Viêm họng thanh quản cấp là bệnh gì? Cách chữa trị và phòng ngừa bệnh
Bệnh viêm họng thanh quản cấp là do cảm lạnh hoặc người bệnh bị nhiễm trùng hô hấp. Tình trạng này có thể khiến người bệnh khó khăn hơn trong sinh hoạt cũng như sức khỏe bị suy giảm. Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh cũng như triệu chứng và cách chữa viêm họng thanh quản trong bài viết sau đây.
Bệnh viêm họng thanh quản cấp là gì?
Viêm họng thanh quản là hiện tượng là dây thanh quản bị viêm sưng. Bên trong thanh quản thường có 2 dây thanh âm giúp tạo giọng nói. Khi bị viêm nhiễm chúng sẽ bị sưng đỏ và kích ứng nhiều hơn. Từ đó âm thanh, giọng nói sẽ không giống như bình thường.
Viêm họng thanh quản cấp là tình trạng viêm niêm mạc của thanh quản kéo dài dưới 3 tuần. Bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng, cả người lớn và trẻ nhỏ. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do virus và vi khuẩn gây ra và có thể chữa khỏi được.
Nguyên nhân gây bệnh viêm họng thanh quản cấp
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm dây thanh quản cấp tính, cụ thể:
- Thời tiết thay đổi: Sự chênh lệch nhiệt độ giữa môi trường và cơ thể sẽ gây kích thích niêm mạc họng và gây ra tình trạng viêm thanh quản mãn tính, cấp tính.
- Nhiễm virus: Viêm họng thanh quản cấp cũng do virus gây ra. Thống kê cho thấy có 60 – 80% nguyên nhân gây bệnh viêm thanh quản là do virus gây ra, đặc biệt là do virus cúm A và B.
- Vi khuẩn gây bệnh: Người bị viêm thanh quản có thể do các vi khuẩn phế cầu, tụ cầu gây nên, nguy hiểm nhất là liên cầu tan huyết nhóm A, Pfeiffer, Friedlander,…
- Do nấm: Nấm mốc phát tán trong không khí có thể làm suy yếu niêm mạc họng và gây viêm họng viêm thanh quản cấp.
- Trào ngược dạ dày: Nồng độ acid khi bị trào ngược dạ dày sẽ làm xuất hiện tình trạng viêm thanh quản do niêm mạc bị kích thích dẫn đến phù nề, ngứa rát và viêm nhiễm.
- Dị ứng: Người bị dị ứng với phấn hoa, đồ cay nóng,… cũng có thể khiến niêm mạc bị kích thích và gây bệnh.
Ngoài ra, những người tiếp xúc với khói bụi, khí độc, khói thuốc lá hoặc người có thể trạng yếu cũng dễ bị viêm họng thanh quản hơn.
Triệu chứng bệnh
Người bệnh có thể sớm phát hiện tình trạng viêm họng thanh quản cấp thông qua những triệu chứng sau đây:
Khó nói, mất giọng
Bị viêm thanh quản khiến dây thanh âm bị khép kín khi nói chuyện. Điều này làm lượng không khí từ phổi đi ra mất gấp 3 lần so với bình thường và gây khó nói, thậm chí mất giọng.
Ngứa, đau rát cổ họng
Dây thanh quản bị kích ứng sẽ gây ra cảm giác ngứa ngáy và khó chịu. Những người bị viêm thanh quản và khí quản cấp sẽ xuất hiện tình trạng khô, đau rát họng vào buổi sáng sớm.
Ho, sốt
Bệnh nhân ho nhiều hơn, ho có đờm, ho khan và gây bỏng rát ở cổ họng. Bên cạnh đó, một số trường hợp có thể bị sốt nhẹ, nghiêm trọng hơn có thể sốt từ 38.5 – 39 độ C.
Ai dễ mắc bệnh viêm họng thanh quản?
Bệnh viêm họng thanh quản cấp tính có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết những đối tượng sau có nguy cơ mắc bệnh cao hơn cả, bao gồm:
- Người thường xuyên bị viêm họng, viêm amidan, viêm xoang hoặc viêm mũi.
- Người hút thuốc lá.
- Những người làm nghề giáo viên, ca sĩ, diễn giả phải nói nhiều, la hét to.
- Người dùng cà phê, rượu, bia thường xuyên.
- Người có sức đề kháng yếu và những người mắc bệnh trào ngược dạ dày.
Cách điều trị bệnh viêm họng thanh quản cấp tính hiệu quả
Để tránh bệnh tiến triển nặng và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, người bệnh có thể áp dụng một số cách chữa trị dưới đây.
Dùng thuốc Tây y
Viêm họng thanh quản cấp tính có thể được giải quyết bằng các loại thuốc Tây y. Những thuốc được dùng để chữa trị bao gồm:
- Thuốc kháng sinh: Thường được dùng khi nguyên nhân gây bệnh là các loại virus vi khuẩn gây ra. Một số thuốc được dùng như: Clarithromycin, Cephalexin, Amoxicillin,…
- Thuốc chống viêm: Đa số sẽ dùng thuốc Corticosteroid để giảm tình trạng viêm đau thanh quản cho người bệnh.
- Thuốc hạ sốt: Được dùng khi người bệnh bị viêm họng thanh quản kèm sốt cao, đau họng. 2 thuốc phổ biến nhất là thuốc Ibuprofen và Paracetamol,…
XEM THÊM:
Can thiệp ngoại khoa
Phương pháp này được chỉ định khi người bệnh mắc viêm họng thanh quản độ II, III. Việc can thiệp ngoại khoa sẽ giúp mở khí quản, giúp người bệnh dễ thở hơn. Nếu không xử lý kịp thời có thể nguy kịch đến tính mạng.
Ngoài ra với những trường hợp dùng thuốc điều trị từ 5 – 7 ngày nhưng không có tác dụng, bác sĩ cũng sẽ chỉ định phẫu thuật để ngăn ngừa những biến chứng có thể xảy ra.
Tuy nhiên, khi áp dụng kỹ thuật này người bệnh cần cân nhắc thật kỹ vì có thể tiềm ẩn những rủi ro không đáng có trong quá trình thực hiện. Người bệnh nên gặp bác sĩ để được tư vấn và đưa ra hướng giải quyết phù hợp.
Dùng những liệu pháp dân gian chữa bệnh
Những nguyên liệu đơn giản tại nhà có thể giúp giảm viêm họng thanh quản cấp tính khá hiệu quả. Người bệnh có thể áp dụng những cách chữa liệu pháp sau:
- Mật ong + Chanh: Mật ong có tính ấm giúp giảm ngứa và dịu vùng niêm mạc họng bị tổn thương. Khi kết hợp với chanh giàu acid citric sẽ giúp trị bệnh viêm họng khá hiệu quả. Bạn dùng chanh khía thành nhiều múi và rưới mật ong cho ngấm, để trong vòng 2 tiếng. Sau đó cắt nhỏ rồi ngậm mỗi ngày.
- Dùng lá tía tô: Lá tía tô chứa tinh dầu cùng citral giúp kháng khuẩn, tiêu viêm cũng như nâng cao hệ miễn dịch, giảm triệu chứng của bệnh viêm họng thanh quản nhanh chóng. Bạn dùng lá tía tô xay nhuyễn hoặc giã nát lấy nước cốt và uống mỗi ngày 3 – 4 lần sẽ thấy hiệu quả.
- Dùng tỏi: Tỏi giàu allicin giúp kháng virus, vi khuẩn cũng như ức chế sự phát triển cũng những loại vi sinh vật gây bệnh khá hiệu quả. Mỗi ngày bạn xay tỏi rồi cho vào ly sữa nóng rồi dùng uống mỗi ngày sẽ thấy triệu chứng bệnh viêm họng giảm dần.
Thuốc Đông y chữa bệnh viêm họng thanh quản cấp
Đông y cũng là giải pháp khá an toàn và được nhiều người lựa chọn để chữa bệnh về đường hô hấp vì sự an toàn, lành tính, bệnh được trị tận gốc và không tái phát. Người bệnh có thể tham khảo những bài thuốc Đông y chữa viêm họng như sau:
- Bài thuốc 1: Dùng hoàng kỳ, cát căn, kinh giới, tía tô, lá xương sông, ngũ sắc, tục đoạn, quế lâm, thiên niên kiện, bạch chỉ, cam thảo, xuyên khung. Sắc mỗi ngày 1 thang và uống trong ngày (chia 3 lần).
- Bài thuốc 2: Gồm bồ công anh, mạch môn, cát căn, khởi tử, ngân hoa, thạch hộc, liên kiều, rau má, ngũ vị, thổ phục linh, nam tục đoạn, tang diệp, cam thảo, sơn thù. Thuốc sắc mỗi ngày 1 thang và chia uống 2 – 3 lần trong ngày.
- Bài thuốc 3: Gồm kha tử, quế chi, đẳng sâm, hoàng kỳ, cát cánh và nhiều loại thảo dược khác giúp phục hồi thanh quản, cổ họng bị tổn thương. Thuốc có dạng cao dùng hòa với nước ấm uống mỗi ngày theo chỉ dẫn của thầy thuốc, lương y.
- Bài thuốc 4: Gồm tang diệp, tang bạch bì, thanh đại diệp, diếp cá, kim ngân hoa, bồ công anh, hoàng kỳ, cam thảo, phật thủ, bách bộ,… Thuốc có dạng bốc thang hoặc dạng cô cao đặc, uống theo chỉ dẫn của thầy thuốc.
Tùy vào tình trạng bệnh mà các vị thuốc có thể gia giảm, người bệnh nên đến những địa chỉ chữa bệnh bằng Y học cổ truyền uy tín để được tư vấn và bốc thuốc phù hợp.
Bị viêm họng thanh quản nên ăn gì và nên kiêng gì?
Bị viêm họng khiến việc ăn uống của người bệnh trở nên khá khó khăn. Vậy nên bạn cần chú ý đến chế độ ăn uống mỗi ngày để đảm bảo không gây thêm tổn thương cho cổ họng cũng như giúp quá trình chữa bệnh diễn ra nhanh hơn.
Thực phẩm nên ăn:
- Thực phẩm chứa nhiều vitamin, các loại quả ổi, cam, kiwi hoặc rau súp lơ xanh, cà chua,…
- Thực phẩm bổ sung kẽm như củ cải, nước dừa hoặc hàu, cải xoăn,…
- Những thực phẩm dễ ăn như cháo, súp, canh hầm xương,…
- Uống nhiều nước lọc, nước ép trái cây để cơ thể khỏe mạnh hơn, tăng sức đề kháng.
Thực phẩm nên hạn chế:
- Đồ quá lạnh, đồ quá nóng là hai nhóm thực phẩm nên kiêng để ngăn viêm họng tiến triển nhanh hơn.
- Đồ có cồn hoặc có nhiều gas người bệnh cũng nên hạn chế.
- Đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh cũng không tốt với cổ họng.
- Bỏ thói quen uống nước lạnh, nước đá nếu bạn còn sử dụng mỗi ngày.
Lưu ý và phòng ngừa bệnh viêm họng thanh quản cấp tính
Để ngăn ngừa bệnh viêm họng thanh quản cũng như đảm bảo bệnh được đẩy lùi nhanh chóng, không tái phát, người bệnh nên chú ý:
- Súc miệng với nước muối mỗi ngày, đánh răng sạch sẽ để loại bỏ vi khuẩn có hại và gây bệnh.
- Hạn chế tiếp xúc với người đang bị nhiễm bệnh hoặc dùng chung đồ với người bị bệnh về đường hô hấp.
- Nên đeo khẩu trang khi ra ngoài đường hoặc đến những nơi công cộng, nơi đông người.
- Khi điều trị cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ và dùng đúng liều lượng thuốc.
- Không chủ quan khi mắc bệnh, đi khám sức khỏe định kỳ hàng năm để sớm phát hiện bệnh cũng như tìm ra hướng điều trị phù hợp.
Viêm họng thanh quản cấp tính có thể ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng cuộc sống vậy nên người bệnh nên điều trị bệnh từ sớm. Đừng quên có lối sống lành mạnh khoa học, tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ để đảm bảo bệnh được đẩy lùi nhanh chóng và dứt điểm, không tái phát.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM