Biến chứng viêm xoang: Cảnh báo quan trọng, đừng bỏ lỡ
Biến chứng viêm xoang có thể là viêm não, viêm màng não, viêm tắc tĩnh mạch hang... Chúng sẽ để lại di chứng và đe dọa trực tiếp tới tính mạng của bệnh nhân. Đó là lý do người bệnh cần sớm đi thăm khám và điều trị để cải thiện bệnh lý.
Biến chứng viêm xoang có thể là viêm não, viêm màng não, viêm tắc tĩnh mạch hang… Chúng sẽ để lại di chứng và đe dọa trực tiếp tới tính mạng của bệnh nhân. Đó là lý do người bệnh cần sớm đi thăm khám và điều trị để cải thiện bệnh lý.
Biến chứng viêm xoang mũi
Những biến chứng của bệnh lý viêm xoang xuất hiện ở nhiều vị trí như họng, mắt, tai, não. Nguyên nhân là bởi xoang nằm ở nhiều cơ quan trong cơ thể và chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Điều này khiến biến chứng có cơ hội lan rộng.
Biến chứng của xoang ở mắt
Tỷ lệ người bệnh bị nhiễm trùng mắt do biến chứng viêm xoang bướm lên tới 85%. Những ảnh hưởng của bệnh đối với sức khỏe và đặc biệt là thị giác gồm:
Viêm ổ mắt và phần phụ
Tỷ lệ bệnh nhân gặp phải biến chứng này nằm ở mức cao vì vi sinh vật di chuyển nhanh chóng từ xoang tới mắt và dễ dàng gây viêm. Lúc này, bệnh nhân có thể bị viêm túi lệ, viêm mô liên kết hốc mắt, viêm mí mắt.
Dấu hiệu nhận biết bệnh là mí mắt sưng to, đau xuyên đỉnh đầu, kết mạc xung huyết. Người bệnh có thể để lại di chứng lỗ rò mãn tính nếu bị vỡ mủ tại túi lệ.
Viêm thị thần kinh hậu nhãn cầu
Bệnh nhân cảm thấy thị lực đột nhiên suy giảm ngay sau khi bị tắc mũi, nghẹt mũi. Khi đó, dây thần kinh số II đoạn sau nhãn cầu đã bị tổn thương, yêu cầu người bệnh nhanh chóng khắc phục. Nếu bạn không chịu điều trị sẽ dẫn đến mù lòa.
Viêm xoang và biến chứng tại đường hô hấp
Khu vực bị ảnh hưởng đầu tiên khi bệnh nhân bị viêm xoang là hệ thống hô hấp. Các cơ quan tai – mũi – họng liền kề và nối với nhau thông qua vòi. Do đó, nếu một bộ phận bị viêm sẽ làm ảnh hưởng tới 2 bộ phận còn lại.
Lúc này, dịch của xoang sàng chảy trực tiếp xuống thành họng và tác động xấu tới phổi, phế quản, thanh quản. Điều này đã gia tăng nguy cơ gây bệnh về đường hô hấp như:
- Viêm tai giữa: Hoạt động xì mũi không đúng cách khiến dịch mủ chảy sang tai, dẫn đến viêm tai giữa ứ dịch. Tình trạng này làm bệnh nhân bị bị ù tai, giảm thính lực, khả năng nghe kém, cảm thấy trong tai đọng nước… Biến chứng này có thể gây điếc vĩnh viễn.
- Viêm họng mãn tính: Vì xoang mũi rất gần với họng và amidan nên người bệnh dễ bị viêm amidan hoặc viêm họng. Dịch mủ chảy từ xoang xuống họng gây rát họng, sưng tấy, ho dai dẳng.
- Viêm thanh quản: Đây là biến chứng rất phổ biến với bệnh nhân bị viêm đa xoang hoặc viêm xoang sàng sau. Bởi lẽ, dịch mủ chứa vi khuẩn từ xoang sàng chảy xuống thành sau của họng và thanh quản làm dây thanh quản bị sưng tấy. Khi hại khuẩn tấn công, người bệnh sẽ bị ho và khàn tiếng.
- Viêm phế quản mãn tính: Triệu chứng của tình trạng này thường xuất hiện không rõ ràng và rất giống với viêm họng. Nếu bị sốt nhẹ về chiều và ho dai dẳng, bạn hãy đến bệnh viện kiểm tra để xác định bản thân có bị viêm phế quản không.
Biến chứng của bệnh viêm xoang mũi ở xương
Tình trạng viêm tắc mạch máu tại sọ và xương trán đã dẫn đến biến chứng viêm xoang mũi ở xương. Thời gian đầu, bệnh xuất hiện tại xương trán rồi nhanh chóng lan sang xương đỉnh, xương thái dương…
Dấu hiệu nhận biết là bệnh nhân bị đau nhức tại xương trán, sưng một vùng tại xoang trán và hình thành ổ áp xe. Nếu rạch ổ áp – xe bạn sẽ thấy xương trán có màu xám và bị chảy máu. Khi dùng kìm cắt phần xương bị viêm, bệnh nhân còn nhận thấy mủ ở bên trong, phần dưới là lớp màng não cứng.
Biến chứng viêm xoang tại não
Biến chứng ở não mặc dù hiếm gặp nhưng có thể trực tiếp đe dọa tới tính mạng của bệnh nhân. Tình trạng viêm xoang đã làm ổ vi khuẩn di chuyển và dẫn tới nhiễm trùng lan tỏa từ mắt cho tới não. Những ảnh hưởng ở não bộ gây ra bởi biến chứng của viêm xoang hàm, sàng, bướm… là:
Viêm màng não
Tình trạng này có thể xuất hiện tự phát hoặc sau một cuộc phẫu thuật. Ngoài ra, người bệnh còn có thể bị viêm màng nhện. Tuy nhiên đối tượng gặp biến chứng viêm màng nhện không bị sốt và dịch não tủy cũng không có sự thay đổi.
Lúc này, màng nhện và màng nuôi bắt đầu dính lại với nhau để tạo thành lớp bọc, bọc chặt dây thần kinh sọ. Biến chứng khiến bệnh nhân bị ù tai, đau đầu, suy giảm thị lực…
Viêm tắc tĩnh mạch hang
Dấu hiệu của biến chứng là sốt cao, cơ thể rét run, cứng gáy, nhức đầu. Mặt khác, màng tiếp hợp cũng bị phù nề, xuất hiện màu đỏ bầm, nhãn cầu lồi và kém di chuyển. Bệnh lý này có thể lan nhanh sang 2 mắt. Viêm tắc tĩnh mạch hang vô cùng nguy hiểm và có tỷ lệ gây tử vong rất cao.
Viêm não, áp xe màng não
Bệnh viêm xoang có thể tổn thương xương ở vỏ não, gây viêm màng não, áp – xe đại não, thùy trán. Triệu chứng xuất hiện sớm nhất là sự thay đổi tính cách, trong khi các biểu hiện định khu lại ít gặp hơn.
Mặt khác, hội chứng viêm nhiễm và tăng áp lực sọ não cũng xuất hiện rõ ràng. Tuy nhiên, việc tiên lượng tình trạng viêm diễn ra rất khó khăn đối với người bị áp – xe thùy trán.
Phương pháp điều trị bệnh viêm xoang
Khi đi khám, bác sĩ sẽ dựa trên một số yếu tố về thể trạng để chỉ định biện pháp điều trị phù hợp. Hai vấn đề quan trọng chuyên gia không thể bỏ qua là:
- Cơ năng: đau quanh mắt, nghẹt mũi, chảy nước mũi, nước mũi có mủ xanh hoặc vàng, các biến chứng liên quan…
- Thực thể: ngách mũi giữa bị ướt, phù nề, chảy mũi, cuốn mũi dưới phù nề to, vùng mũi sau mưng mủ, khi quan sát thấy gờ Kauffman, các tổ chức lympho đỏ và có chất nhầy bám vào.
- Thêm vào đó, bác sĩ còn thực hiện một số kỹ thuật xét nghiệm để thu được kết quả chính xác:
- Soi bóng mờ: nhận thấy hốc xoang mờ đục hoặc ứ đọng ngấn mủ
- Chụp X – quang: phim chụp cho hình ảnh các xoang mờ đều hoặc mờ đặc
Đọc ngay:
- Viêm xoang bướm là gì? Có nguy hiểm không? Cách điều trị hiệu quả
Khắc phục viêm xoang bằng mẹo dân gian
Vì viêm xoang có thể gây biến chứng nguy hiểm nên người bệnh cần nhanh chóng phát hiện bệnh sớm để điều trị kịp thời. Việc nhận biết viêm xoang ở giai đoạn đầu cũng giúp ích rất nhiều cho quá trình chữa bệnh. Lúc này, vì triệu chứng vẫn ở thể nhẹ nên người bệnh hoàn toàn có thể khắc phục bằng mẹo dân gian.
Bệnh nhân có thể tham khảo những mẹo điều trị tại nhà với thành phần tự nhiên như:
Hành và gừng:
- Giã nát 1 củ gừng và 2 củ hành để thu lấy nước cốt.
- Thoa phần nước này lên mũi trong 30 phút và rửa lại bằng nước muối loãng.
- Mỗi ngày áp dụng 2 lần, liên tục trong 2 tuần.
Tỏi kết hợp với mật ong:
- Giã nhuyễn tỏi để thu nước cốt.
- Trộn phần nước này với mật ong theo tỉ lệ 1:1.
- Thoa hỗn hợp vào niêm mạc mũi, để yên trong 1 tiếng rồi rửa lại bằng nước sạch.
- Áp dụng bài thuốc trị bệnh 2 lần/ ngày, kiên trì trong 7 ngày.
Xông hơi bằng tinh dầu:
- Kết hợp các thảo dược lá bưởi, bạc hà, hương nhu… và đun với nước.
- Đổ hỗn hợp ra chậu, bạn chỉ tiến hành xông hơi khi cảm thấy nhiệt độ của hơi nước phù hợp với thân nhiệt.
- Mỗi lần xông hơi từ 5 – 15 phút.
Cách khắc phục tại nhà tương đối đơn giản và dễ thực hiện. Thành phần chữa bệnh cũng rất quen thuộc với đời sống nên vừa an toàn vừa tiết kiệm chi phí. Việc kiên trì áp dụng mẹo dân gian giúp người bệnh giảm tắc mũi, thông mũi và đẩy lùi viêm xoang.
Tuy nhiên, biện pháp này hoàn toàn không phù hợp với người bị bệnh mãn tính hoặc viêm xoang nặng. Mục đích của mẹo là hỗ trợ điều trị nên không thể loại bỏ tận gốc tác nhân gây bệnh. Do đó, viêm xoang có thể tái phát nhiều lần và phát sinh biến chứng.
Điều trị viêm xoang bằng Tây y
Sử dụng thuốc Tây là biện pháp chủ đạo trong quá trình điều trị viêm xoang. Tân dược có thể sớm đẩy lùi triệu chứng của bệnh và giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái ngay sau khi sử dụng.
Các loại thuốc để trị viêm xoang phổ biến nhất là:
- Thuốc kháng sinh: trị viêm do nhiễm khuẩn, có thể kể đến là macrolid, beta lactam…
- Thuốc chống dị ứng: các loại thuốc kháng histamin.
- Thuốc Corticoid: dạng uống hoặc tiêm dành cho đối tượng bị viêm xoang nặng. Tuy nhiên, nhóm thuốc này chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn vì dễ gây tác dụng phụ. Một số phản ứng xấu của thuốc là đái tháo đường, tăng huyết áp, đục thủy tinh thể, loãng xương…
- Thuốc xịt mũi: các loại thuốc xịt như phenylephrine, oxymetazoline sẽ được sử dụng cho bệnh nhân bị nghẹt mũi. Tác dụng của nó là thông mũi nhanh và giảm hẳn tình trạng tắc nghẽn. Tuy nhiên, bệnh nhân không lạm dụng thuốc quá 10 ngày vì có thể làm triệu chứng nghiêm trọng hơn.
