Sốt viêm họng: Những thông tin quan trọng cần biết

Ngày cập nhật: 16/04/2024 Biên tập viên: Thu Hà
4.8/5 - (6 bình chọn)

Sốt viêm họng là một trong những triệu chứng thường gặp của bệnh viêm họng. Có nhiều mức độ bệnh khác nhau và bệnh có thể chữa trị được nếu phát hiện bệnh sớm. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về tình trạng này cũng như cách chữa bệnh hiệu quả trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân gây bệnh sốt viêm họng

Sốt viêm họng được cho là biểu hiện của tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp. Ngoài ra, người bị sốt siêu vi nặng cũng có thể mắc bệnh. Nguyên nhân gây ra tình trạng sốt viêm họng có thể kể đến như:

  • Virus và liên cầu khuẩn: Các loại virus như cúm, sởi, adenovirus,… hoặc vi khuẩn phế cầu, tụ cầu hay liên cầu có thể xâm nhập vào cơ thể và gây viêm họng kèm sốt cao.
  • Do môi trường sống: Sự thay đổi thời tiết đột ngột hoặc thời điểm giao mùa, môi trường bị ô nhiễm, nhiều bụi bặm có thể tạo điều kiện cho các dị nguyên xâm nhập và gây bệnh.
  • Bị cảm cúm: Khi bị cảm cúm kéo dài, những triệu chứng hắt hơi, sổ mũi,… xuất hiện có thể kèm theo ho và sốt.
Sốt viêm họng do nhiều nguyên nhân gây ra
Sốt viêm họng do nhiều nguyên nhân gây ra

Ngoài ra, người bệnh bị dị ứng với thức ăn hoặc thời tiết cũng là nguyên nhân gây sốt viêm họng.

Triệu chứng của bệnh sốt viêm họng

Người bệnh có thể dễ dàng nhận biết tình trạng sốt viêm họng thông qua những triệu chứng sau:

  • Đau họng: Đây là triệu chứng hàng đầu và chắc chắn xảy ra với những ai bị sốt viêm họng. Người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức, khó chịu và khô rát vùng cổ họng khi nuốt nước bọt hoặc ăn uống.
  • Sốt: Người bệnh có thể bị sốt cao hoặc sốt nhẹ tùy thuộc vào mức độ của bệnh.

Đây là 2 triệu chứng sốt viêm họng rõ ràng nhất. Ngoài ra, người bệnh có thể gặp phải những dấu hiệu khác như:

  • Người mệt mỏi, mất sức và uể oải.
  • Khó ngủ, ăn không ngon.
  • Có thể bị đau tai, chảy mũi, tắc mũi và sưng amidan.
  • Đau đầu, đau khớp cơ.
  • Ho kéo dài, phát ban.
  • Khàn giọng, khó nói chuyện.
  • Hắt hơi, sổ mũi, buồn nôn.
  • Ớn lạnh.
Bệnh gây sốt và viêm họng cho người bệnh
Bệnh gây sốt và viêm họng cho người bệnh

Sốt có kèm viêm họng kéo dài bao lâu và có nguy hiểm không?

Sốt viêm họng là bệnh lý thường gặp, đặc biệt là với điều kiện khí hậu ở Việt Nam. Tuy nhiên đây không phải bệnh quá nguy hiểm và người bệnh có thể xử lý nhanh chóng nếu áp dụng đúng cách. 

Nếu được chăm sóc và dùng đúng thuốc thì khoảng 3 – 4 ngày bệnh sẽ được đẩy lùi. Nếu bệnh nặng hơn thì khoảng 1 tuần là người bệnh sẽ hết hẳn sốt viêm họng.

XEM THÊM

Nhưng cũng không vì thế mà người bệnh chủ quan với sốt viêm họng. Chuyên gia đã chỉ ra rằng, với những trường hợp bị bệnh do nguyên nhân là virus, vi khuẩn gây nên thì rất nguy hiểm đến sức khỏe nếu không xử lý kịp thời. Người bệnh có thể bị viêm mũi, viêm tai, viêm họng mãn tính, thấp tim, viêm khớp cấp,… đặc biệt là với đối tượng là trẻ em – người có sức đề kháng yếu.

Một số cơn sốt cao còn khiến người bệnh bị co giật, động kinh, bại liệt hoặc hồng cầu bị tổn thương,… Vậy nên ngay khi có triệu chứng bệnh, người bệnh nên điều trị ngay, có thể đến cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn và điều trị sao cho phù hợp.

Những cách hạ sốt viêm họng an toàn và hiệu quả

Việc hạ sốt sẽ tùy thuộc vào từng mức độ khác nhau và lựa chọn phương pháp phù hợp nhất. Ngoài ra, với từng đối tượng, cách chữa bệnh cũng không giống nhau.

Cách hạ sốt khi viêm họng với từng đối tượng

Trẻ nhỏ và người lớn sẽ áp dụng những phương pháp hạ sốt khác nhau. Cụ thể:

Đối với trẻ nhỏ

Khi thấy trẻ bị sốt cao và ho nhiều, cha mẹ nên chú ý:

  • Kiểm tra thân nhiệt của trẻ bằng nhiệt kế để biết được thân nhiệt của trẻ.
  • Cho trẻ uống thuốc hạ sốt. Hiện nay trên thị trường có nhiều thuốc an toàn và phù hợp với trẻ, cha mẹ nên mua và dùng theo đúng liều lượng.
  • Dùng nước ấm vệ sinh người trẻ sạch sẽ. Nước lau người nên có nhiệt độ thấp hơn với thân nhiệt của trẻ và lau ở vùng nách, lưng, bàn tay, bàn chân, bẹn.
  • Cho trẻ mặc quần áo thoải mái và dễ chịu để bé không khó chịu.
  • Giúp trẻ uống đủ nước và thuốc giảm đau để giảm đau rát họng cũng như hạ sốt.
Cha mẹ chú ý khi chăm sóc bé
Cha mẹ chú ý chăm sóc bé bị sốt viêm họng

Nếu đã áp dụng những phương pháp trên mà bệnh vẫn không khỏi thì nên đưa bé đi bệnh viện để được chữa trị.

Cách hạ sốt đau họng nhức đầu với người lớn

Người lớn có sức đề kháng tốt hơn trẻ em nên việc hạ sốt cũng sẽ dễ dàng hơn. Người bệnh có thể áp dụng cách sau để hạ sốt:

  • Sử dụng các loại thuốc giảm đau, hạ sốt theo liều lượng được khuyến cáo.
  • Dùng khăn ấm lau sạch gáy, đắp lên trán cũng như các vùng bẹn, nách, lưng,…
  • Uống nhiều nước và bổ sung các loại nước ép rau củ quả nếu có,…

Một số cách chữa sốt kèm viêm họng khác

Ngoài việc hạ sốt theo từng đối tượng khác nhau, nhìn chung, người bệnh có thể áp dụng những cách dưới đây để chữa viêm họng:

Dùng thuốc Tây y chữa bệnh

Một số thuốc chữa viêm họng gây sốt bằng Đông y gồm:

  • Thuốc NSAID: Thuốc giúp giảm sưng viêm, đau nhức cổ họng và giảm sốt, nhức đầu.
  • Thuốc Corticoid: Có thể dùng dạng viên uống hoặc xịt họng để giúp đẩy lùi viêm họng, đau họng và không gây ra tác dụng phụ.
  • Viên ngậm trị đau họng: Các viên ngậm có chứa chất kháng sinh, kháng khuẩn, giúp giảm đau, điều trị tình trạng nhiễm khuẩn ở họng hiệu quả.
  • Thuốc kháng sinh: Thuốc được dùng khi nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn và bệnh tiến triển nặng. Người bệnh nên tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi dùng nhóm thuốc này.

Dùng thuốc Đông y chữa sốt viêm họng

Bài thuốc Đông y được dùng chữa viêm họng nói chung cũng như chữa sốt viêm họng nói riêng gồm:

  • Bài thuốc Nhị trần trang: Bài thuốc dùng cho những ai bị viêm họng cổ sưng đau, ho kéo dài và tức ngực. Thành phần gồm hậu phác, khổ hạnh nhân, ma hoàng, ý dĩ, bạch tiền, bạch truật,… Đem sắc các nguyên liệu và uống mỗi ngày 2 lần để giảm sốt, giảm đau họng.
  • Bài thuốc: Bài thuốc giúp xử lý tận gốc bệnh cũng như các triệu chứng của bệnh, ngăn bệnh tái phát. Dược liệu gồm cam thảo, phòng phong, kim ngân hoa, tang diệp, bạc hà, cát cánh, quất hồng bì,… Thuốc có dạng cao dễ uống và dễ sắc. Ngoài ra còn có thuốc dạng xịt họng giúp giảm sưng đau họng.
  • Bài thuốc gia truyền Đỗ Minh: Gồm thuốc trị viêm họng giúp tiêu đàm bổ phế, thanh nhiệt giải độc và thông kinh bổ huyết với những thảo dược như quế chi, kha tử, đẳng sâm, hoàng kỳ. Ngoài ra còn có cao thuốc giải độc được điều chế từ bồ công anh,sinh địa, kim ngân hoa giúp mát gan, tiêu viêm, loại độc tố,…

Mẹo tại nhà chữa viêm họng

Ngoài việc dùng thuốc chữa bệnh, một số mẹo đơn giản tại nhà giúp mang đến hiệu quả cao trong điều trị bệnh bao gồm:

  • Súc miệng với dung dịch nước muối sinh lý NaCl.
  • Ngậm mật ong với quất hoặc tỏi.
  • Uống trà hoa cúc.
  • Ăn tỏi nướng hoặc dùng làm gia vị.
  • Pha nước chanh cùng nước ấm và mật ong.
  • Ăn cháo tía tô.
  • ….

Thực phẩm nên ăn và nên kiêng khi bị bệnh

Khi bị sốt viêm họng, người bệnh nên ăn những thức ăn sau:

  • Cháo, súp: Thực phẩm này dễ ăn, dễ nuốt, phù hợp với người bị viêm họng.
  • Thức ăn mềm như rau luộc, củ quả luộc mềm.
  • Các hoa quả như cam, chanh, bưởi để bổ sung vitamin C cho cơ thể.
  • Uống trà thảo mộc giúp sát khuẩn khoang họng cũng như làm mát cơ thể hiệu quả.

Ngoài ra, người bệnh nên kiêng ăn những đồ ăn cứng, nhiều dầu mỡ, đồ ăn dễ bị kích ứng cũng như các thực phẩm đồ uống có chứa chất kích thích,… để giúp bệnh nhanh khỏi.

Cách phòng ngừa và chăm sóc bệnh nhân

Để bệnh nhanh khỏi và không bị tái phát, người bệnh nên chú ý:

  • Tuân thủ theo đơn thuốc mà bác sĩ đưa ra, không tự ý dùng thuốc vì có thể khiến sức khỏe bị ảnh hưởng.
  • Bổ sung đủ nước cũng như các chất điện giải cho cơ thể.
  • Luôn dành thời gian nghỉ ngơi, không làm việc quá sức.
  • Vệ sinh cổ họng sạch sẽ bằng nước muối sinh lý, giữ khoang họng sạch sẽ.
  • Không dùng các chất kích thích, rượu, bia hoặc đồ có cồn.
  • Không dùng chung đồ sinh hoạt với người khác vì có thể bị lây bệnh.
  • Nếu sốt cao hơn 7 ngày thì có thể đi khám tại bệnh viện để được tư vấn phù hợp.

Sốt viêm họng có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và gây ra nhiều nguy hiểm đến sức khỏe nếu không xử lý đúng cách và kịp thời. Người bệnh nên chú ý nghỉ ngơi đầy đủ, bổ sung dưỡng chất cần thiết cho cơ thể và có lối sống khoa học để đẩy lùi bệnh cũng như ngăn bệnh tái phát.

ĐỌC NHIỀU

Phương pháp chữa & điều trị

Bệnh lý liên quan

Triệu chứng liên quan

Câu hỏi thường gặp

Đăng ký tư vấn với chuyên gia