Top 10+ Cách Chữa Trào Ngược Dạ Dày Hiệu Quả Bạn Nên Dùng

Ngày cập nhật: 01/04/2024 Biên tập viên: Ngô Tú
4.7/5 - (18 bình chọn)

Xem thêm:

Hiện nay có nhiều cách chữa trào ngược dạ dày thực quản từ các mẹo dân gian, tây y cho đến các bài thuốc đông y cổ truyền. Tuy nhiên, đây là bệnh lý khó chữa dứt điểm, rất dễ tái phát, ảnh hưởng đến cuộc sống và kèm theo nhiều hệ luỵ khó lường. Tìm hiểu ngay cách chữa hiệu quả và phù hợp nhất trong bài viết tổng hợp thông tin dưới đây của chuyên trang. 

Cách chữa bệnh trào ngược dạ dày bằng phương pháp Tây y

Phương pháp tây y được nhiều người bệnh lựa chọn bởi đem lại hiệu quả nhanh chóng. Sau khi chẩn đoán tại bệnh viện, tuỳ từng trường hợp mà các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Sử dụng thuốc Tây

Các loại thuốc tây chữa trào ngược dạ dày thường đem lại hiệu quả giảm nhanh các triệu chứng như trào ngược, ợ hơi, ợ chua, đau bụng, buồn nôn,…

Một số loại thuốc Tây thường được chỉ định để chữa trào ngược dạ dày gồm:

  • Thuốc ức chế bơm proton: Có tác dụng giảm axit dư thừa bằng cách ức chế tiết axit trong dạ dày, từ đó chống trào ngược. Một số thuốc dùng phổ biến như Esomeprazole, Omeprazole viên 20mg, Rabeprazole, Pantoprazole,…
  • Thuốc kháng H2: Có tác dụng trung hoà axit trong dạ dày, điều trị ngắn hạn loét dạ dày, chảy máu đường tiêu hoá do trào ngược, ngăn trào ngược dạ dày thực quản. Một số loại thuốc được dùng trong phác đồ điều trị như Cimetidin, Famotidin, Ranitidin,…
  • Thuốc trung hoà axit: Một số thuốc như Maalox, Gastropulgite, Alusi,… giúp trung hoà lượng axit dư thừa, giảm nhanh các triệu chứng trào ngược. Tuy nhiên thuốc có tác dụng phụ như chán ăn, đầy bụng, khó tiêu, xốp xương nên rất ít được dùng.
  • Thuốc kháng axit: Giúp giảm nhanh lượng axit trong dạ dày bằng cơ chế kiềm hoá. Tuy nhiên thuốc có thể khiến bạn gặp các tác dụng phụ như tiêu chảy, táo bón,…
  • Thuốc hỗ trợ nhu động ruột: Có tác dụng làm rỗng dạ dày, hạn chế tiết axit dạ dày, tuy nhiên dễ gây tiêu chảy, buồn nôn, hồi hộp, lo lắng.

Khi sử dụng thuốc tây chữa trào ngược dạ dày bạn cần tuân thủ nghiêm chỉnh chỉ định của bác sĩ, không tự ý mua dùng. Mỗi một loại thuốc sẽ có tác dụng không giống nhau ở mỗi thể trạng. Do đó người bệnh cần mua thuốc theo đơn, đọc kỹ chỉ định, dùng đúng liều lượng.

Thuốc Esomeprazole thường dùng cho bệnh nhân dạ dày 
Thuốc Esomeprazole thường dùng cho bệnh nhân dạ dày

Ngoài ra, các loại thuốc này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy, táo bón, tăng men gan, xốp xương, liệt dương,… Người bệnh không nên lạm dụng mà cẩn trọng trong quá trình sử dụng.

Phẫu thuật ngoại khoa

Đây là một cách chữa trào ngược dạ dày mới được sử dụng trong những năm gần đây. Phương pháp ngoại khoa được chỉ định trong các trường hợp bệnh nhân như sau:

  • Bệnh nhân trào ngược dạ dày đã sử dụng thuốc Tây nhưng không có hiệu quả như mong muốn.
  • Bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng bất thường như ho, khàn giọng, đau ngực,…
  • Bệnh nhân bị trào ngược gây biến chứng như viêm thực quản, barrett thực quản,…

Trước tiên, bác sĩ cần chẩn đoán bệnh bằng các kỹ thuật chụp X-quang có barium, theo dõi độ pH ở thực quản trong 24 giờ, sinh thiết. Những kết quả của xét nghiệm sẽ giúp xác định chính xác tình trạng bệnh và đưa ra phác đồ điều trị cá nhân hiệu quả nhất.

Tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ chỉ định một trong các phương pháp sau:

  • Mổ hở: Phẫu thuật phần trên của dạ dày, bao xung quanh thực quản. Từ đó gây áp lực lên phần dưới của thực quản, giảm trào ngược hiệu quả.
  • Nội soi: Kỹ thuật khâu nội soi mục đích thắt chặt cơ vòng thực quản dưới. Đồng thời dùng tần số vô tuyến vào phần dưới thực quản, phía trên cơ vòng. Trong một vài trường hợp bác sĩ sẽ dùng nhiệt để tạo thành vết hàn nhỏ giúp làm chặt cơ vòng.
  • Nissen Fundoplication: Mục đích khôi phục chức năng cơ vòng thực quản dưới. Sau khi phẫu thuật, phần dạ dày thực quản sẽ được quấn xung quanh và thắt chặt. Tạo ra van chức năng mới giữa thực quản và dạ dày thay thế van tâm vị bị bất thường, từ đó ngăn trào ngược.

Hiện nay phương pháp nội soi có nhiều ưu điểm so với các kỹ thuật khác. Bởi phạm vi xâm lấn không gây nhiễm trùng bởi vết thương hở, rút ngắn thời gian phục hồi, an toàn.

Tuy nhiên các kỹ thuật này có thể tái phát bệnh do không điều trị từ gốc.

Xem thêm: Gợi Ý Thực Đơn Cho Người Viêm Dạ Dày Và Nguyên Tắc Khi Xây Dựng

Mẹo dân gian chữa trào ngược dạ dày tại nhà đơn giản

Trong dân gian có nhiều phương pháp trị trào ngược dạ dày thực quản bằng các dược liệu, thảo mộc thiên nhiên dễ tìm, dễ thực hiện.

Nha đam

Theo nghiên cứu nha đam có chứa arabinose, acemannan, glycoprotein, anthraquinone có tác dụng giảm đau, kháng khuẩn, chống viêm, giảm tiết axit, kích thích tiêu hoá, nhuận tràng, chống trào ngược.

Sử dụng gel nha đam để chữa trào ngược dạ dày
Sử dụng gel nha đam để chữa trào ngược dạ dày
  • Cách 1: Dùng một nhánh nha đam rửa sạch, gọt vỏ và cắt thành hạt lựu. Xay nhuyễn nha đam cùng 1 cốc nước lọc, lọc bỏ bã và chắt nước cốt uống ngày 2 lần trước ăn.
  • Cách 2: Dùng nha đam gọt vỏ, thái hạt lựu và rửa sạch với muối để loại bỏ chất nhầy. Nấu nha đam cùng đậu xanh, bột sắn dây và đường phèn thành chè.

Cách chữa dạ dày trào ngược bằng gừng tươi

Gừng tươi có vị cay, tính ấm, chứa nhiều chất chống oxy hoá, có tác dụng kháng viêm, sát khuẩn, giảm đau, chữa đầy hơi, khó tiêu, làm lành các tổn thương ở niêm mạc dạ dày, tốt cho hệ tiêu hoá,…

Khi bị trào ngược dạ dày thực quản, người bệnh có thể sử dụng bài thuốc từ gừng dưới đây:

  • Cách 1: Dùng 1 nhánh gừng rửa sạch, cạo vỏ, đập dập và cho vào cốc nước sôi. Sau khoảng 10 phút để tinh chất gừng tiết ra thì uống ngay khi còn ấm.
  • Cách 2: Gừng rửa sạch thái thành lát mỏng và ngâm với mật ong. Đến khi miếng gừng mềm đi và có màu sẫm thì ăn mỗi ngày 2 lát.
  • Cách 3: Gừng tươi rửa sạch và thái lát mỏng, ngâm với giấm khoảng 1 tuần. Mỗi ngày nhai 3 lát thật kỹ và nuốt.

Cần lưu ý người mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, phụ nữ mang thai không nên dùng gừng thường xuyên.

Sử dụng nghệ tươi

Nghệ nổi tiếng là nguyên liệu tốt cho người bị bệnh dạ dày. Theo nghiên cứu nghệ có tính kháng khuẩn, sát trùng, làm lành tổn thương hiệu quả. Đặc biệt hoạt chất curcumin trong nghệ có tác dụng chống viêm, làm lành vết loét, giảm axit dạ dày, ngăn ngừa trào ngược dạ dày.

  • Cách 1: Trộn 1 thìa bột nghệ vàng cùng ¼ thìa cafe đen và hãm với nước sôi như pha trà. Lọc nước cốt và chia thành nhiều phần và uống mỗi ngày 2 lần liên tục trong nhiều ngày.
  • Cách 2: Dùng 3 thìa bột nghệ hoà cùng 1 thìa cafe mật ong sau đó pha với 100ml nước ấm. Sau khi khuấy đều cho tan thì uống ngay khi còn ấm, uống mỗi ngày 3 lần.
  • Cách 3: Trộn bột nghệ và mật ong từ từ sao cho vừa đủ để mềm và không dính tay. Vo thành các viên hoàn nhỏ, bảo quản trong hũ thuỷ tinh. Mỗi lần uống 3 viên mật ong nghệ sau ăn, mỗi ngày 3 lần.

Tìm hiểu thêm: Viêm Toàn Bộ Niêm Mạc Dạ Dày Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân Và Giải Pháp

Bí quyết chữa trào ngược dạ dày bằng hạt thì là

Hạt thì là có tính ấm, giúp cân bằng khí huyết, kích thích tiêu hoá. Hoạt chất Anethole giúp cơ trơn thư giãn, chống co thắt dạ dày, giảm axit dạ dày trào ngược lên thực quản.

Cho bệnh nhân sử dụng hạt thì là để chữa trào ngược dạ dày
Cho bệnh nhân sử dụng hạt thì là để chữa trào ngược dạ dày
  • Cách 1: Nhai 2 thìa hạt thì là thật kỹ và nuốt từ từ. Nên sử dụng hạt thì là sau khi ăn trưa và tối, dùng liên tục trong vài tuần cho đến khi các triệu chứng giảm dần.
  • Cách 2: Đun sôi 0,5 lít nước, thêm 100g hạt thì là vào và tiếp tục đun sôi thêm 5 phút. Chờ nước nguội thì uống mỗi ngày 3 lần, trước ăn 30 phút.

Mật ong là cách chữa bệnh dạ dày hiệu quả

Mật ong là vị thuốc chữa bệnh tuyệt vời với nhiều axit amin, vitamin rất tốt cho người bị trào ngược dạ dày. Các hoạt chất trong mật ong ức chế hoạt động của vi khuẩn HP, yếu tố gây trào ngược hàng đầu.

Người bệnh có thể uống mật ong nước ấm vào buổi sáng trước khi ăn hoặc kết hợp cùng gừng, nghệ để tăng hiệu quả.

Dùng baking soda chữa trào ngược dạ dày thực quản

Baking soda có tác dụng trung hoà axit dạ dày, giảm cảm giác ợ hơi, nóng rát ở khu vực thượng vị. Đồng thời có tác dụng sát khuẩn, chống viêm, diệt khuẩn, ngừa viêm loét dạ dày do hiện tượng trào ngược.

  • Dùng 1 thìa baking soda pha cùng 200ml nước sau đó khuấy cho tan hoàn toàn.
  • Người bệnh uống mỗi lần một cốc và lặp lại 2 – 3 lần trong ngày.

Baking soda có hàm lượng muối cao nên nếu lạm dụng có thể gây tích nước, buồn nôn. Vì thế không nên sử dụng quá nhiều, thời gian điều trị cũng không nên quá 7 ngày.

Tỏi là vị thuốc quý nên thử

Trong đông y, tỏi có vị cay tính nóng, giúp ngăn ngừa, ức chế phát triển vi khuẩn của dạ dày. Hoạt chất allicin có tác dụng kháng viêm, chống khuẩn, bảo vệ niêm mạc, giảm nhanh các triệu chứng buồn nôn, ợ hơi, ợ chua,…

Tỏi ngâm mật ong kháng viêm sát khuẩn chống trào ngược
Tỏi ngâm mật ong kháng viêm sát khuẩn chống trào ngược
  • Sử dụng một củ tỏi, bóc vỏ và đập dập.
  • Cho tỏi vào bình thuỷ tinh, đổ mật ong ngập tỏi và ngâm trong khoảng 3 tuần.
  • Mỗi lần dùng 1 thìa tỏi ngâm ăn trong các bữa ăn.

Tìm hiểu thêm: 7 Cách Chữa Bệnh Dạ Dày Bằng Quả Sung Hiệu Quả Khó Ngờ

Dùng kẹo cao su là mẹo chữa trào ngược dạ dày khó ngờ

Theo các nghiên cứu, nhai kẹo cao su không đường sau khi ăn 30 phút có thể giảm các triệu chứng ợ hơi, ợ nóng. Bởi kẹo cao su giúp kích thích sản xuất nước bọt, tiết ra nhiều enzyme tiêu hoá. Nước bọt có tính kiềm nên khi nhai kẹo cao su giúp trung hoà axit dạ dày.

Tuy nhiên người bệnh chỉ nên nhai kẹo cao su không đường vì có chứa xylitol giúp ức chế vi khuẩn gây sâu răng. Không nên dùng kẹo cao su hương bạc hà vì có thể khiến tình trạng trào ngược tồi tệ hơn.

Uống trà hoa cúc la mã

Uống trà hoa cúc la mã ấm trước khi đi ngủ khoảng 30 phút giúp giảm căng thẳng, thư giãn và trung hoà axit dạ dày. Không chỉ giúp phòng chống trào ngược dạ dày mà còn giúp dễ ngủ, ngủ ngon.

Bạn có thể dùng hoa cúc tươi để pha trà hoặc trà đóng gói đều được. Khi uống trà hoa cúc bạn có thể thêm mật ong và chanh để tăng hương vị.

Lá tía tô

Uống nước lá tía tô rất tốt cho dạ dày
Uống nước lá tía tô rất tốt cho dạ dày

Một trong những mẹo dân gian được nhiều người sử dụng rộng rãi khi bị bệnh dạ dày là lá tía tô. Theo các nhà khoa học, trong lá tía tô có chứa thành phần tanin, glycosid dồi dào. Khi hấp thụ vào dạ dày sẽ giúp tạo thành lớp màng bao phủ ở niêm mạc dạ dày, làm vết thương nhanh se khô, ngăn ngừa trào ngược.

  • Cách 1: Sử dụng một nắm lá tía tô đã rửa sạch sẽ, thêm một ít muối và giã nát. Sau đó chắt nước cốt tía tô và uống trực tiếp ngày 2 lần.
  • Cách 2: Dùng một nắm lá tía tô đun cùng với nước để uống hàng ngày. Tuy nhiên chỉ uống ngày 2 – 3 lần, không nên thay thế nước lọc.

Nhìn chung, các phương pháp dân gian chữa trào ngược dạ dày tại nhà dễ áp dụng, đơn giản, rẻ tiền nhưng hiệu quả không cao do không điều trị tận gốc.

Xem thêm: Viêm Teo Niêm Mạc Dạ Dày Là Gì? Phân Loại? Cách Điều Trị Hiệu Quả

Những lưu ý bệnh nhân trào ngược dạ dày cần biết

Bên cạnh lựa chọn các cách chữa trị bệnh trào ngược dạ dày thì để có hiệu quả tốt nhất, bệnh nhân cần lưu ý những điều dưới đây:

  • Bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản nên sử dụng các thực phẩm, món ăn trung hoà lượng axit dư thừa, bảo vệ niêm mạc, tốt cho hệ tiêu hoá. Tiêu biểu như bánh mì, yến mạch, gạo nguyên cám, sữa chua, táo, chuối, lê, thịt,…
  • Kiêng sử dụng chất béo, thức ăn nhiều dầu mỡ, chiên rán, đồ ăn gia vị cay nóng, không dùng rượu bia, cafe, trái cây vị chua, dưa muối, cà muối,…
  • Không nên ăn quá no, không nằm hay vận động nặng sau khi ăn, không nên ăn tối quá muộn, không bỏ bữa sáng.
  • Ngủ đủ giấc, tránh thức khuya, tránh căng thẳng, stress, nên tập luyện thể thao và xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học.
  • Khi ngủ nên kê gối cao khoảng 20cm và nằm ở tư thế ngửa, duỗi tay chân để chống trào ngược.
  • Bệnh trào ngược dạ dày có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm loét dạ dày, viêm thực quản, hẹp thực quản, bệnh hô hấp, barrett thực quản, ung thư thực quản,… Do đó ngay khi có những triệu chứng bệnh bạn nên đi khám sớm để có phương pháp điều trị khoa học.

Trên đây là các cách chữa trào ngược dạ dày hiệu quả mà bạn đọc có thể tham khảo. Đây là triệu chứng gây nhiều khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống và có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời.

Bệnh lý liên quan

Đăng ký tư vấn với chuyên gia