Đau Dạ Dày Nên Ăn Cháo Gì – Top 15+ Món Cháo Bổ Dưỡng Nhất
Đau dạ dày nên ăn cháo gì là câu hỏi được nhiều người quan tâm tìm hiểu. Các bác sĩ khuyên rằng, cháo là món ăn mềm, dễ tiêu hoá, nhiều dinh dưỡng và tốt cho sự hồi phục của hệ tiêu hoá. Dưới đây, chuyên trang sẽ tổng hợp và gửi đến bạn đọc 15+ món cháo cho người đau dạ dày nên bổ sung trong thực đơn hàng ngày.
Đau dạ dày có nên ăn cháo hay không và vì sao?
Với bệnh nhân dạ dày, chế độ dinh dưỡng khoa học ảnh hưởng rất lớn đến quá trình điều trị, hồi phục bệnh lý. Theo các bác sĩ chuyên khoa, cháo là một trong những món ăn tốt nhất dành cho người bị đau dạ dày.
Thứ nhất, cháo là món ăn được ninh nhuyễn, hầm mềm nên rất dễ tiêu hoá, nhẹ bụng. Món ăn này giúp dạ dày giảm tải hoạt động co bóp để phân huỷ thức ăn, tốt cho sự hoạt động của hệ tiêu hoá.
Thứ hai, thành phần tinh bột trong gạo nấu cháo là chất kiềm, góp phần trung hoà môi trường axit trong dạ dày. Cùng với đó, tinh bột còn có tác dụng bao bọc niêm mạc dạ dày đang tổn thương, hỗ trợ làm lành nhanh ổ viêm loét dạ dày do nhiễm khuẩn HP gây ra.
Cuối cùng, cháo là món ăn rất dễ chế biến, có thể kết hợp cùng nhiều loại thực phẩm bổ dưỡng tốt cho cơ thể. Do đó mặc dù ăn cháo thường xuyên nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đủ nguồn dưỡng chất cần thiết cho cơ thể hàng ngày. Lại vừa thơm ngon, dễ ăn, đặc biệt cho người cao tuổi, trẻ em hay bệnh nhân đang mệt mỏi, khó chịu vì bị đau dạ dày.
Bị đau dạ dày nên ăn cháo gì tốt nhất? 15+ món cháo tốt nhất dành cho người đau dạ dày
Như đã chia sẻ, cháo là món ăn đặc biệt tốt cho người bị đau dạ dày. Tuy nhiên không phải ai cũng biết đau dạ dày ăn cháo gì thì tốt cho tiêu hoá, thơm ngon và phải bổ dưỡng? Dưới đây là 15+ món cháo tốt nhất cho bệnh nhân mà bạn đọc có thể tham khảo chế biến.
1. Cháo hạt sen bổ dưỡng
Hạt sen là thực phẩm giàu dưỡng chất, trong 100gr hạt sen có chứa khoảng 0.28gr kẽm. Khoáng chất này cùng chất chống oxy hoá giúp chữa lành tổn thương ở vết loét dạ dày. Đồng thời duy trì vị giác, khứu giác, giảm cảm giác đắng miệng, nhạt miệng do hệ luỵ của việc tiết dịch vị quá mức khi bị dạ dày.
Đồng thời, ăn cháo hạt sen còn giúp an thần, ngủ ngon, giải toả căng thẳng cho bệnh nhân.
- Dùng 50gr hạt sen khô đã bỏ tâm sen, ngâm với nước trong khoảng 30 phút cho mềm rồi rửa lại.
- Cho 30gr gạo tẻ và hạt sen vào nồi, thêm nước ninh cho đến khi cháo chín nhừ.
- Nêm nếm gia vị gồm muối, mắm theo sở thích và ăn ngay khi còn ấm nóng.
Cần lưu ý nên bỏ tâm sen để tránh bị đắng và gây buồn ngủ. Người bệnh có thể ăn món cháo này vào buổi sáng, liên tục trong nửa tháng để cải thiện tình trạng.
Xem thêm: Viêm Đau Dạ Dày Nhiễm Khuẩn HP Là Gì? Cách Điều Trị Hiệu Quả
2. Món cháo dạ dày, lách heo
Dạ dày và lách heo là bộ phận cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể. Ăn cháo này giúp phục hồi nhanh tổn thương, làm lành vết viêm.
- Chuẩn bị 1 cái dạ dày, 1 cái lá lách heo đem sơ chế sạch sẽ, dùng rượu trắng, gừng, muối để làm sạch chất nhầy, bẩn, khử mùi. Sau đó cắt thành miếng nhỏ vừa ăn và tẩm ướp gia vị theo sở thích.
- 100gr gạo vo sạch, ninh nhừ thành cháo. Cho đến khi thấy gạo chín mềm thì thêm dạ dày và lá lách vào nấu tiếp.
- Nêm gia vị vừa miệng, rắc thêm hành lá và ăn ngay khi còn đói.
Người bị đau dạ dày nên ăn cháo gì thì mỗi tuần ăn 3 lần cháo dạ dày, lá lách heo là câu trả lời.
3. Ăn cháo bắp cải tôm thịt
Một trong những thực phẩm rất tốt cho người bệnh dạ dày là bắp cải. Thực phẩm giúp bổ sung, tăng cường lợi khuẩn đường ruột, kháng viêm, cải thiện đau dạ dày. Kết hợp với tôm giúp bồi bổ, tăng đề kháng cho cơ thể.
- Gạo nếp đem vo sạch và để cho ráo nước hoàn toàn. Bắp cải thái nhỏ và ngâm rửa trong nước muối. Tôm sơ chế bỏ đầu, bóc vỏ và cắt nhỏ.
- Phi thơm 1 củ hành tím, xào tôm chín sơ sau đó bỏ riêng ra bát.
- Thêm gạo nếp vào ninh cho đến khi chín nhừ thì thêm tôm vào. Cuối cùng thêm bắp cải vào cho đến khi chín mềm.
Sau khi nêm nếm lại gia vị cho hợp khẩu vị thì bắc xuống và ăn ngay khi còn nóng.
4. Bị đau bao tử nên ăn cháo gì – Cháo bí đỏ đậu xanh
Có nhiều món cháo cho người đau dạ dày nhưng sẽ thật thiếu sót nếu bỏ qua món cháo bí đỏ đậu xanh này.
Theo nghiên cứu, trong bí đỏ có chứa nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất giúp bổ sung dưỡng chất cần thiết. Khả năng làm lành các vết tổn thương, vết loét, chống nhiễm trùng ở dạ dày, đại tràng là nguyên nhân người bệnh nên bổ sung thực phẩm này.
Kết hợp với đậu xanh là thực phẩm có hàm lượng chất xơ cao, giúp hỗ trợ tiêu hoá, hỗ trợ giảm đau, chống táo bón.
- Ngâm nước lạnh 50gr đậu xanh trong 30 phút, vớt bỏ các hạt bị lép, sâu, hỏng.
- 100gr gạo nếp ngon đem vo sạch sẽ và để ráo nước.
- Gọt vỏ 200gr bí đỏ, bỏ hạt, rửa sạch và cắt thành các miếng nhỏ vừa ăn.
- Cho bí đỏ, đậu xanh và gạo nếp vào ninh cho đến khi chín nhừ. Khuấy đều tay để tránh cháo bị cháy khét.
- Sau khi cháo chín sôi kỹ thì thêm gia vị theo sở thích, đun thêm 2 – 3 phút là hoàn thành.
Người bị đau dạ dày nên ăn món cháo này liên tục trong 1 tuần vào buổi sáng để cải thiện sức khoẻ.
Bài đọc thêm: Top 10 Thuốc Sữa Dạ Dày Tốt Nhất Người Bệnh Nên Sử Dụng
5. Cháo long nhãn giảm đau dạ dày
Trong đông y, long nhãn là vị thuốc chữa tiêu chảy, suy nhược, ăn uống khó tiêu,… Dùng long nhãn nấu cháo giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng đau dạ dày, cân bằng axit trong dạ dày, hỗ trợ đường ruột hoạt động hiệu quả, tránh kích ứng đường ruột.
Đồng thời, long nhãn là vị thuốc chống suy nhược thần kinh, giảm căng thẳng, rất tốt cho người bị đau dạ dày nguyên nhân do stress, suy nghĩ quá nhiều.
- Chuẩn bị 50gr long nhãn đem rửa sạch và để cho ráo nước.
- Vo 100gr gạo nếp ngon thật sạch, thêm 2 lít nước và ninh chín trên lửa nhỏ trong khoảng 40 – 50 phút.
- Đến khi gạo nếp chín mềm thì thêm long nhãn vào nấu cùng.
- Cuối cùng thêm 30gr đường phèn vào và khuấy đều tay thêm 2 – 3 phút nữa là có thể tắt bếp và sử dụng.
6. Món cháo cho người đau dạ dày – Cao lương thịt dê
Người bị bệnh đau dạ dày nên ăn cháo gì thì cháo cao lương thịt dê là món ăn bổ dưỡng dành cho bạn. Thịt dê được xếp vào danh sách thực phẩm giàu kẽm, giúp làm lành nhanh các vết loét ở dạ dày. Không chỉ thế, loại thịt đỏ này còn có hàm lượng omega 3, chất chống viêm dồi dào.
Kết hợp với thịt dê là gạo cao lương với nhiều chất xơ, thiamine, axit pantothenic,… cung cấp năng lượng, tốt cho hệ tiêu hoá.
- Dùng 100gr gạo cao lương vò sạch và để cho ráo nước.
- Thịt dê cần được sơ chế sạch sẽ, khử sạch mùi hôi tự nhiên bằng rượu trắng, gừng trước khi sử dụng. Bạn sơ chế sạch sẽ 100gr thịt dê, cắt thành miếng nhỏ quân cờ sau đó ướp cùng gia vị trong khoảng 15 phút.
- Cho gạo và thịt dê vào ninh cùng 1 lít nước cho đến khi chín nhừ, nêm nếm thêm gia vị.
Để món cháo phát huy công dụng tốt nhất, mỗi ngày người bệnh nên ăn 2 -3 lần trong bữa ăn nhẹ. Không nên dùng liều lượng nhiều vì thịt dê có tính hàn có thể gây lạnh bụng, đau bụng và tiêu chảy.
7. Giải đáp đau bao tử nên ăn cháo gì – Cháo nấm hương thanh đạm
Nếu thắc mắc đau dạ dày ăn cháo được không thì các bác sĩ khuyên rằng, người bệnh có thể dùng cháo nấm hương.
Trong nấm hương có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khoẻ, giúp hỗ trợ tiêu hoá thức ăn dễ dàng, giảm đau do viêm loét dạ dày. Hàm lượng sắt trong nấm hương giúp bổ máu cho người bị xuất huyết dạ dày.
- Sử dụng 50gr nấm hương rửa sạch và cắt thành các lát mỏng vừa ăn. Hành lá sơ chế sạch sẽ, rửa sạch và thái nhỏ.
- Dùng 30gr gạo tẻ kết hợp cùng 20gr gạo nếp đem vo sạch, thêm nước và ninh chín nhừ thành cháo.
- Sau khi cháo chín thì thêm nấm hương thái lát vào ninh thêm 3 phút nữa.
Bắc cháo xuống, thêm hành lá, nêm lại gia vị và thưởng thức ngay khi còn nóng. Chia phần cháo vừa nấu thành 3 phần để ăn hết trong ngày khi đói bụng, dùng liên tục 1 tuần để cảm nhận hiệu quả.
Tìm hiểu thêm: Đau Dạ Dày Ăn Dưa Hấu Được Không? [Chuyên Gia Lý Giải]
8. Táo đỏ ninh cháo dành cho người đau dạ dày
Táo đỏ là vị thuốc đông y có tác dụng bổ máu, bồi bổ, thải độc đường tiêu hoá. Theo nghiên cứu y học, táo đỏ có chứa chất keo loại bỏ độc tố trong đường ruột, cung cấp chất xơ, cải thiện chức năng hệ tiêu hoá. Nhờ đó ăn táo đỏ giúp bảo vệ dạ dày, giảm đau hiệu quả.
- Chuẩn bị 50gr gạo nếp đã vo sạch cùng 10gr táo đỏ sơ chế sạch sẽ, bổ đôi.
- Đun sôi táo đỏ với nước trong khoảng 10 phút, sau đó cho gạo nếp vào đun cùng. Ninh các nguyên liệu cho đến khi cháo táo đỏ chín mềm thì thêm đường phèn vào khuấy đều.
Cháo táo đỏ cho người bị đau dạ dày nên ăn khi nguội, dùng liên tục trong 1 tuần. Cần lưu ý với người bị tiểu đường hoặc béo phì không nên thêm đường phèn vào cháo.
9. Cháo phật thủ đường phèn là đáp án đau dạ dày nên ăn cháo gì
Chắc hẳn rất ít người biết rằng, phật thủ cũng có thể sử dụng để nấu cháo rất tốt cho bệnh nhân bị đau dạ dày. Theo đông y, phật thủ có vị đắng, chua, cay, tính ấm, có tác dụng chữa rối loạn tiêu hoá, ăn không tiêu, đau dạ dày, tăng cường đề kháng.
- Chọn quả phật thủ già chín vàng, không dùng quả non vì sẽ làm cháo bị đắng. Phật thủ rửa sạch sau đó thái thành lát mỏng.
- Đun phật thủ với nước cho tới khi quả phật thủ chín nhừ thì lọc bỏ phần bã, chắt lấy nước cốt.
- Dùng nước cốt thêm 60gr gạo tẻ để ninh cho đến khi chín nhừ thì thêm 30gr đường phèn vào khuấy đều.
Món cháo này có thể ăn nóng hay ăn nguội đều được, tốt nhất nên dùng liên tục trong 1 tuần để cải thiện chức năng hệ tiêu hoá.
10. Chuyên gia giải đáp đau dạ dày ăn cháo gì – Cháo tôm
Tôm là thực phẩm bổ dưỡng với hàm lượng canxi, omega 3, protein dồi dào. Không chỉ tốt cho xương mà còn tốt cho hệ tiêu hoá, giúp thư giãn đầu óc, cung cấp dưỡng chất cần thiết.
Do đó cháo tôm là món ăn thuộc danh sách cháo cho người đau dạ dày nên bổ sung. Đặc biệt người bị đau dạ dày dẫn đến thiếu hụt dưỡng chất do không hấp thụ được, người mắc bệnh do căng thẳng, stress, lo âu,..
- Chuẩn bị 100gr tôm đất (hoặc tôm thẻ, tôm sú,…) sau đó sơ chế sạch sẽ, bỏ đầu, bóc vỏ và bỏ chỉ tôm. Tiếp đó băm nhuyễn phần thịt tôm và ướp với gia vị trong khoảng 10 phút.
- Cho 2 lít nước dùng xương lợn vào nồi, đun sôi rồi thêm 100gr gạo tẻ vào ninh chín nhừ trong khoảng 30 – 40 phút.
- Khi cháo chín mềm thì thêm tôm vào nấu chín, khuấy đều thêm vài phút.
Cho cháo tôm ra bát, thêm hành lá thái nhỏ, nêm lại gia vị vừa ăn và có thể thưởng thức ngay khi còn nóng. Cần lưu ý người bệnh dạ dày cũng không nên ăn quá nhiều tôm sẽ gây khó tiêu, gây áp lực lên hệ tiêu hoá.
Bài viết hấp dẫn: Tổng Hợp 10 Loại Sữa Bột Dành Cho Người Đau Dạ Dày Tốt Nhất
11. Công thức món cháo lạc đậu đỏ cho bệnh nhân đau dạ dày
Khi hỏi đang bị đau dạ dày nên ăn cháo gì thì cháo đậu đỏ nấu với lạc (đậu phộng) là gợi ý dành cho bạn.
Trong lạc có chứa hàm lượng sắt dồi dào rất cần thiết cho người bị xuất huyết dạ dày. Phần chất xơ trong lạc cũng hỗ trợ hệ tiêu hoá và giúp cơ thể hấp thụ dưỡng chất tốt hơn. Kết hợp cùng đậu đỏ giàu dinh dưỡng giúp cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể.
- Cho 50gr lạc cùng 30gr đậu đỏ vào ngâm cùng với nước trong khoảng 30 phút, vớt bỏ hạt bị lép, sâu, mốc.
- Cho lạc, đậu đỏ vào đun với 1,5 lít nước cho đến khi sôi thì thêm 30gr gạo tẻ vào đun cùng.
- Ninh trên lửa nhỏ cho đến khi cháo chín mềm thì thêm đường phèn vào khuấy đều thêm 2 – 3 phút.
Người bị đau dạ dày nên ăn cháo đậu đỏ lạc vào buổi sáng, mỗi tuần ăn 3 – 4 lần. Tuy nhiên cần lưu ý không ăn quá nhiều vì có thể gây đầy bụng, khó tiêu.
12. Cháo thịt bằm gừng tươi
Khi bị đau dạ dày ăn cháo gì thì tốt nhất? Bạn có thể thử món cháo thịt bằm nấu với gừng tươi để cảm nhận hiệu quả.
Bởi lẽ gừng có tác dụng kháng viêm, sát khuẩn, giúp làm dịu, chữa lành vết loét, kích thích hệ tiêu hoá hoạt động tốt hơn. Ăn cháo thịt băm nấu gừng giúp làm ấm bụng, xoa dịu các cơn đau bụng, giảm buồn nôn hiệu quả.
- Dùng 200gr thịt lợn nạc sơ chế sạch sẽ sau đó băm hoặc xay nhuyễn, ướp cùng gia vị trong khoảng 10 phút.
- Phi thơm hành khô, thêm thịt lợn vào chảo xào cho chín tới hoặc săn lại. Sau đó thêm vài lát gừng tươi đã băm nhỏ vào đảo cùng.
- Ninh 50gr gạo tẻ cho đến khi thành cháo chín mềm thì đổ phần thịt băm đã xào qua vào. Đun và khuấy đều tay thêm vài phút và có thể ăn ngay.
Người bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày có thể ăn món cháo này liên tục trong nửa tháng để có hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên cần lưu ý không nên sử dụng quá nhiều gừng tươi vì gừng có tính cay nóng, có thể gây kích ứng dạ dày.
13. Cháo thịt bò nấm
Thuộc danh sách “đau dạ dày nên ăn cháo gì” không thể không kể đến cháo thịt bò băm nấu với nấm. Trong thịt bò có chứa vitamin, khoáng chất, protein tốt cho người bị đau dạ dày. Hàm lượng sắt cao giúp bổ sung máu huyết cho người bị xuất huyết dạ dày.
- Chuẩn bị 100gr thịt bò nạc rửa sạch, thái lát mỏng rồi băm nhuyễn, ướp gia vị khoảng 15 phút.
- Nấm rơm rửa sạch, cắt đôi sau đó ngâm nước muối loãng trong khoảng 15 phút. Phi thơm hành xào chín tới.
- Gạo vo sạch và ninh đến khi chín nhừ. Sau đó thêm thịt bò băm vào đun thêm 10 phút thì cho tiếp nấm rơm vào.
14. Cháo đậu đỏ
Dùng đậu đỏ nấu cháo rất tốt cho hệ tiêu hoá, người bị đau dạ dày có thể tham khảo.
- Dùng 50gr đậu đỏ ngâm với nước ấm trong khoảng 1 tiếng. Sau đó đem hầm cho chín.
- Khi đậu đỏ chín nhừ thì thêm 30gr gạo vào để ninh cùng.
Cháo đậu đỏ thơm ngon nên ăn khi còn nóng hổi sẽ rất tốt cho người bệnh mới ốm dậy. Tuỳ sở thích bạn có thể thêm một ít đường phèn để tạo vị ngọt thanh.
Không nên bỏ lỡ: Đau Dạ Dày Nên Ăn Rau Gì? TOP 15 Loại Rau Bạn Nên Sử Dụng
15. Đau bao tử nên ăn cháo rau sam, búp ổi và hồng xiêm non
Trong các tài liệu đông y, rau sam có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Trong khi búp ổi và hồng xiêm non giàu chất xơ, giúp đào thải độc tố đường ruột. Tinh chất tanin khi kết hợp với protein trong dịch vị dạ dày tạo lớp phủ bảo vệ niêm mạc, chống viêm loét dạ dày.
Ăn cháo rau sam với búp ổi và hồng xiêm – món ăn độc lạ nhưng đem lại công dụng giảm đau, chống táo bón, tốt cho hệ tiêu hoá tuyệt vời.
- Chuẩn bị 90gr rau sam, 10gr hồng xiêm non và 20gr búp ổi đem rửa sạch sẽ và để ráo nước.
- Cho các nguyên liệu vào đun cùng 1,5 lít nước cho đến khi chín nhừ thì lọc bỏ phần bã, chắt lấy nước nấu cháo.
- Dùng 30gr gạo tẻ cho vào nước rau phía trên, ninh nhừ cho chín mềm và nêm gia vị vừa ăn.
Ông cha ta khuyên rằng, khi bị đau dạ dày nên ăn món cháo này mỗi ngày 2 lần vào lúc bụng đói và dùng liên tục trong 3 ngày.
16. Cháo cải bó xôi thịt lợn giải đáp câu hỏi đau dạ dày nên ăn cháo gì
Các nghiên cứu cho thấy, cải bó xôi có hoạt chất bảo vệ màng nhầy ở dạ dày khỏi tác nhân gây hại, cải thiện viêm loét dạ dày. Hoạt chất Glyceroglycolipid giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hoá, tiêu diệt tác nhân gây viêm.
Khi kết hợp nấu cháo cùng thịt lợn với hàm lượng protein, dưỡng chất cao đem lại món ăn tốt cho người bị đau dạ dày.
- Chuẩn bị 100gr thịt lợn rửa sạch và băm hoặc xay nhuyễn. Sau đó đem tẩm ướp cùng hành tím băm nhỏ, bột nêm, nước mắm,…
- Dùng 200gr cải bó xôi đem sơ chế, loại bỏ lá rau bị hỏng, dập rồi thái nhỏ.
- Vo khoảng 50gr gạo tẻ, đổ thêm nước và ninh cho đến khi chín nhừ, hạt gạo nở bung mềm.
- Thêm thịt xay, nấm hương thái lát mỏng vào đun cùng cho đến khi chín hoàn toàn. Sau cùng cho rau cải bó xôi vào đun thêm 2 – 3 phút, nêm lại gia vị là có thể thưởng thức.
Với món cháo này bạn nên ăn ngay khi còn nóng ấm sẽ tốt nhất. Tuy nhiên cần lưu ý không nấu cải bó xôi quá lâu với nhiệt độ cao khiến rau bị mất chất dinh dưỡng.
Những lưu ý khi nấu cháo cho người bị đau dạ dày
Bên cạnh giải đáp câu hỏi đau dạ dày nên ăn cháo gì thì tốt nhất, chuyên trang cũng gửi đến bạn đọc những thông tin liên quan cần chú ý trong quá trình chế biến món ăn.
- Khi nấu cháo cho người bị đau dạ dày bạn có thể kết hợp nhiều loại nguyên liệu khác nhau. Tuy nhiên cần lưu ý không sử dụng các nguyên liệu tác động tiêu cực đến chức năng hệ tiêu hoá như lạp xưởng, chả lụa, thịt nguội, cải chua, dưa muối chua, kim chi,…
- Nên bổ sung thêm các loại rau xanh vào cháo để tốt cho tiêu hoá, chống táo bón, tăng cường vitamin như rau cải bẹ xanh, rau ngót, rau mồng tơi, rau cải bắp,…
- Cần tránh sử dụng những thực phẩm cứng, nhiều gân, sụn để nấu cháo như sụn gà, sụn bò, thịt bò có nhiều gân,… Những thực phẩm này dù được ninh cháo lâu nhưng vẫn còn rất cứng, không tốt cho dạ dày đang suy yếu.
- Nên dùng thêm các loại dầu thực vật tốt cho sức khoẻ khi nấu cháo, giúp bổ sung dưỡng chất, giảm tiết dịch vị axit dạ dày như dầu hướng dương, dầu vừng, dầu đậu nành, dầu hạt cải,…
- Người bị dạ dày nên ăn cháo khi còn ấm nóng, không dùng cháo nấu lâu và đặc biệt để qua đêm.
- Bệnh nhân nên thay đổi đa dạng món ăn để cung cấp đầy đủ nhóm dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Bạn nên tập thói quen ăn đúng giờ giấc, không bỏ bữa. Mỗi bữa ăn chỉ nên ăn với liều lượng vừa phải, không no quá cũng không đói quá.
- Bên cạnh ăn cháo, bệnh nhân đau dạ dày có thể bổ sung các món ăn, thực phẩm hỗ trợ quá trình điều trị như súp, bánh mì, sữa tươi, ngũ cốc, rau xanh, hoa quả tốt,…
Trên đây là những thông tin giải đáp cho câu hỏi bị đau dạ dày nên ăn cháo gì. Danh sách các món ăn còn rất nhiều, bạn có thể kết hợp thêm với các nguyên liệu tốt cho hệ tiêu hoá. Nhưng nhìn chung bạn chỉ cần lựa chọn các thực phẩm tốt cho dạ dày, cung cấp dưỡng chất thiết yếu và ninh cháo chín nhừ sẽ giúp dạ dày khoẻ mạnh, giảm đau hiệu quả.