Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân Và Cách Chữa
Trào ngược dạ dày thực quản không chỉ xảy ra ở người lớn mà ngay cả trẻ em cũng có thể mắc phải căn bệnh này. Vậy trẻ bị trào ngược thực quản nguyên nhân do đâu? Có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cùng các bậc phụ huynh tìm hiểu kỹ hơn về chủ đề này.
Trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ là bệnh gì?
Trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ là một căn bệnh xảy ra ở đường tiêu hóa khi những thứ có trong dạ dày như: Thức ăn, dịch vị acid, muối mật, không khí,… bị trào ngược lên phần thực quản.
Ở những trẻ em vẫn còn bú sữa mẹ, việc trào ngược còn khiến trẻ bị nôn trớ sữa ra ngoài. Tình trạng này có thể xảy ra khi trẻ đang bú hoặc sau khi bú.
Đa phần bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ nhỏ đều có thể được kiểm soát bằng cách thay đổi thói quen ăn uống sinh hoạt của trẻ. Nếu bệnh nghiêm trọng mới cần dùng đến thuốc nên cha mẹ không cần quá lo lắng.
Xem thêm: Trào Ngược Dạ Dày Ban Đêm: Tìm Hiểu Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị
Dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ
Những triệu chứng trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ thường rất khó nhận biết bởi nó dễ bị nhầm lẫn với những vấn đề khác thường gặp ở trẻ. Điều này khiến cha mẹ dễ bỏ qua và không chú trọng đến việc điều trị.
Cụ thể, dưới đây là những dấu hiệu trào ngược dạ dày ở trẻ em cha mẹ cần chú ý:
- Trẻ nôn ói nhiều, qua cả đường miệng và sữa.
- Trẻ thường xuyên quấy khóc, biếng ăn, tỉnh giấc giữa đêm.
- Trẻ chậm tăng cân, suy dinh dưỡng và thiếu máu kéo dài.
- Trẻ có biểu hiện đau bụng, khó nuốt, mòn răng, hôi miệng.
- Ở những trẻ lớn hơn có thể bị đau phía sau xương ức, kèm theo tình trạng ợ nóng khó chịu.
- Khi bệnh nặng hơn, trẻ sẽ có biểu hiện như ho, thở khò khè, cơ thể tím tái.
Nguyên nhân khiến trẻ nhỏ bị trào ngược dạ dày
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ, bao gồm nguyên nhân sinh lý và nguyên nhân bệnh lý. Cụ thể như sau:
Nguyên nhân sinh lý
- Do cơ quan tiêu hóa của trẻ vẫn chưa được hoàn thiện. Bên cạnh đó, dạ dày của trẻ lại có vị trí nằm gần lồng ngực hơn so với người lớn.
- Do cơ thắt thực quản chưa phát triển, vì vậy chúng thường đóng mở không hiệu quả và dễ khiến thức ăn bị trào ngược lên thực quản.
- Do lượng thức ăn tiêu thụ mỗi ngày của trẻ chủ yếu là đồ lỏng như cháo, bột, sữa,… Những sản phẩm này có dạng mềm nên dễ dàng lọt qua khe hở nhỏ của cơ vòng.
- Do cha mẹ cho trẻ uống sữa bò. Trên thực tế, sữa bò khá khó tiêu, sẽ nằm lâu trong dạ dày và làm tăng nguy cơ bị xuất hiện tình trạng trào ngược dạ dày thực quản.
- Do tư thế cho trẻ bú thường là nằm ngang nên sẽ dễ khiến sữa trào ngược trở lại từ dạ dày lên thực quản.
Do nguyên nhân bệnh lý
Một số bệnh lý bẩm sinh cũng có thể khiến trẻ dễ mắc phải tình trạng trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ như: Thoát vị cơ hoành, sa dạ dày, bại não, nhiễm trùng toàn thân, hở van tim,… Những căn bệnh này làm cho các cơ thắt phần thực quản dưới bị suy yếu, khiến thức ăn bị trào ngược lên thực quản.
Tìm hiểu thêm: Trào Ngược Độ A Nguy Hiểm Không? Biểu Hiện Và Cách Chữa Tốt Nhất
Trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ có gây nguy hiểm không?
Trào ngược dạ dày ở trẻ em nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời có thể sẽ gặp phải những biến chứng nguy hiểm như sau:
- Biến chứng về đường tiêu hóa: Trẻ em bị trào ngược dạ dày lâu ngày có thể dẫn đến tình trạng viêm thực quản với nhiều mức độ khác nhau. Từ đó làm ảnh hưởng đến việc ăn uống, sinh hoạt của trẻ. Trường hợp trẻ bị barrett thực quản khiến đường thực quản hẹp, khiến cho thức ăn lưu thông xuống dạ dày gặp nhiều khó khăn.
- Biến chứng về hô hấp: Trẻ sẽ có hiện tượng thở khò khè, ho kéo dài. Khi bị trào ngược, axit từ dạ dày sẽ trào ngược lên thực quản khiến cho dây thanh ở cổ họng bị tác động. Trẻ sẽ có nguy cơ bị gặp phải các vấn đề như khò khè, mất tiếng hoặc thậm chí bị hen suyễn.
- Biến chứng về răng miệng và tai mũi họng: Biến chứng này gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ. Ở những bé bị trào ngược dạ dày thực quản có thể gặp phải các vấn đề như viêm tai, viêm xoang, mòn răng, chậm lớn, suy dinh dưỡng và ảnh hưởng đến hành vi của trẻ.
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ nhỏ khi nào cần gặp bác sĩ?
Nếu phát hiện thấy trẻ nhỏ có các dấu hiệu như sau cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay để được kiểm tra:
- Trẻ bị nôn nhiều lần hoặc nôn ra máu.
- Trẻ bị tiêu chảy hoặc đi ngoài phân lẫn máu.
- Trẻ bị viêm phổi.
- Trẻ chậm tăng cân.
- Trẻ quấy khóc kéo dài hàng giờ đồng hồ.
- Trẻ bỏ ăn, bỏ uống.
- Trẻ dưới 3 tháng tuổi bị nôn sau mỗi lần bú.
- Trẻ lừ đừ và thiếu sức sống.
- Trẻ có hiện tượng ợ nóng hoặc đau ở vùng giữa ngực, cổ họng.
- Trẻ bị đau hoặc khó nuốt, cảm giác vướng nghẹn ở cổ họng.
- Trẻ thở khò khè, ho mãn tính hoặc khàn giọng.
- Trẻ bị viêm phổi tái phát.
Không nên bỏ lỡ: Trào Ngược Dạ Dày Ở Trẻ 2 Tuổi Có Sao Không – Làm Sao Chữa Khỏi?
Cách điều trị trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ
Trẻ nhỏ được chẩn đoán bị trào ngược dạ dày thực quản có thể được điều trị bằng những phương pháp sau:
Mẹo chữa trào ngược dạ dày ở trẻ tại nhà
Rất nhiều cha mẹ có xu hướng tự điều trị chứng trào ngược dạ dày ở trẻ em bằng các mẹo dân gian tại nhà để hạn chế đến mức tối đa việc phải dùng thuốc. Những phương pháp này được đánh giá là an toàn và cho hiệu quả nhất định, cha mẹ có thể tham khảo áp dụng như sau:
Dùng nghệ với mật ong
Nghệ vàng có chứa hàm lượng lớn hoạt chất curcumin, có tác dụng chữa lành các vết thương ở vùng niêm mạc dạ dày, đồng thời giúp kiểm soát lượng axit để tránh hiện tượng trào ngược. Trong khi đó mật ong giúp cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất, có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Để điều trị trào ngược dạ dày ở trẻ, cha mẹ trộn đều 1 thìa bột nghệ với 1 thìa mật ong rồi cho trẻ ăn trước bữa ăn khoảng 30 phút. Tuy nhiên mật ong không được áp dụng cho trẻ dưới 1 tuổi.
Dùng củ gừng
Gừng có đặc tính kháng viêm diệt khuẩn rất tốt, vì vậy bạn có thể dùng củ gừng để hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ. Cha mẹ hãy rửa sạch củ gừng, thái lát mỏng sau đó cho vào hãm cùng với nước sôi như hãm trà. Mỗi lần cho trẻ uống khoảng 1-2 tách trà gừng ấm sau bữa ăn khoảng 30 phút. Kiên trì thực hiện đều đặn cho đến khi triệu chứng trào ngược của trẻ được cải thiện.
Dùng nha đam
Gel nha đam có khả năng chống viêm, diệt khuẩn và giảm đau rất tốt. Vì vậy những người bị trào ngược dạ dày thực quản đều có thể sử dụng được nguyên liệu này. Cách điều trị cũng rất đơn giản, cha mẹ chỉ cần gọt sạch vỏ nha đam sau đó ngâm phần ruột với nước muối rồi cho vào xay nhuyễn nha đam với nước. Lọc lấy nước nha đam và cho trẻ uống trước mỗi bữa ăn 30 phút sẽ giúp bệnh được cải thiện.
Dùng lá bạc hà
Lá bạc hà có tác dụng kháng viêm, tiêu diệt vi khuẩn, thúc đẩy hoạt động của hệ tiêu hóa, đồng thời làm giảm nhanh các triệu chứng khó chịu của bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Để điều trị bệnh lý này, phụ huynh sử dụng tinh dầu bạc hà kết hợp với tinh dầu oliu để massage vùng bụng của trẻ 2 lần/ngày. Đối với trẻ nhỏ, lá bạc hà rất an toàn, không gây tác dụng phụ nên cha mẹ có thể yên tâm hơn khi cho trẻ sử dụng.
Trà hoa cúc có chứa hoạt chất bisalobol (levomenol), có tác dụng chống viêm, loại bỏ vi khuẩn, giúp thư giãn tinh thần, giảm đau nhức và chống kích ứng. Cha mẹ tiến hành pha trà hoa cúc như bình thường, sau đó đợi nước nguội bớt là có thể cho trẻ sử dụng. Mỗi ngày sử dụng khoảng 1 tách trà hoa cúc sẽ giúp trẻ hạn chế được tình trạng trào ngược dạ dày.
Sử dụng thuốc Tây y
Một số loại thuốc điều trị trào ngược dạ dày ở trẻ em sẽ cho tác dụng nhanh và hiệu quả, nhưng về lâu dài, thuốc Tây y có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Tuy nhiên căn cứ vào tình trạng bệnh của trẻ cũng như khả năng dung nạp thuốc mà bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ sử dụng một số loại thuốc như sau:
- Thuốc kháng axit: Bao gồm Alka-Seltzer, Maalox, Rolaids, Mylanta,…
- Thuốc kháng thụ thể H2: Nizatidine, Cimetidine, Famotidine, Ranitidine,…
- Thuốc ức chế bơm proton (PPIs): Pantoprazole, Omeprazole, Esomeprazole, Lansoprazole, Rabeprazole,…
Các loại thuốc này đều có thể gây ra những tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe của trẻ nhỏ. Vì thế phụ huynh cần tuyệt đối tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, không được tự ý thay đổi thuốc của trẻ.
Trường hợp trẻ đã dùng thuốc được một thời gian nhưng không có dấu hiệu cải thiện, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ phẫu thuật nhằm kiểm soát tình trạng bệnh, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên với những trẻ quá nhỏ có thể sẽ gặp tổn thương khi phẫu thuật. Vì vậy phương pháp này chỉ được áp dụng khi việc dùng thuốc không còn tác dụng.
Tìm hiểu thêm: Bị Trào Ngược Dạ Dày Có Nên Uống Tinh Bột Nghệ Không?
Bài thuốc Đông y điều trị trào ngược dạ dày ở trẻ em
Nếu cha mẹ lo lắng sử dụng thuốc Tây chứa nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé, bài thuốc Đông y sử dụng thảo dược tự nhiên đảm bảo an toàn, lành tính điều trị bệnh hiệu quả. Dựa vào nguyên nhân và triệu chứng của bệnh, cha mẹ cho bé sử dụng bài thuốc Đông y khác nhau.
Trẻ bị trào ngược dạ dày do suy nhược cơ thể
Hệ miễn dịch của bé kém, chưa phát triển, cơ thể suy nhược dẫn đến rối loạn co bóp, axit bài tiết gây ra trào ngược dạ dày thường xuyên. Bài thuốc Đông y chứa thảo dược Rau má, Mã đề, Đường quy, Liên nhục, Bạch truật và thảo dược khác. Cha mẹ đem sắc theo chỉ định của lương y cho bé sử dụng 2 lần/ngày
Hội chứng trào ngược dạ dày ở trẻ em do căng thẳng
Trẻ bị căng thẳng stress do áp lực học hành hoặc nguyên nhân khác dẫn đến tỳ vị, dịch vị không lưu thông và dẫn đến trào ngược dạ dày. Do đó sử dụng bài thuốc với thảo dược Bán hạ chế, Chỉ xác, Phòng sâm, Cam thảo, Tần bì cùng thảo dược khác đêm sắc theo chỉ định của bác sĩ giúp an thần, bồi bổ cơ thể và khí huyết lưu thông.
Cha mẹ cho bé sử dụng 2 lần/ngày, ngoài ra bé cần thời gian nghỉ ngơi, tinh thần thoải mái bên cạnh sử dụng thuốc
Chế độ dinh dưỡng không khoa học
Trẻ dụng nạp nhiều thực phẩm khó tiêu, đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, chứa nhiều chất bảo quản ảnh hưởng hệ tiêu hóa và dẫn đến trào ngược.Sử dụng thảo dược Lá lốt, Đương quy, Xương bồ, Hoàng kì, Gừng, Bạch truật, Lá đắng, ngũ sắc, và một số thảo dược khác. Sau khi sắc thuốc, cho bé và sử dụng 2 lần/ ngày. Bên cạnh đó, bậc phụ huynh cần cần bổ sung chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và hỗ trợ điều trị bệnh.
Bài thuốc điều trị ợ hơi, ợ chua nhiều
Hiện tượng ợ hơi, ợ chua không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống của bé còn gây sâu răng, hôi miệng và bệnh lý về đường hô hấp. Sử dụng thảo dược đan bì, chi tử, thược dược, bối mẫu, trần bì, trạch tả kết hợp với nhau giúp tiêu thực, điều khí hơi thở thơm cho bé.
Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em gây buồn nôn
Sử dụng bài thuốc với thảo dược Nhân sâm, Thục tiêu, Di đường, Can khương theo liều lượng chỉ định của lượng y giảm kích thích ở hệ tiêu hóa, chống buồn nôn hiệu quả.
Xem thêm: Trào ngược dạ dày ở bà bầu có nguy hiểm không? Làm sao khỏi?
Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ nên ăn gì kiêng gì?
Chế độ ăn uống cũng đóng vai trò rất quan trọng đối với trẻ nhỏ bị trào ngược dạ dày thực quản. Vì thế cha mẹ cần bổ sung cho trẻ những loại thực phẩm sau đây.
- Rau xanh: Rau quả tự nhiên thường không chứa chất béo và đường nên chúng có tác dụng giúp làm giảm axit trong dạ dày. Đồng thời việc chứa nhiều vitamin và chất xơ cũng giúp cho hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt hơn. Một số loại rau xanh bạn nên cho bé sử dụng đó là: Đậu xanh, súp lơ, rau bí, bắp cải,…
- Các loại đậu đỗ: Những loại đậu như: Đậu đen, đậu tương, đậu xanh… rất giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất và amino acid, có tác dụng giúp cải thiện sức khỏe đường ruột, đồng thời làm ổn định dạ dày. Vì thế cha mẹ nên tích cực cho trẻ sử dụng những món ăn làm từ loại thực phẩm này.
- Thịt nạc: Người bị trào ngược dạ dày thực quản có thể sử dụng được các loại thịt nạc của thịt lợn, thịt gà, vịt,… Cha mẹ có thể chế biến loại thực phẩm này món luộc, canh, hầm, nấu cháo hoặc thịt xay để trẻ dễ tiêu hóa hơn.
- Yến mạch: Yến mạch là loại thực phẩm rất tốt cho người bị mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản, giúp hấp thụ tốt lượng acid dư thừa, đồng thời cung cấp chất xơ để hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Cha mẹ có thể cho trẻ dùng cháo hoặc súp yến mạch để trẻ dễ ăn và dễ tiêu hóa hơn.
- Trái cây: Những loại trái cây như đu đủ, chuối, nho, táo, bơ, dừa, thanh long,…. đều rất tốt cho trẻ nhỏ đang bị trào ngược dạ dày. Hàm lượng vitamin, khoáng chất và chất xơ có trong những loại trái cây này đều có tác dụng trung hòa axit trong dạ dày, cung cấp nhiều dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể trẻ.
Bên cạnh đó cũng có một số loại thực phẩm cha mẹ nên hạn chế cho trẻ sử dụng để tránh làm bệnh nghiêm trọng như:
- Đồ muối chua: Nhóm thức ăn này bao gồm kim chi, dưa muối, cà muối, rau củ muối,… Chúng có thể làm lượng acid trong dạ dày bị tăng cao, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
- Đồ ăn chứa nhiều muối và đường: Muối và đường sẽ làm tăng cường axit trong dạ dày, khiến triệu chứng của bệnh ngày càng nghiêm trọng.
- Đồ ăn nhanh, chế biến sẵn: Những đồ ăn này chứa nhiều chất béo no sẽ khiến cho dạ dày khó tiêu, gây đầy bụng, trướng bụng và tăng áp lực cho dạ dày.
- Đồ uống có gas: Trẻ nhỏ thường thích uống coca hoặc các loại nước ngọt có gas khác. Tuy nhiên loại đồ uống này không chỉ làm tăng tiết thêm lượng acid trong dạ dày mà còn ngăn ngừa cơ thể tiết chất nhầy để bảo vệ niêm mạc.
- Đồ ăn cay nóng: Đồ ăn cay nóng không chỉ khiến cho tình trạng viêm loét dạ dày, đau dạ dày và trào ngược dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn mà còn làm tăng các triệu chứng như ợ nóng, ợ hơi, buồn nôn, nóng rát thượng vị…
- Trái cây có vị chua: Những loại trái cây có vị chua như chanh, cam, quýt, xoài, cóc,… đều có tính axit. Vì thế chúng có thể khiến cho hiện tượng trào ngược của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn.
Cách chăm sóc khi trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản
Hội chứng trào ngược dạ dày ở trẻ em hoàn toàn có thể phòng ngừa và kiểm soát nếu cha mẹ chú ý những vấn đề sau:
Đối với trẻ nhỏ
- Cha mẹ chia nhỏ lượng sữa cho trẻ dùng trong ngày là 30-60ml/lần. Nếu trẻ bú nhiều hơn 60ml/lần thì hãy bế trẻ ở tư thế cao đầu, giúp trẻ ợ hơi bằng cách vỗ nhẹ vào lưng trẻ, sau đó mới cho trẻ bú tiếp. Cha mẹ cần lưu ý không nên vác trẻ lên vai vì có thể gây chèn ép dạ dày, khiến trẻ dễ bị sặc sữa.
- Làm cho sữa đặc hơn bằng cách pha thêm vào sữa một lượng bột gạo hoặc bột ngũ cốc. Tuy nhiên cha mẹ cần chú ý làm cho đầu núm ti giả có lỗ rộng hơn để tránh làm tắc sữa.
- Khi trẻ bú xong, cha mẹ cần cho trẻ nằm với tư thế cao đầu hơn mặt giường khoảng 30 độ để ngăn ngừa chứng trào ngược.
- Nên lựa chọn quần áo rộng rãi thoải mái cho bé mặt.
Đối với trẻ lớn
- Người lớn cần hạn chế cho trẻ sử dụng những loại thức ăn có vị chua, cay, đồ ngọt, chất béo, caffeine,… vì nó có thể làm cho các triệu chứng của bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
- Ngoài ra có một số trẻ bị dị ứng với đạm và sữa bò,nếu trẻ đang uống sữa công thức và có biểu hiện trào ngược thì cha mẹ nên đổi sang loại sữa khác phù hợp hơn.
- Không cho trẻ nằm xuống hoặc tập thể dục ngay sau khi ăn, tốt nhất bạn nên cho trẻ ăn trước khi đi ngủ khoảng 3 tiếng.
Như vậy bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn căn bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp cha mẹ có thêm được nhiều kiến thức hữu ích. Từ đó hỗ trợ quá trình điều trị bệnh cho trẻ diễn ra hiệu quả hơn.