Viêm họng mủ: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách chữa trị an toàn và hiệu quả
Viêm họng mủ là một bệnh lý khá nguy hiểm vì nó liên quan trực tiếp đến đường hô hấp. Các dấu hiệu của bệnh nếu như không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời sẽ biến chứng nặng hơn gây nguy hiểm cho sức khỏe. Ở trong bài viết dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ đến bạn một số thông tin cần thiết về bệnh viêm họng mủ cùng cách chữa trị an toàn và hiệu quả. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bệnh viêm họng mủ là gì?
Viêm họng mủ là một bệnh lý liên quan đến đường hô hấp. Tình trạng viêm họng bị tổn thương kéo dài khiến cho tế bào lympho bị tổn thương. Chính điều đó đã tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus tấn công vào cổ họng khiến cho chúng không còn khả năng chống viêm nhiễm. Từ đó sẽ hình thành dịch mủ ở trong khoang họng.
Bệnh viêm họng mủ có lây không? Theo các bác sĩ nhận định, loại bệnh này có khả năng lây nhiễm qua đường hô hấp. Bởi nguyên nhân dẫn đến loại bệnh này là do sự xâm nhập của virus và vi khuẩn gây nên. Nhất là liên cầu khuẩn Streptococcus Pyogenes có khả năng lây nhiễm rất mạnh. Bệnh viêm họng có mủ gây lây nhiễm từ người này sang người khác qua 2 con đường đó là:
- Tiếp xúc trực tiếp: Viêm họng hốc mủ có thể gây lây nhiễm trực tiếp qua dịch nhầy, tuyến nước bọt được tiết ra từ họng hoặc mũi của người bị bệnh. Đồng thời người khỏe mạnh còn có thể bị lây bệnh qua virus vãng lai có trong không khí khi tiếp xúc trong cùng không gian với người bệnh.
- Tiếp xúc gián tiếp: Sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh như quần áo, bàn chải, cốc chén, bát đũa…với bệnh nhân đều có nguy cơ mắc bệnh.
Tóm lại viêm họng mủ là một bệnh khá nguy hiểm và có nguy cơ gây lây nhiễm cao. Vậy nên mỗi người cần phải biết cách phòng ngừa và chữa trị kịp thời để ngăn bệnh lây nhiễm trong cộng đồng.
Biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm họng mủ nếu không chữa trị kịp thời
Bệnh viêm họng mủ có nguy hiểm không? Các chuyên gia y tế nhận định viêm họng mủ là một bệnh nguy hiểm. Bởi viêm họng mủ chính là tình trạng nặng hơn của bệnh viêm họng. Bệnh không chỉ đơn thuần là niêm mạc cổ họng bị nhiễm trùng mà đã có hiện tượng sinh mủ. Điều đó chứng tỏ bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng, không thể tự khỏi cần phải có sự can thiệp của y tế.
Viêm họng mủ nếu không phát hiện sớm và chữa trị kịp thời còn dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác như: Viêm xoang, viêm tai giữa, viêm amidan, viêm phổi, viêm phế quản, viêm cầu thận, viêm khớp, suy tim, ung thư vòm họng,….
Có thể thấy những biến chứng của bệnh viêm họng mủ rất nguy hiểm. Nếu phát hiện các dấu hiệu của bệnh phải nhanh chóng đến các cơ sở y tế để thăm khám và chữa trị. Để từ đó ngăn bệnh biến chứng nặng hơn làm ảnh hưởng đến sức khỏe và gây khó khăn trong quá trình chữa trị.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm họng mủ
Theo một nghiên cứu khoa học đã cho thấy rằng 70 – 90% bệnh viêm họng có mủ đều do vi khuẩn hoặc virus gây nên. Ngoài ra, loại bệnh này còn có thể do một số nguyên nhân sau:
- Do viêm họng cấp kéo dài: Tình trạng bệnh viêm họng cấp không được chữa trị kịp thời sẽ gây nên viêm họng mủ.
- Vệ sinh răng miệng không đúng cách: Việc vệ sinh răng miệng không đúng cách sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn trú ấn ở khoang miệng. Vi khuẩn sẽ nhanh chóng tấn công vào viêm họng khi gặp các tác nhân từ bên ngoài như sinh hoạt, ăn uống… sẽ làm tổn thương niêm mạc và gây nên mủ trắng.
- Cổ họng bị khô: Dấu hiệu cổ họng bị khô kéo dài do thời tiết hoặc thở bằng miệng lâu ngày sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Chế độ ăn uống không hợp lý: Việc ăn nhiều đồ chiên rán, có nhiều gia vị, cay nóng, uống nước đá, nước có gas….đều gây ảnh hưởng xấu đến niêm mạc họng.
