Viêm Dạ Dày Là Gì? Nguyên Nhân, Cách Chữa Và Chế Độ Ăn Uống
Viêm dạ dày là bệnh lý đường tiêu hoá phổ biến với những triệu chứng rất dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. Vậy dấu hiệu nhận biết bệnh là gì, nguyên nhân do đâu và cách điều trị như thế nào? Mời bạn đọc theo dõi các thông tin được tổng hợp từ ý kiến của chuyên gia trong bài viết dưới đây.
Bệnh viêm dạ dày là gì, có mấy cấp độ?
Giải đáp bệnh viêm dạ dày tiếng anh là gì? Bệnh được biết đến với tên Stomach Ulcers, là bệnh lý phổ biến. Đây là bệnh lý dùng để mô tả các nhóm vấn đề là viêm ở lớp niêm mạc dạ dày.
Bệnh được xác định là do các viêm loét trên niêm mạc ở đầu ruột non. Khi lớp màng bên ngoài dạ dày bị bào mòn, lớp mô bên dưới bị lộ ra khiến những vết viêm loét xuất hiện.
Tình trạng này thường là kết quả từ việc nhiễm một loại vi khuẩn gây ra các vết viêm và loét dạ dày. Các triệu chứng có thể xảy ra đột ngột hoặc diễn biến âm thầm, từ từ theo thời gian.
Những tổn thương này ngày càng lớn dần gây xuất huyết tiêu hoá, chảy máu, thậm chí thủng dạ dày dẫn đến tử vong.
Phần đa các trường hợp người bị viêm loét dạ dày đều ở mức độ nhẹ, có thể cải thiện được. Tuy nhiên cũng có trường hợp tiến triển chuyển sang giai đoạn viêm loét dạ dày nặng, viêm dạ dày mãn tính chuyển sang ruột, dẫn đến ung thư dạ dày.
Theo thống kê có đến 60% người mắc viêm dạ dày mạn tính là người cao tuổi. Và trong những người bị viêm dạ dày đường ruột có đến 60% nguy cơ bị loét dạ dày, 95% bị loét tá tràng.
Theo tình trạng thì có 2 loại đau viêm dạ dày gồm:
- Viêm dạ dày cấp tính: Là tình trạng viêm dạ dày nhẹ, khởi phát nhanh, diễn biến nhanh và dễ khỏi, ít biến chứng.
- Viêm dạ dày mạn: Là tình trạng viêm dạ dày nặng, tổn thương ở dạ dày kéo dài, diễn biến âm thầm. Tổn thương có thể lan rộng hoặc chỉ khu trú ở một vùng tại niêm mạc dạ dày và dẫn đến viêm teo niêm mạc bao tử.
Ngoài ra còn có một thể đặc biệt là viêm dạ dày dạng nốt hay còn gọi là viêm dạ dày thuỷ đậu, viêm dạ dày dạng hạt. Bệnh đặc trưng bởi các tổn thương hình bầu giác, hình lỗ rốn ở niêm mạc. Các tổ chức viêm phân tán chứ không tập trung một chỗ nên rất dễ phát hiện qua nội soi hoặc chụp phim cản quang.
Xem thêm: Viêm Hang Vị Dạ Dày Ở Trẻ Em Có Nguy Hiểm Không Và Cách Điều Trị
Giải đáp viêm dạ dày nguyên nhân từ đâu?
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra viêm dạ dày bệnh học. Do đó nếu biết trước các tác nhân gây bệnh bạn có thể chủ động phòng tránh bệnh.
- Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori): Là nguyên nhân chính gây ra viêm dạ dày H.Pylori dương tính. Vi khuẩn HP xâm nhập sẽ sinh sôi mạnh mẽ tại lớp nhầy ở niêm mạc dạ dày gây viêm loét. Lâu dài thành mạn tính, tiến triển thành loét và ung thư dạ dày.
- Dùng thuốc giảm đau và kháng viêm kéo dài: Các loại thuốc này nếu dùng trong thời gian dài sẽ gây ức chế chất bảo vệ niêm mạc dạ dày, gây đau và viêm loét.
- Căng thẳng kéo dài: Dịch vị dạ dày sẽ tăng tiết khi người bệnh rơi vào trạng thái căng thẳng, mất ngủ, áp lực, lo âu kéo dài.
