Viêm tai giữa có nguy hiểm không và những thông tin cần biết
Viêm tai giữa có nguy hiểm không là thắc mắc của nhiều người. Bệnh có thể xảy ra với bất kỳ đối tượng nào, nhất là trẻ nhỏ. Thống kê cho thấy cứ 10 trẻ dưới 3 tuổi thì có 5 – 8 bé từng 1 lần mắc bệnh. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về căn bệnh này.
Bệnh viêm tai giữa có nguy hiểm không và có lây hay không?
Bệnh viêm tai giữa là một trong những căn bệnh xảy ra tại vùng tai giữa của người bệnh. Căn bệnh gây ra tình trạng tổn thương, viêm nhiễm ở vùng tai giữa. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do sự sinh sôi và phát triển của vi khuẩn.
Theo bác sĩ chuyên khoa bệnh lý viêm tai giữa xảy ra tại người lớn không quá nguy hiểm. Tuy nhiên đối với trẻ nhỏ nếu như không được điều trị ngay và kịp thời sẽ xảy ra nhiều biến chứng. Những biến chứng này ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của trẻ.
Một điều đáng lo ngại là viêm tai giữa ở trẻ nhỏ thường tiến triển khá nhanh đặc biệt là khi đã có dấu hiệu sốt cao hoặc cơn co giật. Bệnh viêm tai giữa thường kèm theo chảy mủ nên rất nhiều người lo ngại vấn đề lây nhiễm. Tuy nhiên, căn bệnh không thể lây nhiễm thông qua tiếp xúc hoặc dùng chung đồ dùng cá nhân.
Bệnh viêm tai giữa và những biến chứng nguy hiểm
Viêm tai có nguy hiểm không là băn khoăn của nhiều người. Bác sĩ chuyên khoa cho biết bệnh nhân có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm nếu căn bệnh không được điều trị.
Biến chứng thủng màng nhĩ
Thủng màng nhĩ là biến chứng phổ biến nhất của căn bệnh. Nguyên nhân dẫn tới biến chứng này có thể do 2 yếu tố cơ bản sau đây:
Do diễn biến của bệnh:
- Hiện tượng mủ ứ đọng quá nhiều ở tai giữa khiến màng nhĩ bị căng, gây ra đau đớn và sốt.
- Nếu màng nhĩ quá căng, áp lực sẽ gây thủng màng để mủ thoát ra ngoài. Giai đoạn này bệnh nhân có thể giảm sốt và giảm đau.
- Lỗ thủng tại màng nhĩ do viêm tai giữa thường có lỗ thủng kích thước không đều và tại nhiều vị trí khác nhau. Các vết thủng có thể tự liền lại bình thường hoặc tiến triển trở thành bệnh viêm tai giữa ứ dịch làm dễ bị suy giảm thính giác.
Viêm tai giữa gây thủng màng nhĩ do quá trình điều trị:
Trường hợp này người bệnh thường chủ động rạch màng nhĩ để hút mủ ra ngoài. Sau quá trình điều trị, lỗ thủng này thường tự liền và không gây ra ảnh hưởng tới khả năng nghe của người bệnh.
Biến chứng viêm tai giữa mãn tính
Viêm tai giữa mãn tính xảy ra do khi ở mức độ cấp tính không được điều trị. Một số phương pháp điều trị không đúng cách cũng có thể gây ra biến chứng này. Có 2 thể viêm tai giữa mãn tính bao gồm:
- Viêm tai giữa mãn tính có mủ nhầy: Biểu hiện của bệnh là hiện tượng chảy mủ kéo dài và dai dẳng. Người bệnh ù tai, nghe kém, đau nhói nhưng không sốt.
- Viêm tai giữa mãn tính tổn thương xương: Người bệnh có biểu hiện sốt cao, chảy dịch mủ thối đồng thời đau tăng lên. Bên cạnh đó bệnh nhân còn có thể bị viêm xương chũm hoặc viêm màng não. Biến chứng này đã giúp trả lời cho câu hỏi viêm tai giữa có nguy hiểm không.
Hoại tử các thành phần trong tai
Bệnh viêm tai giữa có ảnh hưởng gì không, câu trả lời đó là căn bệnh có thể gây hoại tử lan rộng sang các thành phần khác. Thậm chí có thể gây viêm tai trong cùng các hậu quả như sau:
- Bệnh nhân bị điếc hoàn toàn và không thể hồi phục chức năng nghe.
- Viêm tai trong khiến bệnh nhân không thể giữ thăng bằng, chóng mặt thường xuyên.
- Bệnh nhân bị liệt dây thần kinh số VII, bệnh nhân bị liệt mặt và mất cảm giác.
Biến chứng viêm xương chũm
Xương chũm là thành phần để cấu tạo thành trong của tai. Biến chứng viêm xương chũm hết sức nguy hiểm khi có thể để lại những hậu quả dưới đây:
- Xương chũm bị thủng gây ra hiện tượng rò mủ viêm ra phía sau rất nguy hiểm.
- Viêm não hoặc viêm màng não, hiện tượng có thể gây áp xe não dẫn tới tử vong.
- Viêm tĩnh mạch gây ra tình trạng nhiễm trùng huyết. Bệnh nhân có thể bị tử vong nếu xảy ra biến chứng này.
ĐỌC THÊM: Viêm tai giữa cấp là bệnh gì? Triệu chứng nhận biết và cách điều trị
Viêm tai giữa có chữa khỏi được không và phương pháp điều trị
Bác sĩ chuyên khoa cho biết bệnh viêm tai giữa có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu như được phát hiện và điều trị sớm. Với bệnh nhân là trẻ em quá trình điều trị có thể khó khăn hơn. Phương pháp được sử dụng phổ biến nhất là điều trị bằng thuốc, phẫu thuật hoặc các phương pháp tại nhà.
Phương pháp điều trị nội khoa
Thuốc Tây sẽ được chỉ định với những bệnh nhân bị viêm tai giữa kéo dài không khỏi. Các loại thuốc thường được chỉ định là kháng sinh đường uống, kháng sinh đường nhỏ. Liều lượng sẽ được căn cứ vào tình trạng của từng bệnh nhân.
Phụ huynh cần lưu ý là với trẻ nhỏ việc sử dụng kháng sinh cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Ngoài ra một số trường hợp việc sử dụng thuốc kháng sinh có thể không đạt hiệu quả như:
- Viêm tai giữa do yếu tố virut.
- Thuốc kháng sinh không làm khô mủ còn tồn tại trong tai.
- Thuốc kháng sinh không có tác dụng giảm đau do tình trạng nhiễm trùng gây ra.
Bên cạnh đó, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân sử dụng thêm một số loại thuốc kháng viêm và thuốc giảm đau:
- Thuốc Cefimbrano 100: Thuốc ở dạng viêm nang, dược tính mạnh, chỉ định sử dụng với bệnh nhân viêm họng hoặc viêm tai giữa.
- Thuốc Minicef 400mg: Chỉ định sử dụng với bệnh nhân là người lớn hoặc trẻ em. Tác dụng của thuốc là ức chế tế bào, ngăn chặn vi khuẩn phát triển, cải thiện các triệu chứng nhiễm khuẩn.
- Thuốc nhỏ tai Ofloxacin Otic: Thuốc ở dạng dung dịch, sử dụng với để ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng của vi khuẩn. Bệnh nhân cần tham khảo chỉ định của bác sĩ trước khi dùng do thuốc có thể gây ra một vài tác dụng phụ như đau đầu, chóng mặt.
Phẫu thuật
Bệnh viêm tai giữa mãn tính tổn thương xương cần phải thực hiện việc phẫu thuật, tạo hình lại xương. Riêng với trường hợp bệnh nhân điều trị bằng thuốc không khả quan, bác sĩ sẽ chỉnh định bệnh nhân thực hiện thủ thuật đó là rạch màng nhĩ, đặt ống thông nhĩ.
Điều trị bằng thuốc Đông y
Trả lời câu hỏi viêm tai giữa có nguy hiểm không, bác sĩ chuyên khoa cho biết bệnh không nguy hiểm nếu được điều trị kịp thời. Trong đó bài thuốc Đông y phù hợp với các bệnh nhân ở giai đoạn đầu của bệnh. Thuốc sử dụng dược liệu tự nhiên nên rất lành tính và an toàn.
