Chảy nước mũi cảnh báo bệnh gì? Đâu là cách điều trị hiệu quả?
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi TTUT, BSCKII Nguyễn Thị Nhuần
Chảy nước mũi là hiện tượng chất nhầy từ hốc mũi chảy ra bên ngoài. Triệu chứng này xuất hiện khi bạn bị cảm cúm, dị ứng và sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, ở một số trường hợp đặc biệt, đây có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang tiềm ẩn bệnh lý trong cơ thể và cần nhanh chóng điều trị y tế kịp thời.
Bị chảy nước mũi cảnh báo bệnh gì?
Chất nhầy ở xoang mũi có tác dụng phòng ngừa và chống lại hại khuẩn cùng các mảnh vụn nhỏ ngoài môi trường nhằm bảo vệ chức năng phổi. Đa số các trường hợp bị chảy nước mũi đều do dị ứng hoặc cảm lạnh gây ra.
Triệu chứng này được đánh giá là cơ chế giúp bảo vệ cơ thể. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, nó có thể ngầm cảnh báo bệnh lý nghiêm trọng.
Chảy nước mũi lỏng do cảm lạnh
Đây là tình trạng nhiễm virus tại cổ họng và khoang mũi. Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là sổ mũi. Khi bị bệnh, cơ thể sẽ tiết chất nhầy để ngăn virus tấn công phổi và nhiều bộ phận khác.
Cảm lạnh có thể tự khỏi và không gây nguy hiểm tới sức khỏe. Tuy nhiên, bệnh lý này sẽ làm giảm chất lượng cuộc sống và ảnh hưởng tới trẻ nhỏ, người cao tuổi hoặc bệnh nhân có hệ miễn dịch yếu.
Ngoài cảm lạnh, bạn có thể bị sổ mũi do cúm. Nguyên nhân gây cúm là do virus tấn công tới các cơ quan như phổi, họng, mũi.
Cảm lạnh hoặc cúm đều có xu hướng tự khỏi sau khoảng 1 tuần. Vì vậy, nếu tình trạng này kéo dài và ngày càng nghiêm trọng, bạn nên đến bệnh viện để nhận phác đồ điều trị.
Chảy nước mũi kéo dài do dị ứng
Tình trạng dị ứng có thể gây chảy nước mũi. Tác nhân hình thành bệnh lý có thể kể đến như phấn hoa, thức ăn, không khí, lông thú cưng, bụi. Nếu bị dị ứng, cơ thể có thể phát sinh phản ứng với chất gây dị ứng theo nhiều cách khác nhau. Trong đó, chảy nước mũi là một trong những cách giúp bảo vệ cơ thể.
Chảy mũi nước liên tục do viêm xoang
Viêm xoang có thể làm hẹp ống dẫn khí và gây tích tụ chất nhầy dẫn đến khó thở. Bệnh nhân có thể bị viêm, sưng, đau khoang mũi và thấy chất nhầy chảy ra ngoài.
Trong một số trường hợp, dịch nhầy có thể chảy ngược vào cổ họng dẫn tới hội chứng chảy dịch mũi sau. Lúc này, nước mũi sẽ có màu xanh lá hoặc màu vàng.
Ngoài ra, nguyên nhân sổ mũi còn do những vấn đề sau:
- Lệch vách ngăn mũi
- Thủy đậu
- Đau đầu
- Hút thuốc lá
- Không khí khô
- Dùng chất kích thích
- Mang thai
Dấu hiệu nhận biết sổ mũi
Tình trạng sổ mũi thường trải qua 3 giai đoạn chính như sau:
Giai đoạn 1:
Người bệnh cảm thấy khô mũi họng, nóng rát, hắt hơi nhiều lần. Nhiều người còn đi kèm triệu chứng sốt nhẹ.
Giai đoạn 2:
Bệnh nhân nhận thấy dấu hiệu xuất tiết dịch cùng triệu chứng chảy nước mũi trong, nghẹt mũi, rát họng, sốt cao… Thời gian đầu người bệnh xuất hiện tình trạng ho khan, về sau chuyển sang ho có đờm trắng đục. Ngoài ra, bệnh nhân còn cảm thấy toàn thân mệt mỏi, ăn không ngon, đau đầu.
Giai đoạn 3:
Đây là giai đoạn bệnh đã chuyển nặng và dịch tiết chuyển thành dịch mủ. Hiện tượng này có thể gây biến chứng về bệnh tai – mũi – họng. Giai đoạn 3 là thời điểm khó điều trị nhất. Đối tượng rất khó chữa bệnh là trẻ nhỏ vì hốc mũi chưa hoàn thiện, đi kèm tình trạng phù nề niêm mạc, rối loạn thở, trẻ quấy khóc…
Nên đọc ngay:
Phương pháp trị chảy nước mũi hoặc chảy nước mũi một bên
Quá trình điều trị tình trạng chảy nước mũi muốn diễn ra hiệu quả cần căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh và sức khỏe của đối tượng. Bệnh nhân nên dựa vào cơ địa để lựa chọn một trong các phương pháp điều trị sau:
Chảy nước mũi uống thuốc gì?
Tây y có khả năng đẩy lùi nhanh chóng triệu chứng sổ mũi. Tuy nhiên, các loại thuốc kháng sinh dễ gây tác dụng phụ ảnh hưởng tới trẻ nhỏ hoặc phụ nữ mang thai. Do vậy, mỗi đối tượng sẽ được bác sĩ chỉ định một loại thuốc phù hợp.
Thuốc trị chảy nước mũi ở người lớn:
- Thuốc giảm đau (Paracetamol).
- NSAID – thuốc kháng viêm không chứa steroid.
- Thuốc xịt phòng ngăn ngừa dị ứng (Nasonex).
- Thuốc kháng histamin (Allegra, Zyrtec).
Lưu ý, những loại thuốc này có thể gây ra ít nhiều tác dụng phụ cho cơ thể. Trong thời gian điều trị, bệnh nhân nên tuân thủ theo đúng hướng dẫn của chuyên gia và tuyệt đối không lạm dụng thuốc.
Thuốc trị chảy nước mũi cho trẻ
Trẻ nhỏ là đối tượng có các chức năng chưa hoàn thiện và cơ địa nhạy cảm hơn người lớn. Đó là lý do nếu sử dụng thuốc không đúng cách, trẻ dễ gặp phản ứng ảnh hưởng đến sức khỏe. Một số loại thuốc có thể làm các bé chậm lớn, đau dạ dày, ảnh hưởng não bộ, nóng trong.
Nhóm thuốc cải thiện tình trạng chảy nước mũi phù hợp với sức khỏe của trẻ được bác sĩ chỉ định là:
- Thuốc làm loãng đờm (Guaifenesin, Natribenzoat)
- Thuốc hóa giáng đờm (Acetylcystein, Carbocystein, Bromhexin)
- Nước muối sinh lý hoặc thuốc xịt mũi
- Siro kẽm sulfat
- Dầu tràm
Cha mẹ chú ý, trẻ nhỏ dưới 1 tuổi tuyệt đối không được dùng kháng sinh hoặc các nhóm thuốc Tây.
Mẹo chữa sổ mũi bằng dân gian
Mẹo chữa chảy nước mũi tại nhà phù hợp với bệnh nhân gặp triệu chứng nhẹ và an toàn với mọi đối tượng. Phương pháp này dùng thảo dược có sẵn trong tự nhiên với cách thực hiện rất đơn giản. Bệnh nhân hoàn toàn có thể áp dụng mẹo trị bệnh ngay tại nhà.
Sử dụng gừng tươi
Tác dụng: chống khuẩn, kháng viêm, loại bỏ tác nhân gây hại để giữ ấm cho cơ thể.
Thực hiện:
- Nguyên liệu gồm 1 củ gừng tươi và 10ml mật ong.
- Cạo vỏ gừng, rửa sạch, thái thành từng lát mỏng.
- Thêm 10ml mật ong để cung cấp vitamin và nhiều dưỡng chất khác.
- Uống mật ong 2 lần/ ngày vào các buổi sáng – tối.
- Không sử dụng phương pháp này cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi vì sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ.
Uống trà hoa cúc
Tác dụng: chứa hoạt chất có khả năng đào thải độc tố, kháng viêm, thanh nhiệt, chống khuẩn, đẩy lùi sổ mũi. Bên cạnh đó, đây cũng là vị thuốc an thần giúp cơ thể thoải mái, thư giãn.
Thực hiện:
- Hãm hoa cúc khô với nước nóng trong 20 phút .
- Mỗi ngày uống trà hoa cúc 2 lần vào buổi sáng và trước khi đi ngủ.
Dùng lá trà xanh
Tác dụng: Kháng khuẩn, tiêu viêm, điều trị hắt hơi sổ mũi. Đồng thời, các hoạt chất trong lá trà còn giúp thải độc gan và điều hòa cơ thể.
Thực hiện:
- Chuẩn bị mật ong, chanh tươi, lá trà xanh.
- Rửa sạch tất cả nguyên liệu, bổ đôi chanh, gừng thái lát mỏng.
- Hãm trà xanh với 150ml nước nóng trong 20 phút.
- Thêm 1 thìa mật ong và nước cốt chanh rồi khuấy đều.
- Mỗi ngày uống hỗn hợp 2 lần/ ngày vào các buổi sáng và tối.
Trị chảy nước mũi trong và hắt hơi bằng đông y
Đông y quan niệm, tình trạng chảy nước mũi là do yếu tố phong hàn – phong nhiệt gây ra. Vì vậy, Đông y chú trọng tăng cường sức khỏe và loại bỏ căn nguyên để chữa khỏi bệnh. Phương pháp này được đánh giá là an toàn, không gây tác dụng phụ và có thể sử dụng trong thời gian dài.
Thành phần của thuốc Nam rất đa dạng, chủ yếu là các vị thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên. Chẳng hạn như sài hồ, chỉ xác, xuyên khung, tiền hồ, ma hoàng, hạnh nhân… Mỗi bài thuốc được kết hợp từ nhiều thảo dược khác nhau. Bạn sắc mỗi ngày 1 thang thuốc và uống 2 lần/ ngày.
Tuy nhiên, biện pháp này không mang tới tác dụng nhanh như Tây y nên người bệnh cần thật sự kiên trì trong quá trình điều trị. Bạn không nên tự ý ngưng thuốc khi chưa hết liệu trình vì có thể ảnh hưởng tới kết quả trị bệnh.
Biện pháp phòng tránh tình trạng sổ mũi
Chảy nước mũi có thể xuất hiện khi sức khỏe yếu và thể trạng đi xuống. Tuy nhiên, bạn có thể hạn chế nguy cơ mắc bệnh nếu tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
- Dùng tăm bông bôi một lớp sáp dưỡng da vào lỗi mũ mỗi ngày 3 lần để giữ ẩm màng mũi.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm cho không khí trong nhà không bị khô, nhất là vào mùa đông.
- Tránh xa khói thuốc vì chúng có thể gây kích ứng hốc mũi và làm khô mũi.
- Tuyệt đối không được móc, ngoáy, chà xát hay xì mũi quá mạnh vì có thể làm niêm mạc tổn thương.
- Không tùy tiện lạm dụng thuốc khi chưa có sự chỉ dẫn của bác sĩ.
- Thăm khám sức khỏe thường xuyên mỗi năm 2 lần để kiểm soát kịp thời các vấn đề trong cơ thể.
Chảy nước mũi là triệu chứng rất phổ biến của cơ thể và có thể tự khỏi nên người bệnh không cần quá hoang mang. Trong trường hợp bệnh kéo dài quá lâu, bạn hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra sức khỏe.
Bài viết hay: