Chữa Viêm Tai Giữa Và Các Phương Pháp Hiệu Quả Nhất Hiện Nay
Chữa viêm tai giữa là vấn đề được nhiều người quan tâm. Căn bệnh không chỉ gây viêm, chảy mủ, đau tai mà còn có thể biến chứng nguy hiểm nếu như không được điều trị sớm. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về những cách điều trị bệnh phổ biến hiện nay.
Nguyên nhân gây viêm tai giữa do vi khuẩn xâm nhập và gây ra tình trạng viêm nhiễm tại vùng tai giữa. Căn bệnh có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng khác nhau. Hơn nữa bệnh có thể diễn tiến thành mãn tính hoặc biến chứng lây lan sang các thành phần khác trong tai. Điều trị viêm tai giữa cần phải thực hiện ngay khi phát hiện những dấu hiệu đầu tiên.
Chữa viêm tai giữa bằng thuốc Tây
Cách trị viêm tai giữa bằng thuốc Tây khá phổ biến hiện nay, đặc biệt là với các bệnh nhân ở giai đoạn cấp tính. Sử dụng thuốc với mục đích ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm, giảm đau nhanh.
Dưới đây là tổng hợp một số nhóm thuốc phổ biến nhất hiện nay:
- Nhóm thuốc kháng viêm: Tác dụng chính của nhóm thuốc này là ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm phát triển. Hiệu quả điều trị của thuốc có thể nhận thấy chỉ sau khi sử dụng vài giờ đồng hồ. Loại thuốc phổ biến nhất là NSAIDs, Corticoid,…
- Nhóm thuốc vệ sinh tai: Vệ sinh là vấn đề quan trọng hàng đầu của quá trình điều trị viêm tai giữa. Nhóm thuốc vệ sinh tai có tác dụng loại bỏ tác nhân gây ra căn bệnh. Một số loại thuốc được sử dụng nhiều như Ciprodex, Hydrocortison, Ofloxacin Otic,…
- Thuốc kháng Histamin: Tác dụng của thuốc là giúp thoáng khoang nhĩ. Nhờ vậy bệnh nhân sẽ nghe rõ hơn và giảm cảm giác đau nhức.
- Thuốc Otrivin: Thuốc có tác dụng co mạch và tiêu viêm. Phổ biến nhất hiện nay là các loại thuốc Polydexa, Fexin, Cortiphenicol,…
Cách trị viêm tai giữa bằng thuốc Tây cần phải tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh không được tự ý tăng giảm liều lượng thuốc để đảm bảo hiệu quả và hạn chế tác dụng phụ.
Chữa viêm tai giữa bằng can thiệp ngoại khoa
Bệnh nhân ở giai đoạn nặng thường được bác sĩ chỉ định các phương pháp can thiệp ngoại khoa.
- Phẫu thuật: Chỉ định với bệnh nhân viêm tai giữa có dị tật ở tai hoặc viêm tai giữa mãn tính. Với các trường hợp này bác sĩ sẽ thực hiện tiểu phẫu để rạch và lưu dịch ra ngoài.
- Đặt ống thông khí màng nhĩ: Phương pháp được chỉ định để đảm bảo sự thông khí giữa tai giữa và tai ngoài, đồng thời ngăn chặn ứ dịch phía sau màng nhĩ để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng.
- Thổi bóng bơm vòi nhĩ Otovent: Liệu pháp bơm khí để tăng áp lực cho khoang mũi, đưa không khí tới tai giữa. Nhờ đó cân bằng áp lực và giúp thoát dịch hiệu quả hơn. Đây là phương pháp khá an toàn và hầu như không cần phải sử dụng thêm thuốc.
Bác sĩ chuyên khoa đánh giá, thủ thuật can thiệp ngoại khoa giúp bệnh nhân khỏi hẳn sau 1 tháng. Bệnh cũng sẽ không tái phát sau khi thực hiện các phương pháp này. Tuy nhiên can thiệp ngoại khoa chữa viêm tai giữa thường có mức chi phí khá cao.
Bên cạnh đó việc chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật cũng hết sức cần thiết. Vấn đề viêm nhiễm sẽ xuất hiện nếu như không được xử lý đúng cách và khoa học.
Điều trị viêm tai giữa bằng thuốc Đông y
Chữa viêm tai giữa bằng thuốc nam chủ yếu sử dụng các dược liệu tự nhiên. Vì thế quá trình điều trị không gây ra tác dụng phụ. Bên cạnh đó việc dùng thuốc còn có tác dụng điều hòa khí huyết và bồi bổ cơ thể, cải thiện sức khỏe.