- Bệnh dạ dày: Người có tiền sử mắc các bệnh như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày…đều có nguy cơ bị viêm họng mủ bởi axit trào ngược.
- Môi trường sống bị ô nhiễm: Các chất độc hại, khói bụi, khí thải, làm việc lâu ngày trong môi trường hóa chất….đều có nguy cơ mắc bệnh cao.
- Do cơ địa: Rất nhiều người bị dị ứng với lông thú, phấn hoa, bụi mịn…có nguy cơ bị bệnh.
Dấu hiệu nhận biết của bệnh viêm họng mủ
Các dấu hiệu của bệnh viêm họng amidan hốc mủ khá rõ ràng và rất dễ nhận biết. Bạn có thể nhận biết bệnh viêm họng amidan cấp mủ qua các dấu hiệu sau:
- Ho nhiều: Ho là triệu chứng phổ biến nhất mà người bị viêm họng mưng mủ thường mắc phải. Nhất là bệnh viêm họng mủ ở trẻ em bố mẹ cần phải theo dõi triệu chứng ho để đánh giá bệnh sớm nhất. Từ đó tránh nhầm lẫn qua các bệnh lý khác.
- Sốt: Một số bệnh nhân bị viêm họng mủ có biểu hiện sốt nhẹ hoặc sốt cao. Viêm họng mủ sốt mấy ngày? Tùy thuộc vào sức đề kháng của cơ thể mà dấu hiệu này sẽ có các biểu hiện khác nhau. Thông thường trẻ bị viêm họng mủ sốt cao và lâu hơn so với người lớn do sức đề kháng còn yếu.
- Đau cổ họng: Khi niêm mạc họng có mủ báo hiệu tình trạng cổ họng đã bị tổn thương trong thời gian dài. Người bệnh thường có cảm giác đau, vướng, khó nuốt mỗi khi ăn uống.
- Ngứa họng: Cổ họng xuất hiện các hạt chứa mủ nên sẽ trở nên nhạy cảm hơn. Vì thế bệnh viêm họng mủ ở người lớn hay trẻ em đều có cảm giác ngứa họng râm ran.
- Miệng có mùi hôi khó chịu: Các nốt mủ trắng xuất hiện sẽ khiến cho cơ thể có mùi hôi khó chịu.
- Cổ họng nổi các hạt mủ: Những hạt mủ này sẽ có màu trắng đục hoặc màu xanh. Chúng được đưa ra ngoài bằng cách khạc đờm hoặc ho.
- Dấu hiệu viêm họng cấp mủ ở trẻ em: Trẻ bị viêm họng mủ thường có biểu hiện đờm, dãi nhiều và ho liên tục về đêm. Không những vậy, trẻ còn có dấu hiệu sốt cao, miệng có mùi hôi, quấy khóc và bỏ ăn…
Bệnh viêm họng mủ có tự khỏi không? Theo nhận định của các bác sĩ thì loại bệnh này không thể tự khỏi được và cần phải có sự can thiệp của y tế. Chính vì thế khi thấy cơ thể xuất hiện các dấu hiệu của bệnh bạn nên đi thăm khám để phát hiện sớm và chữa trị kịp thời.
Viêm họng có mủ phải làm sao? Bật mí cách chữa viêm họng mủ an toàn và hiệu quả
Viêm họng mủ bao lâu thì khỏi? Viêm họng mủ có thể chữa khỏi được và thời gian chữa bệnh lâu hay dài phụ thuộc vào cách điều trị cũng như cơ thể từng người. Bạn có thể tham khảo một số cách chữa viêm họng hốc mủ hiệu quả và an toàn được chúng tôi giới thiệu dưới đây:
Cách cách điều trị viêm họng mủ bằng phương pháp dân gian
Chữa viêm họng có mủ bằng các bài thuốc dân gian là phương pháp được nhiều người áp dụng. Bởi nó mang tính tiện lợi, độ lành tính cao và chi phí thấp. Tuy nhiên điều trị bằng phương pháp dân gian cần phải kiên trì trong thời gian dài mới đem lại hiệu quả. Phương pháp dân gian chỉ có công dụng làm giảm tình trạng bệnh và không thể chữa tận gốc. Vậy nên khi thấy tình trạng bệnh nặng hơn bạn cần ngưng điều trị và tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa. Sau đây là một số cách chữa viêm amidan hốc mủ bằng phương pháp dân gian phổ biến:
- Điều trị bằng mật ong
Mật ong mang vị ngọt, tính ấm và có công dụng sát khuẩn cao nên được sử dụng phổ biến trong điều trị viêm họng. Đặc biệt mật ong phù hợp với mọi lứa tuổi và ít gây tác dụng phụ. Người bệnh có thể pha mật ong với nước ấm và cho thêm vài lát gừng hoặc chanh vào. Chia làm nhiều lần uống trong ngày để làm dịu cổ họng.
- Sử dụng tỏi
Tỏi có chứa lượng lớn chất allicin có khả năng ức chế vi khuẩn cùng tính kháng viêm cao. Người bệnh có thể dùng tỏi chữa bệnh bằng cách: Bóc 1 – 2 tép tỏi sống cho vào miệng ngậm hoặc nhai và nuốt. Bạn nên ngậm tỏi khoảng 5 phút để cho tinh chất có trong tỏi thấm sao vào cổ họng.
- Dùng gừng để chữa viêm họng có mủ
Gừng có tính ấm, vị cay giúp từ đờm và tiêu viêm rất tốt. Bạn lấy một củ gừng bóc vỏ rồi rửa sạch. Sau đó đem giã nhỏ và đun sôi khoảng 5 – 10 phút. Lọc lấy phần nước cốt cho thêm 1 – 2 thìa mật ong vào khuấy đều và uống như trà.
- Chữa viêm họng mủ có mủ bằng hạt chanh
Lấy một quả chanh cắt đôi, lọc lấy phần hạt và giã nát. Cho hạt chanh cùng mật ong hấp cách thủy khoảng 5 – 10 phút. Sau đó chắt lấy nước cốt để uống còn hạt để ngậm. Thực hiện liên tục 1 -2 lần trong tuần bạn sẽ thấy hiệu quả mà bài thuốc này mang lại.
Có Thể Bạn Quan Tâm:
Điều trị bằng thuốc Tây y
Viêm họng mủ có cần uống kháng sinh? Câu trả lời là có. Thuốc Tây y tiện lợi, dễ sử dụng lại mang hiệu quả nhanh chóng nên được nhiều người lựa chọn. Nhưng để có được hiệu quả tốt nhất, người bệnh chỉ nên dùng khi có đơn kê và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Đặc biệt đối với trẻ em việc lạm dụng thuốc Tây y có thể gây tác dụng phụ và ảnh hưởng đến sự phát triển sau này. Do đó, bố mẹ cần phải thận trọng khi điều trị viêm họng mủ ở trẻ em bằng thuốc Tây y. Dưới đây là một số loại thuốc Tây y được dùng để chữa viêm họng mủ hiệu quả:
- Thuốc giảm ho: Loại thuốc này thường có công dụng đi kèm là bổ phế, long đờm và giảm đau cổ họng. Một số loại thuốc giảm ho thường được bào chế thành dạng siro, viên ngậm hoặc uống. Các loại thuốc này có chứa thành phần chính như gừng, bạc hà cùng các chất kháng viêm nên rất an toàn.
- Thuốc kháng sinh: Được sử dụng nhiều ở dạng tiêm hoặc uống nhằm ức chế sự phát triển và tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh. Đây cũng là loại thuốc thường dùng cho bệnh viêm họng nổi hạch, có đờm,…
- Thuốc giảm đau, hạ sốt: Các loại thuốc hạ sốt, giảm đau thường được bào chế ở dạng viên nén, bột, sủi…và có chứa paracetamol được kê kèm theo.
Chữa trị viêm họng mủ bằng thuốc Đông y
Theo Đông y bệnh viêm họng có mủ là do khí huyết bị ứ trệ, khí không lưu thông, đờm bị uất ở cổ họng và lao động tổn hao sức lực gây nên. Những bài thuốc chữa bệnh bằng Đông y ngày càng được đánh giá cao và được nhiều người sử dụng. Bởi nó mang tỉ lệ tái phát thấp, tính hiệu quả cao và không gây tác dụng phụ. Một số bài thuốc Đông y được dùng phổ biến trong chữa loại bệnh này gồm:
Bài thuốc 1
- Nguyên liệu cần chuẩn bị: Huyền sâm 16g, sinh địa 16g, cam thảo 2g, bạc tương 8g, xạ can 6g, kê huyết đằng 12g, thạch hộc, 12g, tang bạc bì 12g, mạch môn 12g.
- Cách thực hiện: Cho tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị vào nồi nấu cùng 3 chén nước. Sắc nhỏ lửa cho đến khi còn nửa chén thì chia thành 2 lần uống đều đặn trong ngày. Uống sau mỗi bữa ăn chính cho đến khi khỏi bệnh.
Bài thuốc 2
Bài thuốc viêm họng Đỗ Minh Đường gồm các thành phần chính như: Đẳng sâm, quế chi, kha tử, hồng kỳ, thục địa, sinh địa…Bài thuốc này có công dụng bổ phế, tiêu đờm, giảm sưng viêm và phục hồi niêm mạc họng bị mủ hiệu quả. Người bệnh nên tới trực tiếp nhà thuốc để được khám và kê thang phù hợp.
Bài thuốc 3
Bài thuốc gồm những thành phần dược liệu chính như: Kim ngân hoa, bồ công anh, liên kiều, diếp cá, hoàng kỳ, bạc hà, quất hồng bì….Công dụng của bài thuốc này là giúp giảm ho sốt, thanh nhiệt, giải độc, giảm đau rát cổ họng, tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ làm bệnh quay trở lại.
Lưu ý: Các bài thuốc chữa bệnh bằng Đông y rất lành tính, không gây tác dụng phụ và an toàn. Tuy nhiên thời gian chữa bệnh bằng Đông y sẽ lâu dài buộc người bệnh phải kiên trì thì mới có hiệu quả.
Bệnh viêm họng mủ nên ăn gì và kiêng gì?
Ngoài việc dùng thuốc chữa trị thì người bệnh cần phải tuân thủ chế độ ăn uống hợp lý, khoa học để tăng cường sức đề kháng và rút ngắn thời gian chữa bệnh.
Bệnh viêm họng mủ nên ăn gì?
Người mắc loại bệnh này nên bổ sung đầy đủ các loại nguyên liệu, thực phẩm sau:
- Những loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin C như: Bưởi, cam, quýt…Các loại quả này có công dụng giải độc, giảm đau rát, làm dịu cổ họng và tăng cường sức đề kháng hiệu quả.
- Nước ép hoa quả, sinh tố: Chúng có công dụng giảm đau rát cổ họng khi nuốt, thanh nhiệt và cung cấp đủ các vitamin cần thiết cho bệnh nhân.
- Mật ong: Việc bổ sung mật ong vào thực đơn mỗi ngày sẽ giúp đẩy nhanh quá trình chữa trị bệnh hiệu quả.
- Các món súp, cháo: Cháo, súp là các món ăn dễ nuốt, mềm giúp hạn chế tổn thương cổ họng.
Viêm họng mủ kiêng ăn gì
Người bệnh cần phải kiêng một số loại đồ ăn sau:
- Đồ ăn có nhiều gia vị, cay nóng: Những loại đồ ăn này có thể làm tăng cảm giác ngứa họng, kích ứng và làm tổn thương niêm mạc họng.
- Đồ uống có cồn, lạnh, món ăn chứa nhiều dầu mỡ: Sử dụng những loại đồ ăn, thức uống này sẽ khiến cho bệnh ngày càng trầm trọng hơn.
- Đồ ăn, món ăn ngọt: Đồ ăn ngọt chứa nhiều đường sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Từ đó khiến cổ họng đau rát và khó chịu nhiều hơn….
Cách phòng tránh bệnh hiệu quả
Để phòng ngừa và đẩy lùi bệnh tái phát, người bệnh cần phải lưu ý một số điều sau:
- Nghỉ ngơi để giữ tinh thần thoải mái sau khi làm việc, tránh căng thẳng, stress.
- Bổ sung các loại thực phẩm giàu kẽm, vitamin, rau xanh. Hạn chế tối đa đồ ăn cay nóng, đồ uống có cồn, nước đá, nước ngọt có gas…
- Không nên ở trong môi trường có máy lạnh trong thời gian quá lâu.
- Tập thể dục mỗi ngày để nâng cao sức đề kháng và phòng ngừa bệnh.
- Nên tắm với nước ấm và lau khô người trước khi mặc quần áo.
- Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, bụi bẩn, chất hóa học, mỹ phẩm….
Bài viết trên đây chúng tôi đã chia sẻ đến bạn một số thông tin cần biết về bệnh viêm họng mủ. Bạn hãy note ngay lại để bảo vệ cơ thể cho mình và người thân. Đặc biệt, nếu phát hiện các dấu hiệu của bệnh phải nhanh chóng khám và chữa trị ngay. Để từ đó bảo vệ sức khỏe của mình và tránh lây nhiễm cho cộng đồng.
Xem Thêm: