Bệnh Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản K21: Nguyên Nhân & Cách Điều Trị
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản K21 là một trong những căn bệnh ở đường tiêu hóa khá phổ biến. Nó không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời. Vậy nguyên nhân dẫn đến bệnh trào ngược này là gì? Điều trị bệnh như thế nào? Cùng tìm hiểu những thắc mắc này trong bài viết dưới đây của chúng tôi.
Tìm hiểu về căn bệnh trào ngược dạ dày thực quản K21
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản K21 là một bệnh lý phổ biến của đường tiêu hóa mà rất nhiều người đang gặp phải. Tình trạng này xảy ra do dịch vị acid trong dạ dày cùng với thức ăn thừa chưa được tiêu hóa hết bị trào ngược lên thực quản và vòm họng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh.
Các bác sĩ chuyên khoa chia căn bệnh này thành 2 dạng chính như sau:
- Bệnh trào ngược dạ dày kèm theo tình trạng viêm thực quản K21.0: Bệnh lý này xảy ra do dịch vị acid trong dạ dày trào ngược lên trên thực quản gây viêm loét cho bộ phận này. Người bệnh sẽ có biểu hiện chính đó là: Đau rát bụng, đi ngoài ra máu, ợ chua, ợ hơi, buồn nôn, cơ thể suy nhược. Nếu không điều trị kịp thời bệnh có thể biến chứng thành ung thư thực quản, thủng thực quản,…
- Bệnh trào ngược dạ dày không đi kèm viêm thực quản K21.9: Đây là bệnh lý trào ngược dạ dày xảy ra ở mức độ nhẹ, chưa tiến triển thành viêm thực quản. Người bệnh sẽ có các triệu chứng như: Ợ chua, ợ hơi, tăng tiết nước bọt, trào ngược dạ dày, đau bụng âm ỉ. Nếu không điều trị từ sớm, bệnh sẽ tiến triển thành trào ngược dạ dày mãn tính và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng khác.
Nguyên nhân gây bệnh trào ngược dạ dày K21
Để điều trị hiệu quả bệnh trào ngược dạ dày thực quản K21, người bệnh cần biết được nguyên nhân gây bệnh là gì. Dưới đây là tổng hợp những lý do khiến người bệnh gặp phải tình trạng này.
- Do người bệnh ăn quá no vào buổi tối, ăn xong vận động mạnh hoặc đi nằm luôn.
- Do người bệnh ăn uống không khoa học, thường xuyên ăn đêm, sử dụng thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, chất kích thích…
- Do người bệnh có thói quen sinh hoạt không lành mạnh, hay thức khuya, ngủ không đủ giấc, thường xuyên bị căng thẳng stress.
- Do người bệnh mang thai hoặc bị thừa cân, béo phì.
- Do người bệnh sử dụng nhiều thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm không steroid gây ra tác dụng phụ.
- Do người bệnh gặp phải một số vấn đề về tiêu hóa như: Viêm phù nề dạ dày, thoát vị cơ hoành, nhiễm trùng gây xơ thực quản, hẹp môn vị dạ dày thực quản, ung thư dạ dày,…
Trào ngược dạ dày thực quản K21 có thực sự nguy hiểm?
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản K21 nếu điều trị từ sớm thì hoàn toàn có thể được chữa khỏi. Ngược lại, nếu bạn chủ quan không điều trị có thể khiến bệnh trở nên nguy hiểm và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Viêm đường hô hấp: Biến chứng này khá dễ nhận biết và cũng có rất nhiều người gặp phải. Nguyên nhân là do dịch vị dạ dày trào ngược lên vòng họng nhiều lần khiến cho bộ phận này bị sưng viêm và tổn thương. Lâu dần người bệnh sẽ gặp phải các biến chứng như: Viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản mãn tính, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt.
- Tắc nghẽn thực quản: Hiện tượng trào ngược dạ dày diễn ra trong thời gian dài sẽ khiến niêm mạc thực quản bị tổn thương, xuất hiện nhiều vết sẹo và gây ảnh hưởng đến việc nuốt thức ăn. Người bệnh sẽ luôn cảm thấy vướng víu và bị nghẹn tại vùng thực quản, gây ảnh hưởng đến việc ăn uống.
- Ung thư và barrett thực quản: Người bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản K21 có nguy cơ bị biến chứng thành barrett hoặc ung thư thực quản cao hơn so với người bình thường. Cụ thể có đến 10% số người bị ung thư thực quản do bệnh trào ngược dạ dày gây nên.
- Thủng thực quản: Lượng axit dư thừa bên trong dạ dày thực quản có thể gây bào mòn, viêm loét và làm thủng thực quản. Đây là hiện tượng cực kỳ nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng.
- Chảy máu, viêm loét dạ dày: Nếu dạ dày có quá nhiều dịch vị axit sẽ khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương. Từ đó gây ra hiện tượng xuất huyết dạ dày. Nếu không can thiệp kịp thời người bệnh sẽ bị mất nhiều máu dẫn đến hạ huyết áp, chóng mặt, đau đầu, ngất xỉu,…
- Biến chứng khác: Người bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản K21 còn gặp phải tình trạng chán ăn, mất ngủ, sức đề kháng kém, suy nhược cơ thể, sụt cân nghiêm trọng và làm tăng nguy cơ mắc phải các bệnh lý nguy hiểm khác về đường tiêu hóa. Do đó người bệnh nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị kịp thời, tránh để xảy ra những biến chứng không mong muốn.
3 cách chữa trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Hiện nay với sự phát triển của nền y học nước nhà, chúng ta có rất nhiều phương pháp điều điều trị căn bệnh này. Dựa trên mức độ nặng nhẹ của bệnh và khả năng đáp ứng điều trị của người bệnh, bác sĩ sẽ cân nhắc đưa ra cho bạn phương pháp điều trị thích hợp nhất.
Điều trị bằng Y học hiện đại
Điều trị bằng Y học hiện đại bao gồm việc dùng thuốc Tây y và thực hiện phẫu thuật. Phần lớn người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc để làm giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh. Một số loại thuốc tân dược được sử dụng phổ biến như:
- Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày thực quản: Bao gồm Bismuth, Sucralfat, Misoprostol… Thuốc này có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày và thực quản khỏi sự tấn công của axit dịch vị.
- Thuốc điều hòa nhu động ruột: Bao gồm Sulpirid, Domperidon, Metoclopramid… Thuốc này có tác dụng giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh hơn, hạn chế tình trạng đầy bụng, chướng bụng, ngăn không cho thức ăn tồn đọng trong dạ dày quá lâu.
- Thuốc giảm tiết axit dạ dày: Bao gồm thuốc ức chế bơm proton H+, thuốc kháng histamin H2…. Thuốc này có tác dụng giúp ngăn ngừa tình trạng dạ dày tiết ra quá nhiều dịch vị axit, gây trào ngược và tổn thương niêm mạc.
- Thuốc kháng sinh: Bao gồm thuốc Clarithromycin, Amoxicillin, Tetracycline,…. Thuốc này được chỉ định dùng trong trường hợp người bệnh bị trào ngược dạ dày thực quản có nhiễm vi khuẩn Hp. Thuốc có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn Hp và tiêu diệt chúng.
- Thuốc giảm đau: Người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau chứa paracetamol để giảm cảm giác khó chịu do bệnh đau dạ dày gây ra.
Trong trường hợp người bệnh đã sử dụng thuốc Tây y để điều trị trong vòng 6 tháng mà không mang lại hiệu quả. Khi đó bác sĩ sẽ cân nhắc điều trị cho bạn bằng phương pháp phẫu thuật.
Phẫu thuật điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản K21 nhằm mục đích cải thiện chức năng của cơ thắt thực quản dưới, khôi phục hàng rào chống trào ngược. Khi đó bác sĩ có thể đưa ra cho bạn hai phương án phẫu thuật đó là khâu cơ vòng thực quản dưới bằng nội soi hoặc tiêm chất sinh học để làm tăng khối cơ.
Việc áp dụng phương pháp phẫu thuật tuy mang đến hiệu quả cao, thời gian điều trị nhanh nhưng lại khá phức tạp, tốn kém nhiều chi phí và tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe.
Điều trị bằng mẹo dân gian
Trong dân gian cũng có một số loại thảo dược tự nhiên có tác dụng giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Những người bị bệnh ở giai đoạn nhẹ có thể áp dụng một số phương pháp điều trị sau:
- Nha đam: Đây là loại dược liệu tự nhiên có rất nhiều công dụng tốt cho hệ tiêu hóa, giúp kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn gây hại và giảm tiết axit dạ dày. Cách sử dụng nha đam rất đơn giản, bạn chỉ cần gọt sạch lớp vỏ bên ngoài, sau đó rửa sạch nhớt rồi đem xay nhuyễn cùng với nước lọc để uống hàng ngày.
- Nghệ tươi: Nghệ tươi chứa nhiều hoạt chất curcumin và chất chống oxy hóa, có tác dụng giúp kháng viêm, diệt khuẩn, chữa lành các vết loét ở bên trong dạ dày, thực quản. Bạn chỉ cần rửa sạch, gọt vỏ rồi cho nghệ vào máy xay để xay nhuyễn cùng với 150ml nước ấm. Lọc lấy nước rồi pha thêm một ít mật ong cho dễ uống.
- Gừng: Gừng tươi có tác dụng sát khuẩn, tiêu viêm, cải thiện tình trạng đầy bụng, khó tiêu, cân bằng nồng độ axit trong dạ dày, hạn chế các biến chứng do bệnh viêm loét dạ dày gây ra. Bạn rửa sạch gừng tươi, thái thành những lát mỏng rồi đem hãm với nước sôi như pha trà. Mỗi ngày dùng từ 2-3 tách trà gừng sẽ giúp các triệu chứng của bệnh được cải thiện.
- Lá tía tô: Lá tía tô là một vị thuốc dân gian được sử dụng để điều trị các triệu chứng ở đường tiêu hóa như đau bụng, nhiễm trùng đường ruột, tăng nhu động ruột, táo bón, ợ hơi, ợ nóng vùng cổ, buồn nôn, nôn,… Người bệnh có thể dùng 1 nắm lá tía tô tươi hoặc khô, đem sắc lấy nước uống. Thực hiện đều đặn cho đến khi không còn cảm giác khó chịu.
Lưu ý giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh
Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp điều trị bệnh kể trên, người bệnh cũng cần ghi nhớ một vài lưu ý sau để giúp bệnh được cải thiện và ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
- Người bệnh cần đi thăm khám sức khỏe định kỳ để được tư vấn và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp nhất, tránh việc tự ý dùng thuốc điều trị tại nhà sẽ tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho sức khỏe.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, ăn uống khoa học
- Hạn chế hoặc tạm thời ngưng sử dụng các loại thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, rượu bia, thuốc lá, nước ngọt có gas, cà phê, đồ ăn nhiều đường, muối,…
- Hạn chế căng thẳng stress
- Không được tự ý mua thuốc về sử dụng hoặc kết hợp nhiều loại thuốc với nhau để tránh bệnh tình ngày càng nghiêm trọng hơn.
Như vậy bài viết trên đây đã giới thiệu tới bạn những thông tin hữu ích về bệnh trào ngược dạ dày thực quản K21. Hy vọng thông qua những chia sẻ này, bạn đọc sẽ có được nhiều kiến thức hữu ích để biết cách chăm sóc sức khỏe của mình và người thân được tốt hơn.