Trẻ 7 Tuổi Bị Trào Ngược Dạ Dày Có Sao Không, Chữa Trị Thế Nào?
Trẻ 7 tuổi bị trào ngược dạ dày là mối lo ngại của nhiều bậc làm cha, làm mẹ. Mặc dù là tình trạng bệnh lý tiêu hóa thông thường, tuy nhiên, nếu không được quan tâm điều trị sớm, bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng và làm ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của trẻ. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến bạn nguyên nhân và cách điều trị chứng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ 7 tuổi một cách chi tiết. Cha mẹ có thể tham khảo để có thêm kiến thức hữu ích trong việc chăm sóc con cái an toàn và giúp bé phát triển khỏe mạnh hơn.
Tại sao trẻ 7 tuổi bị trào ngược dạ dày?
Không riêng trẻ sơ sinh, trẻ 7 tuổi cũng có khả năng bị trào ngược dạ dày, thực quản. Khi dạ dày – thực quản của bé suy yếu, đóng mở không ổn định, dịch vị sẽ trào lên và gây ra các triệu chứng vô cùng khó chịu. Tình trạng trào ngược ở trẻ thường xuất hiện sau bữa ăn và vào buổi tối.
Nguyên nhân khiến trẻ 7 tuổi bị trào ngược dạ dày khá đa dạng, tuy nhiên tựu chung vẫn là những lý do cơ bản sau đây:
- Do thói quen sinh hoạt thiếu khoa học, bé thường xuyên vận động mạnh hoặc nằm ngay sau ăn, cha mẹ cho trẻ ăn nhiều vào buổi tối, thậm chí là ăn khuya.
- Hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, cơ vòng còn yếu nên dễ mắc bệnh lý về dạ dày.
- Các bé bị thừa cân, béo phì thường gây áp lực cho cả hệ xương lẫn hệ tiêu hóa.
- Trẻ bị tổn thương cơ vòng bẩm sinh khiến bệnh trào ngược phát sinh.
- Rối loạn lưỡng cực, hội chứng Down hoặc bị bại não cũng là một trong những nguyên nhân khiến các trẻ 7 tuổi bị trào ngược dạ dày.
- Ngoài ra, bệnh lý viêm ruột, dị ứng, nhiễm trùng,… cũng có thể làm ảnh hưởng tới chức năng co bóp của dạ dày và đường tiêu hóa nên cha mẹ cần hết sức lưu ý.
Triệu chứng trào ngược dạ dày ở trẻ 7 tuổi
Phần lớn, các triệu chứng trào ngược dạ dày ở trẻ 7 tuổi không có sự khác biệt quá lớn so với người lớn. Cha mẹ có thể dựa vào các biểu hiện điển hình dưới đây để chẩn đoán bệnh trào ngược ở trẻ.
- Khi bị chứng trào ngược, trẻ sẽ cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, sụt cân không có lý do.
- Bé hay bị ợ chua, ợ hơi, đắng miệng, chua miệng,…
- Thở khò khè, nóng rát và đau tức phần ngực, thậm chí còn lan qua phần lưng.
- Miệng hôi, bị sâu răng và mòn răng do axit trào ngược.
- Sau ăn luôn có cảm giác buồn nôn, nôn.
- Thường bị nấc cục.
Chẩn đoán chứng trào ngược dạ dày ở trẻ 7 tuổi
Thông thường, việc chẩn đoán chứng trào ngược dạ dày ở trẻ 7 tuổi cũng được thực hiện tương tự như với người lớn. Cụ thể như sau:
- Chụp x-quang: Bác sĩ sẽ yêu cầu cha mẹ cho bé chụp x-quang ngực để nhận biết dấu hiệu bất thường phía trong dạ dày cũng như các cơ quan khác của hệ tiêu hóa.
- Nội soi dạ dày: Sẽ cho biết mức độ nghiêm trọng của bệnh và vị trí tổn thương chính xác. Hơn nữa, việc nội soi dạ dày còn có khả năng kiểm tra các tế bào ác tính, sự hiện diện của vi khuẩn Hp nếu có.
- Tiến hành nhân trắc thực quản: Là xét nghiệm được thực hiện với những đối tượng bị trào ngược dạ dày ngoại trú. Bác sĩ sẽ tiến hành đo cơ giãn cơ bắp, đồng thời xác định áp lực trong thực quản cũng như sự phối hợp cơ thực quản khi nuốt ở trẻ.
- Kiểm tra pH: Bác sĩ sẽ sử dụng một ống nhựa đưa vào thực quản thông qua lỗ mũi để có thể tiến hành đo độ pH của bé trong vòng 24 – 48 giờ.
Trẻ 7 tuổi bị trào ngược dạ dày có nguy hiểm không?
Cha mẹ thường lo lắng, băn khoăn rằng chứng bệnh trào ngược có gây ảnh hưởng tới sự phát triển của bé không? Được biết, trẻ nhỏ bị trào ngược không quá nguy hiểm, nếu bé được chữa trị sớm và đúng cách. Việc cha mẹ chủ quan, lơ là trong việc chăm sóc con trẻ sẽ khiến bé có thể gặp phải một số biến chứng như:
- Làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm dạ dày, viêm loét dạ dày – thực quản: Là biến chứng phổ biến ở trẻ, axit trong dịch vị trào ngược sẽ gây ra hiện tượng viêm loét thực quản, khiến bao tử, thực quản sưng tấy và nóng rát.
- Xuất huyết thực quản: Viêm dạ dày – thực quản kéo dài sẽ dẫn tới niêm mạc bị bào mòn, gây xuất huyết. Thậm chí là xuất hiện các khối u khiến thực quản bị thu hẹp, gây khó thở và cản trở quá trình dung nạp thức ăn.
- Bệnh về đường hô hấp: Trào ngược thực quản, dạ dày dễ khiến các bé bị ho, gây viêm họng, viêm phế quản,…
- Giảm cân, chậm lớn: Hiện tượng trào ngược diễn ra thường xuyên còn khiến thức ăn khó tiêu hóa, dinh dưỡng không được hấp thụ tốt. Từ đó khiến trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng và làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển sau này. Vậy nên, cha mẹ cần nhận biết sớm các dấu hiệu để đưa trẻ tới cơ sở uy tín thăm khám, tiến hành điều trị sớm.
Cách điều trị trào ngược dạ dày cho trẻ 7 tuổi
Trẻ 7 tuổi bị trào ngược dạ dày cần được điều trị sớm nhất có thể, bởi càng kéo dài, bệnh lý càng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Thêm vào đó, việc chữa trị cho trẻ cũng được tiến hành theo đúng phương pháp, đúng bệnh lý và phù hợp với thể trạng, mức độ bệnh của từng bé. Tốt nhất, cha mẹ nên đưa bé tới bệnh viện để thăm khám và điều trị theo hướng dẫn từ bác sĩ.
Thông thường, việc trị bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ sẽ được thực hiện theo các phương pháp cơ bản sau:
Mẹo dân gian chữa trào ngược dạ dày ở trẻ 7 tuổi
Các mẹo dân gian thường sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên nên khá lành tính và an toàn với trẻ. Các mẹ có thể tham khảo một vài bài thuốc dân gian cho trẻ 7 tuổi bị trào ngược dạ dày nhẹ sau đây:
- Nha đam: Có chứa chất chống viêm, có khả năng diệt khuẩn, giảm đau tự nhiên, từ đó làm giảm triệu chứng trào ngược dạ dày ở trẻ hiệu quả. Theo đó, mẹ dùng lá nha đam tươi, gọt sạch vỏ, lấy phần ruột bên trong cắt thành từng hạt lựu nhỏ, đem nấu lấy nước đặc. Khi dùng, bạn cho thêm một chút mật ong để giúp trẻ uống ngon miệng hơn. Tuy nhiên, nếu trẻ đang bị đi ngoài thì mẹ không nên áp dụng biện pháp điều trị này.
- Dùng nghệ: Với thành phần curcumin dồi dào, nghệ sẽ làm giảm axit dạ dày, hạn chế tổn thương ở niêm mạc, phục hồi các vết loét. Để phát huy tốt công dụng này, cha mẹ cần sử dụng 1 thìa bột nghệ nguyên chất trộn cùng 1 thìa mật ong cho bé ăn trước bữa ăn chính.
- Gừng tươi: Đây là nguyên liệu có khả năng trung hòa axit dạ dày, kích thích tiêu hóa và giúp bé có cảm giác ăn uống ngon miệng. Đầu tiên, cha mẹ cần chuẩn bị 1 nhánh gừng tươi, rửa sạch rồi băm nhuyễn gừng, lấy 1 thìa gừng đem bỏ vào cốc nước sôi, ủ trong 15 phút. Sau đó cho thêm một ít mật ong, khuấy đều rồi cho trẻ uống, mỗi ngày 2 lần.
Sử dụng thuốc Tây
Trẻ 7 tuổi bị trào ngược dạ dày uống thuốc Tây được không? Theo các chuyên gia, trẻ 7 tuổi có thể uống thuốc Tây chữa bệnh đau dạ dày, tuy nhiên việc dùng thuốc cần có sự chỉ định và kê đơn từ bác sĩ. Các loại thuốc thường được sử dụng cho trẻ bị trào ngược dạ dày gồm có:
- Thuốc ức chế bơm proton: Thuốc thường được sử dụng trong trường hợp cần ức chế sự sản xuất axit dạ dày.
- Thuốc chẹn H2: Là nhóm thuốc có tác dụng làm giảm axit dạ dày bằng cách ngăn chặn histamin – hormone giúp tạo ra axit.
- Một số loại thuốc khác: Thuốc nhuận tràng, thuốc giảm đau, thuốc chống buồn nôn, dung dịch chống trào ngược,…
Làm phẫu thuật
Trong trường hợp tình trạng trào ngược của bé quá nghiêm trọng, cha mẹ có thể phải tiến hành cho trẻ làm phẫu thuật. Đây cũng là lựa chọn tối ưu nhất dành cho trẻ bị sụt cân nghiêm trọng, có biểu hiện nôn ói nhiều, hay bị khó thở hoặc mắc bệnh về hô hấp do ảnh hưởng của chứng trào ngược dạ dày.
Được biết, thay vì mổ phanh theo phương pháp truyền thống, trẻ sẽ được tiến hành mổ nội soi để hạn chế các tổn thương và giúp quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng. Biện pháp mổ nội soi cũng được đánh giá là an toàn và ít đau hơn so với việc mổ phanh truyền thống.
Trước khi phẫu thuật, bé sẽ được tiến hành các xét nghiệm cần thiết và được gây mê toàn thân. Bác sĩ sẽ rạch những đường mổ nhỏ trên bụng của trẻ để luồn ống nội soi có gắn camera ở đầu vào trong để quan sát các tổn thương. Khi các dụng cụ phẫu thuật được đưa vào, bác sĩ có thể tiến hành tiếp cần khu vực dạ dày – thực quản bị tổn thương và điều trị.
Trẻ 7 tuổi bị trào ngược dạ dày có thể sử dụng thuốc Đông y
Các bài thuốc Đông y cũng tương tự như mẹo dân gian là đều sử dụng dược liệu tự nhiên, an toàn và thân thiện với cơ thể của bé. Tuy nhiên, bài thuốc Đông y sẽ kết hợp nhiều loại dược liệu với nhau để tăng tác dụng điều trị bệnh hiệu quả và nhanh chóng hơn. Dựa theo từng tình trạng cụ thể, các thầy y có thể bốc thuốc và kê đơn cho trẻ theo những bài thuốc sau đây:
- Chữa trào ngược dạ dày cho trẻ do chế độ dinh dưỡng thiếu lành mạnh: Chứng trào ngược ở trẻ do suy nhược cơ thể chủ yếu do chế độ ăn uống thiếu khoa học, dung nạp quá nhiều thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng hoặc thói quen ăn nhai chưa đúng. Để trị triệu chứng này, bài thuốc sẽ cần có các loại thảo dược như 16g sâm đại hành, biển đậu, lá đắng, bạch truật, tía tô, lá lốt, ngũ sắc; 15g hoàng kỳ, 4g sinh khương, 10g chỉ xác, trần bì. Đêm sắc và cho bé uống 2 lần/ngày để giúp kiện tỳ, nâng cao sức khỏe và hệ miễn dịch tốt nhất.
- Chữa trào ngược dạ dày cho trẻ 7 tuổi do suy nhược: Do hệ miễn dịch kém, dạ dày hoạt động không ổn định cộng thêm sự tăng tiết axit dạ dày khiến cơ chế co bóp bị quá tải và dẫn tới hiện tượng trào ngược dạ dày. Theo đó, mẹ có thể chuẩn bị 20g rau má; 16g đương quy, bạch truật, mã đề, liên nhục; 12g bạch thược, râu ngô, đan bì; 10g trần bì, chi tử, bán hạ rồi đem sắc với nhau, cho trẻ uống 2 lần/ngày.
- Trào ngược kèm triệu chứng ợ hơi, ợ chua với liên tục: Ợ hơi, ợ chua liên tục sẽ khiến trẻ khó chịu, thêm vào đó chúng còn gây ra chứng hôi miệng, sâu răng. Để cải thiện tình trạng này, mẹ có thể dùng bài thuốc điều trị sau: Dùng đan bì – chi tử – thược dược mỗi nguyên liệu 20g, 16g trạch tả, 12g bối mẫu và 10g trần bì, sắc với nhau và cho trẻ uống hết trong ngày.
- Trào ngược dạ dày gây nôn mửa: Với trường hợp này, trẻ sẽ có cảm giác mệt mỏi, chán ăn. Lúc này, thầy thuốc có thể bốc cho trẻ các thảo dược như thục tiêu, nhân sâm, can khương. Bạn đem sắc tất cả các nguyên liệu trên lại với nhau và cho trẻ sử dụng với tần suất 2 lần/tuần, mỗi lần sắc nên uống hết trong ngày.
Lưu ý khi chăm sóc trẻ 7 tuổi bị trào ngược dạ dày
Trào ngược dạ dày là bệnh lý có khả năng tái diễn cao, chúng âm thầm gây tổn thương dạ dày và làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới tinh thần, sức khỏe của người mắc. Vì thế, để giúp trẻ phát triển tốt, phụ huynh cần tập cho trẻ thói quen sinh hoạt khoa học ngay từ bây giờ. Chẳng hạn như sau:
- Hãy rèn cho trẻ thói quen ăn chậm, nhai kỹ, nên chế biến món ăn ở dạng mềm và lỏng để giúp bé dễ nhai và nuốt.
- Bổ sung vào chế độ ăn uống của trẻ thêm thành phần chất xơ, vitamin, omega và hạn chế cho con ăn đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn. Mặt khác, cha mẹ cũng nên tránh để trẻ ăn quá nhiều socola, sử dụng bạc hà, cafein vì chúng có thể làm tăng nguy cơ axit trào ngược. Các loại thực phẩm, đồ uống có tính axit như nước cam, nước chanh, nước ngọt, ớt, hạt tiêu cũng nên tránh để bé dùng.
- Với trẻ biếng ăn, bạn nên chia nhỏ các bữa ăn để con có thể bổ sung đủ lượng chất dinh dưỡng cần thiết. Đồng thời cho bé uống nhiều nước, hạn chế để trẻ uống sữa khi đang đói. Bạn có thể cho bé bổ sung lượng nước đầy đủ thông qua việc sử dụng nước lọc hoặc nước ép hoa quả đều được.
- Nếu trong gia đình có người bị mắc vi khuẩn Hp thì nên chủ động đưa con đi khám thường xuyên để giảm nguy cơ lây lan.
- Hãy để con trẻ ngồi nghỉ trong khoảng 30 phút sau ăn, không để các bé nô đùa quá mạnh hoặc nằm ngay sau khi ăn.
- Cho bé ngủ trước 10 giờ tối và nằm gối cao đầu, ăn trước khi ngủ ít nhất 2 tiếng.
- Để bé mặc đồ thoáng mát, không mặc quần áo bó sát, hạn chế cho trẻ tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nhiều khói thuốc.
- Không ép trẻ ăn quá nhiều, quá no vì điều này có thể khiến trẻ dễ bị nôn hết đồ ăn ngay sau đó. Trường hợp muốn cho con sử dụng các thực phẩm chức năng phát triển chiều cao hay cân nặng, bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia, bác sĩ trước.
- Cha mẹ nên thường xuyên theo dõi cân nặng, thói quen ăn uống của con để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường.
- Khuyến khích trẻ tập luyện các bài tập thể dục thể thao phù hợp với lứa tuổi.
- Nên đưa trẻ tới bệnh viện thăm khám và dùng theo đơn thuốc, phương pháp chữa trị của bác sĩ thay vì tự ý mua thuốc về cho con uống.
Trẻ 7 tuổi bị trào ngược dạ dày đang có xu hướng tăng lên trong những năm trở lại đây. Hy vọng với những chia sẻ trên, bạn đọc sẽ có thêm kiến thức và kinh nghiệm trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho con trẻ. Tốt nhất, cha mẹ nên chủ động đưa con đi thăm khám sức khỏe tổng quát theo định kỳ để có thể sớm phát hiện các bất thường nếu có. Từ đó có biện pháp chữa trị, xử lý kịp thời, tránh biến chứng đáng tiếc sau này.