Người Bị Đau Dạ Dày Nên Ăn Gì Và Kiêng Gì Để Tránh Bệnh Nặng Hơn

Ngày cập nhật: 01/04/2024 Biên tập viên: Ngô Tú
4.7/5 - (4 bình chọn)

Đau dạ dày là căn bệnh phổ biến mà nhiều người mắc phải trong cuộc sống hiện nay. Nguyên nhân chủ yếu là từ thói quen ăn uống và sinh hoạt hằng ngày kém khoa học, thức khuya, sử dụng nhiều bia, rượu, cà phê,… hoặc do di truyền. Vậy người bị đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để tránh tình trạng bệnh nặng hơn cũng như tăng cường sức khoẻ, hấp thụ tốt, nhanh khỏi bệnh. 

Người bị đau dạ dày nên ăn gì? Top 5 thực phẩm không thể bỏ qua

Khi bị đau dạ dày dù là người lớn hay trẻ nhỏ thì chế độ ăn uống cũng đặc biệt quan trọng. Đóng góp đến hơn 50% việc người bệnh có khỏi bệnh hay tiếp tục tái phát và trở nên nặng hơn. Do đó, người bệnh cần đặc biệt chú ý và xây dựng thực đơn ăn uống lành mạnh.

Theo đó, top 5 những thực phẩm người đau dạ dày nên bổ sung hằng ngày để tăng cường bổ sinh vitamin, sức khỏe tốt, bệnh tình thuyên giảm:

1. Thực phẩm giàu chất xơ

Trẻ em bị đau dạ dày nên ăn gì? Không riêng gì trẻ em, kể cả người lớn bị đau dạ dày cấp và mãn tính cũng nên bổ sung thật nhiều thực phẩm giàu chất xơ. Những loại này thường có độ pH cao, giúp trung hòa dịch vị axit dạ dày, ngăn tiết axit từ đó khắc phục được cơn đau hiệu quả.

Đau dạ dày nên ăn gì? Tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây có chứa nhiều chất xơ
Đau dạ dày nên ăn gì? Tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây có chứa nhiều chất xơ

Đồng thời, chất xơ còn có thể giảm tình trạng nóng rát, làm dịu vùng niêm mạc bị sưng viêm. Cân bằng chất lỏng trong hệ đường ruột để từng đó, tiêu hoá tốt hơn.

Thực phẩm giàu chất xơ có rất nhiều loại bao gồm: Rau mồng tơi, rau cải xanh, rau dền, xà lách, súp lơ,…. quả thanh long, quả bơ, táo, chuối, đu đủ, táo, cà tím, bắp cải, dưa leo,…Bạn có thể bổ sung vào thực phẩm ăn uống hằng ngày, các bữa phụ, thay đổi để việc ăn uống được ngon miệng hơn.

2. Đau dạ dày nên ăn gì? Thực phẩm chứa nhiều men vi sinh

Men vi sinh chữa rất nhiều những lợi khuẩn có tác dụng ức chế vi khuẩn gây hại cho dạ dày và niêm mạc đường ruột, đồng thời hệ tiêu hoá hoạt động tốt hơn. Bên cạnh đó, bổ người bị đau dạ dày bô sung thêm nhiều các loại thực phẩm chữa men vi sinh còn có tác dụng cải thiện triệu chứng rối loạn tiêu hoá như đau bụng, tiêu chảy, táo bón, khó tiêu, đầy bụng, trướng bụng, ợ hơi.

Các loại thực phẩm có hàm lượng men vi sinh cao bạn có thể sử dụng để hỗ trợ điều trị viêm dạ dày cấp, bao gồm: Sữa chua, phô mai, mật ong,…

Xem thêm: Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh và hành trình 40 năm điều trị dạ dày cho hơn 10.000 người bệnh

Thực phẩm chứa men vi sinh tốt cho hệ tiêu hoá
Thực phẩm chứa men vi sinh tốt cho hệ tiêu hoá

3. Bổ sung thực phẩm giàu vitamin

Vitamin thường có nhiều nhất trong các loại trái cây như là: Cam, bưởi, dâu tây, ổi, xoài, thanh long, trái bơ, lê, lựu,… Hoặc trong củ khoai lang, khoai tây, củ dền và cà rốt. Vitamin ;là thành phần thiết yếu quan trọng cho cơ thể, vừa tăng cường sức khỏe vừa có tác động tích cực đến người bệnh đau dạ dày cấp và mãn tính.

  • Vitamin C: Vitamin C là loại dưỡng chất cần được bổ sung cho cơ thể nhiều nhất vì có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch và giảm nguy cơ xuất huyết dạ dày. Ngoài ra vitamin C còn tăng sức đề kháng cho cơ quan tiêu hoá và hạn chế sự tấn công cả các hại khuẩn ở hệ thống đường ruột của con người.
  • Vitamin B: Đây là nhóm vitamin có tác dụng tổng hợp hormone, sản sinh hồng cầu và cân bằng dinh dưỡng. Bổ sung vitamin B đầy đủ mỗi ngày là cách để rút ngắn thời gian phục hồi các niêm mạc bị viêm loét, tổn thương và phòng tránh bệnh phát triển nặng hơn. .
  • Vitamin E: Là một chất chống oxy hóa đặc biệt mạnh mẽ có tác dụng làm liền vùng niêm mạc dạ dày bị tổn thương, viêm loét do con đau cấp dạ dày gây ra. Đồng thời bổ sung nhiều thực phẩm chứa vitamin E là cách để duy trì độ bền của niêm mạc và mạch máu, phòng tránh tình trạng viêm loét và xuất huyết dạ dày.

Xem thêm: Đau Bao Tử Nôn Ra Máu Có Nguy Hiểm? Nguyên Nhân Và Cách Chữa

Đau dạ dày nên ăn gì? Trái cây giàu vitamin phòng ngừa chuyển biến nặng dạ dày
Đau dạ dày nên ăn gì? Trái cây giàu vitamin phòng ngừa chuyển biến nặng dạ dày

Tuy nhiên, có một lưu ý là trong các loại trái cây như: Chanh, cam chua, cóc,… tuy có chữa khá nhiều vitamin C, E nhưng lại có nồng độ acid cao. Sử dụng nhiều và thường xuyên sẽ kích thích hoạt động sản xuất dịch vị của dạ dày và làm tình trạng bệnh đau dạ dày của bạn nặng hơn rất nhiều. Vì thế tránh những loại thực phẩm chua, cay trong thời gian trị bệnh.

4. Đau dạ dày nên ăn gì? Thực phẩm hàm lượng chất chống oxy hóa cao

Trong một số loại thực phẩm sẽ có chứa hàm lượng chất chống oxy hóa rất cao. Chất này có tác dụng ngăn chặn quá trình thoái hóa và tổn thương tế bào ở thành niêm mạc dạ dày. Vì vậy tăng cường bổ sung những loại thực phẩm này là cách để phục hồi tế bào bị tổn thương và giảm hiện tượng đau rát do dạ dày co thắt quá mức. Theo đó các chất chống oxy hoá sẽ bao gồm:

  • Curcumin: Hoạt chất này có rất nhiều trong nghệ, vì vậy mà nghệ trở thành phương pháp chữa bệnh đau dạ dày được rất nhiều người áp dụng. Hoạt chất này giúp tiêu viêm, giảm đau tự nhiên, bảo vệ niêm mạc thành dạ dày và kích thích hệ tiêu hoá. Bạn có thể áp dụng những phương pháp chữa bệnh bằng nghệ hoặc bổ sung loại củ này vào làm gia vị trong các món ăn hàng ngày.
  • Beta-carotene (tiền chất của vitamin A): Một chất có tác dụng thúc đẩy tế bào mới tăng trưởng và hỗ trợ làm lành những tổn thương ở các cơ quan trong cơ thể. Ngoài ra chất này còn giúp giảm chứng ợ nóng, mệt mỏi, tiêu chảy, suy nhược cơ thể,…Thực phẩm giàu Beta-carotene có nhiều trong cà rốt, cà chua, đu đủ,…
  • Flavonoid: Đây là một hợp chất chống oxy hoá có nhiều và tự nhiên trong các loại trái cây cùng rau củ. Tác dụng chính là ngăn chặn quá trình tổn thương niêm mạc dạ dày. Bảo vệ lợi khuẩn và thành niêm mạc trước sự tấn công của các hại khuẩn. Đồng thời, Flavonoid giúp giảm nguy cơ xuất huyết tiêu hóa và tăng cường chức năng gan.

Xem ngay: Đau Dạ Dày Nên Làm Gì – 11 Phương Pháp Giảm Đau Hiệu Quả

Bổ sung thực phẩm giàu chất chống oxy hóa tăng cường sức đề kháng, giảm triệu chứng bệnh
Bổ sung thực phẩm giàu chất chống oxy hóa tăng cường sức đề kháng, giảm triệu chứng bệnh

Ngoài ra vẫn còn nhiều chất chống oxy hóa khác bạn cũng phải bổ sung cho cơ thể, đặc biệt là những người bị đau dạ dày. Điển hình như: Kẽm, Ascorbic acid (vitamin C), Melatonin, Kaempferol, Anthocyanin, Lutein, Quercetin,…

5. Thực phẩm giàu dinh dưỡng, mềm, lỏng, dễ tiêu hoá

Trong thời gian bị đau dạ dày, những cơn đau dữ dội khiến dạ dày co bóp nặng nề. Xuất hiện tình trạng  buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi, dạ dày không tiêu hoá và cơ thể cũng không hấp đủ các loại dưỡng chất. Tình trạng này kéo dài có thể gây sụt cân nhanh chóng, suy nhược cơ thể và giảm mức độ tập trung.

Vì vậy thời điểm này bạn nên chú trọng những loại thực ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hoá và phải bổ sung đầy đủ dinh dưỡng. Điển hình như: Cháo gà, cháo cá hồi, nấm, súp, các loại đậu tôm,…. Xay nhuyễn hoặc nấu thành cháo cơ thể sẽ dễ hấp thụ, tiêu hoá tốt, giảm áp lực lên thành dạ dày, không phải hoạt động nhiều.