- Chế độ sinh hoạt không khoa học: Ăn uống không đúng bữa, ăn quá no hoặc quá đói, ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ đóng hộp, thức ăn nhanh, đồ ăn lên men có vị chua,… Sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn, chất kích thích làm tăng tiết dịch vị, lớp niêm mạc bị tổn thương dẫn viêm và loét dạ dày.
- Nguyên nhân khác: Một số nguyên nhân khác như khả năng tự miễn suy giảm, nhiễm hoá chất độc hại,…
Người bị viêm dạ dày biểu hiện như thế nào?
Nhiều người thắc mắc viêm dạ dày dấu hiệu như thế nào thì thực tế tuỳ tình trạng mà có triệu chứng khác biệt. Nếu ở mức độ nhẹ thì bệnh rất khó nhận biết còn nếu chuyển sang mức độ trung bình đến nặng thì các triệu chứng rõ rệt hơn.
- Đau bụng vùng trên rốn: Đau trên rốn hay còn gọi là thượng vị là dấu hiệu cơ bản nhất. Cơn đau thường âm ỉ kéo dài đi kèm cảm giác bỏng rát khiến người bệnh rất khó chịu. Cơn đau bụng thường xuất hiện vào lúc đói hoặc buổi tối.
- Buồn nôn, đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu: Dạ dày tiết ra nhiều axit gây ra tình trạng trào ngược dạ dày, gây buồn nôn. Đồng thời cảm giác đầy hơi, chướng bụng và khó tiêu, đi kèm ợ hơi, biếng ăn cũng khiến người bệnh khó chịu.
- Ợ hơi: Đây là một trong những triệu chứng viêm dạ dày tá tràng phổ biến, thường gặp nhiều ở người bị nhẹ hoặc mới bị.
- Rối loạn tiêu hoá: Khi bị viêm dạ dày lâu năm sẽ khiến chức năng hệ tiêu hoá bị rối loạn. Dẫn đến các triệu chứng loét dạ dày, đau bụng, tiêu chảy, táo bón,…
- Mất ngủ, ngủ không sâu giấc: Khi bị bệnh sẽ khiến người bệnh khó chịu, ảnh hưởng đến giấc ngủ. Nguyên nhân khi bị đầy bụng, khó tiêu, đau bụng, đặc biệt vào buổi tối sẽ khiến người bệnh ngủ không ngon.
- Khó thở: Người mắc bệnh viêm dạ dày có gây khó thở không? Khi lượng axit dư thừa trào ngược lên thực quản, gây giãn thực quản và xuất hiện hiện tượng khó thở.
Bài đọc thêm: 18 Bài Thuốc Dân Gian Chữa Viêm Hang Vị Dạ Dày Tốt Nhất
Viêm dạ dày có nguy hiểm không, khi nào cần điều trị?
Bị viêm dạ dày tá tràng khiến người bệnh khó chịu bởi những triệu chứng. Vậy bị viêm dạ dày có sao không và nguy hiểm không?
Nếu ở giai đoạn đầu bệnh nhân không điều trị kịp thời và đúng cách thì các triệu chứng sẽ trở nên nặng hơn. Bệnh này có thể chuyển biến xấu với những nguy cơ khó lường như:
- Gây suy nhược cơ thể, không hấp thụ được dưỡng chất, thường xuyên mất ngủ, mệt mỏi.
- Ảnh hưởng tuyến tụy.
- Sưng viêm các mô dẫn đến tắc nghẽn đường tiêu hoá.
- Viêm dạ dày xuất huyết ở niêm mạc thậm chí thủng dạ dày.
- Hẹp môn vị.
- Viêm dạ dày mãn tính chuyển sản ruột là một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh
- Tiến triển viêm dạ dày sẹo loét hành tá tràng.
- Biến chứng ung thư dạ dày.
Mặc dù hầu hết các trường hợp nhẹ đều có thể chữa khỏi. Tuy nhiên cũng có những trường hợp viêm dạ dày mạn tính bệnh học có thể dẫn đến xuất huyết dạ dày, ung thư rất nguy hiểm. Vậy khi nào bạn cần đến khám bác sĩ?
Nếu hiện tượng đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi, ợ nóng kéo dài nhiều hơn 1 tuần thì bạn nên đi khám. Đặc biệt nếu có hiện tượng nôn mửa, đi ngoài ra máu, phân đen bạn cần đến bệnh viện ngay lập tức.
