Viêm xoang nhức đầu là triệu chứng gì? Có nguy hiểm không? Cách trị
Viêm xoang nhức đầu – biểu hiện mà nhiều người gặp phải hiện nay trong cuộc sống. Hiện tượng này gây không ít bất tiện và khó khăn trong cuộc sống, đồng thời không kịp thời điều trị còn gây nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Và để hiểu hơn về vấn đề này, mời bạn đọc bài viết ngay dưới đây để có thêm thông tin.
Viêm xoang nhức đầu là gì? Có nguy hiểm không?
Viêm xoang nhức đầu là một trong những triệu chứng điểm hình của bệnh viêm xoang mũi. Đây thường là hậu quả của tình trạng người bệnh bị viêm xoang kéo dài và không trị dứt điểm. Biểu hiện này cũng giúp chúng ta phân biệt được viêm xoang cấp và viêm xoang mãn tính.
Triệu chứng nhức đầu viêm xoang thường bao gồm:
- Người bệnh bị đau, mỏi ở phần má, trán hoặc vùng lông mày. Cảm giác đau gia tăng hơn khi cúi người hoặc đứng lên, nằm xuống.
- Xuất hiện tình trạng nghẹt mũi, mất khứu giác, chảy nước mũi vàng hoặc xanh.
- Bị ho hoặc ho có đờm.
- Có thể bị đau răng tại hàm trên.
- Người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, có thể bị sốt hay sưng ở mặt.
Có thể thấy, các triệu chứng đau đầu do viêm xoang hay đau đầu thông thường khá giống nhau. Tuy nhiên người bệnh có thể phân biệt như sau:
- Nhức đầu do viêm xoang thường bị 1 bên đầu (trái hoặc phải), khi dùng tay chạm vào vị trí thái dương sẽ có cảm giác đau và giật liên tục theo nhịp của mạch máu.
- Viêm xoang nhức đầu thường đau kéo dài, liên tục và đau nhiều hơn khi vận động. Có thể kèm triệu chứng nôn, sợ ánh sáng, tiếng động mạnh, gặp ảo giác thậm chí mất thị giác tạm thời. Trong khi đó đau đầu thông thường chỉ xuất hiện từng cơn và nhanh chóng khỏi.
- Vậy viêm xoang nhức đầu có nguy hiểm không? Câu trả lời là có. Bởi không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, nếu không được can thiệp điều trị kịp thời, bệnh có thể gây nên một số biến chứng nguy hiểm gồm:
- Đau nửa đầu: Đa số bệnh nhân bị đau đầu do viêm xoang nếu không chữa trị tốt sẽ gặp phải tình trạng đau nửa đầu.
- Bị một số bệnh lý như: Ù tai, hen suyễn, viêm thanh quản bởi hệ miễn dịch bị suy giảm và dễ bị dị ứng với các tác nhân bên ngoài.
- Ngoài ra, một số trường hợp khác cũng có thể bị biến chứng viêm màng não, nhiễm trùng máu hay áp-xe hốc mắt,…
Chính vì những biến chứng của viêm xoang nhức đầu mà người bệnh không được chủ quan. Hãy đến cơ sở y tế ngay để được bác sĩ tư vấn điều trị nếu bị đau đầu trên 15 ngày/tháng hoặc phải dùng thuốc giảm đau thường xuyên mà không khỏi. Bên cạnh đó nếu cơn đau dữ dội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc và cuộc sống cũng nên được thăm khám.
Nguyên nhân gây viêm xoang nhức đầu
Nhức đầu do viêm xoang có thể gặp ở mọi bệnh nhân. Trong đó, thường thấy nhất ở người có tiền sử hoặc có người trong gia đình bị đau đầu hay đau nửa đầu. Nhận biết sớm được những nguyên nhân gây nên tình trạng này sẽ góp phần không nhỏ vào hiệu quả điều trị bệnh.
Triệu chứng đau đầu do viêm xoang có thể do một số nguyên nhân như:
- Do người bệnh bị cảm lạnh trước tác động của yếu tố thời tiết, môi trường.
- Do người bệnh bị nhiễm trùng bởi một số loại vi khuẩn hay nấm mốc có hại.
- Cơ cấu trong khoang mũi người bệnh dễ tích tụ dịch bẩn, tạo áp lực lớn cho xoang từ đó gây nên hiện tượng đau đầu.
- Do sự thay đổi của các hormone mà đặc biệt là estrogen cũng có thể khiến người bệnh bị nhức đầu viêm xoang.
Phương pháp chẩn đoán nhức đầu viêm xoang
Việc chẩn đoán không chỉ giúp người bệnh biết chính xác mình có đang bị đau đầu do viêm xoang hay không mà còn có thể tìm ra nguyên nhân để điều trị. Chính vì vậy, bạn không nên bỏ qua công đoạn này.
Đau nhức đầu viêm xoang có thể dễ bị nhầm lẫn với đau đầu thông thường. Bên cạnh đó nguyên nhân của tình trạng này cũng tương đối khó khăn trong việc xác định. Vì vậy, các bác sĩ có thể vận dụng nhiều phương pháp chẩn đoán bệnh, bao gồm:
- Đặt câu hỏi: Bác sĩ có thể hỏi bệnh nhân về tình trạng sức khỏe gần đây, có bị cảm lạnh hay dị ứng hay không. Bởi đây là hai yếu tố khiến viêm xoang cấp tính trở nên nghiêm trọng hơn.
- Kiểm tra thể chất: Phương pháp này giúp bác sĩ nắm được tình hình sức khỏe của người bệnh.
- Nội soi mũi: Dùng đèn nội soi để kiểm tra mũi xem trạng thái màu sắc, độ cứng, loãng của dịch mũi.
- Xét nghiệm kiểm tra chất nhầy trong mũi: Nhằm tìm ra có sự xuất hiện của nấm và vi khuẩn tại đây hay không.
- Chụp CT hoặc MRI: Nhằm kiểm tra hình ảnh của não và vùng đầu bệnh nhân (cũng sẽ bao gồm các xoang) để đưa ra chẩn đoán chính xác nhất.
Cách chữa bệnh viêm xoang nhức đầu an toàn, hiệu quả
Nhức đầu viêm xoang phải làm sao để nhanh khỏi? Hiện nay để chữa viêm xoang nhức đầu, người bệnh có thể áp dụng cách điều trị tại nhà bằng mẹo dân gian, dùng thuốc Tây y hoặc thuốc Đông y. Với bất kỳ cách làm nào, tốt nhất bạn cũng nên thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện.
Cách trị tại nhà
Cách chữa trị nhức đầu viêm xoang tại nhà mặc dù khá an toàn và không gây tác dụng phụ nhưng chỉ có tác dụng tức thời chứ không điều trị dứt điểm. Chính vì vậy, bạn cũng không nên phụ thuộc hoàn toàn vào nó mà nên kết hợp với cả cách phương pháp khác để đảm bảo hiệu quả trị bệnh tốt nhất.
Một số mẹo dân gian giảm nhức đầu viêm xoang tại nhà nên áp dụng gồm:
Rửa mũi bằng nước muối sinh lý
Việc rửa mũi bằng nước muối sinh lý giúp các dịch nhầy chứa bụi bẩn, vi khuẩn trong mũi mị rửa trôi và đào thải ra bên ngoài. Chính nhờ vậy mà niêm mạc mũi sẽ giảm thiểu đáng kể tình trạng phù nề và viêm nhiễm.
Bên cạnh đó, rửa mũi cũng là cách giúp quá trình lưu thông xoang được thuận lợi, nhờ đó cơn đau đầu của người bệnh được thuyên giảm.
Cách làm như sau:
- Chuẩn bị nước muối sinh lý NaCl 0,9%, và vật dụng rửa mũi gồm 1 bơm tiêm tròn được sát khuẩn sạch sẽ.
- Trước khi rửa mũi, người bệnh cần nghiêng người 45 độ về phía bồn rửa để nước muối dễ dàng chảy từ mũi bên này sang mũi bên kia.
- Dùng ống tiêm hút nước muối rồi xịt từ từ vào một bên mũi. Chú ý khi thực hiện bức này, bắt buộc bạn thở bằng miệng. Thực hiện liên tục cho đến khi nước mũi được đào thải hết ra bên ngoài.
Chườm nóng và chườm lạnh
Đây là một mẹo dân gian được khá nhiều người bệnh áp dụng. Chườm nóng thường có tác dụng giảm áp lực đè nén lên xoang mũi, làm loãng chất dịch nhầy khiến chúng dễ dàng bị đào thải ra khỏi cơ thể. Còn chườm lạnh lại giúp thuyên giảm tình trạng đau thắt mạch máu ở khu vực khoang mũi.
Cách thực hiện phương pháp chườm nóng và lạnh chữa viêm xoang nhức đầu như sau:
- Dùng gạc ấm đắp lên vị trí viêm xoang trong vòng 3 phút sau đó thay thế gạc lạnh và tiếp tục đắp trong 30 giây.
- Thực hiện cách làm như vậy trong khoảng 5,6 lần mỗi ngày. Mỗi lần sử dụng khoảng 3 gạc ấm và 3 gạc mềm để đạt hiệu quả trị viêm xoang đau đầu tốt nhất.
Xông hơi
Xông hơi cũng là biện pháp mà người bệnh có thể áp dụng tại nhà để giảm triệu chứng viêm xoang nhức đầu. Bên cạnh đó, nếu thực hiện đều đặn mỗi ngày, tình trạng nghẹt mũi hay sổ mũi sẽ thuyên giảm đáng kể.
Cách làm như sau:
- Chuẩn bị lượng vừa đủ lá bạc hà, sả, gừng cùng đinh hương cho vào nồi. Đổ nước ngập nguyên liệu sau đó đun sôi cho đến khi hơi nước bốc lên mạnh thì tắt bếp.
- Bác nồi nước ra và xông cho đến khi nước nguội và không còn bốc hơi.
- Ngoài ra, người bệnh cũng có thể sử dụng máy phun sương hoặc máy tạo hơi nước ẩm để hít thở. Điều này sẽ giúp làm loãng cách chất dịch nhầy tồn đọng trong khoang mũi. Nhờ vậy nhức đầu viêm xoang cũng sẽ thuyên giảm đáng kể.
Bài viết hay:
Biện pháp Tây y chữa bệnh
Biện pháp Tây y chữa viêm xoang nhức đầu thường bao gồm việc dùng thuốc và phẫu thuật xoang.
Dùng thuốc trị viêm xoang nhức đầu
Để làm giảm triệu chứng nhức đầu viêm xoang, bác sĩ có thể chỉ định bạn sử dụng một số loại thuốc như:
- Thuốc thông mũi, trị ngạt mũi dạng xịt hoặc dạng uống: Phenylpropanolamin, phenylephrine , naphazoline,…
- Nhóm thuốc giảm đau: Thông dụng nhất là Aspirin, Ibuprofen, Naproxen,, hay Acetaminophen,…
- Thuốc kháng sinh, kháng viêm: Amoxicillin, Cefuroxim, Erythromycin, Cotrimoxazo
- Thuốc chống viêm, chống phù nề có chứa Corticoid: Budesonide, Beclomethasone dipropionate, hay Fluticasone propionate,..
- Các thuốc kháng Histamin H1: Fexofenadine (Allegra), Desloratadine (Clarinex) hay Foratadine (Claritin),..
Những loại thuốc vừa kể trên đều giúp thuyên giảm triệu chứng viêm xoang. Nhờ vậy các cơn nhức đầu cũng được cải thiện hơn. Tuy nhiên thuốc nếu lạm dụng trong thời gian dài có thể gây một số tác dụng phụ nguy hiểm tới tim, thận, gan và cả dạ dày. Chính vì vậy người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ khi dùng thuốc Tây để trị viêm xoang nhức đầu.
Mổ viêm xoang
Người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định mổ viêm xoang trường trường hợp:
- Bị viêm xoang mãn tính gây đau đầu nặng.
- Việc dùng thuốc hầu như không có tác dụng thuyên giảm các triệu chứng của viêm xoang.
- Viêm xoang ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc và sinh hoạt.
Việc phẫu thuật viêm xoang mang lại hiệu quả trị bệnh tốt. Tuy nhiên trong quá trình phẫu thuật và hậu phẫu cũng có thể xảy ra một số rủi ro ngoài ý muốn. Nguyên nhân chủ yếu là do người bệnh lựa chọn cơ sở y tế không uy tín, và bác sĩ phẫu thuật thiếu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn kém.
Chữa viêm xoang nhức đầu bằng thuốc Đông y
Việc sử dụng thuốc Đông y chữa bị viêm xoang cũng là một trong những giải pháp an toàn, ít gây tác dụng phụ mà người bệnh có thể sử dụng. Bởi nguyên liệu sử dụng có sẵn trong tự nhiên, không chứa chất bảo quản mà còn có tác dụng thanh nhiệt giải độc tốt.
Với trường hợp người bị viêm xoang cấp, thuốc Đông y sẽ thuyên giảm đáng kể tình trạng viêm, sưng đồng thời tái tạo lại vùng niêm mạc bị tổn thương. Phương pháp này được đánh giá mang lại hiệu quả điều trị dứt điểm, giúp bệnh không tái phát. Chính bởi vậy, tình trạng nhức đầu viêm xoang cũng sẽ dần biến mất.
Sau đây là một số bài thuốc thông dụng nhất mà người bị viêm xoang nhức đầu có thể áp dụng:
Bài thuốc 1:
- Chuẩn bị ké đầu ngựa cùng tân di mỗi loại khoảng 8g, thêm 12g chỉ hương và 4g bạc hà.
- Cho các nguyên liệu thuốc đã chuẩn bị trên vào ấm, đổ cùng 600ml nước rồi sắc thành thuốc.
- Đun nhỏ lửa cho đến khi thuốc sắc cạn còn 1 nửa thì tắt bếp.
- Chi chỗ thuốc sắc được thành 3 lần uống/ngày vào sáng, chiều và tối.
- Kiên trì thực hiện 1 tháng, các triệu chứng đau nhức đầu, nghẹt mũi hay chảy nước mũi sẽ thuyên giảm đáng kể.
Bài thuốc 2:
- Chuẩn bị kim ngân hoa, sinh địa cùng ké đầu ngựa mỗi loại 16g; hoàng cầm, đan bì, huyền sâm, mạch môn mỗi loại 12g và trần bì khoảng 8g.
- Những nguyên liệu đã chuẩn bị trên sắc cùng 1 lít nước cho đến khi thuốc cạn còn ⅔ thì tắt bếp.
- Dùng thuốc sắc được trong 3 lần uống mỗi ngày sau bữa ăn chính. Kiên trì thực hiện 2, 3 tháng để đạt hiệu quả chữa viêm xoang nhức đầu tốt nhất.
Khi sử dụng phương pháp này, người bệnh cần kiên trì bởi thuốc có hiệu quả chậm, cần một thời gian nhất định mới ngấm vào cơ thể. Bên cạnh đó, hiệu quả điều trị đến đâu cũng phụ thuộc vào tùy cơ địa của người bệnh. Chính vì vậy, bạn cũng nên cân nhắc và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc Đông y chữa viêm xoang nhức đầu.
Cách phòng tránh viêm xoang nhức đầu hiệu quả
Các biện pháp phòng bệnh cũng quan trọng không kém việc điều trị bệnh. Với viêm xoang nhức đầu, để phòng tránh tình trạng này bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Vệ sinh sạch sẽ các bộ phận tai – mũi – họng trên cơ thể người. Tốt nhất hãy sử dụng nước muối sinh lý để xịt, rửa hàng ngày. Điều này là cách tốt nhất để tiêu diệt vi khuẩn, virus và các loại nấm gây viêm xoang.
- Chú ý đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà, đặc biệt tại nơi công cộng hay nơi ô nhiễm, chứa nhiều bụi bẩn, khói thuốc.
- Chú ý giữ ấm cơ thể, đặc biệt vùng cổ và tai khi trời chuyển lạnh.
- Không nằm điều hòa quá lâu và bật nhiệt độ quá thấp.
- Xây dựng thói quen ăn uống dinh dưỡng và hợp lý. Nên bổ sung nhiều thực phẩm chứa nhiều vitamin, kẽm hay protein. Ngược lại hãy tránh xa các loại đồ ăn không tốt cho mũi, họng như đồ dầu mỡ, cay nóng, đồ lạnh,..
- Vận động, thể dục nhẹ nhàng 30 phút vào mỗi buổi sáng sẽ giúp tăng cường sức khỏe toàn diện nhờ vậy tăng khả năng chống chọi với bệnh tật.
- Chú ý kiểm tra sức khỏe định kỳ để chủ động trong mọi tình huống. Trung bình khoảng 6 tháng 1 lần hoặc kiểm tra ngay nếu cơ thể có bất cứ dấu hiệu bất thường nào.
Bài viết vừa rồi là toàn bộ những thông tin cần thiết về viêm xoang nhức đầu. Tuy nhiên đây cũng chỉ mang tính chất tham khảo, tốt nhất người bệnh nên tới cơ sở y tế để được chẩn đoán và nhận được sự tư vấn điều trị tốt nhất.
Xem thêm: