Viêm tai giữa có mủ là bệnh gì và những điều cần biết
Viêm tai giữa có mủ là bệnh lý gây ra nhiều lo lắng cho những người không may mắc bệnh. Thực tế đây là một giai đoạn của bệnh viêm tai giữa, giai đoạn này có biểu hiện đặc trưng là tình trạng mủ ứ đọng ở tai. Một số bệnh nhân còn xuất hiện thêm các triệu chứng của bệnh thủng màng nhĩ.
Viêm tai giữa có mủ là bệnh lý gây ra nhiều lo lắng cho những người không may mắc bệnh. Thực tế đây là một giai đoạn của bệnh viêm tai giữa, giai đoạn này có biểu hiện đặc trưng là tình trạng mủ ứ đọng ở tai. Một số bệnh nhân còn xuất hiện thêm các triệu chứng của bệnh thủng màng nhĩ.
Viêm tai giữa có mủ là gì?
Viêm tai có mủ thực chất là một giai đoạn của căn bệnh viêm tai giữa. Giai đoạn được khởi phát ngay sau khi kết thúc thời kỳ xung huyết.
Theo bác sĩ chuyên khoa, viêm tai giữa có mủ là hiện tượng nhiễm trùng ống tai giữa có kèm biểu hiện chảy mủ. Trong ống tai có xuất hiện mủ do niêm mạc tăng nhanh tiết dịch. Vì thế mủ có thể ứ đọng, khiến vi khuẩn phát triển, ứ đọng ngay tại ống tai.
Đánh giá chung thì giai đoạn tai bị chảy mủ sẽ nghiêm trọng hơn so với giai đoạn xung huyết. Nếu không được điều trị sớm có thể dẫn tới các biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân.
Triệu chứng nhận biết bệnh viêm tai giữa có mủ
Việc nhận biết các dấu hiệu của giai đoạn viêm tai giữa tạo mủ trong tai sẽ giúp bệnh nhân đánh giá chính xác tình trạng bệnh. Từ đó đưa ra phương án xử lý cũng như kịp thời điều trị.
Triệu chứng bệnh viêm tai giữa có mủ có thể chia thành 2 thời kỳ.
Thời kỳ ứ mủ:
- Màng tai thường đỏ hoặc đục.
- Bệnh nhân thường bị ù tai, đau tai, thính lực suy giảm và cảm thấy dịch bị ứ đọng ở trong tai.
- Người bệnh sốt, ho đồng thời có kèm theo hiện tượng chảy nước mũi.
- Trẻ bị viêm tai giữa có mủ kèm theo tình trạng kém ăn, quấy khóc, mất ngủ. Một số trẻ nhỏ có thể xuất hiện biểu hiện rối loạn tiêu hóa.
Triệu chứng thời kỳ mủ vỡ:
- Mủ vỡ có thể chảy ra bên ngoài, dịch mủ trong và loãng vào thời kỳ đầu. Thời kỳ sau đó dịch có thể chuyển sang màu vàng đồng thời đặc hoặc có nhầy.
- Bệnh nhân sẽ cảm thấy đau nhức hoặc sưng thuyên giảm hơn.
Nguyên nhân gây bệnh viêm tai giữa có mủ
Nguyên nhân gây ra tình trạng lỗ tai có mủ là do ống vòi tai bị tắc. Từ đó dẫn tới tình trạng dịch tiết bị ứ đọng lại, lâu dần sẽ hình thành mủ. Một số yếu tố dẫn tới việc ống vòi tai bị tắc như sau:
- Bệnh nhân bị viêm VA trước đó.
- Người bị viêm mũi hoặc bị xoang mủ không được điều trị kịp thời.
- Bệnh nhân bị u ở vòm họng hoặc mắc tình trạng sùi vòm họng.
- Người bị cảm lạnh dẫn tới tắc nghẽn niêm mạc mũi và họng cũng có thể dẫn tới tình trạng viêm tai giữa gây mủ.
- Bệnh nhân có phần ống tai bị khiếm khuyết.
Ở trẻ em, các nguyên nhân đặc biệt dưới đây có thể dẫn tới việc trẻ mắc bệnh:
- Trẻ bị lạnh cơ thể thường xuyên.
- Trẻ nhỏ uống sữa bình khi đang ở tư thế nằm ngửa.
