Người Bị Đau Dạ Dày Có Ăn Được Dưa Chuột Không? [Giải Đáp]
Đau dạ dày có ăn được dưa chuột không hay ăn dưa chuột có bị đau dạ dày không,… là những câu hỏi – vấn đề được nhiều người quan tâm, tìm hiểu. Do dưa chuột là thực phẩm phổ biến, được dùng trong nhiều món ăn và rất được yêu thích. Trong trường hợp bạn đang bị các bệnh lý về dạ dày nhưng không biết có nên sử dụng dưa chuột không, hoặc nên sử dụng như thế nào để có thể phát huy tối đa giá trị dinh dưỡng của chúng? Hãy theo dõi bài viết này của Trung tâm Dược liệu để tìm câu trả lời cho mình.
Đau dạ dày có ăn được dưa chuột không?
Đau dạ dày là bệnh lý phổ biến liên quan tới hệ tiêu hóa khá phổ biến hiện nay. Nguyên nhân dẫn tới bệnh thường xuất phát từ thói quen ăn uống thiếu lành mạnh hoặc do áp lực cuộc sống, sinh hoạt không điều độ.
Bệnh đau dạ dày hay còn gọi là đau bao tử khiến lớp niêm mạc dạ dày mất đi lớp mảng bảo vệ. Lâu dần sẽ bị axit dịch vị ăn mòn gây ra các triệu chứng khó chịu như đau bụng âm ỉ, ợ hơi, khó tiêu, buồn nôn, nôn hoặc kèm cảm giác chướng bụng, đau thương vị, đầy bụng, mệt mỏi,…
Trong phác đồ điều trị mà bác sĩ cung cấp, bệnh nhân bị đau dạ dày luôn được yêu cầu về một chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học. Do thực phẩm đóng một vai trò cực kỳ lớn trong việc cải thiện triệu chứng cũng như ngăn chặn bệnh phát triển nghiêm trọng hơn. Vì thế nên có nhiều người thắc mắc “đau dạ dày có ăn được dưa chuột không?”.
Chúng ta đều biết rằng, dưa chuột là một loại quả quen thuộc trong hầu hết các bữa ăn của gia đình Việt Nam. Chúng không chỉ được sử dụng như một loại thực phẩm dinh dưỡng mà còn có khả năng làm đẹp nên được rất nhiều chị em yêu thích sử dụng. Được biết, việc ăn dưa chuột không hề gây ảnh hưởng xấu tới dạ dày, ngược lại chúng còn mang tới những ưu điểm như sau:
- Sử dụng dưa chuột trong các bữa ăn hàng ngày giúp làm giảm hàm lượng đường – muối cùng các tác nhân gây cản trở quá trình tiêu hóa. Mặt khác, dưa chuột còn có chứa nhiều chất xơ, nhiều nước, giúp làm mềm phân cũng như hạn chế tình trạng táo bón cực tốt.
- Nhờ có hoạt chất Triterpenoid, Lignan, Flavonoid mà dưa chuột có khả năng chống lại các gốc tự do. Bộ 3 hoạt chất này còn giúp người dùng cải thiện tình trạng viêm khớp mãn tính vô cùng hiệu nghiệm.
- Ngoài ra, với hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào, loại quả này còn góp phần ngăn ngừa sự phát triển của các bệnh lý về tim mạch. Đặc biệt, các thành phần có khả năng chống viêm trong dưa chuột còn được chứng minh là có tác dụng cải thiện tình trạng cholesterol xấu trong cơ thể.
- Nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra, ở người trưởng thành chỉ cần cung cấp cho cơ thể khoảng 2 – 2.5 lít nước là đủ. Trong khi đó, có tới ¼ lượng nước này tới từ việc dung nạp thực phẩm và dưa chuột là một trong những loại quả có khả năng làm được điều này (bởi 95% thành phần có trong dưa chuột là chất lỏng).
Do đó, thắc mắc “đau dạ dày có ăn được dưa chuột không?”, câu trả lời là có. Việc ăn dưa chuột tốt cho hệ tiêu hóa nhưng không đồng nghĩa với việc bạn có thể ăn bao nhiêu tùy thích. Đông y cho hay, việc ăn quá nhiều dưa chuột có thể gây ra hiện tượng lạnh bụng, tiêu chảy và khiến bệnh dạ dày dễ tái phát.
Với các bạn bụng yếu, việc sử dụng quá nhiều dưa chuột sẽ gây ra tình trạng khó tiêu, gây khó ngủ. Vậy nên, các chuyên gia dinh dưỡng nổi tiếng trên thế giới đều khuyến khích mọi người nên dùng dưa chuột với hàm lượng vừa đủ, cụ thể là 2 – 3 quả mỗi ngày.
Hướng dẫn cách ăn dưa chuột cho người bị đau dạ dày
Đau dạ dày có ăn được dưa chuột không? Câu trả lời là có. Vậy nên ăn dưa chuột như thế nào để mang lại hiệu quả tốt và tránh được các tác dụng phụ không mong muốn? Dưa chuột là thứ quả phổ biến nhưng không phải ai cũng biết cách ăn chúng sao cho đúng cách và mang lại giá trị dinh dưỡng cao. Nếu bạn cũng đang quan tâm về vấn đề này, có thể tham khảo cách ăn dưa chuột cho người bị đau dạ dày theo hướng dẫn dưới đây:
- Thông thường để tạo ra được những quả dưa chuột to, đều, không bị sâu bệnh, người nông dân sẽ cần dùng tới các loại thuốc bảo vệ thực vật. Do đó, khi ăn dưa chuột, bạn cần ngâm với nước muối pha loãng, sau đó gọt bỏ phần vỏ bên ngoài.
- Hạn chế ăn nhiều dưa chuột vào buổi tối bởi 95% thành phần có trong dưa chuột là nước, ngoài ra còn có hoạt chất cucurbitacin. Việc ăn quá nhiều dưa chuột vào buổi tối có thể khiến dạ dày bị khó chịu và làm giảm khả năng tiêu hóa của bạn. Các triệu chứng khó chịu thường xuất hiện trong tình huống này là bụng có cảm giác bị chướng, ấm ách kèm theo triệu chứng khó ngủ.
- Tuy các món ăn từ dưa chuột muối xổi khá kích thích vị giác và được nhiều người yêu thích, nhưng chúng lại không thích hợp với những người bị đau dạ dày. Lượng axit lactic có trong giấm sẽ khiến tình trạng viêm loét dạ dày bị kích ứng, tổn thương. Thay vì ăn theo cách này, bạn có thể chế biến dưa chuột cùng một số thực phẩm khác như hải sản hoặc ăn kèm với các loại rau sống.
- Bệnh nhân bị đau dạ dày chỉ nên ăn khoảng 2 – 3 quả dưa chuột mỗi ngày. Đây là hàm lượng tiêu chuẩn được các chuyên gia khuyến cáo nhằm mang lại công dụng lợi tiểu cũng như tránh hiện tượng đào thải chất lỏng quá mức. Từ đó làm mất cân bằng điện giải do dư thừa cucurbitacin.
- Ngoài ra, người bệnh cũng không nên ăn dưa chuột được chế biến quá kỹ hoặc xào chung với những đồ ăn có chứa nhiều dầu mỡ.
Lưu ý khi ăn dưa chuột đối với người bị đau dạ dày
Vấn đề người bị đau dạ dày có ăn được dưa chuột không đã được giải đáp. Mặc dù dưa chuột không gây hại tới bao tử nhưng để thực phẩm này phát huy hết tác dụng vốn có cũng như tránh các tác dụng không mong muốn, người dùng cần lưu ý những điều sau đây:
- Loại dưa chuột được sử dụng phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Tuy nhiên nếu không thể chứng thực nguồn gốc và chất lượng của dưa chuột thì bạn nên ngâm chúng cùng với nước muối và rửa thật sạch trước khi ăn.
- Hạn chế hoặc không nên ăn dưa chuột muối dưa, khi dưa chuột được muối chúng sẽ có độ chua – cay nên không tốt cho những người đang bị đau – viêm loét dạ dày.
- Việc ăn dưa chuột kết hợp cùng rau chân vịt, súp lơ, cà chua có thể dẫn tới tình trạng ợ chua, đầy hơi nghiêm trọng.
- Ngoài việc chú trọng đến cách chế biến dưa chuột, ăn dưa chuột sao cho đúng thì những người đang bị đau dạ dày cũng nên quan tâm tới chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt, nghỉ ngơi hàng ngày. Bởi việc quan tâm tới sức khỏe tổng quát, đặc biệt là chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng có ảnh hưởng trực tiếp tới bệnh dạ dày.
- Các chuyên gia dinh dưỡng luôn khuyến cáo bệnh nhân bị đau bao tử cần tránh đồ ăn cay nóng, đồ mặn, thực phẩm đóng hợp, thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ uống có cồn, nước ngọt có ga,… Đồng thời nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả và các loại đồ ăn đã được chế biến kỹ và nấu chín.
- Bên cạnh đó, để có một chiếc dạ dày khỏe mạnh cùng sức khỏe tốt thì bạn nên chăm chỉ tập thể dục, nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng, stress kéo dài. Bệnh nhân nên đi ngủ sớm, tốt nhất là trước 11 giờ và ngủ đủ 7 – 8 tiếng mỗi ngày để có năng lượng hoạt động, làm việc cho ngày hôm sau.
- Cuối cùng hãy thường xuyên đi khám sức khỏe để sớm phát hiện bệnh lý cũng như có phương pháp điều trị phù hợp, tránh biến chứng nguy hiểm.
Trên đây là một vài thông tin giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc “đau dạ dày có ăn được dưa chuột không?”. Dưa chuột là một thứ quả mang giá trị dinh dưỡng cao, đặc biệt tốt cho làn da nói riêng và sức khỏe tổng thể nói chung. Tuy nhiên, việc ăn uống đúng cách sẽ giúp bạn dễ dàng tận dụng được hết những công dụng của thứ quả này, đồng thời tránh làm ảnh hưởng tới bệnh dạ dày. Bên cạnh chế độ ăn uống, người bệnh cần được thăm khám và điều trị theo phác đồ của chuyên gia để bạn sớm chấm dứt bệnh đau dạ dày.