Thực phẩm giàu dinh dưỡng, mềm, lỏng, dễ tiêu hoá
Thực phẩm giàu dinh dưỡng, mềm, lỏng, dễ tiêu hoá

Thực phẩm người bị đau dày nên kiêng ăn

Bên cạnh những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, thuyên giảm triệu chứng bệnh đau dạ dày, người bệnh cũng nên và tránh một số những loại thực phẩm và đồ uống không tốt. Khi sử dụng sẽ gây kích ứng vùng niêm mạc, viêm loét, khiến bệnh nặng hơn và tiềm ẩn nhiều biến chứng cho sức khỏe. Cụ thể như sau:

  • Thức ăn nhiều dầu mỡ: Đây là loại thực phẩm vốn không tốt cho sức khỏe, người bình thường cũng nên hạn chế sử dụng trong cuộc sống hằng ngày. Khi nạp thức ăn nhiều dầu mỡ, dạ dày thường phải co bóp và hoạt động nhiều hơn, tiết nhiều dịch vị để tiêu hóa hoàn toàn. Khi đó, dẫn đến tình trạng đau thượng vị, ợ hơi, ợ chua, trào ngược, buồn nôn,…. khiến vùng niêm mạc dạ dày bị kích thích nặng hơn, xuất hiện biến chứng. 
  • Thức ăn nhiều gia vị: Khi chữa đau dạ dày, lời khuyên cho người bệnh nên sử dụng những món ăn thanh đạm. Hạn chế những thực phẩm có nhiều gia vị, có thể tăng áp lực lên thành dạ dày, co bóp mạnh hơn, gây đau bụng, buồn nôn và khó tiêu. 
  • Đồ uống có cồn: Bia, rượu là những loại đồ uống rất không tốt cho dạ dày, có thể gây viêm loét, xuất huyết dạ dày. Chưa kể đến các loại thức uống này còn tăng áp lực hoạt động cho gan để chuyển hóa, gây nên nhiều căn bệnh khác trong cơ thể. 
  • Thực phẩm chứa nhiều acid: Acid trong chanh, cam chua, bưởi chua,… kích thích dạ dày tiết dịch vị nhiều hơn, gây viêm, đau rát, buồn nôn và đầy bụng. 

Bài đọc thêm: Đau Dạ Dày Ở Trẻ Em – Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách Chữa

Người bệnh cũng cần tránh một vài lợi thực phẩm và đồ uống
Người bệnh cũng cần tránh một vài lợi thực phẩm và đồ uống

Lưu ý về chế độ ăn uống với người bị đau dạ dày

Chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe con người. Nó có thể là nguyên nhân gây bệnh khi ăn uống không hợp lý, nhưng cũng có thể là phương pháp hữu ích để cải thiện bệnh lý. Người bị đau dạ dày để tránh biến chứng nặng nề hơn và hỗ trợ cho quá trình sử dụng thuốc điều trị cần xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học. Cụ thể như sau:

  • Chia nhỏ bữa ăn: Để giảm áp lực lên thành dạ dạ dày phải hoạt động và co bóp nhiều, bạn nên chia nhỏ những bữa ăn trong ngày từ 3 bữa thành 4 – 5 bữa. Mỗi bữa sẽ cách nhau từ 3 – 4 giờ đồng hồ. 
  • Nấu những món ăn mềm: Sử dụng những loại thực phẩm mềm và tránh những loại thức ăn khô, cứng, chúng có thể gây tổn hại cho dạ dày. Những món dễ ăn như canh, cháo, súp,… nên được đưa vào thực đơn dinh dưỡng nhiều hơn.
  • Cân bằng các nhóm dinh dưỡng: Không tập trung sử dụng một hoặc vài nhóm thức ăn nào mà cần dùng đa dạng, đủ, để tránh nguy cơ mất cân bằng dinh dưỡng, thiếu hụt dưỡng chất ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ thể. Bạn chỉ nên tăng cường các nhóm vitamin, chất xơ, chất chống oxy hóa,…
  • Uống đủ nước mỗi ngày: Cơ thể con người cần nạp 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày để đảm bảo các hoạt động tiêu hóa bình thường của cơ thể. Ngoài ra cấp đủ nước còn giúp làm dịu vùng niêm mạc, hạn chế quá trình ăn mòn của acid dạ dày.
  • Ăn đúng giờ và không ăn quá no: Đây cũng là những lưu ý mà người bị đau dạ dày cần nhớ. Luôn ăn đúng giờ để dạ dày được hoạt động tốt, cũng như không ăn quá no, tránh gây áp lực cho dạ dày. 

Trên đây là những thông tin chung về vấn đề đau dạ dày nên ăn gì và kiêng gì để tăng cường sức khỏe và phòng tránh biến chứng bệnh. Bạn đọc tham khảo và áp dụng vào cuộc sống hằng ngày để chăm sóc sức khỏe bản thân hoặc những người xung quanh. 

Bệnh lý liên quan

Triệu chứng liên quan

Đăng ký tư vấn với chuyên gia