- Thuốc giảm đau: Những cái tên quen thuộc trong nhóm này là ibuprofen, aspirin, acetaminophen… Lưu ý, người bệnh nên cẩn thận khi cho trẻ dùng aspirin hoặc ibuprofen.
Thuốc Tây có thể gây ra một số vấn đề đối với thận, gan, hệ thần kinh hoặc dạ dày. Vì vậy trong quá trình sử dụng, người bệnh nên tuân thủ theo hướng dẫn. Bạn tuyệt đối không kết hợp các loại thuốc khi chưa hiểu rõ công dụng. Điều này có thể gây tương tác thuốc và ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe.
Nếu bệnh quá nghiêm trọng, bác sĩ có thể chuyển sang phẫu thuật. Mục đích của biện pháp là mở rộng lối thông xoang tự nhiên để dẫn lưu dịch tiết tốt hơn. Đồng thời, biện pháp ngoại khoa cũng giúp bệnh nhân ngăn chặn biến chứng nguy hiểm.
Phương pháp phẫu thuật được áp dụng phổ biến là nội soi chức năng xoang. Bác sĩ sẽ dựa vào kết quả kiểm tra xoang để đề nghị một số thủ thuật như nạo VA, cắt polyp mũi, chữa vẹo vách ngăn… Người bệnh nên thực hiện tại bệnh viện uy tín để giảm nguy cơ phát sinh rủi ro và tăng khả năng thành công.
Cách chữa viêm xoang bằng Đông y
Y học cổ truyền quan niệm, căn nguyên gây viêm xoang là bởi phế nhiệt, thận âm hư khiến âm dương mất cân bằng. Khi đó, độc tố tích tụ trong cơ thể đã làm hao tổn chính khí và khiến ngoại nhân dễ dàng xâm nhập.
Vì vậy, Đông y đã đề ra nguyên tắc trị bệnh bằng cách cân bằng âm dương. Khi ổn định âm dương, chính khí vững vàng, hệ miễn dịch được tăng cường, tà độc sẽ tự động bị loại bỏ.
Muốn thực hiện việc này, thuốc Nam đã kết hợp nhiều thảo dược chỉ trong một liệu trình. Với nguyên liệu tự nhiên và không gây tác dụng phụ, bệnh nhân có thể uống thuốc trong thời gian dài mà không cần lo lắng sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe.
Phòng ngừa biến chứng viêm xoang
Thay vì chỉ quan tâm đến cách chữa bệnh, bạn nên kết hợp giữa quá trình điều trị và phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe. Những lưu ý sau đây sẽ giúp bệnh nhân nhanh chóng cải thiện tình hình và phòng bệnh tái phát:
- Không tới gần tác nhân gây dị ứng như lông động vật, bụi bẩn, phấn hoa…
- Khi ra ngoài hay đến khu vực ô nhiễm, hãy nhớ đeo khẩu trang hoặc mặc đồ bảo hộ.
- Thường xuyên vệ sinh mũi, miệng bằng nước muối sinh lý.
- Hạn chế việc hít không khí lạnh, khô.
- Tăng cường chất dinh dưỡng bằng cách uống đủ nước, bổ sung đủ chất xơ, chất khoáng…
- Tuyệt đối không sử dụng món ăn làm gia tăng tình trạng viêm xoang, chẳng hạn như sữa và các chế phẩm liên quan.
- Tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng.
- Khám sức khỏe thường xuyên nhằm kiểm soát tình trạng bệnh .
Biến chứng viêm xoang sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và đe dọa tính mạng. Do vậy, bệnh nhân cần nhanh chóng đi thăm khám để nhận được phác đồ phù hợp. Điều này có thể giúp bạn sớm chữa khỏi viêm xoang và ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm.
Xem thêm:
- Viêm xoang mủ là gì? Có nguy hiểm không? Cách điều trị
- Viêm đa xoang là gì? Có nguy hiểm không? Cách điều trị hiệu quả