Các phương pháp khoa học chẩn đoán bệnh viêm dạ dày
Hiện nay có nhiều phương pháp y khoa để chẩn đoán bệnh này. Tuỳ thuộc vào tình trạng của mỗi người mà các bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ chữa viêm dạ dày bộ y tế đưa ra.
- Nội soi dạ dày: Thủ thuật nội soi giúp chẩn đoán tổn thương chi tiết và chính xác nhất. Phương pháp này còn giúp phát hiện sớm nguy cơ khối u bất thường ở dạ dày. Từ đó có thể can thiệp sinh thiết bờ ổ loét để giảm nguy cơ biến chứng ung thư.
- Xét nghiệm phân và máu: Đây là cách chẩn đoán giúp phát hiện tình trạng thiếu máu, thiếu hồng cầu, nồng độ enzyme niêm mạc dạ dày,… Do đó với người bệnh xuất huyết tiêu hoá thì đây là phương pháp cần thiết.
- Test HP: Xét nghiệm vi khuẩn HP bằng test hơi thở hoặc xét nghiệm phân, nước tiểu,… Đây là cách chẩn đoán chính xác viêm dạ dày H Pylori âm tính hay dương tính để có phác đồ điều trị phù hợp.
- Chụp X quang hoặc CT: Kiểm tra mức độ viêm loét dạ dày bằng cách cho người bệnh uống chất lỏng để bao phủ đường tiêu hoá. Từ đó bác sĩ sẽ dễ dàng nhìn thấy vết viêm loét dễ dàng hơn.
Sau khi chẩn đoán các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị và đưa ra phác đồ phù hợp, hiệu quả.
Không nên bỏ lỡ: Viêm Hang Vị Dạ Dày Nên Uống Thuốc Gì? [Chuyên Gia Giải Đáp]
Các phương pháp điều trị bệnh viêm dạ dày hiệu quả nhất
Điều trị viêm dạ dày trong bao lâu thì khỏi còn tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người. Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị, bạn đọc có thể tham khảo các cách chữa dưới đây.
Sử dụng Tây y
Với phương pháp tây y hiện nay có 2 cách là dùng thuốc Tây và can thiệp ngoại khoa.
Trong một số trường hợp bác sĩ sẽ kê đơn và chỉ định dùng một số loại thuốc Tây như:
- Thuốc ức chế bơm proton: Giảm axit dạ dày, làm lành vết loét dạ dày như Aciphex, Prevacid, Protonix, Prilosec, Nexium,…
- Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: Thuốc có tác dụng tạo ra lớp mỏng bao phủ lên niêm mạc dạ dày để ngăn chặn tổn thương liên quan đến axit dạ dày. Một số loại thuốc được kê đơn như Carafate, Pepto Bismol,…
- Thuốc chẹn thụ thể histamin: Một số thuốc như Axid, Zantac, Tagamet và Pepcid giúp giảm tiết axit tại dạ dày hiệu quả.
- Thuốc trung hoà axit dạ dày: Sử dụng các nhóm thuốc có chứa thành phần như canxi, magie hydroxit,…
- Kháng sinh: Với người viêm dạ dày trào ngược thực quản do nhiễm HP thì sử dụng kháng sinh là điều cần thiết. Trong đó thuốc Bismuth là loại thuốc kê đơn vừa giúp tiêu diệt vi khuẩn vừa có tác dụng bảo vệ niêm mạc.
- Thuốc phục hồi vết viêm loét: Dùng Sucralfate giúp phục hồi vết viêm loét, ức chế bài tiết axit dạ dày và hạn chế ion H+ khuếch tán ngược.
Nhiều người thắc mắc bị viêm dạ dày bao lâu thì khỏi? Việc sử dụng thuốc Tây có hiệu quả nhanh nhưng có thể gây tác dụng phụ như buồn nôn, hoa mắt, đau đầu, chóng mặt, đau bụng, tiêu chảy,…
Ngoài ra trong trường hợp bệnh phức tạp và nguy hiểm thì các bác sĩ có thể chỉ định can thiệp ngoại khoa. Một số phương pháp phẫu thuật thường dùng như mổ bỏ vết viêm loét, lấy mô ở ruột để chữa dạ dày, cắt dây thần kinh để ngừa sản xuất acid dạ dày, thắt động mạch ngăn xuất huyết,…
Chữa viêm dạ dày bằng mẹo dân gian đơn giản
Từ xa xưa các cách giảm đau viêm dạ dày và đại tràng, tá tràng đã được sử dụng phổ biến trong dân gian và lưu truyền đến bây giờ.
- Nước phật thủ: Dùng 15g quả phật thủ thái nhỏ và cho vào bình. Sau đó thêm nước sôi vào và hãm trong 20 phút và uống như trà. Nếu không quen với hương vị này bạn có thể thêm mật ong vào pha cùng.
- Nghệ mật ong: Vào buổi sáng khi thức dậy khi bụng còn rỗng, pha một thìa cafe mật ong cùng ½ thìa cafe tinh bột nghệ với nước ấm và uống.
- Nước bắp cải: Dùng bắp cải xay nhuyễn và ép lấy nước uống mỗi ngày 2 lần.
- Hạt đậu rồng: Hạt đậu rồng đem phơi khô và nghiền thành bột. Mỗi ngày dùng 1 thìa cafe bột hạt đậu rồng pha với nước ấm và uống vào buổi sáng.
- Nước mạch nha: Dùng 3 phần mạch nha cùng 1 phần thanh bì đem nấu nước uống trong khoảng 25 phút. Uống nước mạch nha hàng ngày để uống giúp giảm viêm loét dạ dày.
Tuy nhiên các mẹo dân gian này chỉ phù hợp với những người tình trạng nhẹ, cấp tính, triệu chứng nhẹ.
Bài viết hấp dẫn: Bệnh Viêm Hang Vị Là Gì? Nguyên Nhân Và Biện Pháp Trị Liệu
Chế độ ăn viêm dạ dày dành cho người bệnh
Với bệnh này thì chế độ ăn uống ảnh hưởng rất nhiều đến tình trạng bệnh cũng như quá trình điều trị. Vậy bệnh nhân dạ dày nên ăn gì và kiêng gì thì tốt nhất?
Danh sách món ăn thực phẩm người bệnh nên ăn:
- Các loại hạt, ngũ cốc: Gạo lứt, ngô, hạt bí, hạt mè,… đều là thực phẩm giàu vitamin B, hỗ trợ chuyển hoá thức ăn, bảo vệ niêm mạc dạ dày.
- Bánh mì: Giúp trung hoà axit dạ dày, xoa dịu cơn đau dạ dày hiệu quả.
- Sữa chua: Probiotic trong sữa chua rất tốt cho đường ruột, dễ tiêu hoá và ngừa bệnh về dạ dày.
- Chuối: Chuối có tác dụng giúp trung hoà lượng axit trong dạ dày, giàu chất xơ hoà tan pectin, cải thiện rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy, táo bón.
Bên cạnh đó người bệnh cũng cần tránh những món ăn dưới đây:
- Kiêng ăn đồ chua, đồ cay nóng, gia vị mặn, món ăn nhiều dầu mỡ, chiên rán hay khô cứng.
- Hạn chế sử dụng những đồ uống có cồn, chất kích thích như rượu bia, nước uống có ga, cafe,…
Những điều cần lưu ý cho bệnh nhân viêm dạ dày
Bên cạnh điều trị kịp thời với phương pháp khoa học thì người bệnh cũng cần chú ý những điều sau đây:
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, không ăn quá no, không để bụng quá đói, nên chia nhỏ các bữa ăn. Nên ăn chín uống sôi, hạn chế các món ăn tái, sống.
- Lựa chọn kỹ lưỡng nguồn cung cấp thực phẩm, không ăn món ăn ôi thiu, không đảm bảo vệ sinh.
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh vì vi khuẩn HP rất dễ lây lan qua con đường này. Không dùng chung vật dụng cá nhân như bàn chải, khăn mặt, bát đũa,…
- Luôn giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, ngủ đủ giấc, rèn luyện thể thao để tăng cường sức khoẻ và đề kháng.
- Khám sức khoẻ định kỳ để phát hiện sớm bệnh, tránh để bệnh tiến triển xấu gây nguy hiểm.
Trên đây là những thông tin tổng quan về bệnh viêm dạ dày mà chuyên trang đã tổng hợp gửi đến bạn đọc. Đây là căn bệnh phổ biến không quá nguy hiểm khi ở thể nhẹ. Nhưng nếu không điều trị kịp thời sẽ tiến triển xấu, ảnh hưởng sức khoẻ, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng, cần hết sức cẩn trọng.