Vi Khuẩn HP Ở Trẻ Em Nguy Hiểm Không? Dấu Hiệu, Cách Điều Trị
Vi khuẩn HP ở trẻ em nếu không phát hiện kịp thời và có phương pháp điều trị phù hợp sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ mà còn có thể nguy hiểm đến sức khoẻ. Phụ huynh cần tìm hiểu ngay nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, thời điểm cần điều trị cũng như các phương pháp chữa bệnh trong bài viết dưới đây.
Vi khuẩn HP ở trẻ em là gì? Nguyên nhân
Vi khuẩn HP có tên khoa học đầy đủ là Helicobacter Pylori, được xác định là nguyên nhân hàng đầu gây viêm loét dạ dày, tá tràng.
Nhiều người thắc mắc trẻ em có bị nhiễm HP không thì câu trả lời là hoàn toàn có thể. Theo báo cáo dịch tễ học vào 2016 cho thấy, tại Việt Nam có khoảng 40% bệnh nhân mắc HP là trẻ em. Chủ yếu là các trẻ em bị nhiễm bệnh từ khi còn nhỏ. Kết quả cũng cho thấy tỷ lệ nhiễm bệnh đang ngày càng nhanh, đặc biệt trong giai đoạn ở độ tuổi ăn dặm và đi nhà trẻ.
Theo các chuyên gia, nguyên nhân trẻ em bị nhiễm vi khuẩn HP được xác định chủ yếu qua đường tiêu hoá, cụ thể như sau:
- Lây qua đường miệng: Vi khuẩn HP không chỉ tồn tại trong niêm mạc dạ dày mà còn hiện diện trong nước bọt hoặc mảng bám ở răng. Nguy cơ bệnh HP ở trẻ em do người lớn tuổi mắc bệnh mớm thức ăn cho trẻ hoặc dùng chung thức ăn, chung đũa gắp thức ăn,…
- Lây qua đường dạ dày: Trẻ em có thể bị lây nhiễm HP từ quá trình thực hiện các thao tác nội soi tại các cơ sở y tế. Nếu có sự cố y tế khi các dụng cụ không đảm bảo, vi khuẩn có thể lây nhiễm.
- Lây qua đường hô hấp: Vi khuẩn HP có thể tồn tại trong phân của người bệnh nên có thể lây nhiễm khi đi vệ sinh không rửa tay. Hoặc lây nhiễm qua trung gian như côn trùng (ruồi, muỗi, gián) nếu chúng tiếp xúc với bệnh nhân sau đó bám vào thức ăn của trẻ.
Nguy cơ mắc HP ở trẻ em tăng cao ở trẻ em dưới 10 tuổi do chưa biết giữ gìn vệ sinh cá nhân. Đặc biệt nhiều người lớn có thói quen ôm hôn trẻ, ăn uống chung cũng là nguyên nhân trẻ bị lây bệnh. Ngoài ra cũng có trường hợp nguyên nhân được xác định do hệ miễn dịch trẻ em chưa hoàn chỉnh rất dễ bị vi khuẩn tấn công.
Xem thêm: Trẻ Bị Viêm Dạ Dày: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Chữa Trị
Dấu hiệu nhận biết khi trẻ em bị nhiễm vi khuẩn HP
Vi khuẩn HP ở trẻ em là dạng khuẩn gram – và có thể tồn tại ở niêm mạc dạ dày, nước bọt, mảng bám trong răng,… Chúng có khả năng tiết men urease trung hoà dịch vị, sau đó phá vỡ màng nhầy có nhiệm vụ bảo vệ niêm mạc dạ dày. Khiến vi khuẩn tấn công gây ra tình trạng viêm loét dạ dày, tá tràng.
Thông thường vi khuẩn HP không gây ra tình trạng nhiễm trùng cấp tính. Có khoảng 80% trẻ bị nhiễm khuẩn HP không có bất kỳ triệu chứng dữ dội. Tuy nhiên khi bị tấn công, trẻ sẽ có những triệu chứng rõ rệt:
- Trẻ em bị đau bụng nhiều lần, cơn đau tăng dần sau khi ăn, đặc biệt ở vùng bụng trên rốn.
- Xảy ra tình trạng ợ chua, ợ hơi, đầy hơi, chướng bụng khiến trẻ khó chịu, biếng ăn, ăn không ngon miệng.
- Trẻ em bị sụt cân, da dẻ xanh xao, người mệt mỏi, miệng lưỡi hôi dù được vệ sinh sạch sẽ.
- Nếu nghiêm trọng có thể gây ra viêm loét dạ dày, đi ngoài phân đen, nôn ra máu, thiếu máu ở trẻ.
- Dấu hiệu mắc vi khuẩn HP ở trẻ sơ sinh cũng giống với các bé lớn hơn. Tuy nhiên cha mẹ cần chú ý thêm các dấu hiệu như quấy khóc liên tục, bỏ bú, trớ sữa, có dấu hiệu bất thường về mùi, màu sắc của phân.
Triệu chứng nhận biết nhiễm HP ở trẻ em rất đa dạng nên phụ huynh cần chú ý và đưa con đi khám kịp thời, tránh những biến chứng nặng hơn.
Trẻ em bị nhiễm vi khuẩn HP có nguy hiểm không, bao giờ cần điều trị?
Các nhà khoa học cho rằng, khi sức khoẻ trẻ tốt, sức đề kháng cao thì vi khuẩn HP không gây hại. Tuy nhiên khi sức đề kháng yếu, vi khuẩn lập tức tấn công gây ra triệu chứng bệnh lý ở đường tiêu hoá.
Vi khuẩn HP gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm, đặc biệt vi khuẩn này có khả năng kháng thuốc cao rất khó điều trị. Nếu tình trạng này kéo dài và không có phương pháp điều trị sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm:
- Viêm loét dạ dày, tá tràng, chảy máu dạ dày, thủng dạ dày, xuất huyết dạ dày, nôn ra máu, xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch,…
- Viêm teo niêm mạc dạ dày.
- Chứng khó tiêu chức năng.
- Trẻ bị thiếu máu, thiếu sắt trầm trọng, biếng ăn, suy nhược cơ thể, trẻ còi cọc, chậm phát triển, suy giảm hệ miễn dịch.
- Ung thư dạ dày.
Nhiều phụ huynh lo lắng khi biết con mình bị nhiễm vi khuẩn HP đặc biệt khi bệnh có thể gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm. Đặc biệt, vi khuẩn HP rất khó điều trị tận gốc, rất dễ tái phát do trẻ chưa có khả năng chủ động phòng tránh mầm bệnh.
Vậy khi nào phụ huynh nên điều trị vi khuẩn HP ở trẻ em? Các chuyên gia khuyên rằng điều trị càng sớm sẽ càng hạn chế được những biến chứng. Tuy nhiên nếu trẻ không có triệu chứng thì chưa cần điều trị, bởi không phải trường hợp nào vi khuẩn HP cũng gây hại. Trong trường hợp không có triệu chứng, sự có mặt của vi khuẩn HP tương tự như vi khuẩn cộng sinh, đem lại tác dụng tốt cho cơ thể.
Với những trường hợp dưới đây, bạn nên điều trị vi khuẩn HP ở trẻ em càng sớm càng tốt:
- Trẻ em có cha mẹ mắc viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày.
- Trẻ bị viêm loét dạ dày đã được xác định dương tính vi khuẩn HP.
- Trẻ được xác định có hiện tượng chuyển sản ruột, viêm teo dạ dày.
Do đó, phụ huynh cần chú ý những triệu chứng của con để có biện pháp điều trị kịp thời.
Bài đọc thêm: Chi Tiết Phác Đồ Thuốc Điều Trị Vi Khuẩn HP Theo Chuẩn Bộ Y Tế
Phương pháp chẩn đoán trẻ nhiễm HP
Hiện nay có nhiều phương pháp có thể chẩn đoán chính xác tình trạng nhiễm vi khuẩn HP ở trẻ em.
- Test hơi thở: Là phương pháp chẩn đoán không xâm lấn không đau, không gây khó chịu. Phương pháp này nhằm xác định carbon dioxide – sản phẩm bài tiết của vi khuẩn HP trong hơi thở.
- Chẩn đoán qua nước bọt: Xét nghiệm nước bọt chẩn đoán vi khuẩn HP cho kết quả chính xác, nhanh gọn.
- Xét nghiệm phân: Trong quá trình ăn uống, một lượng nhỏ vi khuẩn HP theo thức ăn xuống đại tràng, tá tràng và đào thải qua phân. Do đó xét nghiệm phân của trẻ có thể chẩn đoán được tình trạng vi khuẩn HP.
- Nuôi cấy vi khuẩn: Nuôi cấy mô niêm mạc dạ dày trong môi trường lý tưởng để xác định chủng vi khuẩn gây bệnh. Từ đó đánh giá mức độ nhạy cảm của vi khuẩn HP với các loại kháng sinh.
- Kỹ thuật sinh học phân tử PCR: Phương pháp này giúp khuếch đại một phân đoạn ADN của vi khuẩn. Từ mã gen này bác sĩ sẽ xác định được loại vi khuẩn trong dạ dày.
- Sinh thiết: Kết hợp với nội soi đường tiêu hoá, bác sĩ thu thập mô niêm mạc dạ dày nhằm quan sát mô bệnh học. Xét nghiệm này còn giúp loại trừ một số khả năng như loạn sản ruột (tiền ung thư dạ dày).
Tuỳ thuộc tình trạng mỗi bé mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp xét nghiệm phù hợp để chẩn đoán.
Trẻ em bị nhiễm khuẩn HP phải làm sao và các cách điều trị hiệu quả nhất
Điều trị viêm dạ dày HP ở trẻ em khá phức tạp bởi trẻ là đối tượng nhạy cảm, cơ thể chưa phát triển toàn diện. Đặc biệt cần cẩn trọng trong sử dụng bất kỳ loại thuốc nào. Dưới đây là các cách điều trị bệnh viêm dạ dày HP ở trẻ em hiệu quả, an toàn mà phụ huynh có thể tham khảo.
Sử dụng thuốc Tây
Thông thường để điều trị vi khuẩn HP dạ dày trẻ em, bác sĩ sẽ chỉ định kết hợp các loại kháng sinh. Các loại thuốc Tây có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, giảm axit dạ dày, chữa lành tổn thương, chống trào ngược dạ dày.
Một số nhóm thuốc kháng sinh thường được kê dùng để tiêu diệt vi khuẩn HP như:
- Thuốc kháng sinh có tác dụng diệt vi khuẩn như Amoxicillin, Clarithromycin, Tinidazole, Tetracycline, Metronidazol,…
- Thuốc giảm axit dạ dày như Rabeprazole, Esomeprazole, Lansoprazole, Dexlansoprazole, Pantoprazole,…
- Thuốc Bismuth subsalicylate được dùng kết hợp với kháng sinh tăng hiệu quả tiêu diệt vi khuẩn HP.
- Thuốc kháng histamin hoá học giảm lượng axit dạ dày như Nizatidine, Cimetidine, Famotidine,…
Tuỳ tình trạng, tiền sử, thể trạng của trẻ em mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. Tuy nhiên dùng thuốc tây có thể đem lại hiệu quả nhanh chóng nhưng dễ bị tái phát. Trẻ cần được sự theo dõi của bác sĩ, phụ huynh không tự ý mua thuốc điều trị cho con tại nhà.
Không nên bỏ lỡ: Top 8 Cách Chữa Vi Khuẩn HP Bằng Thuốc Nam An Toàn, Tác Dụng Cao
Mẹo dân gian điều trị vi khuẩn HP ở trẻ em đơn giản
Trong dân gian có nhiều mẹo chữa vi khuẩn HP ở trẻ em đơn giản từ những vị thuốc, dược liệu thiên nhiên dễ kiếm.
Dưới đây là một số mẹo dân gian mà bạn đọc có thể tham khảo;
- Nghệ vàng: Hoà 2 thìa bột nghệ cùng 1 thìa mật ong vào 150ml nước ấm, khuấy đều cho tan. Sau đó uống mỗi ngày 3 lần, trong đó bữa sáng uống trước ăn 15 phút.
- Lá mơ lông: Lá mơ lông rửa sạch với nước muối, giã nát và lọc phần nước cốt. Sau đó chưng cách thuỷ trong nồi cơm điện cho nóng. Mỗi ngày uống nước lá mơ 2 lần trước bữa sáng và tối 30 phút.
- Chè dây: Sử dụng chè dây rửa sạch, sao vàng và sắc lấy nước uống. Mỗi ngày cho trẻ em uống nước chè dây vào buổi sáng cách bữa ăn 15 phút.
- Cây dạ cẩm: Dùng 10 – 25g dạ cẩm sắc nước uống, chia 2 – 3 lần để sử dụng trong ngày.
Tuy nhiên các mẹo dân gian này chỉ có tác dụng trong các trường hợp bệnh nhẹ. Đặc biệt các phương pháp này không điều trị tận gốc do đó rất dễ tái phát.
Dùng thuốc Đông y chữa vi khuẩn HP ở trẻ nhỏ
Kết quả của các quá trình nghiên cứu cho thấy có rất nhiều bài thuốc bí truyền và dân gian, có cơ chế điều trị HP mang lại hiệu quả rất tốt. Những bài thuốc này dựa trên ưu điểm của những bài thuốc bí truyền, kết hợp lý y học hiện đại góp phần tạo nên cơ chế điều trị HP dạ dày mới nhất.
Các vị thảo dược tự nhiên đi sâu điều trị triệt để nguyên căn gây bệnh từ đó giúp ức chế vi khuẩn HP phát triển dần dần khắc phục triệu chứng, làm lành viêm loét dạ dày. Bên cạnh đó, nhiều vị thuốc Nam giúp bồi bổ cơ thể, nâng cao sức đề kháng ngăn ngừa bệnh không tái phát sau khi dừng sử dụng thuốc.
Tìm hiểu thêm: Trào Ngược Độ A Nguy Hiểm Không? Biểu Hiện Và Cách Chữa Tốt Nhất
Cách phòng ngừa trẻ em bị nhiễm vi khuẩn HP
Vi khuẩn HP ở trẻ em có thể lây lan và cũng chưa có vắc xin phòng ngừa. Để phòng ngừa phụ huynh cần chú ý những phương pháp dưới đây:
- Luôn giữ gìn vệ sinh cá nhân, tập cho con thói quen rửa tay chân sạch sẽ. Đặc biệt trước khi ăn uống và sau khi vệ sinh.
- Giữ dụng cụ chế biến thức ăn cho trẻ em sạch sẽ. Các món ăn cho trẻ phải được chế biến sạch sẽ, ăn chín uống sôi, không sử dụng thực phẩm bị mốc, lên mầm, ôi thiu,… Chọn lựa nguồn nước sinh hoạt sạch sẽ.
- Không dùng chung dụng cụ ăn uống như bát cơm, chén đựng gia vị, thìa đũa, ly nước, không mớm thức ăn, không hôn trẻ.
- Phải thay bàn chải đánh răng cho trẻ định kỳ, không dùng chung bàn chải, ly cốc, đồ vệ sinh cá nhân.
- Giữ trẻ tránh xa những người đang nhiễm bệnh hoặc đang điều trị vi khuẩn HP.
- Phụ huynh nên dọn dẹp nhà cửa thường xuyên, tránh tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi.
Trên đây là những thông tin về vi khuẩn HP ở trẻ em mà phụ huynh cần lưu ý để bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cho con. Đây là triệu chứng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, do đó phụ huynh cần phát hiện sớm và có phương pháp điều trị kịp thời.
Bạn có thể tham khảo: