Ù tai trái là bệnh gì? Có nguy hiểm không và điều trị như thế nào?

Ngày cập nhật: 30/03/2024 Biên tập viên: Thu Hà
5/5 - (5 bình chọn)

Ù tai trái xảy ra khi bệnh nhân bỗng không thể nghe thấy âm thanh một cách rõ ràng bên tai trái. Hiện tượng gây ra nhiều bất tiện, ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống và hoạt động hàng ngày. Nhận biết nguyên nhân sẽ giúp xác định quá trình điều trị nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Ù tai trái xảy ra khi bệnh nhân bỗng không thể nghe thấy âm thanh một cách rõ ràng bên tai trái. Hiện tượng gây ra nhiều bất tiện, ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống và hoạt động hàng ngày. Nhận biết nguyên nhân sẽ giúp xác định quá trình điều trị nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Ù tai trái là hiện tượng gì? Dấu hiệu nhận biết

Bị ù tai trái là tình trạng xuất hiện tiếng kêu phía trong tai trái. Âm thanh có thể cảm nhận giống như tiếng gió thổi, tiếng nước chảy hoặc tiếng chuông reo. Khi bị ù tai bên trái người bệnh khó có thể nghe được trọn vẹn mọi âm thanh bên ngoài. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của người bệnh.

Ù tai trái là hiện tượng xuất hiện âm thanh phía trong tai
Ù tai trái là hiện tượng xuất hiện âm thanh phía trong tai

Trả lời thắc mắc ù tai trái là bệnh gì, bác sĩ chuyên khoa cho rằng đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý viêm tai giữa, huyết áp thấp hoặc viêm họng. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết chứng bệnh này:

  • Cảm nhận thấy trong tai như có tiếng kêu lạ giống như tiếng ve, tiếng nước chảy bên tai trái.
  • Âm thanh chỉ có thể cảm nhận bằng bản thân người bệnh.
  • Tình trạng có thể diễn ra từng lúc hoặc cả ngày.
  • Hiện tượng này có thể cảm nhận rõ ràng hơn khi đêm về.
  • Xuất hiện kèm theo dấu hiệu chóng mặt, hoa mắt, đau đầu và suy giảm thính lực.

Khi nhận thấy các biểu hiện như ngủ dậy bị ù tai trái hay ù tai trái kéo dài, bệnh nhân cần tới gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị ngay.

Nguyên nhân gây ù tai trái

Bác sĩ chuyên khoa cho biết ù tai trái nam hay nữ có thể xảy ra do nguyên nhân sau:

  • Do tuổi già, việc tự nhiên ù tai trái có thể xảy ra ở những người độ tuổi trên 60.
  • Do âm thanh lớn đột ngột hoặc âm thanh kéo dài ảnh hưởng tới tai và màng nhĩ.
  • Chấn thương vùng đầu, cổ, rách màng nhĩ cũng có thể là nguyên nhân gây ù tai bên trái.
  • Tác dụng phụ của việc sử dụng thuốc, trong đó có Aspirin, Gentamycin Streptomycin, Quinin…
  • Biểu hiện của các căn bệnh như tăng huyết áp, phình động mạch.
  • Rối loạn chuyển hóa làm xốp cơ tai và cứng hệ thống xương con khiến chúng không rung động được.
Bệnh ù tai trái thường dễ xảy ra với những người độ tuổi trên 60
Bệnh ù tai trái thường dễ xảy ra với những người độ tuổi trên 60

Bên cạnh những nguyên nhân kể trên còn phải kể tới các lý do khác như áp lực công việc, stress kéo dài hoặc sinh sống trong khu vực có tiếng ồn cao.

ĐỌC THÊM: Tổng hợp cách hết ù tai đơn giản – hiệu quả không phải ai cũng biết

Bệnh ù tai trái có nguy hiểm không?

Chuyên gia cho biết bên cạnh những nguyên nhân kể trên, bệnh ù tai trái có thể là dấu hiệu của một số căn bệnh nguy hiểm như sau:

  • Bệnh xơ cứng tai: Tình trạng tổn thương và rối loạn vùng xơ vữa, phía trong sụn hoặc xương của thái dương. Bệnh thường gặp nhiều hơn ở đối tượng là phụ nữ. Nghiên cứu cho thấy gia đình có người mắc bệnh sẽ có nguy cơ cao xảy ra hiện tượng này.
  • Rối loạn khớp thái dương: Ù tai có thể là một dấu hiệu của căn bệnh rối loạn khớp thái dương. Những triệu chứng kèm theo là đau vùng xương hàm và các cơ, đau nhức đầu và mất thính giác.
  • Chấn thương vùng đầu: Khi bị chấn thương, các biểu hiện kèm theo đó có thể là chóng mặt, đau đầu, ù tai. Bệnh nhân có thể không biết rõ mình bị chấn thương cho tới khi triệu chứng xuất hiện nhiều hơn.
  • Bệnh lý khác: Tình trạng ù tai trái kéo dài còn có thể là dấu hiệu của nhiều chứng bệnh khác như tiểu đường, cao huyết áp, viêm mũi dị ứng, u dây thần kinh,…

Phương pháp điều trị ù tai trái hiệu quả

Cách chữa ù tai trái là vấn đề bất cứ bệnh nhân nào cũng cần quan tâm. Căn cứ vào nguyên nhân và tình trạng bệnh bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp phù hợp nhất. Hiện nay thuốc Tây, thuốc Đông y hay mẹo điều trị tại nhà đều được sử dụng.

Điều trị bằng thuốc Tây

Bị ù tai trái kéo dài dù không gây nguy hiểm tới tính mạng. Tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời, biến chứng có thể khiến bệnh nhân suy giảm thính lực hoặc điếc vĩnh viễn. 

Một số loại thuốc Tây chữa tù tai có thể được bác sĩ chỉ định như sau:

  • Thuốc tăng tuần hoàn ốc tai: Phổ biến nhất là Adrenergic, Cholinomimetic, Antiadrenergic, Anticholinesterase, Chitinolytic,… Tác dụng của thuốc là cải thiện tình trạng ù tai bên trái.
  • Thuốc kháng histamin và thuốc chống phù nề: Sử dụng với các bệnh nhân bị ù tai do rối loạn chức năng vòi nhĩ. Các thuốc kháng histamin phổ biến hiện nay là Phenergan hoặc Dimedrol.
  • Thuốc an thần và thuốc chống trầm cảm: Sử dụng với bệnh nhân bị ù tai trái do stress và căng thẳng kéo dài. Magnesi Sulfat, Meprobamate thường được bác sĩ chỉ định trong một vài trường hợp.
Sử dụng thuốc Tây cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa
Sử dụng thuốc Tây cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa

Việc sử dụng thuốc Tây trị bệnh ù tai bên trái cần phải tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Điều này đảm bảo an toàn và hiệu quả đồng thời hạn chế tác dụng phụ không mong muốn.

Phương pháp đông y điều trị bệnh

Nhiều bệnh nhân ngủ dậy ù tai trái băn khoăn và lo lắng không biết điều trị bệnh như thế nào. Các bài thuốc Đông y giúp trị bệnh hiệu quả đồng thời hạn chế xảy ra tác dụng phụ.

Trị ù tai trái bằng bài thuốc Đông y được đánh giá cao nhờ tính an toàn, hiệu quả
Trị ù tai trái bằng bài thuốc Đông y được đánh giá cao nhờ tính an toàn, hiệu quả

Một số bài thuốc phổ biến thường được bệnh nhân sử dụng như sau:

Bài thuốc Nhĩ lung tả từ hoàn

  • Dược liệu: 16g thục địa, 12g thục linh, 12g hoài sơn, 12g từ thạch, 8g sơn thù nhục, 8g đan bì, 8g ngũ vị tử, 8g trạch tả.
  • Sử dụng: Dùng thuốc bằng cách sắc uống mỗi ngày 1 thang, nước thuốc nên chia thành 3 lần uống trong ngày.

Bài thuốc Đại bổ âm hoàn

  • Dược liệu: 16g quy bản, 16g thục địa, 12g hoàng bá, 12g tri mẫu, 1 bộ tủy sống lợn.
  • Sử dụng: Dược liệu sẽ được tán bột làm viên hoàn mật ong. Bệnh nhân sử dụng bằng cách uống các viên thuốc này vào buổi sáng và tối, uống thuốc sau các bữa ăn để đạt hiệu quả cao nhất.

Bài thuốc Bổ cốt chỉ hoàn

  • Dược liệu: 20g thục địa, 12g từ thạch, 12g thỏ ty tử, 12g xuyên tiêu, 16g bổ cốt chỉ, 12g đỗ trọng, 12g hồ lo ba, 12g bạch chỉ, 10g thạch xương bồ, 8g xuyên khung, 8g nhục quế.
  • Sử dụng: Toàn bộ dược liệu đem sắc chung với nước và dùng nước thuốc để uống hàng ngày.

Thuốc Đông y có ưu điểm khá lành tính và ít tác dụng phụ. Tuy nhiên bệnh nhân cần kiên trì sử dụng đúng liệu trình mới đạt hiệu quả như mong muốn.

Bài thuốc dân gian trị ù tai trái

Khi tai trái bị ù như tiếng ve kêu có thể chọn bài thuốc từ gừng, muối hạt hoặc tỏi. Phương pháp này có thể thực hiện tại nhà giúp hỗ trợ quá trình điều trị và tiết kiệm chi phí.

Bài thuốc chữa bệnh từ gừng

Gừng là dược liệu có tính ấm, vị cay, sử dụng trong các bài thuốc trị đau nhức xương khớp. Bên cạnh đó đây cũng là dược liệu hiệu quả trong các bài thuốc trị ù tai.

Gừng là dược liệu có tính ấm, vị cay
Gừng là dược liệu có tính ấm, vị cay

Chuẩn bị: Cần chuẩn bị 1 lượng nước ấm vừa đủ và 1 củ gừng.

Cách thực hiện:

  • Gừng đem rửa sạch toàn bộ đất cát sau đó cạo sạch vỏ và thái thành các lát nhỏ.
  • Cho lát gừng vào nước ấm hãm như hãm trà sau đó dùng nước để uống.
  • Áp dụng cách hết ù tai trái với bài thuốc từ gừng trong vòng 1 tháng liên tục để thấy bệnh tình chuyển biến.

Mẹo chữa ù tai trái bằng muối hạt

Muối hạt có tính kháng viêm, là nguyên liệu quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Mẹo chữa ù tai trái nhờ muối hạt giúp giảm triệu chứng chóng mặt ù tai trái nhanh và hiệu quả.

Chuẩn bị: Chuẩn bị khoảng 500g muối hạt cùng với 1 túi chườm bằng vải.

Cách thực hiện:

  • Đem muối đi rang cho thật nóng sau đó bỏ vào túi chườm bằng vải đã chuẩn bị.
  • Dùng túi chườm đắp lên vùng xung quanh tai cho đến khi nguội hẳn. Hơi nóng từ muối sẽ giúp vùng tai thông thoáng và giảm chứng ù tai nhanh hơn.

Bài thuốc trị bệnh từ tỏi

Tỏi là nguyên liệu quen thuộc hàng ngày, bài thuốc từ tỏi được bệnh nhân áp dụng nhiều và hiệu quả của phương pháp được đánh giá cao.

Chuẩn bị: Khăn sạch, gạc và một tép tỏi tươi.

Cách thực hiện:

  • Sau khi bóc sạch vỏ, tỏi cắt bỏ đầu.
  • Dùng miếng gạc đã chuẩn bị để đặt tép tỏi với phần đầu tép hương về tai. Tuy nhiên không được đặt tép tỏi quá sâu. 
  • Cần giữ khăn ấm với tỏi cạnh tai tới khi hết ù tai thì dừng lại. Tuy nhiên cần lưu ý bài thuốc từ tỏi không nên áp dụng với bệnh nhân là trẻ nhỏ.

Phương pháp chăm sóc bệnh nhân tại nhà

Khi bị ù tai trái, các biện pháp chăm sóc tại nhà có thể giúp bệnh nhân hồi phục và khỏi bệnh sớm. 

  • Bệnh nhân cần hạn chế tới các địa điểm có tiếng ồn lớn để tai không bị ảnh hưởng.
  • Thực hiện việc bảo vệ tai bằng nhiều thiết bị chống ồn hiệu quả.
  • Lựa chọn các địa điểm yên tĩnh và thư giãn để tai có thể nghỉ ngơi và thông thoáng.
  • Sử dụng tai nghe với âm lượng vừa phải, không quá to vì có thể ảnh hưởng tới màng nhĩ và tai.

Phòng bệnh ù tai trái bằng biện pháp nào?

Bên cạnh việc thực hiện điều trị bằng thuốc, bệnh nhân cần thực hiện một số biện pháp phòng tránh bệnh như sau:

Người bệnh có thể chọn một vài môn thể thao để rèn luyện sức khỏe, tăng cường phòng tránh bệnh tật
Người bệnh có thể chọn một vài môn thể thao để rèn luyện sức khỏe, tăng cường phòng tránh bệnh tật
  • Không nên sử dụng chất kích thích thường xuyên như rượu, bia, thuốc lá vì có thể ảnh hưởng tới tai, gây ra triệu chứng ù tai.
  • Thường xuyên tập luyện nâng cao sức khỏe bằng các bài tập thể dục thể thao như đi bộ, đạp xe.
  • Khi vệ sinh tai cần hết sức cẩn trọng, tránh gây ra những tổn thương tại màng nhĩ.
  • Bên cạnh đó người bệnh cũng cần tránh ăn kiêng nhiều, quá mức. Áp dụng biện pháp giảm cân nhanh, thiếu khoa học cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.
  • Khi có bất kỳ biểu hiện nào liên quan tới tai – mũi – họng cần tới bệnh viện để được thăm khám.

Ù tai trái là triệu chứng ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống, lao động và học tập của nhiều người. Bệnh nhân cần được thăm khám và điều trị ngay để hạn chế ảnh hưởng tới thính giác sau này.

ĐỪNG BỎ QUA:

Phương pháp chữa & điều trị

Bệnh lý liên quan

Triệu chứng liên quan

Đăng ký tư vấn với chuyên gia