Bài thuốc điều trị thể can kinh thấp nhiệt
Thuốc chữa viêm tai giữa được sử dụng với bệnh nhân xuất hiện mủ loãng ở tai, có kèm theo mùi hôi. Bệnh nhân kiên trì sử dụng mỗi ngày 1 thang để có hiệu quả.
- Dược liệu: Sài hồ, chi tử, mộc thông, ý dĩ, sinh địa, ngưu bàng mỗi dược liệu 10g.
- Thực hiện: Sử dụng dược liệu đã chuẩn bị sắc chung với khoảng 1500 ml nước. Sau khi thuốc đã sôi kỹ chắt lấy nước và dùng trong ngày.
Bài thuốc trị bệnh thể tỳ hư thấp nhiệt
Dược liệu của bài thuốc phù hợp với bệnh nhân là trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ có xuất hiện dịch mủ ở tai.
- Dược liệu: Thuyền thoái, bạch linh, bạch biến đậu, hoàng liên mỗi dược liệu 8g. Cốc ma, trạch tả, hoài sơn mỗi dược liệu 12g.
- Thực hiện: Sử dụng các dược liệu đã chuẩn bị để sắc chung với nước. Nước thuốc cần uống trong ngày và tuyệt đối không để qua ngày khác.
Điều trị bệnh tại nhà bằng cách nào?
Bệnh viêm tai giữa có nguy hiểm không là vấn đề được bệnh nhân thắc mắc nhiều. Việc vệ sinh ngay tại nhà có thể giúp hạn chế tình trạng viêm nhiễm. Ngoài ra bệnh nhân ở giai đoạn nhẹ có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian ngay tại nhà sau đây:
Bài thuốc từ rau diếp cá
- Chuẩn bị: Lá rau diếp cá khoảng 200g.
- Thực hiện: Lá rau diếp cá cần đem rửa thật sạch sau đó vớt ra cho ráo nước. Sau đó, lá được đem đi giã nhỏ sau đó lọc lấy nước cốt và bỏ bã. Dùng nước cốt của lá rau diếp cá để nhỏ vào tai bị bệnh hàng ngày, mỗi lần nhỏ khoảng 2 đến 3 giọt.
Bài thuốc từ lá mơ
- Chuẩn bị: Khoảng 5 lá mơ.
- Thực hiện: Lá mơ đem đi ngâm với nước muối pha loãng sau đó rửa thật sạch, vớt ra để ráo nước. Hơ lá trên ngọn lửa cho đến khi nóng đều thì đem đi vò nhỏ và nhét vào tai bị bệnh trong khoảng thời gian 6 đến 7 tiếng thì vệ sinh lại.
- Lưu ý: Lá mơ chỉ có tác dụng hút mủ chứ không thể điều trị triệt để tình trạng viêm, vì thế bệnh nhân không nên lạm dụng phương pháp này.
Viêm tai giữa có nguy hiểm không và những lưu ý khi điều trị
Những lưu ý dưới đây giúp bệnh nhân hạn chế tình trạng biến chứng và nguy hiểm do bệnh gây ra:
- Thăm khám bệnh sớm để nhanh chóng xử lý các vấn đề xảy ra tại tai – mũi – họng nhất là các ổ viêm.
- Điều trị triệt để căn bệnh về mũi và xoang để hạn chế bít tắc ở vòm.
- Vệ sinh môi trường và nhà ở sạch sẽ thường xuyên.
- Khi có tình trạng đau tai không nên bơi lội đồng thời luôn giữ cho tai khô và sạch.
- Với trẻ em nên hạn chế việc bị cảm lạnh và cảm cúm.
- Trẻ nhỏ nên bú mẹ thường xuyên để tăng sức đề kháng phòng tránh bệnh tật.
Viêm tai giữa có nguy hiểm không, theo bác sĩ chuyên khoa bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm tới tính mạng nếu không được điều trị. Bệnh nhân cần tới cơ sở y tế thăm khám và điều trị ngay khi có triệu chứng của bệnh.
ĐỪNG BỎ QUA: