Trào Ngược Dạ Dày Có Được Ăn Chuối Không? Cần Lưu Ý Những Gì?
Bị trào ngược dạ dày có được ăn chuối được không đang là câu hỏi được rất nhiều người bệnh quan tâm. Bởi ai cũng biết những người bị các bệnh về dạ dày thường có chế độ ăn uống rất đặc biệt và không phải thực phẩm nào họ cũng có thể ăn được. Trong nội dung dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trào ngược dạ dày ăn chuối được không và những lưu ý quan trọng khi sử dụng loại trái cây này, hãy cùng tham khảo!
Trào ngược dạ dày có được ăn chuối không?
Chuối là một loại trái cây nhiệt đới và được trồng phổ biến tại nước ta. Loại quả này có chứa hàm lượng dinh dưỡng vô cùng cao, an toàn, lành tính và dễ sử dụng. Vậy người bị trào ngược dạ dày có được ăn chuối không?
Với thắc mắc trên, các chuyên gia cho biết người bị trào ngược dạ dày hoàn toàn có thể sử dụng được chuối.
Trong thành phần của chuối có chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe, bao gồm: Carbs, kali, sắt, prebiotic, vitamin B6, vitamin C, pectin, chất chống oxy hóa, axit amin và nhiều khoáng chất thiết yếu khác. Dựa trên những thành phần này, việc sử dụng chuối sẽ mang đến cho người bệnh những lợi ích như sau:
- Cải thiện tiêu hóa: Trong thành phần của chuối có chứa prebiotic – một dạng carbohydrate có lợi cho các lợi khuẩn bên trong đường ruột. Do đó, việc sử dụng chuối thường xuyên sẽ giúp cải thiện được tình trạng táo bón, tiêu chảy, chướng bụng, ăn không tiêu…
- Làm se vết loét: Chất tanin trong chuối có tác dụng làm se vết loét, tạo lớp nhầy bảo vệ niêm mạc, ngăn không cho các vết loét trong dạ dày lan rộng. Tuy nhiên, hoạt chất này có tác dụng phụ đó là gây táo bón. Do đó người bệnh không nên dùng quá nhiều chuối cùng lúc.
- Kháng khuẩn hiệu quả: Chuối cũng là một loại trái cây có tác dụng giúp bảo vệ cơ thể hỏi sự xâm nhập của các virus, nấm và vi khuẩn Hp. Từ đó giúp cải thiện được tình trạng viêm đau dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản.
- Ngăn ngừa ung thư dạ dày: Chất chống oxy hóa có trong chuối có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của các gốc tự do. Điều này có thể ngăn chặn được sự hình thành của các khối u lành tính và ác tính trong cơ thể.
- Giảm chướng bụng, đầy hơi: Hoạt chất pectin trong chuối giúp cân bằng hệ tiêu hóa, đồng thời hỗ trợ cải thiện các triệu chứng khó chịu của bệnh đau dạ dày như: Chướng bụng, đầy hơi, ăn không tiêu,…
- Trung hòa acid trong dạ dày: Chuối là một loại trái cây có tính kiềm, do đó nó sẽ giúp trung hòa axit trong dạ dày. Ăn chuối thường xuyên sẽ giúp hỗ trợ điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản một cách hiệu quả.
Ngoài ra, việc sử dụng chuối còn có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con người, có thể kể đến như:
- Giúp giảm cân an toàn, không tích trữ mỡ và đường trong cơ thể.
- Giúp làm giảm huyết áp, thích hợp dùng cho người bị huyết áp cao.
- Giúp bổ máu, tốt cho bệnh nhân bị thiếu máu.
- Giúp làm giảm căng thẳng, stress bằng cách cung cấp oxy cho não, cân bằng lượng nước trong cơ thể.
- Giúp tăng cường hệ miễn dịch, tiêu trừ gốc tự do, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Xem thêm: Trào Ngược Dạ Dày Có Nên Uống Sữa Không? Những Lưu Ý Khi Dùng
Người bị trào ngược dạ dày cần lưu ý gì khi ăn chuối?
Sau khi biết được câu trả lời cho câu hỏi trào ngược dạ dày có được ăn chuối không, rất nhiều người cũng quan tâm tới việc nên ăn chuối như thế nào để đảm bảo an toàn cho sức khỏe? Dưới đây là một vài lời khuyên hữu ích cho người bệnh mà bạn không nên bỏ qua:
- Người bị trào ngược dạ dày nên ăn các loại chuối lùn, chuối hương, chuối cau.
- Nên ăn chuối chín, không được ăn chuối xanh hoặc chuối chưa chín hẳn sẽ khiến bụng bị cồn cào, khó tiêu.
- Người bệnh không được ăn chuối tiêu, bởi loại chuối này có thể gây kích thích niêm mạc dạ dày, khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
- Nên ăn chuối khi no, không được ăn khi bụng đói. Thời điểm tốt nhất để bạn sử dụng đó là sau bữa cơm từ 20-30 phút.
- Không nên ăn quá nhiều chuối, người bệnh chỉ nên ăn tối đa 3 quả/ngày.
- Nên ăn chuối vào sau bữa sáng bởi thời điểm này cơ thể có khả năng hấp thu hàm lượng dinh dưỡng một cách tốt nhất.
- Bệnh nhân bị các bệnh huyết áp thấp nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng. Bởi trong thành phần của chuối có chứa lượng kali rất cao, có thể gây hạ huyết áp.
- Người bệnh có thể chế biến chuối thành các món như sinh tố, bánh chuối hấp, sữa chua vị chuối,… để thay đổi khẩu vị. Những tuyệt đối không được ăn chuối chiên hoặc chuối sấy khô. Bởi những món ăn này có nhiều đường và dầu mỡ, không tốt cho người bệnh.
Như vậy bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp thắc mắc trào ngược dạ dày có được ăn chuối không. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn đọc trong việc xây dựng cho mình một chế độ ăn uống hợp lý. Dẫu biết người bị trào ngược dạ dày cần có chế độ ăn uống khoa học, cẩn thận. Tuy nhiên bạn cũng không cần phải vì thế mà kiêng khem quá mức. Để biết rõ hơn về tình trạng bệnh cũng như loại thực phẩm nào được sử dụng, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết.