Viêm họng liên cầu khuẩn: Nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh bệnh hiệu quả

Ngày cập nhật: 11/04/2024 Biên tập viên: Thu Hà
5/5 - (3 bình chọn)

Viêm họng liên cầu là tình trạng niêm mạc họng bị nhiễm trùng do vi khuẩn liên cầu gây ra. Tình trạng này có mức độ nguy hiểm cao hơn viêm họng do virus, bệnh có thể khởi phát đột ngột và phát sinh nhiều biến chứng nghiêm trọng. Cùng tìm hiểu những nguyên nhân gây bệnh cũng như cách phòng chữa bệnh ngay sau đây.

Bệnh viêm họng liên cầu là gì?

Viêm họng liên cầu khuẩn là gì được nhiều người thắc mắc. Theo chuyên gia, viêm họng liên cầu là tình trạng niêm mạc họng bị nhiễm trùng do liên cầu khuẩn là Streptococcus gây nên. Đây là một trong số các thể bệnh viêm họng thường gặp và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm.

Viêm họng liên cầu do vi khuẩn Streptococcus gây ra
Viêm họng liên cầu do vi khuẩn Streptococcus gây ra

Bệnh không chỉ gây viêm nhiễm, sưng đỏ ở niêm mạc và còn gây ra giả mạc màu trắng nên nó còn có tên gọi khác là viêm họng trắng. Triệu chứng của bệnh khá đột ngột và tiến triển khá nhanh nên nhiều người bệnh thường không kiểm soát được, gây khó khăn trong điều trị.

Người bệnh khi bị viêm họng liên cầu cần điều trị ít nhất 10 ngày. Nếu không kịp thời chữa trị, bệnh có thể lan ra nhiều bộ phận trên cơ thể và gây nhiều biến chứng khó lường.

Nguyên nhân gây bệnh viêm họng liên cầu

Bệnh viêm họng liên cầu gây ra bởi vi khuẩn Streptococcus pyogenes hoặc liên cầu khuẩn nhóm A, còn gọi là viêm họng liên cầu tan huyết nhóm A. Đây là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh viêm họng liên cầu. Vi khuẩn này có thể lây nhiễm qua tiếp xúc trực tiếp hoặc tiếp xúc gián tiếp với dịch tiết hô hấp của người nhiễm bệnh.

Bệnh viêm họng liên cầu gây ra bởi vi khuẩn Streptococcus pyogenes hoặc liên cầu khuẩn nhóm A
Bệnh viêm họng liên cầu gây ra bởi vi khuẩn Streptococcus pyogenes hoặc liên cầu khuẩn nhóm A

Ngoài, các yếu tố sau đây có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm họng liên cầu như:

  • Trẻ em từ 5 – 15 tuổi.
  • Những đối tượng không vệ sinh cơ thể sạch sẽ.
  • Tiếp xúc gần với những người bệnh có liên quan đến đường hô hấp.
  • Hệ miễn dịch yếu.
  • Người sống trong điều kiện môi trường bị ô nhiễm nặng.

Triệu chứng nhận biết

Sau khi vi khuẩn Streptococcus xâm nhập vào bên trong cơ thể, khoảng 2 – 4 ngày sau người bệnh mới thấy xuất hiện những triệu chứng. Dựa vào mức độ nhiễm trùng mà triệu chứng của mỗi người bệnh sẽ khác nhau. Người bệnh có thể nhận biết viêm họng liên cầu thông qua những triệu chứng sau:

  • Đau họng: Người bệnh sẽ thấy đau rát ở họng với tần suất nhiều khiến việc ăn uống, nói chuyện khó khăn hơn.
  • Hôi miệng: Vi khuẩn ở vòm họng sẽ gây mùi hôi khó chịu ở miệng. Với mỗi trường hợp, mức độ hôi miệng sẽ khác nhau.
  • Sưng hạch bạch huyết: Khi dùng tay sờ vào bạn sẽ thấy có chút đau. Vị trí hạch bạch huyết dễ bị sưng nhất là sau tai, dưới xương hàm hoặc vùng cổ dưới cằm,…
Người bệnh có thể bị đau họng, sưng hạch
Người bệnh có thể bị đau họng, sưng hạch
  • Lưỡi nổi hạt: Khi mắc bệnh viêm họng liên cầu, ở lưỡi người bệnh sẽ xuất hiện những hạt li ti màu đỏ và gây ra cảm giác khó chịu.
  • Sưng amidan: Quan sát kỹ bạn sẽ thấy lớp niêm mạc amidan bị xung huyết kèm đau nhức, sưng. Bên ngoài lớp niêm mạc cũng có thể xuất hiện vết mủ kéo dài.
  • Triệu chứng khác: Người bệnh cũng có thể bị đau đầu, sốt cao, sốt ban đỏ, chảy nước mũi, ho khan, ho có đờm,…

Bệnh viêm họng liên cầu khuẩn có nguy hiểm không?

Bệnh có mức độ nguy hiểm hơn rất nhiều so với các thể viêm họng khác. Tuy nhiên nếu được điều trị đúng cách, bệnh vẫn có thể xử lý được sau 10 – 15 ngày. Ngược lại, nếu chủ quan và không chữa trị kịp thời người bệnh có thể gặp phải những biến chứng như:

  • Nhiễm trùng lan rộng: Liên cầu khuẩn lây lan đến nhiều vị trí trên cơ thể và gây ra những biến chứng như: Bệnh thấp tim, bệnh Osler, bệnh viêm thận hay bệnh viêm hạch mủ,…
  • Nhiễm trùng đường hô hấp: Vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng đường hô hấp và gây bệnh viêm tai, viêm thanh quản, viêm xoang, viêm tấy quanh amidan, viêm phế quản,…
  • Nhiễm trùng huyết: Nhiễm trùng huyết là biến chứng rất nguy hiểm và người bệnh cần được điều trị kịp thời để không nguy hiểm đến tính mạng.
Bệnh có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp
Bệnh có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp

Ngoài ra, bệnh viêm họng liên cầu còn khiến người bệnh mệt mỏi, cơ thể suy nhược, công việc bị ảnh hưởng và chất lượng cuộc sống suy giảm. Vậy nên người bệnh cần phát hiện bệnh và điều trị sớm để nhanh chóng đẩy lùi viêm họng liên cầu.

Chẩn đoán viêm họng liên cầu

Để chẩn đoán viêm họng liên cầu, các bác sĩ sẽ thực hiện theo 2 cách sau:

Chẩn đoán xác định

Việc thực hiện chẩn đoán sẽ dựa vào:

  • Các triệu chứng như sốt cao, đau cổ họng, tổn thương thực thể ở vùng niêm mạc họng.
  • Dùng tăm bông lấy dịch ở cổ họng và soi cấy tìm thấy liên cầu khuẩn tan huyết beta nhóm A.
  • Xét nghiệm máu và nhận thấy bạch cầu tăng từ 10.000 – 12.000, tốc độ lắng máu cũng cao hơn.

Chẩn đoán phân biệt

Các bác sĩ sẽ phân biệt viêm họng liên cầu với các bệnh khác gồm:

  • Bệnh tăng bạch cầu đơn nhân: Bệnh có triệu chứng loét ở cổ họng kèm giả mạc trắng giống với bệnh viêm họng liên cầu. Các bác sĩ sẽ phân biệt bằng cách theo dõi thể trạng suy nhược, hạch cổ sưng to hoặc tế bào đơn nhân trong máu có tăng không?
  • Bệnh bạch hầu: Bệnh bạch hầu gây giả mạc gắn chặt vào niêm mạc họng và chảy máu khi bóc ra. Bệnh có thể gây sưng ở cằm và cổ.

Cách điều trị viêm họng liên cầu khuẩn tốt nhất

Sau khi chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị viêm họng liên cầu khuẩn phù hợp nhất. Người bệnh có thể áp dụng mẹo tại nhà, dùng thuốc Tây y hoặc thuốc Đông y để chữa bệnh.

Dùng thuốc Tây y

Thuốc Tây được sử dụng phổ biến trong chữa bệnh viêm cầu khuẩn. Thuốc giúp loại bỏ tác nhân gây bệnh nhanh chóng và cải thiện các triệu chứng. Các loại thuốc Tây thường được sử dụng chữa viêm họng gồm:

Thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh giúp ức chế hoạt động của liên cầu và loại bỏ những tác nhân gây nhiễm trùng. Đây là thuốc đặc trị và mang đến hiệu quả cao trong chữa bệnh.

Các thuốc Tây y chữa bệnh viêm họng khá hiệu quả
Các thuốc Tây y chữa bệnh viêm họng khá hiệu quả
  • Amikacin: Thuốc giúp ức chế quá trình tổng hợp protein và thường được dùng bằng cách tiêm bắp hoặc truyền tĩnh mạch.
  • Cefalotin: Thuốc là kháng sinh thế hệ 1 hoạt động bằng việc ức chế quá trình tổng hợp vách tế bào và tiêu diệt vi khuẩn.
  • Amoxicillin: Thuốc được dùng với những trường hợp nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và dùng liên tục từ 7 – 10 ngày.

XEM THÊM

Thuốc điều trị triệu chứng

Một số thuốc điều trị triệu chứng như thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau,… được dùng bên cạnh bên cạnh việc dùng thuốc kháng sinh giúp người bệnh thoải mái hơn, dễ chịu hơn.

  • Acetaminophen: Thuốc giúp hạ sốt và giảm đau và khá an toàn, phù hợp cho viêm họng liên cầu ở trẻ và người lớn.
  • Thuốc SMC: Thuốc dùng bôi vào niêm mạc họng giúp giảm viêm và làm mát họng, từ đó hết đau rát, người bệnh dễ chịu hơn.
  • Thuốc kháng viêm: Với những ai bị viêm nhiễm, phù nề nặng ở lớp niêm mạc họng thì sẽ được kê đơn thuốc kháng viêm. Thuốc Alphachymotrypsin là thuốc phổ biến nhất và không nên dùng cùng Aspirin, thuốc chống viêm không steroid.
  • Viên uống bổ sung: Một số viên uống bổ sung vitamin C hoặc kẽm giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể sẽ được bác sĩ kê đơn giúp nâng cao hiệu quả chữa bệnh.

Khi dùng thuốc Tây chữa bệnh, bạn cần tuân theo hướng dẫn và uống đúng liều bác sĩ chỉ định. Không nên lạm dụng hoặc tự ý thay đổi liều lượng vì có thể khiến bệnh lâu khỏi và ảnh hưởng đến sức khỏe.

Giải pháp xử lý viêm họng liên cầu tại nhà

Khi bị viêm họng liên cầu, người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, sức đề kháng suy giảm. Lúc này một số biện pháp tại nhà sẽ giúp giảm đau họng, người bệnh dễ chịu hơn và nâng cao hiệu quả điều trị. Một số cách chữa bệnh tại nhà gồm:

  • Nghỉ ngơi nhiều hơn: Bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý để cơ thể phục hồi, sức đề kháng tăng cường và chống lại vi khuẩn.
  • Uống nước từ thảo mộc: Nước uống như mật ong, gừng, sả, bạc hà sẽ giúp giảm đau họng hiệu quả. Bạn nên uống mỗi ngày một cốc để thấy bệnh giảm dần.
  • Uống nhiều nước: Nước lọc rất tốt cho sức khỏe, bạn nên uống 1 – 2 lít mỗi ngày. Chú ý người bệnh nên uống nước ấm thay vì nước lạnh, nước đá.
Người bệnh nên uống nhiều nước để nâng cao hiệu quả điều trị
Người bệnh nên uống nhiều nước để nâng cao hiệu quả điều trị
  • Súc miệng nước muối: Mỗi ngày bạn nên dùng nước muối để sát trùng, khử khuẩn cho cổ họng.

Giải pháp chữa viêm họng liên cầu bằng Đông y

Thuốc Tây giúp chữa bệnh viêm họng liên cầu khuẩn an toàn, lành tính và mang đến hiệu quả cao. Người bệnh có thể tham khảo những bài thuốc Đông y chữa bệnh ngay sau đây:

Bài thuốc số 1

Dược liệu gồm:

  • Xạ can: Vị thuốc này có tính mát, giải độc, tán huyết và tiêu diệt vi khuẩn phế cầu, liên cầu tan máu, tăng khả năng chống chọi với bệnh.
  • Bán biên liên: Thuốc vị cay, tính bình giúp thanh nhiệt, giải độc, hiệu quả với những ai bị đau họng, viêm họng.
  • Bồ công anh: Giúp giảm phù nề ở thanh quản cũng như niêm mạc họng.
  • Sói rừng: Chống viêm nhiễm, hạ sốt, giải độc.

Người bệnh có thể kết hợp 4 vị thuốc trên để tạo thành bài thuốc chữa bệnh viêm họng gây ra bởi liên cầu khuẩn. Cách sắc và dùng sẽ tùy thuộc vào từng người bệnh khác nhau, bạn nên đến những địa chỉ uy tín để được khám và bốc thuốc.

Bài thuốc số 2

Bài thuốc điều trị trong 3 giai đoạn chính:

  • Giai đoạn 1 gồm liên kiều, tang diệp, bồ công anh, tang bạch bì, kim ngân hoa, diếp cá. thanh đại diệp,… Công dụng là giúp tiêu viêm, giảm ho sốt, đau họng.
  • Giai đoạn 2 gồm bạc hà, quất hồng bì, liên kiều, hoàng kỳ, cam thảo,… giúp thanh nhiệt, loại bỏ độc tố và nâng cao sức khỏe, hệ miễn dịch.
  • Giai đoạn 3 gồm cam thảo, phật thủ, bách bộ, liên kiều, kỷ tử,… giúp nâng cao sức đề kháng, bồi bổ cơ thể và ngăn viêm họng liên cầu tái phát.

Bài thuốc số 3:

Liệu trình chữa bệnh gồm:

  • Thuốc đặc trị viêm họng với hoàng kỳ, quế chi, đẳng sâm, kha tử, cát cánh,… giúp tiêu đờm, bổ phế, phục hồi vùng cổ họng bị viêm nhiễm, tổn thương.
  • Thuốc tiêu viêm giải độc gồm kim ngân hoa, thục địa, bồ công anh,… giúp mát gan, giải độc, tái tạo niêm mạc bị tổn thương.

Chế độ ăn uống cho người bị viêm họng liên cầu

Viêm họng do liên cầu khiến cổ họng người bệnh đau rát, khó chịu, việc ăn uống trở nên khó khăn hơn. Nếu không chú ý, việc ăn uống có thể khiến bệnh viêm họng nặng hơn. Bạn đọc có thể tham khảo chế độ ăn uống cho người bị viêm họng liên cầu khuẩn như sau:

Thực phẩm tốt và nên ăn

Một số thực phẩm có thể giúp giảm đau rát họng cũng như đẩy lùi vi khuẩn có hại bên trong cơ thể như:

  • Những thực phẩm chứa nhiều vitamin C như cam, ổi, súp lơ xanh, cà chua, kiwi,…
  • Thực phẩm giúp bổ sung kẽm cho cơ thể như củ cải, hàu, nước dừa, cải xoăn,… giúp tăng sức đề kháng và làm lành tổn thương ở họng.
  • Những thực phẩm mềm, dễ nuốt sẽ giúp giảm đau họng và tốt cho đường tiêu hóa như cháo, súp, canh bí, canh xương,…
  • Những món ăn luộc mềm cũng rất tốt cho người bị viêm họng liên cầu.
  • Bổ sung nhiều nước lọc, nước trái cây mỗi ngày để cơ thể khỏe mạnh hơn.
Thức ăn mềm và lỏng tốt cho người bị viêm họng liên cầu
Thức ăn mềm và lỏng tốt cho người bị viêm họng liên cầu

Viêm họng do liên cầu khuẩn kiêng gì?

Một số thực phẩm không nên ăn khi bị viêm họng bao gồm:

  • Đồ uống, đồ ăn quá lạnh, ướp đá vì sẽ khiến niêm mạc bị tổn thương nhiều hơn.
  • Đồ uống có cồn, có gas cũng không được khuyến khích và người bệnh nên hạn chế.
  • Những thực phẩm chiên, nướng, đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ cũng không tốt cho người bệnh, gây kích thích niêm mạc họng.

Phòng ngừa bệnh viêm họng liên cầu

Bên cạnh việc dùng thuốc điều trị kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý, bạn cũng có thể phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh theo những hướng dẫn sau:

  • Đánh răng đúng cách 2 lần mỗi ngày để tiêu diệt những vi khuẩn có hại, gây bệnh. Sau khi điều trị khỏi bệnh người bệnh nên sử dụng bàn chải mới.
  • Vệ sinh tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh cũng như sau khi tiếp xúc với các vật dụng công cộng.
  • Hạn chế tiếp xúc và dùng chung đồ cá nhân với những người đang mắc bệnh về đường hô hấp.
  • Khi đến những nơi công cộng thì nên đeo khẩu trang và hạn chế nói chuyện, giao tiếp.
  • Luôn giữ ấm cơ thể vào mùa đông và dùng máy tạo độ ẩm với những người ngồi nhiều trong máy lạnh, điều hòa,…
  • Đi khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện được bệnh cũng như theo dõi tiến triển của bệnh.
  • Nhận biết bệnh sớm và không chủ quan trong quá trình điều trị bệnh.

Viêm họng liên cầu có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và rất khó điều trị. Vậy nên người bệnh cần chú ý khám chữa bệnh sớm, tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Không nên chủ quan, xem nhẹ bệnh và khiến sức khỏe suy giảm, chất lượng cuộc sống kém đi.

ĐỌC NHIỀU

Phương pháp chữa & điều trị

Bệnh lý liên quan

Triệu chứng liên quan

Câu hỏi thường gặp

Đăng ký tư vấn với chuyên gia