Đau Dạ Dày Khi Mang Thai Phải Làm Gì Để Bệnh Nhanh Khỏi?
Rất nhiều mẹ bầu khi mang thai gặp phải tình trạng đau dạ dày. Nguyên nhân chính xuất phát từ bên trong cơ thể, chế độ ăn uống và thói quen quen kém khoa học. Khi gặp phải tình trạng này các mẹ thường rất lo lắng và không biết phải làm sao tốt nhất cho mẹ và con. Bài viết dưới đây cùng tìm hiểu thông tin, giải đáp vấn đề: “Đau dạ dày khi mang thai phải làm gì để bệnh nhanh khỏi?”
Bà bầu bị đau dạ dày khi mang thai – Nguyên nhân do đâu
Trước khi đi vào tìm hiểu bà bầu bị đau dạ dày thì phải làm sao, chúng ra cần biết về nguyên nhân gây bệnh cũng như biểu hiện của bệnh điển hình như thế nào. Có như vậy chúng ta mới tìm được phương pháp điều trị, khắc phục một cách tốt nhất.
Nguyên nhân ở 3 tháng đầu
Trong 3 tháng đầu chính là thời điểm gây bệnh đau dạ dày cao nhất. Bởi đây là giai đoạn cơ thể người mẹ thích nghi với sự thay đổi của nội tiết tố, để thai nhi được bám chắc vào tử cung cũng như là phát triển và lớn lên.
3 tháng đầu của thai kỳ, mẹ bắt đầu ốm nghén, kèm theo những triệu chứng điển hình như: Buồn nôn, đau bụng, khó tiêu, ợ hơi,…. Nhiều người thường bị nhầm lẫn những biểu hiện nay với bệnh đau dạ dày. Tuy nhiên nếu chỉ là nghén thông thường sẽ không xuất hiện cơn đau ở những vị trí như thượng vị, nhói đau phía bên trái bụng nơi dạ dày hoạt động, trào ngược thực quản,….
Nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày ở giai đoạn 3 tháng đầu chủ yếu là do nghén, nôn nhiều gây mất nước, cơ thể suy nhược, mệt mỏi, căng thẳng, tinh thần không thoải mái. Đồng thời, thời điểm này tử cung phải lớn lên để phù hợp với kích thước của thai nhi khiến vị trí của dạ dày thay đổi và ít nhiều bị chèn ép. Thức ăn từ miệng xuống thực quản khó tiêu hoá hơn do sự thay đổi bất thường về vị trí, lâu đần bị ứ đọng lại gây hại cho lớp niêm mạc dạ dày.
Bên cạnh đó, khi mang thai cơ thể chị em sẽ tự động tiết ra một loại hormone có tên là progesterone. Đây cũng được xem là nguyên nhân làm tăng các cơn đau dạ dày, đầy bụng và tiêu chảy ở phụ nữ thai kỳ.
Đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối
Đau dạ dày khi mang thai ở 3 tháng cuối thai kỳ được xác định bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Cụ thể như:
- Càng về những tháng cuối thai kỳ, thai nhi phát triển càng nhanh, chèn ép lên dạ dày khiến việc tiêu hoá, co bóp thức ăn của dạ dày gặp nhiều khó khăn hơn. Lâu dần thức ăn bị ứ đọng lại dạ dày tạo điều kiện cho các hại khuẩn sinh trưởng và tấn công thành dạ dày gây bệnh.
- Trong giai đoạn mang thai, nội tiết tố nữ của chị em thay đổi khá nhiều, lượng acid dạ dày tiết ra khó kiểm soát, gây bào mòn lớp niêm mạc.
- Nhiều chị em mang thai bị nhiễm khuẩn HP cũng là nguyên nhân gây nên các bệnh về dạ dày.
- Chế độ dinh dưỡng, ăn uống, nạp nhiều loại thực phẩm bổ dưỡng,… vào những tháng cuối thai kỳ khiến dạ dày hoạt động liên tục hơn để tiêu hoá thức ăn.
- Rất nhiều mẹ bầu khi mang thai có sở thích thèm chua, cay, ăn vặt nhiều,…. Đây cũng là nguyên nhân gây bệnh dạ dày bởi những loại thực phẩm này vốn đã không quá tốt cho sức khỏe con người.
Tìm hiểu ngay: Danh Sách 21+ Thực Phẩm Tốt Cho Dạ Dày Đừng Bỏ Lỡ
Biểu hiện khi bị đau dạ dày thai kỳ
Với những nguyên nhân kể trên, mẹ bầu khi mang thai gặp phải các bệnh lý về dạ dày sẽ nhận thấy những biểu hiện như sau:
- Ợ hơi, ợ chua: Đây là biểu hiện thường gặp nhất ở người bị các bệnh về lý dạ dày nói chung. Lý do là bởi thức ăn bị tích trữ trong dạ dày quá lâu, trào ngược lên thực quản gây nên hiện tượng ợ hơi, ợ chua.
- Buồn nôn, nôn: Biểu hiện này dễ bị nhầm lẫn với hiện tượng ốm nghén của chị em khi mang thai. Nhưng rất dễ nhận thấy buồn nôn của đau dạ dày thường mạnh hơn, nôn cả thức ăn ra ngoài và chỉ nôn một vài lần, không có hiện tượng nôn nhiều lần, ngửi mùi lạ là buồn nôn như khi ốm nghén.
- Chảy máu tiêu hóa: Xuất huyết dạ dày gây nôn ra máu hay đại tiện ra máu, phân đen chính là biểu hiện tình trạng chảy máu tiêu hoá. Khi gặp tình trạng này báo hiệu tình trạng sức khỏe nói chung và dạ dày nói riêng đang suy giảm một cách trầm trọng. Người bệnh cần sớm có phương án điều trị cụ thể, để cải thiện.
- Chướng bụng: Hệ tiêu hoá hoạt động kém đi do tổn thương. Thức ăn không được co bóp, ứ đọng lại trong dạ dày gây hiện tượng đầy hơi, chướng bụng.
- Đau vùng thượng vị: Khi mẹ bầu cảm thấy đau vị trí vùng trên rốn, cơn đau âm ỉ, quằn quại nhiều giờ, nhiều ngày liền, có thể mẹ bầu đang mắc bệnh đau thượng vị dạ dày.
Không nên bỏ lỡ: Mẹo Giảm Cân Cho Người Đau Dạ Dày An Toàn, Hiệu Quả, Nhanh Chóng
Đau dạ dày khi mang thai phải làm sao?
Mẹ bầu bị đau dạ dày khi mang thai sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ của thai phụ cũng như sự phát triển của thai nhi. Vì vậy nếu ngay khi có các biểu hiện như đã kể trên, mẹ bầu nên sớm đi thăm khám, tránh tự ý dùng thuốc Tây, nhận tư vấn của bác sĩ về phương pháp điều trị tốt nhất.
Vậy đau dạ dày khi mang thai phải làm gì? Thai phụ có thể được điều trị bằng các phương pháp dưới đây:
Mẹo dân gian, đơn giản, an toàn thực hiện tại nhà
Mẹ bầu bị đau dạ dày phải làm sao? Cách đơn giản, hiệu quả và an toàn nhất cho bà bầu chính là áp dụng các phương pháp giảm đau, giảm triệu chứng tại nhà. Các thành phần nguyên liệu này được đánh giá là an toàn, cho chất lượng tốt, hiệu quả cao và đồng thời cũng dễ tìm, dễ mua ngoài tự nhiên. Cụ thể một số phương pháp như sau:
- Uống nước ấm:
Khi mẹ bầu gặp phải những cơn đau quá mức, nên uống ngay một cốc nước ấm. Nước ấm giúp kích thích lưu thông máu, an thần, giảm đau ở vùng bụng. Đồng thời khi mang thai mẹ bầu cũng nên thường xuyên dùng nước ấm thay vì nước lạnh để hệ tiêu hoá được hoạt động tốt hơn, cân bằng dịch vị acid dạ dày.
- Chườm ấm bụng khi đau:
Bà bầu có thể sử dụng các loại túi chườm ấm để xoa nhẹ nhàng lên vùng bụng khi xuất hiện cơn đau. Phương pháp này khá đơn giản nhưng cũng mang lại hiệu quả tốt. Nhiệt độ vừa phải của nước ấm giúp làm giãn các cơ trong dạ dày, thúc đẩy lưu thông máu, thư giãn và thoải mái nhất. Thời gian mỗi lần chườm khoảng 15 – 20 phút. Thực hiện thường xuyên, sẽ thấy cơn đau được giảm dần.
- Uống trà gừng:
Chỉ cần lấy gừng tươi cắt thành lát mỏng rồi hãm với nước sôi từ 15 – 20 phút, để ấm rồi uống từ từ sẽ giúp bà bầu thuyên giảm các cơn đau dạ dày. Đây là phương pháp dân gian được nhiều người áp dụng nhờ các hoạt chất Oleoresin và Tecpen trong gừng giúp làm dịu niêm mạc vùng dạ dày bị tổn thương.
- Nghệ tốt cho bà bầu bị đau dạ dày
Đau dạ dày khi mang thai nên làm gì, mẹ bầu có thể áp dụng bài thuốc từ nghệ tươi rất tốt. Tinh chất curcumin và vitamin trong nghệ giúp kháng khuẩn, giảm sưng viêm và làm lành những tổn thương ở vùng niêm mạc dạ dày cực kỳ hiệu quả.
Các mẹ chỉ cần dùng khoảng 2 muỗng mật ong hãm cùng 150ml nước ấm và hoà tan, uống 1 – 2 lần, tình trạng viêm đau dạ dày sẽ hiệu quả rõ rệt. Ngoài ra để tăng hương vị và dễ uống hơn có thể cho thêm mật ong.
Bài đọc thêm: [Sự Thật] Đau Dạ Dày Có Nên Ăn Chuối Không Và Cách Dùng Tốt Nhất
Đau dạ dày khi mang thai phải làm gì theo Đông y
Ngoài việc áp dụng những mẹo dân gian để cải thiện triệu chứng bệnh lý, thì mẹ bầu có thể áp dụng thêm phương pháp điều trị bằng Đông y. Ưu điểm của Đông y chính là mang lại hiệu quả bền lâu, tuy nhiên không phải ai cũng có thể dùng, đặc biệt là mẹ bầu thuốc nhóm đối tượng nhạy cảm. Cho nên không tự ý dùng thuốc mà cần có sự hướng dẫn và tư vấn cụ thể của các chuyên gia đầu ngành.
Theo quan niệm của Đông y, nguyên nhân gây bệnh dạ dày là do tình chí bị kích thích, dẫn đến can khí uất. Cùng với đó chính là do thói quen và lối sống sinh hoạt hằng ngày kém khoa học, gây khí trệ, huyết ứ sinh ra các cơn đau.
Vì vậy để chữa bệnh dạ dày cho bà bầu bằng Đông y sẽ chủ yếu đi sâu vào kiện tỳ vị, sơ can, giải uất, thanh nhiệt, mát gan, giải độc,… Đẩy lùi các triệu chứng của bệnh một cách tự nhiên nhất, phòng tránh tái phát.
Sử dụng thuốc Tây y theo hướng dẫn bác sĩ
Bà bầu bị đau dạ dày làm thế nào? Trong những trường hợp mẹ bầu gặp phải tình trạng viêm đau dạ dày quá nặng, có nguy cơ xuất hiện biến chứng nặng nề. Đến với cơ sở y tế thăm khám y học hiện đại, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để điều trị bệnh. Những loại thuốc Tây y này, mẹ bầu tuyệt đối không tự ý mua về dùng, cần uống theo đúng liệu trình và kê đơn của bác sĩ.
Một số loại thuốc đau dạ dày an toàn, giúp cải thiện triệu chứng được kê đơn nhiều nhất hiện nay:
- Sucralfate: Giảm các triệu chứng đau dạ dày, đau thượng vị, giảm co thắt và trào ngược dạ dày.
- Omeprazole: Nhanh chóng làm giảm các cơn đau do acid dạ dày tiết ra quá nhiều gây mất cân bằng trong thành dạ dày. Loại thuốc này được dùng chủ yếu khi xét nghiệm có sự xuất hiện của vi khuẩn HP.
- Domperidon: Làm giảm các cơn buồn nôn do chứng trào ngược dạ dày gây ra.
- Gaviscon: Giảm các triệu chứng ợ hơi, ợ chua, đau bụng cho mẹ bầu hiệu quả, nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh.
Xem thêm: [Giải Đáp] Đau Dạ Dày Có Nên Ăn Sữa Chua Không Và Cần Lưu Ý Điều Gì?
Đau dạ dày khi mang thai phải làm gì? Thay đổi thói quen và lối sống
Bên cạnh việc áp dụng các mẹo dân gian, thuốc Đông y hay Tây y để điều trị thì gặp tình trạng đau dạ dày khi mang thai phải làm gì còn phải là thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt hằng ngày. Đây không chỉ là cách để cải thiện bệnh mà còn là biện pháp phòng ngừa tình trạng đau dạ dày ở mẹ bầu rất hiệu quả
Chế độ và thói quen ăn uống hợp lý
Một nghiên cứu đã chỉ ra, chế độ ăn uống ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ con người nói chung và hệ tiêu hóa nói riêng. Đặc biệt là khi thống kê từ các bệnh viện cho thấy phần lớn nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày ở mọi độ tuổi, giới tính hầu hết đều do thói quen ăn uống kém khoa học, không đủ dinh dưỡng. Vì vậy mẹ bầu cần đặc biệt chú ý những vấn đề sau:
- Ăn chậm, nhai kỹ, để thức ăn được nghiền nhỏ và giúp dạ dày hoạt động tốt hơn,. giảm áp lực khi co bóp thức ăn.
- Chia nhỏ các bữa ăn hằng ngày từ 3 bữa chính thành 4 – 5 bữa trong ngày để hoạt động tiêu hoá được diễn ra ổn định hơn.
- Sau bữa ăn, mẹ bầu nên nghỉ ngơi nhẹ nhàng, không vận động mạnh.
- Tuyệt đối không bỏ bất kỳ bữa nào và ăn bù vào bữa sau, không để bụng quá no hoặc quá đói.
- Ưu tiên những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất, tinh bột.
- Nấu các loại thức ăn theo phương pháp dễ hấp thụ nhất với cơ thể như cháo, hầm canh, súp,…
- Bổ sung nhiều loại trái cây tốt cho dạ dày như: Đu đủ, chuối chín, ổi, dưa lưới, táo, việt quất, thanh long,….
- Không dùng đồ ăn cay, nóng, các loại quả quá chua có tính acid cao, không dùng các loại thực lên men như: Dưa muối, kim chi, cà pháo,…. không uống rượu bia, chất kích thích.
- Bổ sung đầy đủ nước với liều lượng 2 – 2.5 lít/ngày từ nước lọc, nước trái cây, nước từ các loại thức ăn,….
Chế độ sinh hoạt khoa học
Chế độ sinh hoạt khoa học, nghỉ ngơi điều độ cũng là yếu tố giúp mẹ bầu giảm triệu chứng và phòng tránh bệnh đau dạ dày khi mang thai. Để thực hiện được điều này, mẹ bầu cần lưu ý như sau:
- Ngủ đủ giấc 8 tiếng/ngày, nghỉ ngơi hợp lý, không bỏ bữa, tránh ăn quá no khi đi ngủ, hạn chế nhất có thể tình trạng ăn đêm.
- Luôn giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan, thoải mái nhất có thể. Tránh căng thẳng, áp lực, stress quá mức vừa không tốt cho hệ thần kinh vừa là nguyên nhân gây nên rất nhiều bệnh.
- Dành nhiều thời gian để tập luyện những môn thể thao nhẹ nhàng, tăng cường sức khỏe và giúp cho quá trình sinh nở sau này tốt hơn. Điển hình như: Đi bộ, bơi lội, yoga,…
- Trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu nên hạn chế công việc, không làm những công việc nặng nhọc, quá sức.
Trên đây là những thông tin trả lời cho vấn đề đau dạ dày khi mang thai phải làm gì? Hy vọng điều này đã giúp mẹ bầu hiểu hơn và biết xử lý khi gặp vấn đề này.