Viêm vòm họng là bệnh gì? Có nguy hiểm không và có chữa như thế nào?

Ngày cập nhật: 11/04/2024 Biên tập viên: Thu Hà
5/5 - (5 bình chọn)

Viêm vòm họng là bệnh lý về tai mũi họng thường thấy ở nhiều đối tượng khác nhau. Bệnh gây đau rát vùng cổ họng, khiến việc ăn uống, giao tiếp trở nên khó khăn hơn. Hiểu rõ hơn về căn bệnh này sẽ giúp bạn phòng tránh cũng như biết được cách chữa bệnh phù hợp nhất.

Vòm họng là khu vực rất khó nhìn thấy nên nhiều người thường không biết mình bị viêm nhiễm cho đến khi đến khám tại bệnh viện, phòng khám. Nếu không xử lý kịp thời nhiều biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Vậy nguyên nhân, triệu chứng bệnh viêm vòm họng là gì và làm sao để chữa bệnh?

Viêm vòm họng do nhiều nguyên nhân gây ra và khó nhận biết
Viêm vòm họng do nhiều nguyên nhân gây ra và khó nhận biết

Nguyên nhân gây bệnh viêm vòm họng

Theo các chuyên gia, bệnh viêm vòm họng do hai nguyên nhân chính gây ra, gồm yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài cơ thể.

Nguyên nhân bên ngoài cơ thể

Các yếu tố như virus, vi khuẩn, môi trường sống là các nguyên nhân gây nên tình trạng viêm vòm họng.

  • Vi khuẩn như liên cầu khuẩn hoặc tụ cầu, song cầu khuẩn và các virus adeno, coxsackie, parainfluenza xâm nhập vào mạch máu, đường hô hấp và gây bệnh.
  • Môi trường sống bị ô nhiễm, nhiều khói bụi, thời tiết thay đổi đột ngột, thất thường hoặc quá khô hanh, ẩm thấp cũng có thể ảnh hưởng đến vòm họng.
  • Người ăn nhiều đồ cay nóng hoặc uống nhiều bia rượu cũng có thể khiến vòm họng bị tổn thương.
  • Một số người làm nghề giáo viên, ca sĩ, diễn giả cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn do đặc thù công việc phải nói nhiều, khiến cổ họng dễ bị kích thích, xung huyết và gây viêm.

Các yếu tố khác bên trong cơ thể

Viêm vòm họng hay viêm vòm họng trên cũng có thể là ảnh hưởng của một số yếu tố bên trong cơ thể như:

  • Người bệnh bị mắc bệnh viêm nhiễm ở vùng miệng, răng, lợi, xoang mũi, khoang mũi, thanh quản… có thể lây lan đến họng và gây bệnh.
  • Cơ địa của người bệnh bị dị ứng với một số yếu tố.
  • Người bệnh bị một số bệnh: Bệnh tim, thiếu máu, sốt thấp khớp, xơ gan, lao phổi,… khiến hệ miễn dịch kém, quá trình lưu thông máu vùng họng bị cản trở, tạo thành viêm nhiễm ở cổ họng.
Bệnh ở miệng có thể gây viêm vòm họng
Bệnh ở miệng có thể gây viêm vòm họng

Triệu chứng bệnh viêm vòm họng

Nhiều người thường nhầm lẫn bệnh viêm vòm họng với bệnh viêm họng. Vậy nên người bệnh thường chủ quan và không đi khám chữa kịp thời, khiến bệnh nặng hơn và khó chữa. Một số dấu hiệu viêm vòm họng bạn có thể nhận thấy gồm:

Khó nuốt

Đây là dấu hiệu dễ nhận thấy nhất của bệnh viêm vòm họng. Người bệnh sẽ thấy khó nuốt khi ăn uống. Nếu bệnh nặng hơn vùng cổ họng có thể xuất hiện khối u nhỏ. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời bệnh khối u này sẽ lớn hơn và ngăn chặn thức ăn qua cổ họng, gây vướng víu và khó chịu ở họng.

Giọng nói thay đổi

Bệnh viêm vòm họng còn liên quan đến những dây âm thanh. Nếu bệnh nặng, giọng nói của bạn có thể bị thay đổi. Nếu bạn bị ho dai dẳng, sau khi ho giọng nói khác đi thì cũng không nên chủ quan. Vì đó có thể là một trong những triệu chứng gây ung thư vòm họng. Vậy nên ngay khi giọng nói không còn như ban đầu thì nên đi khám để được chữa trị và kê thuốc phù hợp.

Chảy máu cam do bị viêm vòm họng

Người bệnh có thể bị chảy máu cam khi viêm vòm họng. Đa số máu sẽ chảy một bên mũi, nhưng nhiều người không chú ý và có thói quen nuốt nước mũi rồi nhổ qua miệng nên rất khó nhận biết và chẩn đoán.

Một số trường hợp có thể bị chảy máu cam
Một số trường hợp có thể bị chảy máu cam

Nổi hạch ở cổ

Khi vòm họng bị tổn thương, các hạch thường nổi khắp cổ nhưng không gây đau nên nhiều người không chú ý, không phát hiện được bệnh. 

Ngoài ra, người bệnh cũng cần chú ý đến những dấu hiệu khác như:

  • Buồn nôn, chán ăn.
  • Người mệt mỏi, chóng mặt và đau đầu, lạnh người.

Bị viêm vòm họng có nguy hiểm không?

Nhiều người không chú ý và không phát hiện được bệnh và gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe. Một số biến chứng nguy hiểm nếu không chữa bệnh kịp thời bao gồm:

Mắc các bệnh nguy hiểm

Viêm vòm họng sẽ khiến cơ thể đau nhức, sốt kèm lạnh, miệng khô, chán ăn,… Bên cạnh đó bệnh còn có thể tiến triển thành mãn tính  và gây ra các bệnh lý nguy hiểm như:

  • Viêm phổi, viêm phế quản hay bệnh viêm thanh quản.
  • Viêm xoang cấp, viêm tai giữa.
  • Viêm thận cấp, thấp khớp, nhiễm khuẩn huyết.
  • Có thể bị ung thư vòm họng và gây tử vọng.
Viêm vòm họng có thể gây ung thư vòm họng
Viêm vòm họng có thể gây ung thư vòm họng

Ảnh hưởng đến hệ hô hấp

Khi bị viêm vòm họng, người bệnh sẽ luôn có cảm giác vùng cổ họng như có vật lạ và gây nhiều khó chịu. Lúc này nhiều người sẽ khạc nhổ để giải quyết, nhưng cách này chỉ giúp giải quyết tạm thời. Nếu thực hiện quá nhiều có thể khiến cổ họng bị tổn thương và làm viêm nhiễm tồi tệ hơn.

Điều này sẽ ảnh hưởng đến hệ hô hấp và người bệnh sẽ thường xuyên ngủ ngáy, gây khó chịu cho người bên cạnh, ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày.

Ảnh hưởng đến giao tiếp

Viêm họng khiến bạn chỉ cần nói nhiều một chút cũng rất khó chịu. Ngoài ra, cổ họng cũng ngứa và đau, có thể bị sốt. Việc nói chuyện, ăn uống bị hạn chế rất nhiều và không còn cảm giác ngon miệng.

Gây hôi miệng

Dịch được tiết ra từ ổ viêm sẽ khiến khoang miệng có mùi khó chịu, đặc biệt khi trời lạnh, môi trường ẩm ướt khiến nhiệt độ bên trong niêm mạc họng bị giảm. Virus, vi khuẩn sẽ dễ dàng tấn công hơn và làm viêm nhiễm trầm trọng hơn, dịch nhầy tiết nhiều hơn và gây hôi miệng. 

Người bệnh có thể bị hôi miệng và ngại giao tiếp
Người bệnh có thể bị hôi miệng và ngại giao tiếp

Vậy viêm vòm họng có nguy hiểm không? Câu trả lời chắc chắn là Có. Người bệnh nên điều trị bệnh sớm để không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Cách chữa viêm vòm họng hiệu quả

Để chữa viêm vòm họng, người bệnh có thể dùng thuốc Đông y, thuốc Tây y cùng những mẹo đơn giản tại nhà. Cụ thể.

Một số mẹo đơn giản chữa viêm vòm họng

Nếu bệnh viêm vòm họng nhẹ, ở giai đoạn đầu, người bệnh có thể áp dụng những mẹo này với cách thực hiện như sau:

  • Súc miệng nước muối ấm: Đây là cách chữa bệnh viêm họng, viêm vòm họng rất dễ thực hiện và khá phổ biến. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra súc miệng, súc họng bằng nước muối giúp giảm đau, sát khuẩn và giảm sưng viêm rất tốt. Bạn dùng nước muối súc họng trong 30 giây mỗi ngày 3 lần để giảm đau rát họng.
  • Dùng mật ong: Mật ong rất tốt cho cơ thể và giúp ngăn ngừa nhiễm trùng, bảo vệ cổ họng khỏi virus, vi khuẩn. Bạn có thể dùng mật ong pha với trà nóng hoặc pha cùng nước cốt chanh và nước ấm dùng uống mỗi ngày. Không chỉ giúp giảm đau mà hỗn hợp này còn giúp giảm tắc nghẽn đờm nhầy.
  • Trà gừng: Gừng có thể loại bỏ các vi khuẩn trong cổ họng, làm dịu cổ họng và giảm đau rát. Bạn chỉ cần dùng gừng thái lát bỏ vào ly nước ấm và uống mỗi ngày sẽ giúp giảm viêm vòm họng hiệu quả.
Trà gừng chữa bệnh hiệu quả và dễ thực hiện
Trà gừng chữa bệnh hiệu quả và dễ thực hiện
  • Bạc hà: Bạc hà có tính kháng khuẩn, kháng viêm và dùng để chữa viêm vòm họng khá tuyệt vời. Bạn có thể dùng mật ong pha cùng trà bạc hà để uống mỗi ngày. Sau một thời gian sử dụng tình trạng viêm vòm họng sẽ giảm hẳn.

XEM THÊM

Dùng các thuốc Tây y chữa bệnh

Dùng thuốc Tây có thể kiểm soát cơn đau họng nhanh chóng. Một số nhóm thuốc có thể sử dụng gồm:

  • Thuốc kháng sinh: Thuốc được chỉ định dùng với những trường hợp bị viêm vòm họng do vi khuẩn gây nên. Thuốc được kê đơn theo chỉ dẫn của bác sĩ và người bệnh không nên tự ý dùng thuốc.
  • Thuốc giảm đau, hạ sốt: Khi bị viêm vòm họng kèm sốt, người bệnh có thể dùng thuốc hạ sốt, giảm đau. Ngoài ra bạn cũng nên bổ sung nước và điện giải để nhanh chóng đẩy lùi bệnh.
  • Thuốc kháng viêm: Thuốc thường dùng hiện nay thuộc nhóm histamin, corticoid,… Những thuốc này giúp giảm triệu chứng bệnh và ngăn những khó chịu, mệt mỏi do viêm vòm họng gây nên.
  • Thuốc tiêu đờm: Nếu viêm họng kèm đờm, người bệnh có thể dùng thuốc alphachymotrypsin để xử lý tình trạng này.

Thuốc chữa viêm họng nên dùng từ 3 – 5 ngày và theo chỉ dẫn của bác sĩ để tránh gặp tác dụng phụ không mong muốn.

Điều trị viêm vòm họng bằng Đông y

Chữa viêm vòm họng bằng Đông y sẽ mang đến hiệu quả toàn diện, khá an toàn và ít cơ hội tái phát.

  • Bài thuốc trị thể phong nhiệt: Gồm kinh giới, cát cánh, phòng phong, cam thảo, ngưu bàng tử, tang bạch bì, kim ngân hoa, hoàng cầm, xích thược, triết bối mẫu, huyền sâm, thiên hoa phấn. Thuốc dùng sắc và uống 2 – 3 lần trong ngày để giảm đau nhức vùng cổ họng, vòm họng.
  • Bài thuốc trị thể phong hàn: Gồm kinh giới, cát cánh, phòng phong, tô diệp, cam thảo, bạc hà, sinh khương. Thuốc sắc trên lửa nhỏ, đều tay và uống hàng ngày.
  • Bài thuốc Viêm họng Đỗ Minh: Gồm bồ công anh, ké đầu ngựa, kim ngân cành, tơ hồng xanh, nhân trần,…. Thuốc có dạng cao, người bệnh có thể hòa với nước ấm và uống mỗi ngày.
  • Bài thuốc 4: Gồm tang diệp, cát cánh, liên kiều, kha tử, bạc hà,… giúp hạ sốt, diệt khuẩn và trừ ho,…. Thuốc có dạng cao hoặc bốc thang và dùng theo chỉ dẫn của thầy thuốc.

Tùy thuộc vào thể trạng người bệnh và các vị thuốc có thể gia giảm tùy theo. Người bệnh nên đến địa chỉ uy tín để khám và lấy thuốc.

Biện pháp phòng ngừa viêm vòm họng hiệu quả

Để ngăn ngừa viêm vòm họng, bạn có thể thực hiện theo những lưu ý sau đây:

  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học và hợp lý, không ăn đồ nóng, cay, đồ chiên xào, và hạn chế rượu, bia, thuốc lá.
  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây để bổ sung những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
  • Tập thể thao mỗi ngày để nâng cao sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch.
  • Rửa tay trước khi ăn để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh.
  • Không tiếp xúc với người bị bệnh và không dùng chung đồ cá nhân.
  • Khi ho, hắt xì nên che miệng bằng khăn giấy hoặc tay.
  • Nên kiểm tra sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện bệnh nếu có.

Viêm vòm họng thường bị nhầm với viêm họng và có thể để lại nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Người bệnh cần bổ sung đủ dinh dưỡng, khám chữa kịp thời để đẩy lùi bệnh, đảm bảo cơ thể khỏe mạnh cũng như đảm bảo chất lượng cuộc sống.

ĐỪNG BỎ QUA

Phương pháp chữa & điều trị

Bệnh lý liên quan

Triệu chứng liên quan

Câu hỏi thường gặp

Đăng ký tư vấn với chuyên gia