phẩm cay nóng, đồ ăn, đồ uống quá chua, chứa nhiều axit.
- Ăn chậm, nhai kỹ để tăng bài tiết nước bọt đồng thời giúp tiêu hóa được tốt hơn.
- Không nên ăn những thức ăn quá đặc hoặc khó tiêu hóa.
- Không dùng thực phẩm lạnh bởi khi vào dạ dày, cơ thể sẽ phải tốn thời gian làm ấm những thực phẩm này.
- Ăn xong nên ngồi nghỉ ngơi hoặc đi lại nhẹ nhàng, không đi nằm ngay và không vận động mạnh.
- Nên ngủ đủ 8 tiếng/ngày, không thức quá khuya, nên ngủ trước 23h.
- Uống đủ nước, trung bình mỗi người trường thành cần uống từ 2-3 lít nước/ngày.
- Giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan, tránh áp lực, căng thẳng, stress sẽ ảnh hưởng không tốt cho dạ dày.
- Tập thể dục thể thao nhẹ nhàng, phù hợp với nhu cầu của cơ thể. Một số bộ môn bạn có thể thực hiện như: Yoga, gym, bơi lội, đạp xe…
Trên đây là những thông tin giúp bạn trả lời cho câu hỏi viêm loét dạ dày ăn gì và kiêng gì? Hãy tự chăm sóc bảo vệ sức khỏe của bản thân và những người xung quanh để hạn chế mức thấp nhất những biến chứng có thể xảy ra. Chúc bạn và những người thân yêu của mình có thật nhiều sức khỏe.