Chi Tiết Phác Đồ Thuốc Điều Trị Vi Khuẩn HP Theo Chuẩn Bộ Y Tế

Ngày cập nhật: 16/04/2024 Biên tập viên: Ngô Tú
5/5 - (1 bình chọn)

Áp dụng đúng phác đồ thuốc điều trị vi khuẩn HP cùng chế độ ăn uống, chăm sóc hợp lý sẽ giúp bệnh nhân nhanh chóng cải thiện bệnh tình. Trong đó, có 1 điều quan trọng bất cứ người bệnh nào cũng cần ghi nhớ đó là phải tuân thủ đúng theo các chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý thay đổi liệu trình dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng. Ở bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp tới bạn những thông tin chi tiết cho một phác đồ chuẩn của Bộ Y tế.

HP là vi khuẩn gì?

Hp có tên gọi đầy đủ là vi khuẩn Helicobacter Pylori, đây là dạng vi khuẩn sinh trưởng và phát triển trong dạ dày của chúng ta. Để có thể bám trụ trong dạ dày, HP sẽ tiết ra một loại enzyme có tên khoa học là Urease, nhờ vậy, chúng có thể trung hòa acid, hạn chế các tác động từ acid của dạ dày.

Từ lâu, y học đã nghiên cứu thấy rằng, vi khuẩn HP chính là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý về dạ dày, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của bệnh nhân, cụ thể là chứng viêm dạ dày mãn tính, loét tá tràng, loét dạ dày. Đặc biệt, nếu phát triển mạnh mẽ và không có biện pháp điều trị, chúng sẽ gây ra bệnh ung thư dạ dày. Các chuyên gia trên thế giới cho biết, cứ mỗi 100 người nhiễm vi khuẩn HP sẽ có ít nhất 1 người có nguy cơ bị bệnh ung thư.

Nguy hiểm hơn, Helicobacter Pylori hoàn toàn có thể truyền nhiễm, lây lan từ người bệnh sang người khỏe mạnh với các đường khác nhau.

  • Đường phân – miệng: Khi vi khuẩn HP được đào thải cùng với phân ra môi trường sống, chúng sẽ có khả năng lây nhiễm cho con người do các yếu tố về thói quen sinh hoạt, thường xuyên ăn đồ sống sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc vi khuẩn HP.
  • Đường miệng – miệng: Được đánh giá là con đường lây nhiễm phổ biến nhất, vi khuẩn HP sẽ theo dịch tiết đường tiêu hoặc nước bọt để lây từ người này qua người kia một cách nhanh chóng. Bởi vậy những thành viên trong gia đình bị nhiễm khuẩn này sẽ rất dễ truyền cho những người sống cùng.
  • Lây nhiễm đường khác: Ngoài ra, vẫn có một số trường hợp bệnh nhân không may bị nhiễm vi khuẩn HP thông qua các dụng cụ nha khoa, nội soi tai mũi họng, nội soi dạ dày ở các cơ sở y tế. Điều này không phổ biến, thường có nguy cơ xảy ra ở những nơi khám chữa bệnh không uy tín, có cơ sở vật chất thiếu thốn, các y bác sĩ không có kinh nghiệm, chuyên môn, quy trình khám chữa bệnh không đảm bảo đúng nguyên tắc của Bộ Y tế.
Vi khuẩn HP gây ra rất nhiều bệnh lý nguy hiểm tại dạ dày
Vi khuẩn HP gây ra rất nhiều bệnh lý nguy hiểm tại dạ dày

Thông tin cụ thể về phác đồ thuốc điều trị vi khuẩn HP theo chuẩn Bộ Y tế

Nhiều người không biết rằng, vi khuẩn HP có tốc độ sinh trưởng, phát triển rất nhanh và mạnh hơn nhiều so với các khuẩn khác. Đặc biệt, chúng có khả năng sinh tồn rất cao, chịu được nhiều yếu tố khắc nghiệt từ môi trường sống ở dạ dày. Do vậy, để có thể hoàn toàn loại bỏ sẽ gặp không ít khó khăn, cần kiên trì trong thời gian dài.

Do vậy, điều đầu tiên cần làm khi bạn nhận thấy sức khỏe dạ dày giảm sút, xuất hiện các triệu chứng bệnh lý liên quan tới dạ dày, tá tràng đó là tới bệnh viện để được thăm khám cụ thể. Thông qua các kiểm tra, xét nghiệm, các y bác sĩ sẽ tiến hành xây dựng phác đồ thuốc điều trị vi khuẩn HP cho từng trường hợp bệnh nhân cụ thể.

Hiện nay, y học đang tiến hành các phương thức kiểm tra, đánh giá vi khuẩn Helicobacter Pylori: Xét nghiệm phân, xét nghiệm máu, test thở Ure, nội soi dạ dày.

Những nhóm thuốc dùng để trị vi khuẩn Helicobacter Pylori

Tùy từng ca bệnh sẽ có các chỉ định từng loại thuốc cụ thể cũng như liều lượng, thời gian sử dụng. Hiện nay, người bị nhiễm khuẩn HP thường sẽ được hướng dẫn dùng thuốc trong 1 đến 2 tuần.

  • Nhóm thuốc kháng sinh: Được dùng với mục đích tiêu diệt các vi khuẩn HP trong dạ dày, chủ yếu sẽ là: Levofloxacin, clarithromycin, tinidazole, amoxicillin, rifabutin, furazolidone, metronidazole, tetracycline.
  • Muối Bismuth subsalicylate: Có công dụng tạo ra lớp bao phủ lên thành niêm mạc dạ dày để ngăn chặn các tác hại từ vi khuẩn HP.
  • Thuốc PPI: Là nhóm thuốc ức chế bơm proton, mục đích nhằm giảm sản sinh axit trong dạ dày, thường được dùng rabeprazole, lansoprazole, esomeprazole, omeprazole, pantoprazole.
  • Bên cạnh đó, người bệnh còn được kê thêm một số thuốc có tác dụng trung hòa dịch vị axit, giảm các cơn đau co thắt khó chịu ở dạ dày.
Phác đồ thuốc điều trị vi khuẩn HP sẽ tùy từng trường hợp để xây dựng cụ thể
Phác đồ thuốc điều trị vi khuẩn HP sẽ tùy từng trường hợp để xây dựng cụ thể

Chi tiết phác đồ thuốc điều trị vi khuẩn HP

Các phác đồ chữa trị vi khuẩn HP hiện nay đều tuân thủ theo các tiêu chuẩn chung của Bộ Y tế, áp dụng đúng sẽ giúp bệnh nhân loại bỏ được trên 80% vi khuẩn, cải thiện sức khỏe một cách rõ rệt.

Cụ thể chúng ta sẽ có các phác đồ gồm:

Phác đồ 3 thuốc: Đây là phác đồ dành cho nhóm bệnh nhân chữa trị lần đầu, mới chớm nhiễm vi khuẩn HP ở mức nhẹ. Khi này, liệu trình dùng thuốc thường sẽ duy trì trong khoảng 1 – 2 tuần với liệu trình sau:

  • Thực hiện PPI mỗi ngày 2 lần.
  • Dùng thuốc Clarithromycin mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 500mg.
  • Thuốc Amoxicillin 2 lần trong ngày, mỗi lần 1g hoặc dùng metronidazole 500mg x 2 lần trong ngày.
Phác đồ điều trị 3 thuốc có sử dụng Clarithromycin
Phác đồ điều trị 3 thuốc có sử dụng Clarithromycin

Phác đồ 4 loại thuốc: Khi bệnh nhân đã dùng thuốc clarithromycin (macrolide) trước đó hoặc phác đồ 3 thuốc không cho tác dụng như mong muốn sẽ được chỉ dùng phác đồ 4 thuốc. Thời gian điều trị cũng từ 1 – 2 tuần. Liệu trình thuốc gồm:

  • Tiến hành PPI 2 lần mỗi ngày.
  • Sử dụng thuốc tetracyclin 4 lần/ngày, mỗi lần 500mg.
  • Thuốc metronidazole 2 lần trong ngày, mỗi lần 500mg hoặc dùng sang amoxicillin 2 lần/ngày, mỗi lần 1g.
  • Kết hợp với bismuth 4 lần trong ngày.

Tham khảo: Vi Khuẩn HP Ở Trẻ Em Và Những Điều Bố Mẹ Không Nên Bỏ Qua

Phác đồ thuốc điều trị vi khuẩn HP – nối tiếp: Nếu đã áp dụng các 2 phác đồ 3 và 4 thuốc nhưng đều không cho kết quả tốt, bệnh nhân sẽ chuyển sang phác đồ nối tiếp và dùng thuốc trong vòng 10 ngày. Cụ thể các loại thuốc được phân chia thành 2 giai đoạn gồm:

5 ngày đầu:

  • Dùng thuốc amoxicillin mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1g.
  • PPI 2 lần trong ngày.

5 ngày sau:

  • PPI 2 lần trong ngày.
  • Sử dụng tinidazole 500mg mỗi lần, dùng 2 lần trong ngày.
  • Thuốc clarithromycin 2 lần, mỗi lần 500mg.
Amoxicillin được dùng hầu hết trong các phác đồ thuốc
Amoxicillin được dùng hầu hết trong các phác đồ thuốc

Phác đồ sử dụng levofloxacin: Phác đồ này cũng có 3 thuốc, nhưng thay vào đó sẽ có kết hợp của thuốc levofloxacin là một loại thuốc kháng sinh. Bệnh nhân chỉ dùng phác đồ này khi các liệu trình điều trị trước đó không đạt thành công, thuốc sẽ được yêu cầu dùng trong khoảng thời gian 10 ngày. Các loại thuốc chi tiết gồm:

  • Sử dụng PPI mỗi ngày 2 lần.
  • Thuốc levofloxacin mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 500mg.
  • Kết hợp kháng sinh amoxicillin mỗi ngày 2 lần, 1g/lần.

Phác đồ cứu vãn: Đây là phác đồ thuốc điều trị vi khuẩn HP có thêm rifabutin và furazolidone. Mặc dù được áp dụng cho thay cho các phác đồ không hiệu quả trước đó nhưng phác đồ cứu vãn vẫn có thể gây ra hạn chế trong việc loại bỏ hết vi khuẩn HP, bởi nhóm thuốc rifabutin có cơ chế chọn lọc Mycobacterium tuberculosis gây kháng thuốc. Liệu trình thuốc như sau:

  • Dùng PPI và  levofloxacin + rifabutin mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 150mg.
  • PPI và thuốc amoxicillin, rifabutin 150mg mỗi lần, ngày 2 lần.
  • PPI kết hợp amoxicillin, furazolidone sử dụng 100mg x 4 lần/ngày.
  • PPI và amoxicillin dùng với liều cao 1g x 3 lần trong ngày.
  • PPI cùng bismuth, thuốc tetracycline và furazolidone liều lượng 100mg x 4 lần/ngày.
Furazolidone được dùng trong phác đồ cứu vãn
Furazolidone được dùng trong phác đồ cứu vãn

Kết quả phác đồ chữa trị vi khuẩn HP

Kết thúc mỗi liệu trình điều trị, các bác sĩ sẽ lại tiến hành xét nghiệm phân, hơi thở và nội soi dạ dày để đánh giá mức độ hiệu quả của thuốc, khả năng phục hồi của dạ dày. Nếu nhận thấy không đạt được kết quả điều trị vi khuẩn HP, bệnh nhân sẽ tiếp tục tiến hành phác đồ khác.

Dù khó khăn nhưng chúng ta vẫn có khả năng tiêu diệt hoàn toàn các vi khuẩn HP. Tuy nhiên bệnh nhân cần xác định rằng mất nhiều thời gian và cần có sự nghiêm túc phối hợp với các bác sĩ điều trị.

Một số lưu ý như sau:

  • Luôn nghiêm túc tuân thủ theo đúng những chỉ dẫn của các bác sĩ về loại thuốc, liều lượng, thời gian uống. Xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh, không tự ý thay đổi hay ngưng thuốc. Điều này sẽ dễ gây ra tình trạng nhờn thuốc, kháng thuốc, quá trình điều trị gặp thêm không ít khó khăn.
  • Khi bạn muốn dùng thêm bất cứ loại thuốc hay cách hỗ trợ nào khác, phải có sự cho phép từ các bác sĩ chuyên môn.
  • Bệnh nhân chú ý không dùng các loại kit dạ dày có chứa thành phần clarithromycin, tinidazole hay PPI để tự diệt vi khuẩn tại nhà.

Phác đồ trị vi khuẩn HP tận gốc

Bài thuốc Sơ can Bình vị tán của Trung tâm Thuốc dân tộc chính là một trong những biện pháp chữa bệnh dạ dạ hiệu quả hàng đầu. Đây là một phương thuốc Đông y với thành phần các vị thuốc là thảo dược tự nhiên, an toàn và cho hiệu quả điều trị tốt.Sơ can Bình vị tán được điều chế bởi đội ngũ chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm khám chữa bệnh về dạ dày. Bài thuốc này là sự kết hợp của hơn 30 loại thảo dược có tính ôn bổ, tiêu viêm hiệu quả. Các loại thảo dược này được lựa chọn đều có nguồn gốc rõ ràng, lựa chọn kĩ lưỡng, người bệnh có thể an tâm sử dụng mà không cần lo sợ dược liệu rác trên thị trường.

Công dụng: Bài thuốc tập trung giúp phục hồi chức năng của phủ tạng, từ đó tăng cường sức đề kháng tự nhiên, ngăn cản bệnh tái phát sau khi điều trị mà không lo phụ thuộc vào thuốc.Thuốc có khả năng đi sâu xử lý bệnh linh hoạt theo từng giai đoạn nhất định của người bệnh. Phác đồ điều trị của phương thuốc còn kèm theo chế độ dinh dưỡng kiêng khem, tập luyện. Người bệnh kiên trì điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ sẽ mau chóng đạt được hiệu quả toàn diện sau 1 đến 3 tháng điều trị.

Bệnh lý liên quan

Đăng ký tư vấn với chuyên gia