Viêm họng mãn tính: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Ngày cập nhật: 11/04/2024 Biên tập viên: Thu Hà
5/5 - (5 bình chọn)

Viêm họng mãn tính là tình trạng niêm mạc họng bị tổn thương trong thời gian dài do dị ứng, nhiễm trùng hoặc do một số bệnh lý gây nên. Mặc dùng là bệnh có dấu hiệu mãn tính nhưng nếu kiên trì điều trị và điều trị đúng cách thì bệnh có thể kiểm soát được.

Viêm họng mãn tính và những thể bệnh thường gặp

Viêm họng mãn tính là tình trạng niêm mạc ở hầu họng bị viêm nhiễm kéo dài trên 10 ngày. So với viêm họng cấp, viêm họng mạn thường có triệu chứng tiến triển chậm, mức độ nhẹ nhưng thường khó điều trị và kéo dài dai dẳng.

Viêm họng mãn tính là tình trạng niêm mạc ở hầu họng bị viêm nhiễm kéo dài trên 10 ngày
Viêm họng mãn tính là tình trạng niêm mạc ở hầu họng bị viêm nhiễm kéo dài trên 10 ngày

Dựa vào những tổn thương thực thể, viêm họng được chia thành 4 thể như sau:

  • Viêm họng mãn tính sung huyết: Đây là thể viêm họng mãn tính mới phát, xảy ra khi giai đoạn cấp tính đã kết thúc. Thể sung huyết đặc trưng bởi tình trạng niêm mạc cổ họng bị đỏ, sưng nóng và viêm nhiễm.
  • Viêm họng hạt: Viêm họng hạt còn được gọi là viêm họng quá phát và xảy ra khi niêm mạc họng bị viêm nhiễm kéo dài, khiến các lympho hoạt động quá mức khiến các hạt nhỏ nổi ở thành họng.
  • Viêm họng mãn tính xuất tiết: Niêm mạc cổ họng có xu hướng tiết nhiều dịch nhầy ứ đọng ở cổ họng. Khi quan sát kỹ sẽ thấy có nhiều dịch ở thành họng.
  • Viêm họng teo: Tình trạng này thường gặp ở người cao tuổi khiến niêm mạc họng teo dần, có màu nhợt nhạt và khô, ít chất nhầy.

Nguyên nhân gây bệnh

Không giống với viêm họng cấp tính, viêm họng mãn tính kéo dài thường xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau:

Nhiễm trùng

Bệnh viêm họng cấp tính thường xảy ra do virus hoặc vi khuẩn. Nếu chữa trị đúng cách và hợp lý bệnh sẽ được xử lý trong khoảng 7 – 10 ngày. Vậy nên nếu không xử lý nhanh chóng, tình trạng này có thể gây viêm họng mãn tính kéo dài.

Dị ứng mãn tính

Những người có cơ địa dị ứng mãn tính thường có nguy cơ bị viêm mũi hoặc viêm họng kéo dài nhiều ngày. Nguyên nhân là do các dị nguyên như phấn hoa, lông động vật, chất hóa học,… xâm nhập vào niêm mạc hô hấp khiến cơ quan này giải phóng histamin và gây sưng viêm, đau nhức cho người bệnh.

Những người có cơ địa dị ứng thường có nguy cơ mắc bệnh cao
Những người có cơ địa dị ứng thường có nguy cơ mắc bệnh cao

Khói thuốc lá

Khói thuốc lá có chứa nồng độ nicotine khá cao cùng các chất độc hại khác, gây kích thích niêm mạc mũi cũng như phế nang, phổi và cổ họng. Vậy nên người có thói quen hút thuốc lá hoặc người hít phải khói thuốc trong thời gian dài sẽ bị viêm họng mãn tính cũng như một số bệnh lý khác liên quan đến đường hô hấp.

Bên cạnh đó, khói thuốc lá cũng là tác nhân gây suy giảm hệ miễn dịch, giảm sức khỏe và khiến hầu họng có nguy cơ bị nhiễm trùng cao hơn.

Sống trong môi trường ô nhiễm

Những người mắc bệnh liên quan đến đường hô hấp mãn tính như viêm họng, viêm mũi, viêm phế quản thời gian gần đây có xu hướng tăng nhanh. Nguyên nhân là do môi trường ô nhiễm, điều kiện sống không đảm bảo.

Ngoài những chất độc hại, bụi mịn cũng có khả năng xâm nhập vào da cũng như niêm mạc hô hấp, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Do một số bệnh lý khác

Bên cạnh đó, viêm họng mãn tính còn là nguyên nhân của các bệnh lý như:

  • Viêm amidan: Người bị viêm amidan mãn tính sẽ bị nhiễm trùng, gây lây lan đến cổ họng và dẫn đến viêm họng mãn tính.
  • Trào ngược dạ dày: Đây là bệnh về đường tiêu hóa, khiến axit trào ngược lên cổ họng. Dịch vị dạ dày có thể khiến niêm mạc hầu họng bị ăn mòn và gây tổn thương kéo dài.
  • Áp xe quanh amidan: Đây là tình trạng amidan bị nhiễm trùng nặng và gây tụ mủ ở xung quanh lympho. Nếu không xử lý tốt sẽ khiến nhiễm trùng lan ra niêm mạc họng và gây viêm họng mãn tính kéo dài.
Viêm amidan cũng có thể gây bệnh viêm họng mãn tính
Viêm amidan cũng có thể gây bệnh viêm họng mãn tính

Dấu hiệu viêm họng mãn tính là gì?

Bệnh viêm họng mãn tính thường không có quá nhiều triệu chứng đột ngột như ở giai đoạn cấp tính. Các triệu chứng bệnh thường tiến triển chậm và kéo dài trong thời gian dài. Một số triệu chứng viêm họng mãn tính có thể kể đến như:

Đau họng kéo dài trong nhiều tuần và thường xảy ra khi ngủ dậy buổi sáng.

  • Cổ họng luôn khô, nóng rát và ngứa.
  • Luôn có cảm giác vướng víu, khó nuốt, khó chịu ở cổ họng.
  • Khó ăn, nuốt thức ăn thường đau.
  • Bị khan giọng, khó nói, giọng nói trầm hơn bình thường.
  • Ho khan và có nhiều đờm.
  • Ợ hơi, ợ chua.

Với trẻ nhỏ và người có hệ miễn dịch kém bệnh có thể gây đau đầu, sốt và mệt mỏi kéo dài nhiều ngày.

Tình trạng viêm họng mãn tính có nguy hiểm không?

Viêm họng mãn tính không quá nguy hiểm nếu như người bệnh áp dụng những phương pháp điều trị phù hợp và hợp lý. Nhưng nếu chủ quan và để bệnh kéo dài, một số biến chứng có thể xảy ra như:

  • Viêm phế quản.
  • Viêm tai giữa.
  • Viêm amidan.
  • Áp xe thành họng.
  • Viêm xoang.
  • Viêm thanh quản.
Bệnh có thể gây biến chứng viêm tai giữa
Bệnh có thể gây biến chứng viêm tai giữa

Ngoài ra, viêm họng mãn tính cũng khiến người bệnh khó khăn hơn trong giao tiếp, ăn uống. Bệnh cũng có thể khiến người bệnh mất ngủ, ho kéo dài, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và công việc.

Chẩn đoán bệnh

Để chẩn đoán được chính xác tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ quan sát những tổn thương và tiền sử bệnh lý. Bên cạnh đó, một số xét nghiệm đơn giản cũng được thực hiện như:

  • Nội soi thanh quản: Nội soi thanh quản được thực hiện bằng cách dùng ống nội soi đưa vào cổ họng để quan sát biểu hiện của thành họng, thực quản cũng như thanh quản.
  • X-quang phổi: Hình ảnh từ X-quang sẽ giúp bác sĩ loại bỏ những khả năng gây đau họng, ho như lao phổi, viêm phế quản,…
  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu sẽ giúp bác sĩ biết được chính xác nguyên nhân gây đau họng. Nếu bệnh do nhiễm trùng, dị ứng, nồng độ IgE sẽ tăng cao.

Với mỗi thể trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh dùng các kỹ thuật chẩn đoán phù hợp nhất.

Chữa viêm họng mãn tính

Bệnh thường kéo dài và gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, vậy viêm họng mãn tính có chữa được không. Nếu người bệnh áp dụng đúng phương pháp chữa cũng như có lối sống lành mạnh thì các triệu chứng của bệnh có thể được đẩy lùi. Dưới đây là một số cách chữa viêm họng bạn có thể tham khảo.

Dùng mẹo dân gian

Mẹo dân gian được khá nhiều người áp dụng vì có thể giúp giảm triệu chứng bệnh an toàn với các nguyên liệu đơn giản, dễ tìm kiếm xung quanh. Các mẹo sẽ giúp giảm đau rát, ngứa ngáy cũng như ho có đờm,…

  • Mật ong: Mật ong rất tốt cho người bị viêm họng. Khi kết hợp với nhiều nguyên liệu khác nhau, mật ong sẽ giúp triệu chứng bệnh được đẩy lùi. Người bệnh có thể dùng mật ong hòa cùng nước ấm và ngậm rồi nuốt mỗi ngày 3 lần. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể kết hợp với chanh, quất để nâng cao hiệu quả.
  • Gừng tươi: Gừng tươi có thể kháng viêm, diệt khuẩn và bổ phế rất hiệu quả vì thảo dược này có tính ấm, vị cay. Bạn có thể dùng gừng thái lát mỏng ngâm cùng nước nóng. Thêm chanh tươi và đường phèn rồi khuấy đều, dùng uống mỗi ngày để triệu chứng bệnh giảm.
  • Lá tía tô: Lá tía tô có thể làm ấm cơ thể, giúp thanh lọc cổ họng và được nhiều người áp dụng để chữa viêm họng mãn tính. Người bệnh nấu cháo tía tô hoặc hấp cách thủy tía tô với gạo, hành, đường phèn để dùng hàng ngày.
Mật ong và gừng có thể dùng để chữa viêm họng an toàn
Mật ong và gừng có thể dùng để chữa viêm họng an toàn

Dùng thuốc Tây y chữa viêm họng mãn tính

Thuốc Tây y được dùng khi có chỉ định của bác sĩ. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp với thể trạng của mỗi người để các triệu chứng bệnh được xử lý nhanh chóng. Tuy nhiên, thuốc Tây y có thể gây ra tác dụng phụ nên người bệnh cần cân nhắc thật kỹ trước khi dùng.

XEM THÊM

  • Thuốc trị ho: Thuốc giúp làm dịu cổ họng cũng như giảm ho như thuốc bổ phế hoặc siro.
  • Thuốc tiêu đờm: Nếu người bệnh bị ho kèm đờm thì có thể dùng thuốc Bromhexin, Acetylcystein, Mucosolvan,…
  • Thuốc giúp ổn định độ pH: Thuốc giúp khoang miệng cân bằng độ pH như Rhinathiol hay Lysopaine, Locabiotal….
  • Thuốc kháng sinh: Các loại thuốc như Cephalexin, Amoxicillin hay Erythromycin,… có thể giúp loại bỏ virus, vi khuẩn và giúp bệnh nhanh chóng được chữa khỏi.

Người bệnh nên dùng đúng liều lượng mà bác sĩ chỉ dẫn để tránh gặp phải tác dụng phụ. Bên cạnh đó, nếu trong quá trình dùng thuốc có bất thường gì xảy ra thì cần ngừng thuốc và đến bệnh viện gần nhất để kiểm tra.

Bài thuốc Đông y chữa bệnh

Đông y là giải pháp vô cùng hiệu quả với những ai bị viêm họng, đặc biệt là viêm họng mãn tính. Chữa viêm họng bằng Đông y chủ yếu tác động đến các tạng phủ hư tổn và loại bỏ gốc bệnh. Ngoài ra, thuốc cũng giúp thanh nhiệt, giải độc và tiêu đờm, trừ ho.

  • Bài thuốc 1: Gồm sa sâm, hoàng cầm, hoa phấn, cát cánh, tang bạch bì, cam thảo. Các nguyên liệu dùng sắc và uống mỗi ngày 2 lần trước khi ăn khoảng 20 – 30 phút.
  • Bài thuốc 2: Gồm huyền sâm, sinh địa, xạ can, kê huyết đằng, thạch hộc, mạch môn, tang bạch bì, cam thảo nam. Thuốc dùng sắc và uống ngày 2 lần.
  • Bài thuốc 3: Gồm tang diệp, bồ công anh, quất hồng bì, bạc hà, hoàng kỳ, cam thảo, diếp cá, kim ngân hoa, phật thủ, bách bộ,… Bài thuốc điều trị trong 3 giai đoạn giúp loại bỏ triệu chứng bệnh, ngăn bệnh tái phát và nâng cao sức khỏe.
  • Bài thuốc 4: Gồm cát cánh, kha tử, quế chi, đẳng sâm, bồ công anh, thục địa, kim ngân hoa,… giúp phục hồi niêm mạc họng, ngăn ngừa nhiễm trùng, tái tạo vùng họng bị tổn thương và điều trị mãn tính.

Chế độ ăn uống phù hợp với người bị viêm họng

Để bệnh không tiến triển nặng hơn cũng như đảm bảo quá trình điều trị diễn ra nhanh hơn, người bệnh cũng nên chú ý đến chế độ ăn uống hàng ngày của mình. Dưới đây là một số thực phẩm người bị viêm họng mãn tính nên ăn và nên kiêng.

Viêm họng mãn tính ăn gì?

Viêm họng thường gây cảm giác đau rát ở cổ họng, nên người bệnh có thể ăn những thực phẩm sau:

  • Những thực phẩm mềm, dễ nuốt sẽ giúp bạn ăn ngon hơn cũng như tốt cho đường tiêu hóa. Người bệnh nên bổ sung cháo, canh bí, súp, canh xương trong bữa ăn.
  • Thực phẩm cung cấp vitamin C cho cơ thể như súp lơ, ổi, cam, bưởi, kiwi, cà chua,..
  • Thực phẩm bổ sung kẽm như củ cải, nước dừa, hàu, cải xoăn,.. sẽ giúp nâng cao sức đề kháng và giảm những tổn thương ở niêm mạc họng.
  • Đồ ăn luộc mềm cũng sẽ tốt cho cơ thể hơn những đồ chiên rán.
Đồ luộc mềm tốt cho người bị viêm họng mãn tính
Đồ luộc mềm tốt cho người bị viêm họng mãn tính

Nên uống nhiều nước lọc cũng như bổ sung trái cây để tăng cường sức khỏe, nhanh chóng đẩy lùi bệnh.

Thực phẩm nên kiêng

Khi bị viêm họng, người bệnh nên chú ý hạn chế ăn những thực phẩm sau:

  • Đồ quá lạnh, đồ ướp đá vì có thể khiến họng bị tổn thương nặng hơn.
  • Đồ uống có cồn, đồ có gas hay những chất kích thích cũng không nên sử dụng với người đang bị viêm họng mãn tính.
  • Người bệnh nên hạn chế ăn đồ nóng, đồ chiên rán, thức ăn nhanh vừa không tốt cho sức khỏe, vừa ảnh hưởng đến niêm mạc họng.
  • Không nên hút thuốc lá, thuốc lào và tránh xa những nơi có khói thuốc.

Lưu ý khi bị bệnh

Khi bị viêm họng mãn tính, người bệnh nên chú ý:

  • Không chủ quan và nghĩ rằng bệnh sẽ tự khỏi. Ngay từ khi bệnh ở giai đoạn cấp tính người bệnh cần đi khám chữa ngay để tránh khó chữa hơn khi bệnh mãn tính.
  • Giữ ấm cơ thể khi mùa đông đến, trời chuyển lạnh.
  • Vệ sinh sạch sẽ răng miệng mỗi ngày và súc miệng bằng nước muối mỗi ngày.
  • Đeo khẩu trang khi ra ngoài để tránh vi khuẩn, virus xâm nhập và gây bệnh.
  • Vệ sinh tay ngay sau khi đi từ bên ngoài cũng như sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn.
  • Dùng thuốc chữa bệnh nên tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ, dùng mẹo tại nhà nên áp dụng đúng cách và kiên trì thực hiện.
  • Đi khám sức khỏe định kỳ mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe, phát hiện được triệu chứng bệnh và có hướng xử lý phù hợp.

Viêm họng mãn tính là bệnh khá nguy hiểm, khó chữa và kéo dài dai dẳng. Người bệnh không nên chủ quan và có hướng điều trị bệnh phù hợp để đẩy lùi bệnh. Ngoài ra, chế độ ăn uống hợp lý, khoa học cũng sẽ giúp bệnh viêm họng được đẩy lùi.

ĐỪNG BỎ QUA

Phương pháp chữa & điều trị

Bệnh lý liên quan

Triệu chứng liên quan

Câu hỏi thường gặp

Đăng ký tư vấn với chuyên gia