- Trẻ nhỏ hoàn toàn không sử dụng sữa mẹ.
- Trẻ có sọ não khác thường.
Ngoài ra, theo chuyên gia, vấn đề dị ứng các chất hư hại có trong không khí dẫn tới hệ hô hấp bị nhiễm trùng là những nguyên nhân dẫn tới bệnh viêm tai giữa ứ dịch.
Bệnh viêm tai giữa có mủ có nguy hiểm hay không?
Nhiều bệnh nhân thắc mắc viêm tai giữa có mủ có nguy hiểm không? Bác sĩ cho biết nếu như được phát hiện và điều trị đúng cách, căn bệnh sẽ được điều trị tốt. Những tổn thương gây ra ở màng tai cũng sẽ nhanh chóng được phục hồi.
Tuy nhiên nếu như chủ quan, không thăm khám có thể dẫn tới nhiều biến chứng hoặc chuyển sang tình trạng mãn tính, kéo dài dai dẳng. Một số trường hợp có thể xuất hiện tình trạng viêm tai xương chũm rất nguy hiểm.
Bên cạnh đó bệnh nhân viêm tai giữa có mủ còn có thể mắc các biến chứng như viêm màng não hoặc liệt mặt. Những biến chứng cực kỳ nguy hiểm nếu như không được điều trị sớm. Thậm chí có thể dẫn tới tử vong nếu như không cấp cứu kịp thời.
Như vậy có thể thấy bệnh nhân không nên chủ quan khi mắc bệnh viêm tai giữa giai đoạn tai có mủ. Việc tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán bệnh sớm nhất là hết sức cần thiết.
Phương pháp chẩn đoán căn bệnh
Hiện nay việc chẩn đoán bệnh viêm tai có mủ không quá khó khăn. Khi thấy xuất hiện triệu chứng, bệnh nhân nên tới các địa chỉ khám bệnh uy tín.
Tại đây, bác sĩ sẽ thực hiện việc thăm khám lâm sàng để chẩn đoán. Đèn chuyên dụng có thể sử dụng để quan sát phía bên trong tai. Việc khai thác bệnh sử và kết quả của khám lâm sàng sẽ giúp bác sĩ kết luận bệnh nhân có bị viêm tai có mủ hay không.
Thực tế cho thấy việc chẩn đoán không quá khó khăn và phức tạp. Vì vậy các chi phí là không nhiều, người bệnh nên tới cơ sở y tế để được khám bệnh sớm nhất.
Phương pháp điều trị viêm tai giữa có mủ
Điều trị viêm tai giữa có mủ cần căn cứ vào tình trạng của từng bệnh nhân. Bác sĩ sẽ xác định chính xác bệnh nhân đang ở giai đoạn nào để tư vấn phương pháp phù hợp. Dưới đây là thông tin chi tiết trong việc điều trị bệnh.
Điều trị bệnh giai đoạn ứ mủ
Chữa bệnh viêm tai giữa có mủ bằng Tây y được người bệnh lựa chọn nhiều hơn cả. Phương pháp cho hiệu quả điều trị cao và nhanh chóng, hạn chế việc xảy ra biến chứng nguy hiểm.
Bệnh nhân mắc viêm tai giữa có mủ ở giai đoạn ứ mủ sẽ được bác sĩ điều trị như sau:
- Sử dụng thuốc giảm đau: Người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng các thuốc giảm đau. Nhiệm vụ của thuốc là giảm đau, giảm thân nhiệt. Các loại thuốc phổ biến nhất hiện nay là Acetaminophen, Ibuprofen và Diclofenac,…
- Sử dụng thuốc nhỏ làm mềm dịch tiết: Để chuẩn bị cho quá trình rạch dẫn lưu, bệnh nhân cần được nhỏ thuốc nhằm làm mềm dịch tiết. Loại thuốc phổ biến nhất là Glycerin Borat 2%. Việc nhỏ thuốc cần phải thực hiện liên tục và mỗi lần nhỏ cách nhau vài giờ.
- Thực hiện việc trích rạch khi cần thiết: Khi màng nhĩ có dấu hiệu phồng lên, bệnh nhân sẽ được trích rạch. Bác sĩ sẽ thực hiện trích ở ¼ góc phía dưới màng tai. Điều này sẽ tạo vị trí thuận lợi để dẫn lưu mủ ra ngoài tai.
- Vệ sinh tai để tổn thương sau thủ thuật: Thực hiện vệ sinh tai thường xuyên để nhanh chóng lành lại. Hầu hết người bệnh sẽ lành sau khoảng thời gian từ 1 tới 4 tuần.
Điều trị giai đoạn vỡ mủ
Người bệnh đã ở giai đoạn vỡ mủ cần được điều trị bằng các bước đặc biệt. Vì thế việc tuân thủ hướng dẫn của nhân viên y tế sẽ giúp quá trình điều trị hiệu quả.
Tuyệt đối không được tự sử dụng kháng sinh vệ sinh ống tai. Rất nhiều trường hợp đã bị tổn thương màng tai vĩnh viễn khi tự ý điều trị. Toàn bộ quy trình rửa, phun thuốc bột và vệ sinh màng tai dưới đây đều cần thực hiện bởi các nhân viên y tế.
Quy trình điều trị bệnh nhân viêm tai giữa có mủ ở giai đoạn vỡ mủ sẽ được thực hiện thông qua các bước dưới đây:
Bước 1: Thực hiện việc vệ sinh tai
Người bệnh cần được rửa tai để đảm bảo mủ ứ được xử lý hết. Quy trình bao gồm các thao tác sau:
- Bơm dịch rửa: Các dung dịch rửa có thể sử dụng là nước muối sạch, nước muối sinh lý hoặc nước oxy già.
- Dịch rửa khi bơm vào tai cần được thực hiện nhẹ nhàng. Thực hiện việc kéo nhẹ tai để lượng dịch chảy sâu nhất vào phía bên trong.
- Sử dụng tăm bông để lau phần mủ phía trong tai.
- Nhân viên y tế thực hiện rửa tai nhiều lần để toàn bộ lượng dịch và mủ được đẩy ra ngoài.
Bước 2: Thực hiện rỏ thuốc tai
Người đã ở giai đoạn vỡ mủ, nhân viên y tế sẽ sử dụng Glycerin borat 2% với Cloramphenicol 4%. Hai dược phẩm này được sử dụng để sát khuẩn tai. Các bước thực hiện như sau:
- Ngồi nghiêng về 1 bên sao cho phần tai bị bệnh hướng lên phía trên.
- Từ từ nhỏ lượng thuốc vào ống tai sau đó day nhẹ nhàng để lượng thuốc cần thiết có thể chảy vào trong tai.
Bước 3: Xử lý với thuốc bột
Sử dụng thuốc kháng sinh dạng bột để xử lý các tác nhân có thể gây nhiễm trùng ống tai. Các bước thực hiện như sau:
- Kéo từ từ vành tai sau đó sử dụng bình thuốc chuyên dụng để xịt đều vào trong tai.
- Thực hiện bóp bóng cao su nhẹ nhàng để có thể đẩy thuốc vào sâu phía trong của tai.
- Loại thuốc kháng sinh dạng bột được sử dụng phổ biến nhất trong trường hợp này thường là Cloramphenicol.
Lưu ý: Không nên sử dụng kháng sinh Streptomycin vì loại kháng sinh này rất có thể sẽ gây điếc tai.
ĐỌC THÊM: Viêm tai giữa có nguy hiểm không và những thông tin cần biết
Trị bệnh bằng Đông y
Viêm tai giữa có mủ cũng có thể được điều trị bằng các bài thuốc Đông y. Thực tế phương pháp này lành tính và an toàn vì sử dụng nguyên liệu chính là các dược liệu tự nhiên. Tuy nhiên quá trình điều trị có thể kéo dài và thường cho tác dụng chậm hơn cho với các phương pháp sử dụng thuốc Tây.
Bài thuốc 1
Bài thuốc sử dụng với bệnh nhân xuất hiện các dấu hiệu đau đầu, ù tai kèm sốt. Dịch mủ chảy có màu vàng, mùi hôi, rêu lưỡi vàng.
- Dược liệu: Kim ngân hoa (20g), sài hồ (12g), ngưu bàng tử (12g), hoàng cầm (12g), long đờm thảo (12g).
- Thực hiện: Sử dụng bài thuốc bằng cách cho toàn bộ dược liệu vào đun cùng với khoảng 4 bát nước. Sau khi sôi kỹ chắt nước thuốc và uống trong ngày. Bệnh nhân cần sử dụng bài thuốc 10 ngày để có hiệu quả.
Bài thuốc 2
Bài thuốc Đông y sau đây phù hợp với trẻ em xuất hiện tình trạng chảy mủ ở tai kéo dài kèm theo đi ngoài. Trẻ ăn uống kém và phát triển chậm.
- Dược liệu: Sơn dược (16g), hoàng bá (12g), cát cánh (12g), đẳng sâm (12g). Trần bì (8g), hoàng liên (8g), sa nhân (8g), bạch truật (8g), phục linh (8g), cam thảo (4g).
- Thực hiện: Dược liệu đem cho vào bình sắc cùng với 6 bát nước cho đến khi nước cạn còn khoảng một nửa. Nước thuốc sau đó được sử dụng bằng cách chắt uống trong trong ngày, mỗi ngày cần sử dụng 1 thang.
Mẹo dân gian điều trị bệnh hiệu quả
Bài thuốc dân gian chữa bệnh viêm tai giữa có mủ ngay tại nhà. Vì vậy phương pháp sẽ giúp bệnh nhân tiết kiệm được nhiều chi phí trong quá trình điều trị. Người bệnh có thể áp dụng bài thuốc từ phèn chua hoặc rau diếp cá dưới đây:
Bài thuốc trị bệnh từ phèn chua
Chuẩn bị: Phèn chua khoảng 500mg cùng với ngũ bột tử 500mg.
Thực hiện:
- Sử dụng một miếng sắt đặt lên bếp lửa và cho phèn chua và ngũ bột từ vào đun cho đến khi phèn chua nóng chảy.
- Sau khi nguội sẽ có được hỗn hợp dược liệu cần thiết. Đem dược liệu này đi nghiềnmịn.
- Vệ sinh tai sạch sẽ bằng nước muối sinh lý sử dụng giấy để cuốn thành hình phễu. Sử dụng phễu giấy để thổi thuốc đã chuẩn bị vào tai. Liều lượng thuốc bằng khoảng 1 hạt đậu xanh.
- Thực hiện bài thuốc liên tục trong khoảng thời gian là 3 ngày, mỗi ngày 2 lần để có hiệu quả.
Bài thuốc trị viêm tai giữa có mủ từ lá diếp cá
Chuẩn bị: Một nắm rau diếp cá và 2 quả táo đỏ.
Thực hiện:
- Rau diếp cá đem đi rửa sạch, để ráo nước, táo đỏ rửa cho sạch bụi bẩn.
- Cho toàn bộ dược liệu đã chuẩn bị vào nồi sắc cùng với khoảng 2 bát nước.
- Sau khi đun nhỏ lửa thật kỹ, chắt nước cốt để uống trong ngày. Thực hiện bài thuốc thường xuyên sẽ giúp quá trình điều trị bệnh hiệu quả.
Biện pháp phòng bệnh viêm tai giữa có mủ
Để phòng ngừa và hạn chế tình trạng tái phát của bệnh, bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Trẻ sơ sinh bị viêm tai giữa có mủ cần được thăm khám và chỉ định điều trị từ bác sĩ. Biểu hiện của trẻ thường thấy nhất là quấy khóc, sốt cao, hay đưa tay lên tai.
- Điều trị hoàn toàn các bệnh lý liên quan tới đường hô hấp, đặc biệt là viêm amidan, viêm VA,…
- Thường xuyên đeo khẩu trang khi đến các nơi công cộng.
- Thực hiện việc vệ sinh tay thường xuyên, vệ sinh sau khi đi vệ sinh để hạn chế vi khuẩn xâm nhập.
- Trả lời cho câu hỏi bệnh viêm tai giữa có mủ kiêng ăn gì, bác sĩ chuyên khoa cho biết bệnh nhân không nên sử dụng thực phẩm có nhiều đường, thực phẩm có thể gây mưng mủ hoặc dị ứng, thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ.
- Người bệnh nên bổ sung vitamin từ rau củ quả để quá trình hồi phục nhanh chóng hơn.
Viêm tai giữa có mủ là biểu hiện căn bệnh viêm tai giữa đã chuyển sang giai đoạn nhiễm trùng. Người bệnh cần đến bệnh viện để thăm khám và điều trị triệt để tránh biến chứng nguy hiểm.
ĐỪNG BỎ QUA: