Đau Dạ Dày Nên Ăn Rau Gì? TOP 15 Loại Rau Bạn Nên Sử Dụng
Rau xanh là nhóm thực phẩm quen thuộc trong mỗi bữa cơm của các gia đình Việt. Hầu hết các loại rau đều có chứa rất nhiều vitamin, chất xơ và các khoáng chất thiết yếu tốt cho sức khỏe. Vậy đau dạ dày nên ăn rau gì để giúp cải thiện tình trạng bệnh? Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp nhất.
Đau dạ dày nên ăn rau gì? Top 15 loại rau củ nên sử dụng
Đau dạ dày là một chứng bệnh thường gặp ở đường tiêu hóa khi lượng axit trong dạ dày bị tăng nhiều quá mức cho phép khiến dạ dày bị co bóp mạnh. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau dạ dày trong đó bao gồm cả chế độ ăn uống không khoa học.
Các bác sĩ thường khuyên người bị đau dạ dày nên ăn nhiều rau xanh bởi nó cung cấp hàm lượng lớn vitamin và chất xơ, rất tốt cho hệ tiêu hóa. Tuy nhiên không phải loại rau nào người bệnh cũng có thể sử dụng. Vậy đau dạ dày nên ăn rau gì? Bài viết dưới đây sẽ gợi ý cho bạn top 15 loại rau tốt cho dạ dày, hãy bổ sung chúng vào chế độ ăn uống hàng ngày của mình ngay hôm nay.
Rau cần tây
Rau cần tây cũng được xếp vào danh sách những loại rau tốt cho dạ dày. Trong thành phần của rau cần tây có chứa hàm lượng lớn chất xơ, các vitamin A, C, K và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể như canxi, magie, photpho,… Những chất này có tác dụng giúp ngăn ngừa tình trạng viêm loét dạ dày, kiểm soát lượng axit có trong dịch vị, xây dựng một lớp màng bảo vệ tại thành dạ dày. Từ đó có thể cải thiện những triệu chứng khó chịu do bệnh đau dạ dày gây nên.
Ngoài ra, rau cần tây còn có tác dụng giúp cải thiện tình trạng rối loạn mỡ máu, làm giảm cholesterol, hỗ trợ giảm cân và phòng ngừa bệnh ung thư. Người bệnh có thể sử dụng các món ăn được chế biến từ rau cần tây như: Thịt bò xào rau cần, mực xào cần tây, miến xào cần tây, nước ép cần tây,…
Đau dạ dày nên ăn rau gì? Rau xà lách
Đây là một loại rau có chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe người bệnh bao gồm: Chất xơ, protein, vitamin và nhiều khoáng chất thiết yếu khác. Rau xà lách không chỉ giúp tăng co bóp, kích thích nhu động ruột, cải thiện tình trạng táo bón mà còn hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của bệnh đau dạ dày.
Bên cạnh những công dụng tốt đối với hệ tiêu hóa, loại rau này còn giúp thanh nhiệt, làm đẹp da, giảm cân, phòng chống bệnh ung thư. Tuy nhiên đây là một loại rau sống, do đó người bệnh cần chú ý rửa rau thật sạch, ngâm nước muối loãng để khử trùng. Khi chế biến bạn có thể trộn dầu giấm hoặc làm thành những món canh sẽ tốt hơn.
Xem thêm: Hiệu Quả Tức Thì Với 7 Cách Trị Viêm Loét Dạ Dày Bằng Nghệ
Rau tía tô
Trong thành phần của lá tía tô có chứa các dưỡng chất như: Chất chống viêm, chống oxy hóa, chống dị ứng, các loại tinh dầu terillaldehyd, limonen, dihydrocumin,… Những hoạt chất này đều có tác dụng giúp làm lành vết thương ở niêm mạc dạ dày, điều tiết axit trong dịch vị. Từ đó giúp cải thiện những cơn đau dạ dày hiệu quả.
Bên cạnh đó, lá tía tô cũng có tác dụng giúp điều trị các bệnh về đường hô hấp, giúp trẻ hóa da, chống lão hóa, thư giãn tinh thần và điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp. Bạn có thể ăn sống lá tía tô hoặc uống trà tía tô hàng ngày để giúp cải thiện tình trạng bệnh của mình.
Rau mồng tơi
Rau mồng tơi là một loại rau quen thuộc vào mùa hè. Loại rau này có chứa rất ít chất béo và calo nhưng lại chứa hàm lượng lớn chất xơ, chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất, giúp kích thích nhu động ruột, nhuận tràng, làm ổn định hệ tiêu hóa, giảm các triệu chứng của bệnh đau dạ dày.
Ngoài ra rau mồng tơi còn giúp thanh nhiệt, giải độc, trị bỏng, làm lành vết thương, điều trị mỡ máu, làm giảm cholesterol,… Chính vì vậy kể cả những người không bị đau dạ dày cũng nên tích cực dùng loại rau này để cải thiện sức khỏe. Một số món ăn từ rau mồng tơi bạn có thể sử dụng như nấu thành canh, làm thành các món xào,…
Đau dạ dày nên ăn rau gì? Súp lơ xanh
Súp lơ xanh hay bông cải xanh là loại rau có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe bao gồm: Protein, sulforaphane, thiamin, riboflavin, vitamin A, C, K, B6, folate,… Những dưỡng chất này có tác dụng giúp trung hòa lượng axit trong dạ dày, tiêu diệt vi khuẩn Hp, giảm đau bụng, tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.
Ngoài ra, súp lơ xanh còn giúp phòng ngừa nhiều bệnh lý khác liên quan đến tiêu hóa như táo bón, ung thư, trào ngược dạ dày,… Bạn có thể chế biến súp lơ xanh thành những món luộc, món canh, món xào, làm salad hoặc xay nhuyễn để nấu thành súp,… để giúp cải thiện nhanh các triệu chứng của bệnh đau dạ dày.
Bài đọc thêm: Gợi Ý Chế Độ Ăn Cho Người Viêm Dạ Dày Từ Chuyên Gia
Rau thì là
Rau thì là thường được mọi người dùng chung với các món nấu, món xào để giúp tăng thêm hương vị cho món ăn. Tuy nhiên không phải ai cũng biết được công dụng của loại rau này đối với bệnh đau dạ dày. Cụ thể, trong thành phần của rau thì là có chứa nhiều chất xơ, vitamin A, C và chất chống oxy hóa flavonoid. Hoạt chất này có tác dụng giúp giảm viêm, làm dịu cơn co thắt dạ dày, bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi các tác nhân gây bệnh.
Bên cạnh đó loại rau này còn có tác dụng chữa cảm lạnh, rối loạn kinh nguyệt, giảm đau sưng khớp và một số bệnh về đường hô hấp. Để cải thiện các triệu chứng của bệnh đau dạ dày, bạn có thể chế biến rau thì là thành các món xanh, món xào hoặc chả thịt.
Đau dạ dày nên ăn rau gì? Rau bắp cải
Nếu bạn đang thắc mắc đau dạ dày nên ăn rau gì thì có thể tham khảo sử dụng thêm rau bắp cải. Loại rau này có chứa rất nhiều vitamin C, K, B6, U, folate, thiamin, sắt, canxi, magie, kali…
Những hoạt chất này đều có tác dụng giúp chống viêm loét, chữa lành những tổn thương và xây dựng lớp màng nhầy để bảo vệ thành dạ dày hiệu quả. Chính vì vậy những trường hợp bị viêm loét dạ dày ruột hoặc trào ngược dạ dày nên tích cực đưa rau bắp cải vào khẩu phần ăn của mình mỗi ngày để giúp bệnh tình được cải thiện. Bạn có thể sử dụng món rau cải luộc hoặc dùng nước ép rau cải để giúp bệnh tình được kiểm soát tốt hơn.
Rau mùi tây
Nếu bạn đang thắc mắc đau dạ dày ăn rau gì thì không thể không nhắc đến rau mùi tây. Đây là một loại rau sống thường được sử dụng vào các bữa cơm của gia đình. Rau mùi tây có chứa rất nhiều vitamin A, B, C, sắt, canxi, kali,… giúp kháng viêm, giảm đau, làm giảm lượng axit dư thừa trong dạ dày, cải thiện triệu chứng ợ chua, ợ nóng,…
Ngoài công dụng giúp làm giảm đau dạ dày, rau mùi còn có công dụng làm tăng sức đề kháng, cải thiện sức khỏe tim mạch, kháng khuẩn, chống viêm, giúp xương khớp khỏe mạnh, phòng ngừa tình trạng thiếu máu và ngăn ngừa ung thư hiệu quả. Bạn có thể ăn rau sống hoặc cắt nhỏ rau mùi và đem hãm với nước sôi như pha trà. Đợi khi nước nguội bớt có thể cho thêm một ít mật ong vào khuấy đều và uống.
Rau chân vịt
Rau gì tốt cho dạ dày chắc chắn không thể bỏ qua rau chân vịt. Rau chân vịt còn có một tên gọi khác là cải bó xôi. Loại rau này có chứa rất nhiều chất xơ, vitamin A, vitamin C, E, K, sắt, canxi, folic, omega 3, flavonoid,… có tác dụng giúp điều trị bệnh trào ngược dạ dày, giảm nguy cơ bị viêm loét, giúp hệ tiêu hóa được hoạt động tốt hơn.
Ngoài ra, rau chân vịt còn có tác dụng giúp điều hòa huyết áp, giảm stress, chống oxy hóa, cải thiện thị lực, giúp phòng ngừa bệnh ung thư. Bạn có thể dùng sau chân vịt để ăn sống, làm salad hoặc xay nhuyễn thành sinh tố để uống.
Tìm hiểu thêm: Viêm Dạ Dày Cấp Nên Ăn Gì Và Nên Kiêng Gì Để Bệnh Được Cải Thiện?
Lá mơ
Một loại rau cũng rất tốt cho những người bị đau dạ dày đó chính là lá mơ. Trong thành phần của lá mơ có chứa các chất dinh dưỡng bao gồm: Vitamin C, protein, carotene và tinh dầu,… Hoạt chất này giúp làm giảm triệu chứng sưng viêm tại vùng niêm mạc dạ dày và cải thiện tình trạng trào ngược hiệu quả.
Bên cạnh khả năng giảm đau dạ dày một cách nhanh chóng và an toàn, lá mơ còn giúp thanh nhiệt, sát trùng, chữa bệnh cảm lạnh, bí tiểu, bệnh xương khớp, chướng bụng, giúp các vết thương trong cơ thể nhanh được chữa lành. Bạn có thể dùng lá mơ ăn kèm với những loại thịt nhiều đạm như thịt bò, thịt trâu,…
Rau cải bẹ xanh
Rau cải bẹ xanh là loại rau có chứa rất nhiều chất xơ, vitamin A, vitamin B, vitamin C, vitamin K, axit nicotinic, carotene, albumin,… Những thành phần này giúp điều tiết dịch vị axit, chống trào ngược, làm ổn định hệ tiêu hóa, kích thích đường ruột và hỗ trợ làm giảm những cơn đau dạ dày một cách nhanh chóng.
Ngoài ra, rau cải bẹ xanh còn có tác dụng giúp thanh nhiệt, chống lão hóa da, điều trị viêm họng, hỗ trợ điều trị bệnh gout, tim mạch, tiểu đường,… Bạn có thể chế biến rau cải bẹ xanh thành những món canh hoặc món xào tùy thích.
Măng tây
Măng tây là một loại rau có chứa hàm lượng dinh dưỡng cực cao. Cụ thể, trong thành phần của măng tây có chứa rất nhiều chất xơ, vitamin P, vitamin C, mannan và arginine. Những hoạt chất này đều có tác dụng tăng cường dịch nhầy ở lớp niêm mạc, giúp bảo vệ dạ dày khỏi sự tấn công của axit.
Ngoài ra, loại rau này còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa, phòng ngừa bệnh tim mạch, chống viêm, chống lão hóa, ngăn ngừa loãng xương, lợi tiểu, ngăn ngừa bệnh ung thư,… Bạn nên chọn mầm non của măng tây vì chúng có chứa nhiều giá trị dinh dưỡng nhất.
Bài đọc thêm: 11 Thuốc Giảm Tiết Axit Dạ Dày Được Bác Sĩ Khuyên Dùng
Đậu rồng
Đau dạ dày nên ăn rau gì chắc chắn không thể bỏ qua đậu rồng. Trong thành phần của đậu rồng có chứa các vitamin A, C, B1, B5, B6, sắt, chất xơ, gluxit, protein,… Những hoạt chất này đều có tác dụng giúp tăng tiết chất nhầy, bao bọc và bảo vệ niêm mạc dạ dày, đặc biệt có lợi cho sức khỏe tổng thể.
Bên cạnh đó, việc thường xuyên sử dụng đậu rồng còn giúp mang lại cho người bệnh những lợi ích khác như: Cải thiện hệ miễn dịch, hỗ trợ giảm cân, ngăn ngừa lão hóa, chống tiểu đường, bảo vệ mắt, giảm viêm, tiêu sưng,… Hai cách chế biến món đậu rồng thơm ngon hiệu quả nhất đó là đậu rồng luộc và đậu rồng xào thịt. Ngoài ra bạn cũng có thể tự chế biến thành nhiều món ăn khác nhau tùy theo khẩu vị của mình.
Đau dạ dày nên ăn rau gì? Rau ngót
Rau ngót là một loại rau rất phổ biến, thường có mặt trong các bữa cơm gia đình nhất là vào mùa hè. Trong thành phần của rau ngót có chứa nhiều vitamin, chất xơ và khoáng chất thiết yếu. Rau ngót là loại rau lành tính, có tác dụng thanh nhiệt, giảm đau, tiêu viêm, làm dịu những cơn đau dạ dày hiệu quả. Ngoài ra lượng chất xơ có trong rau ngót cũng giúp đào thải độc tố ra khỏi đường ruột và hệ tiêu hóa.
Trong Đông y, người ta còn dùng rau ngót để bổ huyết, cầm máu, lợi tiểu, nhuận tràng, chữa sởi, ho, phát ban, viêm phổi, sốt cao,… Bạn có thể dùng rau ngót để chế biến thành những món canh thơm ngon bổ dưỡng. Tuy nhiên phụ nữ mang thai cần tránh sử dụng loại rau này.
Rau muống
Rau muống có chứa nhiều vitamin B1, B2, C, PP, chất xơ, sắt, canxi và photpho tốt cho dạ dày. Các nghiên cứu cho rằng việc ăn rau muống sẽ giúp cải thiện tình trạng đau dạ dày và trào ngược dạ dày. Đây là một loại rau lành tính nên rất tốt cho những người bị bệnh về đường tiêu hóa. Ngoài ra, rau muống còn giúp giải độc gan, thanh nhiệt, chống loãng xương, nhuận tràng, ngăn ngừa táo bón.
Người bệnh bị đau dạ dày nên hạn chế ăn nộm rau muống sống, thay vào đó bạn nên ăn rau muống luộc, canh rau muống hoặc rau muống xào để dạ dày dễ tiêu hóa hơn.
Xem thêm: Viêm Dạ Dày Hp Là Bệnh Gì, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị Hiệu Quả?
Đau dạ dày không nên ăn loại rau gì?
Bên cạnh những thắc mắc đau dạ dày nên ăn rau gì, cũng có một số loại rau củ quả mà người bệnh cần hạn chế sử dụng:
- Rau bạc hà, rau húng chó: Các loại rau thơm như rau bạc hà, rau húng chó sẽ làm lỏng các cơ cơ khí ở thực quản, khiến nồng độ axit trong dạ dày gia tăng. do đó người bệnh không nên tiêu thụ quá nhiều loại thực phẩm có chứa bạc nhà như: Ăn lá bạc hà sống, ăn kẹo bạc hà hay uống trà bạc hà.
- Cà chua: Cà chua là một loại thực phẩm có chứa nhiều axit dễ khiến dạ dày tiết ra nhiều dịch vị. Do đó người bệnh bị đau dạ dày cũng không nên ăn quá nhiều cà chua bởi nó sẽ dễ dẫn đến tình trạng nóng ruột, ợ chua, trào ngược dạ dày thực quản,…
- Súp lơ xanh và rau bắp cải sống: Súp lơ và rau bắp cải đều rất tốt cho sức khỏe người bệnh nhưng nếu ăn sống hai loại rau này thì sẽ dẫn đến tình trạng đầy bụng, chướng bụng, ợ hơi. Vì thế bạn nên nấu chính hai loại rau này trước khi ăn.
- Hành tây chưa nấu chín: Hành tây có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên hành tây có thể gây đau bụng cho người bệnh. Vì thế bạn nên hạn chế sử dụng loại thực phẩm này.
Người bị đau dạ dày cần chú ý gì khi ăn rau?
Ngoài việc xác định được loại rau gì tốt cho dạ dày, cách sử dụng chúng như thế nào cũng rất quan trọng. Bởi nếu ăn rau sai cách những chất dinh dưỡng có trong rau củ có thể bị biến đổi hoặc mất đi. Vì vậy dưới đây là những lưu ý quan trọng khi sử dụng những loại thực phẩm này:
- Khi chế biến các món từ rau xanh, bạn nên ăn ngay, không nên để lưu trữ trong tủ lạnh hoặc để sang bữa tiếp theo. Vì khi đó các dưỡng chất có trong rau sẽ bị mất đi hoặc bị biến đổi.
- Khi chế biến các món rau, bạn không nên đun nấu quá lâu vì sẽ khiến các chất dinh dưỡng bị mất dần.
- Người bệnh nên ăn những món luộc, hấp, không nên xào nấu quá mặn. Hãy chế biến thức ăn thành những món thanh đạm sẽ tốt cho tiêu hóa hơn.
- Không ăn các loại rau muối chua vì có thể khiến cho bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn.
- Nên thay đổi các loại rau hàng ngày để cung cấp đa dạng các chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Như vậy bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp thắc mắc đau dạ dày nên ăn rau gì để đảm bảo an toàn cho sức khỏe? Hy vọng thông qua những chia sẻ này người bệnh có thể lựa chọn cho mình được những loại rau phù hợp với sở thích. Đồng thời giúp cải thiện được các triệu chứng khó chịu của bệnh đau dạ dày. Chúc bạn sớm khỏi!