Viêm xoang trán có gây nguy hiểm không? Cách điều trị và phòng tránh
Viêm xoang trán là một bệnh lý khá nhiều người gặp phải. Bệnh gây đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Hãy cùng tham khảo bài viết để tìm hiểu ngay về các dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị chi tiết nhất.
Viêm xoang trán là gì? Có nguy hiểm không?
Xoang trán gồm 2 khoang nhỏ ở phía trên hốc mắt, chứa đầy không khí bên trong. Xoang trán thông thường vẫn tiết ra một ít chất dịch nhầy, đẩy qua mũi. Khi chất nhầy không thoát ra được, bị bít tắc tại 2 khoang này tạo nên áp lực quanh vùng trán, mắt chính là hiện tượng viêm xoang trán.
Bệnh có 2 dạng viêm nhiễm: Cấp tính và mãn tính.
- Viêm xoang trán cấp tính: Là một dạng nhiễm trùng trong một thời gian ngắn (dưới 4 tuần) khiến mũi bị tắc nghẽn, chất nhầy không thoát được.
- Viêm xoang trán mãn tính: Tình trạng bệnh tái đi tái lại nhiều lần, kéo dài trên 12 tuần được gọi là viêm xoang mãn tính.
Đây được coi là một bệnh lý khá nguy hiểm bởi khi chuyển sang thể mãn tính sẽ rất khó điều trị dứt điểm. Ngoài ra, khi tình trạng bệnh nặng sẽ dễ gây ra nhiều biến chứng như:
- Biến chứng ở ổ mắt: Tình trạng viêm nhiễm dễ lan ra vị trí hốc mắt, làm viêm mô liên kết, viêm dây thần kinh thị giác, áp xe mí mắt và tuyến lệ. Bệnh nhân dễ gặp phải tình trạng đau nhức, chảy dịch mắt, thậm chí có trường hợp gây mất thị lực.
- Biến chứng não: Bệnh viêm xoang trán dễ gây ra nhiều biến chứng viêm não và nhiễm trùng huyết. Các biến chứng có thể xảy ra như viêm não, viêm màng não, áp xe não.
- Biến chứng tại các bộ phận xung quanh: Viêm nhiễm tại xoang trán rất dễ lây lan đến các bộ phận xung quanh. Ban đầu là tại đường hô hấp như viêm amidan, viêm họng, phế quản, thanh quản và viêm phổi. Sau đó sẽ lan rộng hơn, ảnh hưởng đến tiêu hóa và thậm chí là răng, xương
Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh viêm xoang trán
Để giúp việc điều trị chuẩn xác nhất thì người bệnh cần biết rõ được nguyên nhân và các triệu chứng sớm nhất của bệnh viêm xoang trán.
Nguyên nhân
Nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh viêm xoang trán là do các virus, vi khuẩn, điển hình là virus cúm. Thông thường, nếu nguyên nhân gây bệnh do virus, người bệnh không cần uống thuốc bệnh sẽ tự khỏi sau vài ngày. Ngoài ra, cũng còn có một số nguyên nhân khác như bị dị ứng, polyp mũi, lệch vành mũi.
Bên cạnh đó, còn có nhiều tác nhân gây bệnh có thể kể đến như:
- Thay đổi thời tiết từ nóng sang lạnh khiến mũi bị dị ứng gây nên tình trạng viêm xoang trán.
- Thường xuyên sinh sống hoặc làm việc trong môi trường ô nhiễm, có nhiều khói bụi.
- Dị ứng với mùi hương, phấn hoa, lông động vật,.…
- Bị mắc các bệnh lý đường hô hấp trước đó. Tình trạng bệnh tái phát nhiều lần, điều trị chưa dứt điểm khiến cho mũi chứa nhiều dịch. Lâu ngày dẫn đến viêm xoang trán.
Triệu chứng bệnh
Các biểu hiện, dấu hiệu viêm xoang trán thường khá giống với các loại bệnh viêm xoang mũi. Tuy nhiên, người bệnh cần chú ý tới một số triệu chứng đặc trưng để tránh nhầm lẫn như:
- Chảy dịch mũi đặc, nhầy, có màu vàng hoặc xanh, mùi hôi tanh.
- Có thể gây ngạt mũi khi dịch nhầy làm bít tắc đường thở.
- Người bị bệnh rất hay ngáy vào lúc ngủ vì dịch nhầy làm cản trở đường khe mũi.
- Giảm khả năng nhận biết với mùi hương.
- Đau nhức nặng ở vùng trán giữa 2 vùng lông mày và lan xuống dưới 2 hốc mắt. Cơn đau có thể kéo xuống vùng hàm, răng hoặc lên trên đỉnh đầu.
- Một số bệnh nhân còn gặp phải tình trạng hay chảy nước mắt, nặng mí mắt.
Để việc điều trị bệnh được nhanh chóng và kịp thời, ngay khi có các dấu hiệu kể trên, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám.
Chẩn đoán và cách điều trị viêm xoang trán
Viêm xoang trán tuy khá phổ biến nhưng các triệu chứng lại mang đặc trưng của rất nhiều bệnh ở mũi. Chính vì thế, có rất nhiều trường hợp đã chẩn đoán sai thành các bệnh khác như tăng nhãn áp, viêm tổ chức hốc mắt, viêm xoang mũi… khiến cho việc điều trị bị sai lệch, làm bệnh tình càng trở nặng.
Hình thức chẩn đoán
Việc chẩn đoán bệnh là hết sức cần thiết và cần được tiến hành theo các quy trình do bác sĩ yêu cầu. Thông thường, khi thăm khám, quy trình chẩn đoán sẽ tiến hành theo các bước:
- Chẩn đoán lâm sàng: Dựa trên các dấu hiệu mà người bệnh mô tả.
- Nội soi mũi: Tiến hành nội soi để xác định tình trạng viêm nhiễm.
- Chẩn đoán cận lâm sàng: Tiến hành xét nghiệm dịch mũi để xác định rõ các tác nhân gây bệnh.
- Chụp cắt lớp, chụp cộng hưởng từ hoặc chụp Xquang: Tùy theo từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp chẩn đoán phù hợp nhất.
Sau khi tiến hành đầy đủ các bước trên, bác sĩ đã có thể đưa ra kết luận chính xác nhất về bệnh tình của bệnh nhân. Theo đó, phác đồ điều trị cũng sẽ được phác thảo để bắt đầu tiến hành chữa trị cho người bệnh.
Xem thêm:
Cách điều trị theo Tây y
Cách điều trị bệnh viêm xoang trán theo Tây y chủ yếu là dùng thuốc chữa và phẫu thuật. Tùy theo tình hình của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra loại thuốc phù hợp hoặc phẫu thuật xoang.
Điều trị thuốc
- Nếu viêm nhiễm do virus, bệnh sẽ tự khỏi sau từ 5 đến 10 ngày mà không cần dùng thuốc. Người bệnh lúc này cần uống nhiều nước để làm loãng dịch mũi, giảm ngạt mũi. Có thể dùng thêm thuốc xịt mũi hoặc thông mũi để hỗ trợ điều trị bệnh.
- Với loại viêm xoang do nhiễm khuẩn sẽ dùng thuốc kháng sinh. Với dạng viêm nhiễm này, ưu tiên sử dụng loại kháng sinh cho đường hô hấp nhóm betalactam hoặc quinolone.
- Bệnh nhân bị viêm xoang trán do dị ứng thì cần tránh xa các tác nhân gây bệnh. Đồng thời, kết hợp với các loại thuốc kháng histamin để làm giảm mẫn cảm.
- Khi dùng thuốc Tây y, người bệnh cần chú ý bám sát theo liều lượng và đơn thuốc bác sĩ kê. Bởi thuốc tây có nhiều tác dụng phụ, nếu dùng sai thuốc hoặc không đúng liều sẽ rất dễ gây ra tình trạng ngộ độc, thậm chí là tử vong.
- Do đó, người bệnh tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc, mua thuốc mà không có đơn kê của bác sĩ.
Phẫu thuật xoang trán
Các trường hợp cần tiến hành điều trị phẫu thuật xoang trán bao gồm: Không đáp ứng thuốc, bệnh do polyp mũi hoặc lệch vành mũi, tái phát trên 5 lần mỗi năm…
Trước đây, việc phẫu thuật xoang trán khá phức tạp, có nhiều biến chứng. Tuy nhiên, hiện nay, chủ yếu áp dụng cách phẫu thuật nội soi. Phương pháp này mang đến nhiều ưu điểm: an toàn, ít đau, phục hồi nhanh, ít biến chứng…
Trị viêm xoang trán bằng Đông y
Theo quan điểm của Đông y, tình trạng bệnh viêm xoang trán là do gan hỏa gây phế nhiệt. Theo đó, việc điều trị bệnh được lấy theo hai yếu tố bổ thận âm và nạp khí về thận, cân bằng âm dương.
Việc chữa bệnh viêm xoang theo đông y được rất nhiều người bệnh tin tưởng. Bởi đây là một phương pháp chữa bệnh khá an toàn, hiệu quả dứt điểm. Các bệnh nhân có thể áp dụng 2 bài thuốc đông y trị bệnh như sau:
Bài thuốc trị viêm xoang cấp
Thành phần: Tân di nương, bách chiểu, nghiệt mộc, kê tô.
Cách thực hiện:
- Cho các nguyên liệu vào ấm sắc trên lửa nhỏ.
- Một ngày uống 3 bát sau khi ăn 1 tiếng.
- Kiên trì uống lâu dài để phát huy hiệu quả chữa bệnh.
Bài thuốc trị viêm xoang mãn tính
Thành phần: Thương nhĩ, lan hòe, ngải thảo, kinh giới, kim bồn thảo, gạo tẻ.
Cách thực hiện:
- Đem nguyên liệu cho thêm 1 lít nước, sắc trên lửa nhỏ đến khi cạn còn ⅓.
- Mỗi ngày uống đều 3 bát, chia thành 3 lần sau khi ăn 1 tiếng.
- Sử dụng lâu dài để chữa bệnh được hiệu quả.
Các bài thuốc chữa bệnh đông y thường có tác dụng sau một thời gian dài. Chính vì vậy, người bệnh cần kiên trì, đều đặn để thuốc ngấm dần, giúp việc chữa bệnh đạt hiệu quả cao nhất.
Một số bài thuốc trị viêm xoang trán tại nhà đơn giản nhất
Ngoài các phương pháp chữa bệnh bằng tây y, đông y, với những bệnh nhân bị bệnh nhẹ hoàn toàn có thể sử dụng cách chữa bệnh tại nhà đơn giản, ít chi phí. Ngoài ra, với bệnh nhân bị viêm nhiễm nặng cũng có thể áp dụng các bài thuốc này để kết hợp điều trị cùng với các phương pháp trị bệnh khác.
Chữa bệnh bằng cây giao
Cây giao có khả năng kháng khuẩn, chống viêm tốt nên có thể dùng để chữa trị bệnh viêm xoang.
Cách thức hiện:
- Giã nát và hòa cùng nước, đun sôi.
- Sau đó dùng ống hút để hít hơi thuốc vào mũi khoảng 5-7 lần.
- Áp dụng đều khoảng 7 ngày sẽ thấy tác dụng rõ rệt.
Chữa bệnh bằng cây ngũ sắc
Cũng là một loại cây có tính kháng viêm, sát khuẩn tốt nên cây ngũ sắc cũng được lựa chọn để trị bệnh xoang trán.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá cây, giã nát lấy nước cốt.
- Nhỏ nước cốt vào mũi khoảng 2, 3 giọt mỗi bên. Hoặc lấy tăm bông nhúng vào nước cốt và đặt trong mũi khoảng 1 phút.
Chữa viêm xoang bằng lá trà xanh
Lá trà xanh có hoạt chất chống oxy hóa, kháng viêm nên rất hiệu quả trong việc chữa bệnh viêm xoang trán.
Cách thực hiện:
- Pha nước trà xanh như thông thường và hòa cùng một chút muối trắng.
- Dùng tay bịt một bên mũi, mũi còn lại hít lấy một ít nước trà sau đó nhả ra bằng miệng.
- Làm từ 3 đến 4 lần vào mỗi sáng, kiên trì trong một tuần sẽ thấy giảm các triệu chứng khó chịu.
Cách phòng ngừa bệnh viêm xoang trán đơn giản
Việc phòng ngừa bệnh viêm xoang trán có ý nghĩa hết sức quan trọng. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được những phương pháp phòng bệnh.
Dưới đây là một số lưu ý về cách phòng ngừa dễ dàng áp dụng cho mọi người.
- Rửa tay thường xuyên để tránh việc lây nhiễm các vi khuẩn, virus.
- Không hút thuốc, hạn chế đến các môi trường có nhiều khói bụi, ô nhiễm.
- Với người có cơ địa dễ dị ứng, không nuôi các con vật có nhiều lông, không dùng nước hoa hay các hương liệu tạo mùi.
- Cần điều trị dứt điểm các bệnh lý về đường hô hấp hoặc bệnh cúm.
- Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, có lối sinh hoạt khoa học để nâng cao đề kháng cho cơ thể.
- Bổ sung nhiều rau củ quả, uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày.
- Vệ sinh mũi bằng cách rửa hoặc nhỏ nước muối sinh lý mỗi ngày.
- Tiêm phòng cảm cúm mỗi năm để tránh các nguy cơ nhiễm bệnh.
Trên đây là toàn bộ các thông tin bệnh viêm xoang trán về triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa trị. Hi vọng qua bài viết sẽ hỗ trợ cho các bệnh nhân biết cách phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả nhất.
Bài hay nên đọc: