Trẻ Bị Viêm Dạ Dày: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Chữa Trị

Ngày cập nhật: 25/03/2024 Biên tập viên: Ngô Tú
4.7/5 - (7 bình chọn)

Viêm dạ dày là căn bệnh thường gặp ở đường tiêu hóa có thể xuất hiện cả ở người lớn và trẻ nhỏ. Căn bệnh này gây ra rất nhiều triệu chứng khó chịu như đau bụng, buồn nôn, ợ chua, đầy bụng, chán ăn,… Nếu không điều trị đúng cách và kịp thời, bệnh sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ, thậm chí còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bị xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, ung thư dạ dày. Vậy trẻ bị viêm dạ dày điều trị như thế nào? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị bệnh viêm dạ dày ở trẻ.

Tìm hiểu về hiện tượng trẻ bị viêm dạ dày

Viêm dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh như: Đau bụng, ợ hơi, ợ chua, chán ăn, đầy bụng, chướng bụng, táo bón, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa,… Hiện tượng dạ dày bị viêm loét có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, nhưng phổ biến nhất vẫn là do vi khuẩn helicobacter pylori (Hp) trú ngụ, làm tổ và gây viêm. 

Viêm dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương
Viêm dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương

Nhiều người thường chủ quan cho rằng cho có người lớn mới bị mắc bệnh viêm dạ dày. Tuy nhiên trẻ nhỏ, thậm chí là trẻ dưới 2 tuổi cũng đều có nguy cơ mắc phải căn bệnh này. Khi trẻ bị viêm dạ dày cũng sẽ có những triệu chứng giống người lớn. Tuy nhiên do trẻ vẫn chưa biết mô tả dấu hiệu bị bệnh của mình nên người lớn thường nhầm lẫn với nhiều căn bệnh khác về đường tiêu hóa.

Đặc biệt, việc điều trị bệnh cho trẻ cũng cần hết sức cẩn thận, bởi cơ thể trẻ con non yếu, không thể sử dụng quá nhiều thuốc tân dược. Bệnh viêm dạ dày ở trẻ nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Vì thế cha mẹ không được lơ là trong việc chữa trị bệnh cho trẻ.

Bài viết liên quan: Viêm Dạ Dày Độ A Là Gì? Có Nguy Hiểm Không, Phương Pháp Điều Trị

Triệu chứng trẻ bị viêm dạ dày

Dấu hiệu trẻ bị viêm dạ dày thường rất rõ ràng nhưng nhiều cha mẹ lại nhầm lẫn với các vấn đề về tiêu hóa khác dẫn đến điều trị sai cách khiến bệnh của trẻ ngày càng nghiêm trọng hơn.

Dưới đây là một số dấu hiệu khi trẻ bị viêm dạ dày cha mẹ cần lưu ý:

Trẻ hay bị đau bụng

Trẻ bị viêm dạ dày sẽ xuất hiện cơn đau ở bụng. Vị trí đau có thể khác so với người lớn, chúng sẽ thường tập trung ở vùng trên rốn hoặc xung quanh rốn. Những cơn đau này có thể diễn ra âm ỉ hoặc đau dữ dội trong vài chục phút khiến cha mẹ nhầm lẫn với việc trẻ bị rối loạn tiêu hóa hoặc đau bụng do nhiễm giun. Nếu để tình trạng đau dạ dày kéo dài, cơn đau sẽ ngày càng nghiêm trọng và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Trẻ biếng ăn, lười ăn

Viêm dạ dày khiến việc tiêu hóa thức ăn gặp khó khăn hơn. Khi đó trẻ sẽ thường xuất hiện các triệu chứng như ợ hơi, khó tiêu, buồn nôn, nôn ói, đau bụng, mất vị giác, từ đó dẫn đến chán ăn, lười ăn. Trẻ nhỏ thường chưa biết cách miêu tả triệu chứng khó chịu của bản thân nên phụ huynh thường hiểu nhầm là con biếng ăn, thúc ép trẻ ăn nhiều khiến trẻ cảm thấy khó chịu. 

Trẻ bị viêm dạ dày có triệu chứng chán ăn, ăn không ngon miệng
Trẻ bị viêm dạ dày có triệu chứng chán ăn, ăn không ngon miệng

Trẻ bị đầy hơi, khó tiêu

Cũng giống như người lớn, trẻ bị viêm dạ dày sẽ có dấu hiệu ợ hơi, ợ chua, đầy hơi, khó tiêu. Nguyên nhân là do dịch vị acid trong dạ dày tiết ra quá nhiều khiến chúng trào ngược lên thực quản, không chỉ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa mà còn làm tổn thương tới vùng thực quản, hầu họng.

Trẻ đi ngoài thấy phân có đen hoặc lẫn máu

Đây là một triệu chứng nguy hiểm cho thấy trẻ có nguy cơ bị xuất huyết dạ dày. Tuy nhiên cha mẹ lại rất khó phát hiện do không quan sát được tình trạng phân của trẻ. Vì vậy cha mẹ hãy hướng dẫn trẻ cách quan sát và thông báo lại cho phụ huynh để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Trẻ buồn nôn hoặc nôn ói

Buồn nôn và nôn là những dấu hiệu cho thấy dạ dày và hệ tiêu hóa đang gặp vấn đề. Ở giai đoạn bệnh nặng, trong dịch nôn của trẻ có thể có lẫn máu. Dấu hiệu này vô cùng nguy hiểm nên cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Trẻ có làn da nhợt nhạt, xanh xao, mệt mỏi

Do các triệu chứng bị viêm dạ dày xuất hiện hàng loạt khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi, sụt cân, da dẻ xanh xao, thiếu máu, thiếu dinh dưỡng. Nếu nhận thấy lòng bàn tay, bàn chân, da mặt của trẻ trắng nhợt, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt để chẩn đoán bệnh.

Bài viết hấp dẫn: Viêm Dạ Dày Hp Âm Tính Là Gì, Có Nguy Hiểm Không Và Cách Điều Trị

Nguyên nhân trẻ bị viêm dạ dày

Theo các chuyên gia y tế, việc bé bị viêm dạ dày có rất nhiều nguyên nhân gây nên. Cụ thể, dưới đây là những yếu tố khiến trẻ bị mắc căn bệnh này:

Nhiễm khuẩn Hp là nguyên nhân chính khiến trẻ bị viêm dạ dày
Nhiễm khuẩn Hp là nguyên nhân chính khiến trẻ bị viêm dạ dày
  • Do nhiễm vi khuẩn Hp: Helicobacter pylori (Hp) là một loại vi khuẩn đường ruột gây ra bệnh viêm loét dạ dày. Khi xâm nhập vào cơ thể chúng sẽ làm tổn thương và phá hủy niêm mạc dạ dày, tạo thành những ổ viêm loét và khiến trẻ cảm thấy đau bụng khó chịu.
  • Do yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình có ông bà cha mẹ, bị viêm dạ dày do nhiễm vi khuẩn Hp  thì khả năng cao trẻ sinh ra cũng bị nhiễm phải loại vi khuẩn này. Một số trẻ còn bị đau dạ dày từ khi mới sinh ra.
  • Do ăn uống không đảm bảo vệ sinh: Một số phụ huynh có thói quen mớm cơm cho trẻ để giúp con dễ tiêu hóa hơn. Hành động này sẽ vô tình khiến vi khuẩn gây bệnh từ cơ thể người lớn truyền sang cho trẻ, khiến trẻ bị nhiễm bệnh.
  • Chế độ ăn uống không khoa học: Trẻ thường xuyên sử dụng những loại đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ ăn chua, mặn, ngọt,… Điều này cũng tác động và làm tổn thương niêm mạc dạ dày khiến thức ăn khó tiêu hóa.
  • Do căng thẳng stress: Trẻ nhỏ cũng có thể bị căng thẳng stress do những vấn đề như học hành, điểm số,… Điều này khiến trẻ căng thẳng, áp lực, ăn uống, sinh hoạt thất thường dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực đến dạ dày. 
  • Do sử dụng thuốc sai cách: Việc lạm dụng các loại thuốc giảm đau, thuốc chống viêm trong thời gian dài mà không có sự kiểm soát về liều lượng có thể khiến dạ dày tăng tiết dịch vị acid, gây tổn thương niêm mạc, dẫn đến viêm loét dạ dày.

Xem thêm: Viêm Dạ Dày Hp Là Bệnh Gì, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị Hiệu Quả?

Trẻ nhỏ bị viêm dạ dày có nguy hiểm không?

Trên thực tế, trẻ bị viêm dạ dày ở giai đoạn cấp tính có thể gặp phải nhiều triệu chứng khó chịu, đau đớn nhưng không gây nguy hiểm đến tính mạng. Lúc này cha mẹ có thể sử dụng thuốc hoặc các nguyên liệu tự nhiên để giúp loại bỏ các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra. 

Tuy nhiên nếu bệnh viêm dạ dày tiến triển thành giai đoạn mãn tính và có nhiều dấu hiệu của biến chứng nội tạng thì rất có thể sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Cụ thể, nếu các vết loét ở niêm mạc ngày càng lan rộng và ăn sâu mà không có sự kiểm soát sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm như sau: 

  • Hẹp môn vị dạ dày: Biến chứng này rất hay xảy ra, người bệnh sẽ có cảm giác đau bụng dữ dội, cơn đau dồn dập, diễn ra liên tục và kéo dài, buồn nôn hoặc nôn là mùi hôi khó chịu, tiêu chảy, người mệt mỏi, lờ đờ, không có sức.
  • Xuất huyết dạ dày: Xuất huyết dạ dày là biến chứng do người bệnh bị viêm dạ dày do nhiễm khuẩn Hp. Vi khuẩn làm tổ bên trong niêm mạc dạ dày khiến niêm mạc bị tổn thương và chảy máu. Người bệnh sẽ bị xuất huyết tiêu hóa, nôn ra máu, đi ngoài phân đen hoặc có lẫn máu.
  • Thủng dạ dày: Nếu không điều trị viêm loét dạ dày từ sớm và dứt điểm, người bệnh có thể bị biến chứng thủng dạ dày. Đầu tiên người bệnh sẽ bị đau bụng ở vùng thượng vị rất mạnh, bụng gồng cứng, chỉ cần thở cũng thấy đau. Sau đó cơn đau lan khắp ổ bụng, người bệnh mệt mỏi, tay chân lạnh, đổ mồ hôi, tụt huyết áp, mặt tái xanh. Nếu người bệnh không được cấp cứu kịp thời sẽ ảnh hưởng đến tính mạng.
  • Ung thư dạ dày: Viêm dạ dày ban đầu đều là những căn bệnh lành tính. Nhưng nó có thể biến chứng thành ung thư nếu không được điều trị và kiêng khem đúng cách. Tỷ lệ trẻ bị ung thư dạ dày rất ít nhưng cha mẹ cũng nên cho trẻ đi khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường của sức khỏe.
Ung thư dạ dày là biến chứng nguy hiểm nhất
Ung thư dạ dày là biến chứng nguy hiểm nhất

Không nên bỏ lỡ: Viêm Dạ Dày Cấp Nên Ăn Gì Và Nên Kiêng Gì Để Bệnh Được Cải Thiện? 

Chẩn đoán bé bị viêm dạ dày Hp

Để chẩn đoán bệnh viêm dạ dày ở trẻ, trước tiên bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng sau đó có thể làm một số xét nghiệm cần thiết để giúp xác định nguyên nhân gây bệnh và mức độ viêm dạ dày hiện tại của trẻ.

Một số xét nghiệm y khoa chuyên sâu được áp dụng cho trẻ bao gồm:

  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu nhằm giúp kiểm tra xem trẻ có bị nhiễm trùng, bị mất nước hay thiếu máu hay không.
  • Xét nghiệm hơi thở: Xét nghiệm này có tác dụng xác định nguyên nhân gây bệnh có phải do vi khuẩn Hp hay không. 
  • Xét nghiệm nội soi: Nội soi dạ dày giúp bác sĩ nhìn rõ hơn tình trạng niêm mạc bên trong. Khi nội soi có thể sẽ lấy dịch vị để mang đi xét nghiệm nhằm kiểm tra sự tồn tại của vi khuẩn Hp và nồng độ acid.

Hướng dẫn cách chữa bệnh cho trẻ bị viêm dạ dày

Việc điều trị bệnh cho trẻ không đơn giản như với người lớn. Bởi cơ thể trẻ vẫn còn non yếu, hệ miễn dịch chưa đủ tốt để chống chọi lại với các tác nhân gây bệnh cũng như nhiều loại thuốc khác nhau. Chưa kể, nếu việc dùng thuốc không đúng cách có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Vì vậy cha mẹ nên thực hiện theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ để tránh những tác động xấu đến sức khỏe của trẻ.

Điều trị viêm dạ dày ở trẻ bằng thuốc Tây y

Trẻ bị viêm loét dạ dày có thể sử dụng 1 trong 2 phác đồ điều trị sau:

Phác đồ 1

  • Clarithromycin + PPI (omeprazole) + Amoxicillin.
  • Metronidazole + Amoxicillin + PPI (omeprazole).
  • Clarithromycin+ Metronidazole + PPI (omeprazole).
Cha mẹ có thể tham khảo cho trẻ sử dụng thuốc Tây y theo phác đồ của bác sĩ
Cha mẹ có thể tham khảo cho trẻ sử dụng thuốc Tây y theo phác đồ của bác sĩ

Liều dùng:

  • Amoxicillin: Uống 50mg/kg/ngày, tối đa 1g/ngày, dùng 2 lần/ngày.
  • Clarithromycin: Uống 15mg/kg/ngày, tối đa 500mg/ngày, dùng 2 lần/ngày.
  • PPI (omeprazole): Uống 1 mg/kg/ngày, tối đa 20mg, dùng 2 lần/ngày.

Phác đồ 2

  • Bismuth subsalicylate + Metronidazole + PPI (omeprazole) + Amoxicillin/Tetracyline/Clarithromycin.
  • Ranitidin bismuth citrat + Metronidazole + Clarithromycin.

Liều dùng:

  • Bismuth subsalicylate: Uống 262mg, dùng 4 lần/ngày.
  • Ranitidin bismuth citrat: Uống 1 viên, dùng 4 lần/ngày.
  • PPI (omeprazole): Uống 1 mg/kg/ngày, tối đa 20mg, dùng 2 lần/ngày.
  • Amoxicillin: Uống 50mg/kg/ngày, tối đa 1g/ngày, dùng 2 lần/ngày.
  • Tetracyline: Uống 15 mg/kg/ngày, tối đa 500mg, dùng 2 lần/ngày.
  • Clarithromycin: Uống 15mg/kg/ngày, tối đa 500mg/ngày x 2 lần/ngày.

Trường hợp nhẹ hơn, bác sĩ có thể gợi ý cho trẻ sử dụng một vài loại thuốc đau dạ dày như sau:

  • Yumangel: Thuốc được bào chế dưới dạng dung dịch uống, dễ sử dụng. Yumangel giúp giảm tiết dịch vị dạ dày, cải thiện tình trạng ợ chua, ợ hơi, trào ngược dạ dày giúp bệnh nhanh được cải thiện.
  • Gastropulgite: Gastropulgite rất an toàn nên có thể dùng được cho cả trẻ em. Thuốc được bào chế dưới dạng bột dùng để pha uống, có tác dụng chống viêm loét, ngăn ngừa trào ngược acid dạ dày, điều trị tiêu chảy, khó tiêu.
  • Ranitan: Ranitan là thuốc đau dạ dày dùng được cho cả trẻ em và phụ nữ mang thai. Thuốc giúp giảm đau dạ dày, giảm tiết dịch vị acid, cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa, giúp điều trị viêm dạ dày cấp và mãn tính.
  • Phosphalugel: Đây là loại thuốc đau dạ dày chữ P rất an toàn cho trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai. Phosphalugel giúp điều trị tình trạng xuất huyết dạ dày, đầy bụng, khó tiêu, ợ chua, ợ hơi, rối loạn tiêu hóa.
Phosphalugel có thể dùng để điều trị viêm dạ dày ở trẻ
Phosphalugel có thể dùng để điều trị viêm dạ dày ở trẻ

Bài viết hấp dẫn: Gợi Ý Chế Độ Ăn Cho Người Viêm Dạ Dày Từ Chuyên Gia

Áp dụng mẹo dân gian

Nếu trẻ mới chớm bị viêm dạ dày và bệnh chưa có nhiều dấu hiệu nguy hiểm, cha mẹ hoàn toàn có thể tự điều trị bệnh cho trẻ tại nhà. Một số nguyên liệu được sử dụng như mật ong, lá tía tô, nha đam, nghệ,… đều rất an toàn, lành tính, không tác dụng phụ và rất tốt cho sức khỏe, cha mẹ có thể tham khảo:

Lá tía tô

Lá tía tô có chứa hàm lượng lớn tanin,  axit alpha-linolenic và glucosid, có tác dụng chống viêm, giảm đau dạ dày, hạn chế tình trạng tăng tiết dịch vị acid, giúp làm giảm các vết viêm loét bên trong niêm mạc. Đông y cũng cho biết nguyên liệu này có vị cay, tính ấm, giúp chống viêm, diệt khuẩn và giảm đau, cải thiện tình trạng đau dạ dày an toàn, hiệu quả.

Cách thực hiện: 

  • Chuẩn bị 10-15g lá tía tô, 1 củ gừng tươi.
  • Rửa sạch lá tía tô và ngâm thêm với nước muối loãng khoảng 10 phút.
  • Gừng tươi cạo vỏ, rửa sạch và thái thành những lát mỏng.
  • Đun sôi 500ml nước, thả lá tía tô và gừng vào tiếp tục đun lửa nhỏ thêm 5 phút nữa.
  • Lọc lấy nước uống mỗi ngày 2 lần, dùng khi còn ấm để đạt hiệu quả cao.

Nha đam

Theo Đông y, nha đam có tác dụng thanh nhiệt, mát gan, sát khuẩn, trị chứng đau bụng, khó tiêu, viêm loét dạ dày. Còn theo Y học hiện đại, nha đam chứa chất xơ, chất chống oxy hóa, anthraquinon và phytochemical, có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn, kiểm soát sự tăng tiết acid trong dạ dày, giúp điều trị ợ nóng, ợ chua, đau bụng và cải thiện tiêu hóa.

Cách thực hiện:

  • 3 nhánh nha đam tươi, 300ml mật ong nguyên chất.
  • Nha đam gọt sạch vỏ, rửa sạch, ngâm với nước muối 10 phút.
  • Cho nha đam vào máy xay sinh tố để xay nhuyễn, lọc lấy nước cốt.
  • Trộn đều nha đam với 300ml mật ong nguyên chất.
  • Bảo quản hỗn hợp mật ong nha đam trong lọ thủy tinh có nắp đậy.
  • Mỗi lần dùng pha từ 30-50ml nha đam, mật ong với nước ấm.
  • Uống mỗi ngày 2 lần, dùng trước bữa ăn để đạt được hiệu quả.

Nghệ

Nghệ là một nguyên liệu không thể thiếu trong các bài thuốc chữa viêm dạ dày. Nghệ có chứa hàm lượng curcumin dồi dào, giúp kháng viêm, diệt khuẩn, chống oxy hóa, hỗ trợ điều trị bệnh viêm loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn Hp gây ra. Công dụng của loại dược liệu này đã được cả Y học hiện đại và Y học cổ truyền công nhận nên cha mẹ có thể yên tâm cho trẻ sử dụng. 

Bột nghệ có tác dụng chữa viêm dạ dày ở trẻ nhỏ
Bột nghệ có tác dụng chữa viêm dạ dày ở trẻ nhỏ

Cách thực hiện: 

  • Chuẩn bị 1 thìa cafe bột nghệ, 1 thìa mật ong nguyên chất pha với 250ml nước ấm.
  • Khuấy đều các nguyên liệu với nhau để tạo thành hỗn hợp đồng nhất.
  • Cho trẻ uống mỗi ngày 1-2 ly trước bữa ăn 20 phút.
  • Kiên trì thực hiện trong nhiều ngày để giúp bệnh viên dạ dày của trẻ được cải thiện.

Gừng

Theo Đông y, gừng có vị cay, tính ấm, có công dụng tiêu diệt vi khuẩn, giúp chữa lành những tổn thương ở niêm mạc dạ dày, ngăn ngừa hiện tượng nhiễm trùng, viêm loét. Còn theo Y học hiện đại, gừng có chứa các hoạt chất Zingerone, Gingerol, Shogaol, giúp giảm đau dạ dày, chống buồn nôn, cải thiện tình trạng đầy bụng, khó tiêu và giúp điều hòa nhu động ruột.

Cách thực hiện:

  • Bạn chuẩn bị 1 củ gừng tươi, cạo vỏ, rửa sạch và thái lát mỏng.
  • Cho gừng vào ấm hãm cùng 150ml nước sôi trong vòng 10 phút.
  • Có thể cho thêm 1 thìa mật ong vào cho trẻ dễ uống.
  • Sử dụng trà gừng ngay khi còn ấm nóng.
  • Mỗi ngày cho trẻ uống từ 2-3 ly trà vào sau mỗi bữa ăn để giúp ổn định tiêu hóa.

Áp dụng phương pháp Đông y

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc Tây y và mẹo dân gian, cha mẹ có thể tham khảo cho trẻ sử dụng một số bài thuốc Đông y để điều trị bệnh viêm dạ dày từ tận gốc, lâu dài và đạt hiệu quả bền vững hơn.

Điểm chung của các bài thuốc Đông y hiện nay đó là sử dụng các vị thuốc từ thiên nhiên, an toàn lành tính, công hiệu mạnh như: Mã đề, đương quy, cam thảo, hoài sơn, bạch truật, trần bì, rau má, liên nhục, phục linh, đại táo, ngưu tất, viễn chí, hoàng kỳ, sinh khương,….

Việc điều trị bệnh bằng thuốc Đông y giúp người bệnh nhanh chóng cải thiện sức khỏe tổng thể. Đồng thời giúp điều trị bệnh từ căn nguyên gốc rễ, ngăn ngừa bệnh tái phát và biến chứng nghiêm trọng.

Tuy nhiên do trẻ nhỏ là đối tượng đặc biệt nên việc điều trị bằng thuốc Đông y cần có sự giám sát kỹ lưỡng của các thầy thuốc về liều lượng và thời gian sử dụng. Cha mẹ nên đưa trẻ đến các phòng khám Đông y uy tín, chất lượng để được thầy thuốc thăm khám, kê đơn và bốc thuốc.

Tránh tự ý sử dụng đơn thuốc của người lớn cho trẻ sử dụng bởi cơ địa của mỗi người bệnh là khác nhau. Hơn nữa việc dùng thuốc Đông y cũng cần kiên trì áp dụng trong thời gian dài thì mới có hiệu quả như ý. Vì vậy cha mẹ nên cân nhắc việc áp dụng phương pháp điều trị phù hợp cho con em mình.

Tìm hiểu ngay: Viêm Dạ Dày Có Lây Không? Lây Nhiễm Qua Những Đường Nào?

Trẻ bị viêm dạ dày ruột nên ăn gì, kiêng gì?

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với những trẻ bị viêm dạ dày cấp. Việc ăn uống khoa học, đủ chất sẽ giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, giảm tiết dịch vị acid và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ luôn khỏe mạnh. Ngược lại nếu trẻ sử dụng những thực phẩm không phù hợp sẽ làm tăng tiết dịch vị acid, tạo điều kiện cho vi khuẩn Hp phát triển, khiến bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn.

Dưới đây là những loại thực phẩm mà trẻ em bị viêm dạ dày nên và không nên sử dụng, cụ thể như:

Trẻ bị viêm dạ dày nên ăn gì?

Việc kết hợp với chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ hỗ trợ quá trình điều trị bệnh diễn ra hiệu quả hơn:

  • Thực phẩm làm giảm tiết dịch vị acid: Việc sử dụng những loại thực phẩm giúp trung hòa lại acid dịch vị là điều quan trọng, giúp làm giảm triệu chứng khó chịu như đau bụng, trào ngược dạ dày, ợ chua, ợ hơi, chướng bụng, khó tiêu,… Một số thực phẩm nên cho trẻ sử dụng bao gồm: Dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu vừng, mật ong, trứng, bông cải xanh, súp lơ trắng, gừng, bột yến mạch,…
  • Thực phẩm giàu chất xơ: Những loại thức ăn giàu chất xơ có tác dụng giúp phòng ngừa táo bón, giảm áp lực lên dạ dày và giúp giảm đau bụng hiệu quả. Vì vậy cha mẹ nên tích cực cho trẻ sử dụng những thực phẩm như: Táo, chuối, đu đủ, cà rốt, rau cải bắp, củ cải, rau chân vịt,…
  • Thực phẩm cung cấp dinh dưỡng: Nhóm thực phẩm này không chỉ giúp cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ mà còn góp phần giúp hệ tiêu hóa của trẻ luôn khỏe mạnh. Một số thực phẩm giàu đạm và protein cha mẹ nên tích cực cho trẻ sử dụng bao gồm: Thịt lợn, thịt bò, thịt gà, cá, trứng,…
  • Thực phẩm giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày: Để bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi sự tấn công của acid, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ những thực phẩm có khả năng thấm hút dịch vị trong dạ dày như: Bánh mì, bột gạo, bột sắn, gạo nếp, khoai lang, khoai tây… Nhóm thực phẩm này còn có tác dụng giúp giảm đau bụng, dễ tiêu hóa và cung cấp nguồn năng lượng cho cơ thể suốt cả ngày.
  • Thực phẩm giúp kháng viêm, diệt khuẩn: Cần tích cực cho trẻ sử dụng nhóm thực phẩm có tác dụng kháng viêm diệt khuẩn nếu trẻ bị viêm dạ dày Hp. Những thực phẩm như: Mật ong, cam thảo, nghệ, gừng, tỏi, dầu dừa, dầu oliu,… sẽ có tác dụng hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn Hp, giúp chữa lành các vết loét bên trong niêm mạc và tăng cường sức đề kháng cho trẻ luôn khỏe mạnh.
  • Thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn: Sữa chua, súp miso, sữa yakult,… là những loại thực có chứa nhiều acid lactic, có có tác dụng kìm hãm sự phát triển và lan nhanh của vi khuẩn H.Pylori. Ngoài ra, sữa chua còn tăng cường bổ sung lợi khuẩn probiotic giúp hỗ trợ tiêu hóa, giảm các triệu chứng ợ nóng, ợ hơi và khó chịu ở dạ dày. Do đó, phụ huynh nên cho trẻ ăn sữa chua khoảng 1-2 hộp/ngày vào bữa sáng và trưa để giúp hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh.
Cha mẹ có thể cho trẻ sử dụng sữa chua để cung cấp lợi khuẩn
Cha mẹ có thể cho trẻ sử dụng sữa chua để cung cấp lợi khuẩn

Trẻ bị viêm niêm mạc dạ dày nên tránh ăn gì?

Bên cạnh những thực phẩm nên sử dụng cũng có những món ăn cha mẹ nên tránh cho trẻ dùng. Bởi nó có thể tác động xấu đến niêm mạc dạ dày khiến các vết loét trở nên nghiêm trọng hơn.

Dưới đây là một số loại thực phẩm cha mẹ không nên cho trẻ sử dụng:

  • Thức ăn khó tiêu: Nhóm thức ăn này có thể khiến cho dạ dày của người bệnh khó tiêu hóa. Thời gian tiêu hóa lâu sẽ làm tăng các triệu chứng như đầy bụng, ợ hơi, ợ chua, chướng bụng. Vì vậy cha mẹ nên hạn chế cho trẻ sử dụng những thức ăn như: ngô, nấm, cà chua hầm, đậu khô, cây họ đậu,…
  • Thức ăn cay nóng: Thực phẩm cay nóng sẽ kích thích niêm mạc dạ dày, khiến các vết loét ngày càng nghiêm trọng hơn. Một số thực phẩm cần tránh bao gồm: Ớt, tiêu, tương ớt, mù tạt,…
  • Thực ăn nhiều dầu mỡ: Đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ làm tăng áp lực cho dạ dày. Từ đó khiến dạ dày tiết thêm nhiều acid hơn. Mặc dù trẻ có xu hướng thích những món đồ chiên rán nhiều dầu mỡ như khoai tây chiên, gà rán, thịt quay, xúc xích rán… Tuy nhiên cha mẹ nên hạn chế cho trẻ sử dụng.
  • Thức ăn nhanh, đồ đóng hộp: Thức ăn nhanh và đồ đóng hộp thường chứa chất bảo quản, gia vị, nhiều chất béo, ít chất xơ, điều này có thể làm tăng lượng acid trong dạ dày, kích thích lớp niêm mạc gây ra những triệu chứng như đau bụng, nóng rát, ợ chua, thậm chí còn làm tăng nguy cơ bị ung thư dạ dày.
  • Thức ăn nhiều đường, muối: Sử dụng những thực phẩm chứa nhiều đường hoặc muối sẽ thúc đẩy cho vi khuẩn Hp phát triển. Loại vi khuẩn này là sẽ gây ra các ổ viêm loét bên trong dạ dày, làm tăng nguy cơ bị ung thư dạ dày. Vì vậy hãy hạn chế cho trẻ dùng các loại bánh, kẹo, mứt, hoa quả sấy, cá khô, bim bim, các loại mắm và những đồ ăn vặt khác.

Những chú ý trong cách chăm sóc trẻ bị viêm dạ dày

Để giúp quá trình điều trị bệnh diễn ra hiệu quả và phòng ngừa tái phát, việc chăm sóc trẻ bị viêm dạ dày ruột cấp đòi hỏi cha mẹ cần chú ý những vấn đề như sau:

Cha mẹ cần chú ý cho trẻ ăn uống, sinh hoạt khoa học
Cha mẹ cần chú ý cho trẻ ăn uống, sinh hoạt khoa học
  • Khi trẻ em bị viêm dạ dày Hp, cha mẹ cần chú ý cho trẻ sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về sử dụng hoặc thay đổi liều lượng để tránh làm ảnh hưởng đến hiệu quả trị bệnh.
  • Đối với trẻ bị viêm dạ dày do dùng quá nhiều thuốc kháng viêm, cha mẹ cần tránh cho trẻ sử dụng các loại thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm không steroids, kể cả thuốc chứa Ibuprofen, Aspirin hay các loại thuốc khác cùng nhóm.
  • Chú ý cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, nên chia nhỏ bữa ăn thành 5-6 bữa/ngày để tránh gây áp lực cho dạ dày.
  • Phụ huynh cũng không nên cho trẻ ăn quá no, gây sức ép về vấn đề ăn uống có thể khiến cảm thấy khó chịu, căng thẳng, khiến tình trạng viêm dạ dày ngày càng nghiêm trọng hơn.
  • Không cho trẻ uống nước trong lúc ăn cơm, nên khuyến khích trẻ ăn chậm, nhai kỹ để giúp quá trình tiêu hóa đạt hiệu quả tốt hơn.
  • Nên cho trẻ dùng các món ăn mềm như canh, súp, cháo,… để giúp dạ dày tiêu hóa thức ăn được dễ hơn. Đồng thời hạn chế những thực phẩm cứng, nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, chứa nhiều gia vị gây khó tiêu hóa.
  • Không gây áp lực cho trẻ về chuyện học hành, sinh hoạt, tạo tâm lý thoải mái để giúp quá trình điều trị bệnh diễn ra tốt hơn.
  • Xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh, cho trẻ đi ngủ sớm, không thức khuya, không chơi điện tử quá khuya.
  • Cho trẻ tham gia một số bộ môn thể thao lành mạnh như bơi lội, cầu lông, đạp xe, chạy bộ,… để giúp tăng cường sức đề kháng và phòng ngừa nhiều bệnh tật.
  • Khuyến khích trẻ uống nhiều nước để giúp quá trình tiêu hóa diễn ra tốt hơn, đồng thời giúp đảm bảo cho các hoạt động của cơ thể.
  • Chỉ nên thực hiện nội soi dạ dày cho trẻ khi thực sự cần thiết. Vì cơ thể trẻ vẫn còn rất yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu của việc nội soi. Quá trình này chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa.

Như vậy bài viết trên đây đã giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về vấn đề trẻ bị viêm dạ dày. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp cha mẹ có được thêm nhiều kiến thức hữu ích. Từ đó biết được cách xử lý đối với tình trạng viêm dạ dày ở trẻ em. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, ngay khi phát hiện con có những dấu hiệu bất thường, cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và xây dựng phác đồ điều trị thích hợp. 

Phương pháp chữa & điều trị

Bệnh lý liên quan

Câu hỏi thường gặp

Đăng ký tư vấn với chuyên gia