Viêm tai giữa là bệnh gì? Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị
Viêm tai giữa là bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và dễ để lại biến chứng nếu không được thăm khám phát hiện sớm và điều trị. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ chi tiết về căn bệnh viêm tai giữa, dấu hiệu, nguyên nhân cũng như cách điều trị an toàn, hiệu quả.
Viêm tai giữa là bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và dễ để lại biến chứng nếu không được thăm khám phát hiện sớm và điều trị. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ chi tiết về căn bệnh viêm tai giữa, dấu hiệu, nguyên nhân cũng như cách điều trị an toàn, hiệu quả.
Viêm tai giữa là bệnh gì? Phân loại bệnh
Tai có cấu tạo vô cùng đặc biệt, chia làm 3 phần chính bao gồm tai trong, tai ngoài và tai giữa:
- Tai giữa nằm ở trung tâm nên đóng vai trò cực kỳ quan trọng.
- Bộ phận này nằm ngay phía trong của màng nhĩ và giống như một chiếc hộp chứa đầy khí. Tai giữa còn có chứa những xương tai nhỏ có tác dụng truyền âm thanh và rung động.
- Ngoài ra, bộ phận thông giữa tai với họng được gọi là vòi nhĩ.
Viêm tai giữa là bệnh lý xảy ra ở vị trí tai giữa khiến cho người mắc bệnh đau đớn và khó chịu. Nguyên nhân gây đau đớn là do chất dịch và viêm nhiễm tích tụ ở trong tai. Đây là tình trạng tổn thương hay viêm nhiễm trên toàn bộ hệ thống xương chũm và hòm nhĩ.
Có hai dạng viêm tai giữa phổ biến bao gồm:
Viêm tai giữa cấp tính
Bệnh viêm tai giữa cấp tính thường có số lượng người mắc chủ yếu là trẻ em. Nguyên nhân mắc bệnh thường do nhiễm khuẩn ở đường hô hấp. Đặc biệt, các bệnh dễ bị biến chứng lên viêm tai giữa đó là bệnh bạch cầu, ho gà, cúm, sởi,…
Viêm tai giữa cấp tính diễn ra với thời gian ngắn, khoảng 3 tháng. Sau đó các triệu chứng sẽ được giảm nhanh nếu được phát hiện và điều trị sớm.
Các dạng viêm tai giữa cấp tính phổ biến đó là:
- Viêm tai giữa cấp tính có mủ
- Viêm tai giữa cấp tính gây hoại tử
- Viêm tai giữa cấp tính xung huyết
- Viêm tai giữa cấp tính có xuất tiết dịch thấm
Viêm tai giữa mạn tính
Viêm tai giữa mạn tính là hiện tượng tương đối nguy hiểm. Tình trạng viêm xảy ra không chỉ nằm ở tai giữa như cấp tính mà viêm còn lan sang sào bào, vị trí thượng nhĩ, xương chũm trong tai.
Thời gian diễn ra bệnh thường kéo dài trên 3 tháng và có chảy mủ bên trong. Điều trị viêm tai giữa mạn tính khó hơn và tốn nhiều thời gian hơn so với viêm tai giữa cấp tính.
Các dạng viêm tai giữa mạn tính đó là:
- Viêm tai giữa mạn tính có mủ nhầy
- Viêm tai giữa mạn tính có mủ
- Viêm tai giữa mạn tính hồi viêm
Triệu chứng viêm tai giữa điển hình
Viêm tai giữa là căn bệnh có thể xảy ra ở cả người lớn lẫn trẻ em. Bệnh xảy ra khi có hiện tượng viêm sưng ở tai giữa cùng với các triệu chứng liên quan khác.
Biểu hiện viêm tai giữa ở người lớn
Người lớn khi mắc viêm tai giữa sẽ có những triệu chứng sau đây:
- Dấu hiệu nhận biết đầu tiên của bệnh đó là cảm thấy đau tai.
- Đôi khi người bệnh cảm nhận được hiện tượng nhói và giật giật ở trong tai.
- Một số trường hợp nặng hơn sẽ xuất hiện cơn đau nhức ở một bên đầu hoặc toàn bộ đầu. Do đau nhức khiến cho tai bị tê cứng, khi sờ vào tai cảm nhận được sưng đỏ và nóng rát.
- Dấu hiệu viêm tai giữa ở người lớn đó là ù tai khiến khả năng nghe bị giảm sút. Đôi lúc không nghe rõ hoặc nghe thấy tiếng ọc ọc trong tai như có nước.
- Tai bị chảy các dịch mủ hàng ngày hoặc theo từng đợt. Đặc biệt khi thay đổi thời tiết hoặc lúc giao mùa, dịch nhầy chảy ra sẽ nhiều lên.
- Khi người bệnh để ý dịch mủ sẽ thấy có màu vàng. Những bệnh nhân viêm tai nặng ở xương chũm còn kèm theo mùi hôi khó chịu ở dịch.
Khi xuất hiện các hiện tượng này, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế có thiết bị hiện đại để chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.
Triệu chứng viêm tai giữa ở trẻ em
Trẻ em là đối tượng rất dễ mắc bệnh do hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn toàn. Đặc biệt với các cha mẹ có con nhỏ, cần quan sát kỹ các dấu hiệu viêm tai giữa dưới đây và đi khám kiểm tra nếu có:
- Trẻ thường xuyên sốt cao từ 39 – 40 độ C và không giảm dù uống thuốc hạ sốt. Nặng hơn trẻ sẽ bị co giật.
- Thường hay quấy khóc, chán ăn hoặc ăn xong nôn trớ.
- Với trẻ nhỏ khi đau tai thường lắc đầu liên tục và đưa tay vào tai. Những trẻ lớn hơn sẽ thường xuyên kêu đau nhức trong tai.
- Trẻ bị rối loạn tiêu hóa, đi ngoài nhiều, phân lỏng cùng với sốt cao.
- Trằn trọc khó ngủ và luôn cảm thấy khó chịu khi nằm xuống.
- Những em bé thường không giữ được thăng bằng tốt nên nghiêng đầu sang một bên để biểu thị đau nhức.
- Phản ứng chậm với âm thanh.
Đối với trẻ em, viêm tai giữa rất nhanh chuyển biến sang dạng nặng hơn. Do đó, cha mẹ cần để ý kỹ và kịp thời đưa trẻ đi khám. Bởi thời gian chuyển biến nặng chỉ diễn ra sau 2 – 3 ngày, màng nhĩ sẽ bị thủng và tiết ra mủ chảy ngoài lỗ tai.
Nguyên nhân viêm tai giữa
Nguyên nhân chính gây hiện tượng viêm phổ biến đó là do virus và vi khuẩn. Các mầm bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào tai thông qua vòi nhĩ. Từ đó gây ra hiện tượng viêm tai giữa.
Bên cạnh đó, các tác nhân bên ngoài gây viêm có thể kể đến như:
- Vòi nhĩ thông từ họng lên tai giữa nằm ngang khiến các vi khuẩn dễ xâm nhập hơn, nhất là trẻ em.
- Hệ thống miễn dịch, bạch huyết tại hầu họng còn yếu gây ra viêm.
- Mắc các bệnh về viêm họng, viêm đường hô hấp nhưng không được điều trị dứt điểm dẫn tới các biến chứng viêm tai giữa. Một số bệnh có thể kể đến như viêm họng, viêm amidan, viêm V.A,…
- Thay đổi môi trường, nhiệt độ, không khí hoặc do môi trường quá ô nhiễm làm cho vi khuẩn sinh sôi.
- Không vệ sinh tai thường xuyên hoặc hay để nước lọt vào tai mỗi khi tắm gội.
- Ngoài ra, viêm tai giữa cũng có thể khởi phát từ những chấn thương hoặc áp lực lên tai.
- Cấu trúc xương tai không ổn định kèm theo các độc tố vi khuẩn gây hại.
- Thể trạng của bệnh nhân yếu, đặc biệt là người suy dinh dưỡng, suy nhược cơ thể.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh
Ngoài nguyên nhân do vi khuẩn, virus gây viêm tai giữa, những yếu tố làm tăng quá trình mắc bệnh và khiến bệnh phát triển nhanh hơn bao gồm:
- Độ tuổi: Những trẻ nằm trong độ tuổi từ 6 – 24 tháng rất dễ bị nhiễm trùng tai. Nguyên nhân là do kích thước hình dạng ống Eustachian khác với người trưởng thành khiến cho hệ thống miễn dịch bị kém đi.
- Dị tật chẻ vòm: Khi có sự thay đổi cấu trúc xương ở trẻ nhỏ bị mắc tật chẻ vòm sẽ làm cho vòi nhĩ khó thực hiện chức năng thoát dịch hơn bình thường.
- Đối tượng trẻ em chăm sóc đặc biệt: Những trẻ em này thường có nhiều khả năng mắc bệnh và cảm lạnh hơn những trẻ khác. Bởi đây là nhóm đối tượng thường xuyên tiếp xúc với những bệnh truyền nhiễm nhiều hơn.
- Trẻ sơ sinh bú bình: Những trẻ bú bình trong trạng thái nằm xuống có xu hướng bị viêm tai giữa nhanh hơn khi bú mẹ.
- Thời tiết: Bệnh viêm tai giữa thường xuất hiện vào mùa thu đông do đây là lúc cơ thể con người dễ bị cảm lạnh cảm cúm nhất. Ngoài ra, người bị dị ứng theo mùa cũng có nguy cơ mắc viêm tai giữa.
- Tiền sử gia đình mắc bệnh: Nguy cơ mắc bệnh tăng lên khi thành viên trong gia đình đã mắc bệnh.
- Màu da: Người da đỏ có nguy cơ nhiễm trùng tai cao hơn người da trắng, da vàng.
Biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm tai giữa
Trả lời cho câu hỏi viêm tai giữa có nguy hiểm không, hiện tượng nhiễm trùng tai sẽ không gây ra các biến chứng lâu dài nếu được điều trị kịp thời. Người bệnh khi có các dấu hiệu mà chủ quan không thăm khám sớm sẽ để lại nhiều biến chứng như:
- Khiếm thính: Hiện tượng nghe kém xuất hiện khá phổ biến khi mắc bệnh và hiện tượng này sẽ hết nếu được loại bỏ sớm. Khi bị viêm tai giữa, các chất lỏng trong tai liên tục tiết ra làm cho việc mất đi thính giác trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu không điều trị sớm sẽ làm ảnh hưởng đến màng nhĩ, cấu trúc tai và mất đi hoàn toàn thính lực.
- Chậm nói, chậm phát triển: Nếu trẻ sơ sinh mắc bệnh đã biến chứng khiến việc nghe kém đi sẽ dễ khiến trẻ mất đi khả năng nói hoặc nói chậm. Ngoài ra, khả năng phát triển cơ thể và kỹ năng xã hội cũng không được phát triển như trẻ cùng trang lứa.
- Lây lan sang các vùng lân cận: Nếu không điều trị hoặc điều trị không đúng cách có thể làm cho nhiễm trùng lây sang các mô lân cận. Các lây lan như nhiễm trùng Mastoiditis (lồi xương sau tai) sẽ hình thành lên các u nang chứa mủ nghiêm trọng. Một số trường hợp còn lây lan đến các mô trong hộp sọ.
Xét nghiệm và chẩn đoán viêm tai giữa như thế nào?
Để có phương pháp điều trị hiệu quả, các bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh qua các triệu chứng cùng với các xét nghiệm cơ bản.
Khám và chẩn đoán cận lâm sàng
Trước hết, các bác sĩ sẽ đưa ra những chẩn đoán cận lâm sàng thông qua việc hỏi những triệu chứng bệnh xuất hiện hàng ngày. Người bệnh sẽ mô tả và được kiểm tra chi tiết. Sau đó, để biết dấu hiệu chính xác, bác sĩ chuyên khoa sẽ dùng dụng cụ có ánh sáng để soi vào tai, từ bộ phận cổ họng thông qua mũi. Từ đó sẽ đưa ra những chẩn đoán ban đầu về bệnh.
Phương pháp soi tai khí nén
Để chẩn đoán chính xác hơn nguyên nhân và mức độ bệnh, các bác sĩ sẽ dùng dụng cụ chuyên dụng đó là soi tai khí nén để khám. Đây là dụng cụ cho phép bác sĩ chuyên khoa tìm được những dấu hiệu ẩn sâu bên trong màng nhĩ. Từ đó đánh giá được mức độ chất lỏng trong tai.
Khi soi tai khí nén, bác sĩ sẽ thực hiện làm sao không để không khí vào trong tai chống lại màng nhĩ. Thông thường, chỉ thổi nhẹ không khí vào bên trong tai cũng đủ làm cho màng nhĩ di chuyển.
Với bệnh nhân bị viêm tai giữa, trong tai thường chứa đầy dịch lỏng do đó dù không khí đi qua cũng không làm cho màng nhĩ chuyển động. Hoặc màng nhĩ chuyển động với tốc độ tương đối ít.
Các xét nghiệm chẩn đoán khác
Nếu các chẩn đoán trên vẫn không giúp bác sĩ có đủ kết luận về bệnh tật, người bệnh có thể được yêu cầu làm thêm các xét nghiệm khác. Cụ thể:
- Tympanometry: Phương pháp đo chuyển động của màng nhĩ. Thiết bị này giúp định lượng được màng nhĩ di chuyển như thế nào để cung cấp được các biện pháp của áp suất trong tai.
- Acoustic reflectometry: Bác sĩ kiểm tra xem có bao nhiêu âm thanh phát ra từ thiết bị phản xạ tới màng nhĩ. Thông thường, màng nhĩ là nơi hấp thụ các âm thanh của con người. Nếu mắc viêm tai giữa, dịch tiết ra nhiều hơn làm cho màng nhĩ phản ánh âm thanh nhiều hơn.
- Tympanocentesis: Bác sĩ dùng ống nhỏ xuyên qua màng nhĩ để lưu dịch ở tai giữa. Xét nghiệm này xác định được rõ hơn các tác nhân gây lây nhiễm ở chất dịch lỏng.
ĐỌC THÊM: Viêm tai ngoài là bệnh gì? Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị bệnh
Các phương pháp điều trị viêm tai giữa hiệu quả
Mục đích của việc điều trị viêm tai giữa là kiểm soát được hiện tượng nhiễm trùng. Đồng thời, loại bỏ đi những dịch tiết bệnh ứ đọng trong tai và giúp cho người bệnh hồi phục được khả năng nghe.
Dưới đây là một số phương pháp điều trị hiệu quả và an toàn nằm trong phác đồ điều trị viêm tai giữa của bác sĩ chuyên khoa:
Điều trị viêm tai giữa bằng phương pháp Tây y
Thuốc Tây y luôn là sự lựa chọn hàng đầu của bệnh nhân viêm tai giữa. Thông thường, tình trạng viêm mới khởi phát có thể tự khỏi trong 24 – 48 giờ.
Có rất nhiều cách điều trị viêm tai giữa nhưng điều trị nội khoa bằng thuốc Tây vẫn là chủ yếu. Bác sĩ chuyên khoa sẽ kê đơn thuốc gồm các loại thuốc uống, thuốc nhỏ tai dựa vào sức khỏe bệnh nhân. Thời gian điều trị tối thiểu là 8 ngày các dấu hiệu mới hết hoàn toàn.
Một số loại thuốc điều trị viêm tai giữa đó là:
- Thuốc giảm đau: Hai loại thuốc được bác sĩ tư vấn sử dụng đó là Acetaminophen hoặc Ibuprofen. Loại thuốc này có tác dụng giảm đau nhức hiệu quả.
- Thuốc kháng sinh chuyên dụng: Đó là Amoxicillin, Cephalosporine, Clindamycin,…
- Thuốc kháng Histamine tổng hợp: Thuốc chống phù nề và Antihistamine.
- Thuốc chống viêm: Bác sĩ thường lựa chọn thuốc chống viêm steroid.
- Thuốc nhỏ tai: Người bệnh có thể được chỉ định thuốc nhỏ tai như Benzocain – antipyrine có tác dụng giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên, khi nhỏ thuốc vào tai người bệnh cần nằm trên mặt phẳng.
Thuốc nhỏ tai chỉ áp dụng khi màng nhĩ không thủng. Nếu màng nhĩ đã thủng, người bệnh có thể được chỉ định sử dụng thuốc trong 3 – 4 ngày đầu sau đó những ngày sau rửa bằng nước muối sinh lý hay nước oxy già.
Lưu ý: Người bệnh và phụ huynh có con nhỏ mắc bệnh cần tuyệt đối không nên tự ý sử dụng thuốc kháng sinh khi không có kê đơn của bác sĩ. Điều này là do:
- Thuốc kháng sinh hầu như không có tác dụng với những trường hợp bệnh do virus gây ra.
- Không làm khô được dịch mủ ở trong tai với những bệnh nhân nặng.
- Nếu bị nhiễm trùng, thuốc kháng sinh không hỗ trợ giảm đau.
- Có nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến bộ phận khác trong cơ thể.
Ngoài ra, nếu nguyên nhân gây biến chứng bệnh như viêm xoang, viêm phổi chưa được giải quyết triệt để, bệnh nhân vẫn có thể tái phát bệnh lại lần nữa. Do đó, cần điều trị những bệnh này khỏi sau đó mới đến viêm tai giữa.
Với những trường hợp nhiễm trùng nặng, khó kiểm soát. Các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật, dẫn lưu hoặc làm sạch ổ viêm nhiễm trong tai, áp xe.
Phẫu thuật đặt ống trong tai
Với những trường hợp viêm tai giữa có mủ kèm theo hiện tượng tràn dịch hay các chất dịch liên tục tích tụ ở trong tai. Lúc này, bác sĩ chuyên khoa có thể đề nghị thực hiện thủ tục dẫn nước từ tai giữa.
Phương pháp này được gọi là một myringotomy. Bác sĩ thực hiện sẽ tạo ra một lỗ nhỏ ở trên cửa màng nhĩ để hút hết dịch chất lỏng bên trong tai giữa. Ngoài ra, một ống nhỏ còn được đặt ở trong của giúp cho tai giữa được thông thoáng. Từ đó ngăn ngừa được sự tích tụ các chất lỏng trong tai.
Mỗi ống dẫn tai có thể sử dụng từ 6 – 12 tháng. Với những ống thiết kế bền chắc hơn, có thể cần đến những phẫu thuật để cắt bỏ sau khi hết bệnh. Khi ống được lấy khỏi tai giữa, màng nhĩ sẽ đóng trở lại.
Ngoài đặt ống trong tai, các bác sĩ có thể thực hiện các phẫu thuật khác như:
- Bác sĩ chuyên khoa tiến hành chích rạch màng nhĩ sau đó đặt ống thông nhĩ Diablo vào trong tai.
- Khi có những dấu hiệu viêm hô hấp kèm theo hoặc do viêm Amidan. Phương pháp điều trị hiệu quả nhất là bác sĩ sẽ tiến hành nạo viêm Amidan.
- Phẫu thuật hòm nhĩ hoặc phẫu thuật khoét xương chũm.
Bài thuốc Đông y chữa viêm tai giữa
Ngoài thuốc Tây y, người bệnh có thể tham khảo một số bài thuốc chữa viêm tai giữa dưới dạng uống như sau:
Bài thuốc 1:
- Chuẩn bị: Cần chuẩn bị các nguyên liệu bao gồm xuyên khung, thạch xương bồ, bạch linh. Cam thảo, kinh giới, hoàng bá, ngân hoa (có thể thay điều chỉnh các vị thuốc theo từng mức độ bệnh). Lương y sẽ căn cứ vào thể trạng người bệnh và khả năng đáp ứng các vị thuốc.
- Cách thực hiện: Tất cả các nguyên liệu đem sắc với nước. Khi lượng nước trong ấm còn khoảng 2 – 3 bát thì tắt bếp dùng trong sáng và tối. Người bệnh uống liên tục trong 10 ngày mới thấy triệu chứng được giảm bớt.
Bài thuốc 2:
Với bài thuốc từ lá diếp cá, người bệnh cần thực hiện theo những bước như sau:
- Chuẩn bị: 10g táo đỏ, 20g lá diếp cá đã được phơi khô.
- Thực hiện: Người bệnh đem lá diếp cá, táo đỏ rửa sạch. Sau đó cho vào ấm sắc đến khi lượng thuốc trong ấm còn khoảng ⅔ thì tắt bếp. Uống trực tiếp trong ngày và liên tục trong 1 tháng liên tục.
Các biện pháp điều trị tại nhà
Từ xa xưa, các mẹo chữa viêm tai giữa trong dân gian đã được nhiều người lựa chọn. Các dược liệu tự nhiên vô cùng đa dạng với nhiều cách thức thực hiện khác nhau. Bài thuốc dân gian tương đối đơn giản khi thực hiện và có công dụng khắc phục tốt các bệnh lý:
Xông hơi chữa viêm tai giữa
- Nguyên liệu: Huyền sâm, bạch chỉ, hoàng cầm, hạ thô thảo, bồ công anh, kim ngân hoa, thổ phục linh mỗi loại thuốc 10g. Chuẩn bị thêm xi lanh, tăm bông và nước muối.
- Cách thực hiện: Người bệnh trước tiên cần vệ sinh tai bằng nước muối. Đặt xi lanh vào gần vị trí viêm và dẫn que thuốc chứa các dược liệu vào đầu để tạo khói. Dùng 2 lần/ngày liên tục trong 1 – 2 tuần để các dấu hiệu thuyên giảm.
Chữa viêm tai giữa bằng thổi sáp ong
- Chuẩn bị: 1 miếng sáp ong và 1 miếng giấy nhỏ.
- Thực hiện: Người bệnh dùng giấy cuốn sáp ong thành hình điếu sau đó đốt cháy để tạo khói. Đầu giấy còn lại úp xuống tai thẳng một góc 90 độ để xông hơi. Thực hiện đốt mỗi lần từ 2 – 3 cuộn giấy, ngày 1 – 2 lần.
Mẹo chữa bằng lông nhím:
- Nguyên liệu: 2 – 3 lông nhím.
- Thực hiện: Rửa sạch lông nhím sau đó cho vào chảo sao vàng. Tiếp tục xay lông nhím thành bột mịn và cuốn vào giấy để thổi vào tai bị viêm. Trước khi thực hiện cần vệ sinh tai thật sạch sẽ.
- Người bệnh nên thực hiện ít nhất 5 ngày, mỗi ngày 1 lần để giúp bệnh được thuyên giảm.
Biện pháp phòng ngừa bệnh
Bên cạnh việc quan tâm đến điều trị viêm tai giữa, mọi người cần tìm hiểu sớm về căn bệnh. Điều này giúp cho bản thân và người thân trong gia đình phòng tránh bệnh tốt nhất. Những biện pháp phòng bệnh dưới đây có thể áp dụng cho cả người lớn và trẻ em hiệu quả.
Phòng bệnh đối với người lớn:
- Thường xuyên vệ sinh tai sạch sẽ, nhẹ nhàng, tránh chà xát mạnh gây tổn thương niêm mạc tai. Nếu không cẩn thận có thể gây thủng màng nhĩ và bệnh viêm tai giữa.
- Tránh để nước bẩn vào trong tai nhất là khi đi bơi hoặc gội đầu.
- Khi mắc bệnh liên quan đến tai mũi họng, cần đến ngay cơ sở y tế để được điều trị dứt điểm để không xảy ra biến chứng.
Đối với trẻ nhỏ:
- Bậc phụ huynh cần thường xuyên vệ sinh tai cho trẻ đặc biệt là sau khi đi ra ngoài.
- Ngoài ra, hãy để trẻ tránh xa với những đồ vật không sạch sẽ để vi khuẩn không tiếp xúc gây bệnh.
- Bố mẹ nên chú ý thời gian tiêm phòng và tiêm phòng đúng thời gian quy định.
- Khuyến khích trẻ nhỏ bú sữa mẹ thay vì bú bình để giảm nguy cơ mắc viêm tai giữa. Nếu bú bình, hãy để trẻ ngồi thẳng, tuyệt đối không bú khi đang nằm.
- Trẻ cần tránh xa với những tác nhân từ không khí như bụi bẩn, khói thuốc lá,…
- Thăm khám bác sĩ ngay khi trẻ bị viêm họng hay mắc các bệnh về phổi,…
Viêm tai giữa là bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Vì vậy, dù chỉ là những dấu hiệu khởi phát, đặc biệt là trẻ em, mọi người cần đặc biệt chú ý theo dõi. Điều này cực kỳ có ích cho việc điều trị, tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra.
ĐỪNG BỎ QUA: