Viêm họng cấp: Những thông tin quan trọng cần biết
Viêm họng cấp rất dễ gặp và các tác nhân gây bệnh thường tấn công vào vùng niêm mạc ở sau cổ họng gây nhiều khó chịu. Biết được nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng bệnh và cách điều trị sẽ giúp bạn nhanh chóng đẩy lùi bệnh và có biện pháp phòng tránh bệnh an toàn, hiệu quả.
Viêm họng cấp là bệnh gì? Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh viêm họng cấp là tình trạng viêm nhiễm ở vùng niêm mạc ở phía sau cổ họng. Bệnh khá phổ biến ở nước ta và chiếm tỷ lệ cao trong số các bệnh lý có liên quan đến đường hô hấp. Bất kỳ đối tượng nào cũng có thể bị nhiễm bệnh.
Bên cạnh đau họng, viêm họng cấp tính còn gây ra nhiều triệu chứng khó chịu khác. Nếu không xử lý đúng cách và kịp thời có thể dẫn đến viêm họng mạn tính và nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống cũng như sức khỏe.
Nguyên nhân gây viêm họng cấp bao gồm:
Virus gây bệnh viêm họng cấp tính
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh viêm họng. Có nhiều loại virus có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng khu vực cổ họng, điển hình là virus cúm, virus sởi, virus gây bệnh thủy động, virus Herpes simplex, virus bạch cầu đơn nhân.
Các loại virus này xâm nhập vào cơ thể qua mũi hoặc miệng và tấn công vào niêm mạc phía sau thành họng. Từ đó tiết ra độc tố và khiến khu vực này bị viêm sưng, phù nề, kích ứng.
Do các loại vi khuẩn
Bên cạnh virus, các loại vi khuẩn cũng có thể gây viêm mũi họng cấp. Các vi khuẩn phổ biến gồm:
- Chủng liên cầu khuẩn nhóm A.
- Vi khuẩn Gonorrhea.
- Chlamydia.
- Mycoplasma Pneumonia.
Một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc bệnh
Một số yếu tố dưới đây có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm họng cấp tính:
- Trời lạnh.
- Tắm quá lâu, chưa khô người đã mặc quần áo.
- Uống nhiều nước đá lạnh, ăn nhiều đồ lạnh như kem.
- Trời giao mùa khiến cơ thể không kịp thích nghi.
- Không khí bị ô nhiễm, môi trường sống không đảm bảo.
- Tiếp xúc với khói thuốc.
- Ăn uống không đủ chất, sức đề kháng kém.
- Tiếp xúc với phấn hoa, lông thú, chất hóa học gây dị ứng.
- Bị trào ngược dạ dày khiến axit trào lên cổ họng gây viêm nhiễm.
- Hệ miễn dịch suy giảm.
Triệu chứng viêm họng cấp
Người bệnh có thể dễ dàng nhận thấy bệnh viêm họng cấp qua những triệu chứng sau:
- Ho: Ho là triệu chứng điển hình của bệnh. Người bệnh có thể bị ho khan từng cơn, ho có đờm. Cơn ho nặng hơn về đêm kèm theo khó thở, tức ngực.
- Đau họng: Niêm mạc họng sưng đỏ, đau rát do vi khuẩn, virus tấn công vào cổ họng. Người bệnh sẽ khó nhai nuốt thức ăn, nói chuyện cũng khó hơn. Từ đó chán ăn và khiến cơ thể bị thiếu chất dinh dưỡng.
- Ngứa họng: Khi bị viêm họng, niêm mạc họng bị tổn thương và gây ra nhiều dịch tiết khiến cổ họng vướng víu, ngứa ngáy. Cơn ngứa nghiêm trọng hơn với những ai bị dị ứng và khiến bệnh nhân ho nhiều hơn.
- Khạc đờm: Do bị vướng víu ở họng nên nhiều bệnh nhân thường khạc ra đờm. Nếu đờm có màu trắng thì nguyên nhân gây bệnh là do virus, còn lại thì có màu xanh lợt.
- Sốt: Một số bệnh nhân viêm họng cấp thường bị sốt, có thể lên đến 39 – 40 độ C.
Ngoài ra, viêm họng cấp còn có một số biểu hiện:
- Buồn nôn.
- Sổ mũi.
- Ăn kém.
- Mệt mỏi.
- Mất tiếng.
- Sưng hạch.
- Amidan to.
Viêm họng cấp có thể lây lan không?
Vì nguyên nhân chính gây viêm họng cấp là do virus và vi khuẩn. Vậy nên bệnh có thể lây lan nếu tiếp xúc với dịch tiết của người bệnh.
Virus và vi khuẩn thường tìm thấy nhiều trong dịch tiết ở trong mũi hoặc trong cổ họng của người bệnh. Khi hắt hơi, giọt tiết bắn ra có thể làm người khác hít phải hoặc dịch lên những đồ vật xung quanh khi giao tiếp, nói chuyện và gây bệnh.
Một số trường hợp dùng chung bát đũa, ly uống nước, thìa, bàn chải đánh răng cũng có thể khiến virus, vi khuẩn lây lan và hình thành viêm họng.
Bệnh viêm họng cấp có nguy hiểm không và khi nào cần gặp bác sĩ?
Viêm họng không quá nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây nhiều phiền toái trong cuộc sống. Ngoài ra, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng ở những bộ phận xung quanh như:
- Viêm tai giữa.
- Viêm amidan, viêm xoang.
- Viêm phổi, thấp tim.
- Nhiễm trùng huyết.
- Viêm cầu thận.
Để tránh gặp phải những biến chứng trên đây, người bệnh cần đi khám bác sĩ khi có dấu hiệu sau:
- Khó nuốt, khó nói, ăn uống kém.
- Khó thở.
- Cổ sưng.
- Các dấu hiệu điều trị trong 3 ngày nhưng không khỏi.
Chẩn đoán bệnh
Để đánh giá chính xác được mức độ bệnh và đưa ra phác đồ điều trị viêm họng phù hợp nhất, các bác sĩ sẽ áp dụng những cách chẩn đoán sau:
Kiểm tra thể chất:
- Bác sĩ kiểm tra vùng mũi, cổ họng và tai.
- Nhận biết những tuyến bị sưng.
- Kiểm tra nhịp thở của bệnh nhân bằng ống nghe.
Xét nghiệm lâm sàng:
- Lấy mẫu bệnh phẩm trong họng và xét nghiệm xem có vi khuẩn không.
- Xét nghiệm máu.
- Cấy khuẩn.
- Nội soi cổ họng (nếu cần thiết).
Cách điều trị viêm họng cấp hiệu quả, không tái phát
Tùy theo nguyên nhân gây bệnh cũng như mức độ nặng nhẹ mà cách chữa bệnh cho từng đối tượng cũng khác nhau. Ngoài dùng thuốc Tây y chữa bệnh, thuốc Đông y và mẹo dân gian cũng mang lại hiệu quả khá tốt và được nhiều người lựa chọn.
Chữa bệnh bằng thuốc Tây y
Với bệnh lý do vi khuẩn gây ra thuốc điều trị sẽ không giống bệnh viêm họng cấp do virus gây ra. Cụ thể.
Viêm họng do vi khuẩn:
Khi bị nhiễm khuẩn, người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc kháng sinh chữa bệnh. Thời gian dùng thuốc có thể kéo dài từ 3 – 5 ngày tùy theo loại thuốc cũng như khả năng hồi phục của người bệnh.
Các loại thuốc dùng chữa viêm họng cấp do vi khuẩn gồm:
- Cephalexin.
- Amoxicillin.
- Erythromycin.
Bên cạnh thuốc kháng sinh, bác sĩ có thể kê đơn thuốc chống viêm hoặc một số thuốc giúp giảm triệu chứng bệnh.
XEM THÊM
Viêm họng do virus:
Khi bệnh do virus gây ra thuốc kháng sinh sẽ không có tác dụng. Bệnh cũng có thể giảm dần sau một thời gian. Tuy nhiên, người bệnh cũng có thể sử dụng một số thuốc như:
- Thuốc giảm ho: Thường có dạng viên uống hoặc dạng siro. Thuốc giúp giảm ho bằng cách ức chế co thắt ở cổ họng. Tuy nhiên không dùng được khi bị ho có đờm.
- Thuốc giảm đau, hạ sốt: Gồm Paracetamol, Aspersic, Efferalgan,… giúp hạ sốt và người bệnh chỉ dùng khi bị ho kèm sốt.
- Thuốc tiêu đờm: Mucomyst hoặc Alpha-thymotrypsin…
- Thuốc trung hòa axit: Locatiotal hay Oropivalon… giúp cân bằng độ pH trong miệng.
Mẹo chữa viêm họng cấp tại nhà đơn giản
Một số mẹo đơn giản tại nhà có thể giảm các triệu chứng của bệnh khá hiệu quả và an toàn, dễ thực hiện. Người bệnh cũng có thể áp dụng mẹo kết hợp với thuốc kê đơn, nhưng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước để được tư vấn.
- Trà hoa cúc: Trà hoa cúc giúp giảm đau họng và thư giãn thần kinh. Ngoài ra trà cũng bổ sung nhiều chất chống oxy hóa giúp kháng viêm và giảm phù nề ở cổ họng.
- Mật ong: Ngậm 2 thìa mật ong mỗi ngày hoặc kết hợp nước chanh ấm với mật ong sẽ giúp tiêu đờm, giảm đau họng, giảm ho hiệu quả.
- Gừng: Uống 2 – 3 tách trà gừng mỗi ngày hoặc ngâm gừng với mật ong sẽ giúp giảm sưng viêm, đau rát ở cổ họng. Kiên trì dùng sẽ giúp người bệnh giảm triệu chứng viêm họng cấp.
- Lá tía tô: Lá tía tô giúp chống viêm, kháng khuẩn khá hiệu quả. Người bệnh có thể dùng cháo tía tô ăn hàng ngày hoặc hấp cách thủy với đu đủ, hoa khế và đường phèn để ăn trong ngày.
- Tỏi: Bạn có thể nhai tỏi sống mỗi ngày hoặc giã lấy nước cốt pha cùng mật ong để uống. Tỏi có chứa nhiều allicin nên có thể ức chế virus, vi khuẩn gây bệnh, tăng cường hệ miễn dịch.
Bài thuốc Đông y chữa viêm họng
Chữa viêm họng cấp tính bằng y học cổ truyền sẽ chú trọng khu tà. Giai đoạn đầu khi tà khí còn ở phế vệ thì dùng pháp sơ giản. Khi tà khi truyền vào lý nên dùng pháp thanh nhiệt. Uống thuốc cần ngậm trong miệng và từ từ nuốt. Một số bài thuốc chữa viêm họng gồm:
- Bài thuốc 1: Gồm kinh giới, phòng phong, cam thảo, ngưu bàng tử, kim ngân hoa, liên kiều, hoàng cầm, tang bạch bì, cát cánh, thiên hoa phấn, huyền sâm,… dùng sắc uống hàng ngày.
- Bài thuốc 2: Gồm kinh giới, cam thảo, cương tàm, bạc hà, tô diệp, phòng phong, cát cánh, sinh khương đem sắc và uống thuốc mỗi ngày để giảm triệu chứng viêm họng.
- Bài thuốc 3: Gồm bồ công anh, kim ngân hoa, diếp cá, liên kiều, quất hồng bì, bạc hà, hoàng kỳ,…. giúp thanh nhiệt giải độc, giảm ho sốt, đau rát cổ họng, tăng sức đề kháng và giảm khả năng bệnh quay trở lại.
- Bài thuốc 4: Gồm quế chi, kha tử, đẳng sâm, hoàng kỳ, quế chi, thục địa, sinh địa,…. giúp tiêu đờm, bổ phế, phục hồi niêm mạc họng, giảm sưng viêm và tác dụng lâu dài.
Chế độ ăn uống và cách phòng ngừa bệnh
Để nhanh chóng đẩy lùi bệnh và ngăn ngừa bệnh tái phát, người bệnh viêm họng cấp tính nên chú ý:
- Nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin C, giàu kẽm, ăn nhiều rau xanh. Bên cạnh đó, hạn chế ăn đồ cay nóng, đồ uống có cồn hoặc nước ngọt có ga, nước đá lạnh,..
- Nghỉ ngơi sau khi làm việc và tránh stress.
- Súc họng bằng nước muối sinh lý để làm sạch cổ họng.
- Tắm với nước ấm mỗi ngày và lau khô người rồi mới mặc đồ.
- Hạn chế ở môi trường có máy lạnh quá lâu.
- Có thể tập thể dục nhẹ nhàng để nâng cao sức đề kháng, phòng ngừa bệnh.
- Không tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng như mỹ phẩm, phấn hoa, chất hóa học,…
Trên đây là những thông tin chi tiết về bệnh viêm họng cấp. Người bệnh nên chú ý bảo vệ cơ thể để tránh mắc bệnh. Ngoài ra khi phát hiện triệu chứng của bệnh thì nên đi khám ngay và chữa trị kịp thời. Điều này sẽ giúp bệnh nhanh khỏi và không gây nguy hiểm đến sức khỏe và cuộc sống.
ĐỌC NHIỀU