Dưới đây là những bài thuốc điều trị viêm tai giữa cấp được nhiều bệnh nhân lựa chọn:
Bài thuốc thể tỳ hư thấp nhiệt
Bài thuốc được áp dụng với đối tượng bệnh nhân là trẻ nhỏ. Triệu chứng thường gặp phải là xuất hiện mủ kéo dài, mạch hoãn nhược, trẻ quấy khóc.
- Chuẩn bị: Hoài sơn (12g), trạch tả (12g), cốc ma (12g), bạch thượng (8g), bạch biến đậu (8g), bạch linh (8g), hoàng liên (8g), thuyền thoái (8g).
- Hướng dẫn cách thực hiện: Dược liệu rửa sạch cho vào sắc kỹ cùng với nước cho tới khi lượng nước thuốc còn lại khoảng 1 nửa thì chắt ra uống hàng ngày.
Bài thuốc cần được thực hiện kiên trì mới có hiệu quả. Người bệnh không được tự ý thêm hoặc giảm dược liệu.
Bài thuốc thể âm hư hỏa thượng viêm
Chữa viêm tai giữa bằng bài thuốc thể âm hư hỏa thượng viêm được chỉ định với người lớn tuổi. Biểu hiện là thường suy giảm chức năng nghe đồng thời bị hoa mắt chóng mặt. Ngoài ra bệnh nhân có thể có biểu hiện mạch tế sác, lưỡi khô.
- Chuẩn bị: Sinh địa (12g), mộc thông (12g), cam thảo (12g), xa tiền tử (8g), đương quy (8g), hoàng cầm (8g).
- Hướng dẫn cách thực hiện: Sắc dược liệu với khoảng 7 bát nước trong khoảng thời gian nửa giờ đồng hồ. Nước thuốc sau đó được chắt ra và uống trong ngày.
Chữa viêm tai giữa bằng bài thuốc thể can kinh thấp nhiệt
Bài thuốc được chỉ định với bệnh nhân có tình trạng tai chảy mủ kéo dài. Dịch mủ thường có màu vàng nhạt, hơi loãng và có mùi hôi tanh. Bệnh nhân còn có dấu hiệu đau nhức khoang nhĩ ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống.
- Chuẩn bị: Chi tử (10g), ngưu bàng (10g), sài hồ (10g), quy đầu (10g), mộc thông (10g), ý dĩ (10g), sinh địa (10g).
- Hướng dẫn cách thực hiện: Cho toàn bộ dược liệu vào sắc chung với khoảng 1500ml nước. Khi lượng nước còn lại khoảng ⅓ thì chắt nước ra và uống trong ngày.
ĐỌC THÊM: Tổng hợp 11 loại thuốc trị viêm tai giữa hiệu quả nhất
Chữa viêm tai giữa bằng thuốc dân gian ngay tại nhà
Bệnh nhân viêm tai giữa cấp có thể sử dụng các mẹo chữa viêm tai giữa dân gian ngay tại nhà. Phương pháp đơn giản, an toàn và cũng rất tiết kiệm chi phí.
Cách chữa viêm tai giữa bằng bài thuốc từ lá mơ
Lá mơ có vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt cơ thể và giải độc hiệu quả. Nghiên cứu cho thấy trong thành phần của lá mơ có chứa nhiều chất giúp tiêu viêm, giảm mủ và cải thiện tình trạng đau nhức. Vì vậy bài thuốc chữa viêm tai giữa từ lá mơ được nhiều bệnh nhân lựa chọn.
Chuẩn bị: 4 lá mơ sạch.
Thực hiện:
- Lá mơ đem rửa sạch đất cát, có thể ngâm với nước muối loãng trong thời gian 15 phút. Sau đó thực hiện vớt lá ra ngoài và để cho ráo nước.
- Mang lá mơ đi hơ nóng với lửa sau đó vò lá thật nhỏ để nhét vào bên tai bị viêm.
- Sau thời gian lá mơ sẽ hút sạch dịch mủ còn tồn tại trong tai.
- Bài thuốc cần được thực hiện vào buổi tối trước khi đi ngủ và mỗi ngày 1 lần.
Lưu ý: Người bệnh không nên lạm dụng phương pháp này do lá mơ không thể điều trị triệt để ổ viêm.
Phèn chua chữa viêm tai giữa hiệu quả
Cách điều trị viêm tai giữa bằng phèn chua giúp sát khuẩn, giảm đau rát. Các hoạt chất trong phèn cũng giúp giảm tình trạng chảy máu ở tai. Phương pháp hỗ trợ điều trị một số vấn đề về thính giác do chứng viêm tai giữa gây ra.
Chuẩn bị: Phèn chua (100g), ngũ bột tử (100g), nước muối sinh lý.
Thực hiện:
- Ngũ bột tử, phèn chua cần cho vào dụng cụ và mang đun trên bếp. Đun tới khi phèn chua tan và quyện đều với bột thì dừng lại.
- Hỗn hợp đã đun cần được mang đi nghiền nhỏ và bảo quản khô ráo.
- Sử dụng tăm bông có nước muối sinh lý vệ sinh tai, sau đó sử dụng giấy đặt hỗn hợp bột đã chuẩn bị và thổi vào phía trong tai bị bệnh.
- Bài thuốc nên được thực hiện mỗi ngày 2 lần và kéo dài trong 3 ngày liên tiếp để thấy hiệu quả.
Chữa viêm tai giữa đơn giản bằng rau diếp cá
Rau diếp cá có mùi tanh, vị chua, tác dụng thanh nhiệt cơ thể và đào thải độc tố. Trong thành phần của loại rau có chứa các chất giúp tiêu viêm, kháng khuẩn. Vì vậy rau diếp cá là dược liệu được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh viêm tai giữa ở người trưởng thành.
Chuẩn bị: Rau diếp cá (30g), táo đỏ (10g).
Thực hiện:
- Rau diếp cá sau khi rửa thật sạch cần đem đi phơi khô.
- Sử dụng rau diếp cá khô và táo đỏ để đun với khoảng 600ml nước. Đun nhỏ lửa cho tới khi lượng nước còn lại bằng ⅓ lượng nước ban đầu thì dừng lại.
- Dùng nước rau diếp cá và táo đỏ để uống trong ngày.
- Bài thuốc cần được sử dụng cho tới khi các biểu hiện của bệnh thuyên giảm thì dừng lại.
Chữa viêm tai giữa bằng bài thuốc từ cây sống đời
Cây sống đời được đánh giá là thảo dược có tính mát, vị nhạt. Tác dụng của loài cây này là kháng viêm, diệt khuẩn và chữa lành vết thương. Loài cây được bệnh nhân viêm tai giữa sử dụng phổ biến trong việc điều trị.
Chuẩn bị: Lá cây sống đời (10g), muối hạt.
Thực hiện:
- Lá cây sống đời đem đi rửa thật sạch và vớt ra để cho ráo nước.
- Cho lá cây đã ráo nước vào cối giã nhỏ, khi giã cho thêm một lượng muối hạt.
- Lọc phần lá cây đã giã lấy nước cốt và dùng tăm bông chấm dung dịch và thấm vào tai.
- Bài thuốc cần được thực hiện liên tục trong khoảng 1 tuần để đạt hiệu quả.
Lưu ý khi áp dụng các cách chữa viêm tai giữa
Bệnh viêm tai giữa thường nguy hiểm khi không được điều trị kịp thời. Người bệnh cần được thăm khám và chẩn đoán ngay khi xuất hiện những biểu hiện đầu tiên. Dưới đây là một số lưu ý khi bệnh nhân áp dụng các phương pháp điều trị bệnh:
- Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối phác đồ điều trị và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Việc tự ý thay đổi loại thuốc hay liều lượng có thể dẫn tới những ảnh hưởng nguy hiểm.
- Phương pháp Đông y chữa viêm tai giữa cần 1 quá trình điều trị lâu dài, bệnh nhân cần kiên trì mới có hiệu quả.
- Hiệu quả của bài thuốc dân gian còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người. Do vậy nếu sau 1 thời gian áp dụng không thấy cải thiện, bệnh nhân cần ngưng dùng thuốc và tham khảo thêm các cách điều trị khác.
- Bệnh nhân không nên lạm dụng bất kỳ bài thuốc nào. Việc sử dụng kéo dài có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn.
- Khi có bất kỳ biểu hiện đau nhức tai, chảy mủ kéo dài cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị triệt để.
Chữa viêm tai giữa cần được người bệnh thực hiện ngay khi xuất hiện dấu hiệu đầu tiên. Bệnh nhân nên tới gặp bác sĩ chuyên khoa uy tín để được tư vấn và có phương hướng điều trị tốt nhất.
ĐỪNG BỎ QUA: