Viêm Dạ Dày Mãn Tính Do Đâu, Làm Sao Chữa Trị Hiệu Quả?
Viêm dạ dày mãn tính là tình trạng nặng hơn của bệnh viêm dạ dày và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy nên việc điều trị sớm những triệu chứng để ngăn bệnh trở nặng là rất quan trọng và cần thiết. Bài viết sau đây sẽ chỉ ra những nguyên nhân, biểu hiện và cách chữa trị an toàn đến bạn.
Viêm dạ dày mãn tính là gì?
Viêm dạ dày mãn tính là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương trong một khoảng thời gian dài. Thời gian này, niêm mạc dạ dày bị viêm hoặc kích thích bởi nhiều yếu tố khác nhau khiến vùng này bị thay đổi, mất đi chất nhầy bảo vệ. Trong thời gian dài, lớp niêm mạc bị bào mòn và tổn thương.
Viêm loét dạ dày mãn tính có thể thuyên giảm nếu như điều trị đúng cách và kịp thời nên người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm. Vậy nên ngay khi nhận thấy có biểu hiện lạ thì cần đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị.
Theo các chuyên gia, viêm dạ dày mãn tính được chia thành 3 loại chính:
- Loại A: Bệnh do hệ miễn dịch của cơ thể tự phá hủy các tế bào niêm mạc dạ dày. Điều này khiến chất nhầy mất đi, tăng nguy cơ thiếu máu, thiếu dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, dễ dẫn đến ung thư.
- Loại B: Bệnh do vi khuẩn Hp gây ra. Đây là vi khuẩn làm tổn thương lớp niêm mạc dạ dày và khiến niêm mạc không thể tiết ra chất nhầy để tự bảo vệ. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm dạ dày mãn tính.
- Loại C: Bệnh xuất hiện do người bệnh dùng thuốc chống viêm không steroid, mật hoặc rượu. Những chất này trong thời gian dài sẽ làm xói mòn, chảy máu dạ dày.
Các nguyên nhân gây bệnh viêm dạ dày mãn tính
Theo nghiên cứu từ nhiều đối tượng, các chuyên gia kết luận những nguyên nhân chủ yếu gây viêm niêm mạc dạ dày mãn tính gồm có:
- Chế độ ăn uống
Ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học có thể là nguyên nhân làm khởi phát đau dạ dày, lâu dần tiến triển thành viêm dạ dày mãn tính. Những đồ ăn nhiều dầu mỡ, axit, đồ muối chua, đồ đóng hộp…. sẽ không tốt cho dạ dày. Bệnh cũng có thể tái phát nếu như đã chữa khỏi mà bạn vẫn tiếp tục sử dụng chúng.
Bên cạnh đó, người thường xuyên bỏ bữa (bữa sáng), ăn quá no, ăn đêm cũng làm dạ dày tiết nhiều axit, gây mòn niêm mạc và khiến dạ dày bị tổn thương.
- Trào ngược dịch mật
Dịch mật có màu xanh hoặc vàng nhạt, được sản sinh bởi gan và đựng trong túi mật. Chất dịch này có nhiệm vụ kích thích sản sinh men tiêu hóa tại ruột và hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn hiệu quả hơn.
Nếu như dịch mật bị trào ngược thì sẽ gây ra biến chứng viêm loét dạ dày. Ngoài ra, dịch mật trào ngược lên thực quản có thể gây viêm thực quản và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
- Nhiễm độc rượu bia
Người dung nạp quá nhiều rượu bia vào cơ thể sẽ làm các lớp nhầy bảo vệ niêm mạch dạ dày không thể hình thành. Điều này khiến các tế bào biểu mô bị tấn công và trong thời gian dài sẽ bị viêm dạ dày mãn tính.
- Sử dụng thuốc Tây
Các thuốc Tây được điều chế để chữa bệnh nhưng cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ, trong đó có viêm dạ dày.
Khi đang bị viêm dạ dày, nếu bạn dùng thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm không steroid thì có nguy cơ cao bị chuyển sang giai đoạn mãn tính nếu dùng trong thời gian dài. Bởi lẽ, thuốc dùng lâu sẽ làm chức năng của dạ dày bị ảnh hưởng, tiêu diệt vi khuẩn có hại và làm đường ruột yếu đi.
- Nhiễm khuẩn Hp
Vi khuẩn Hp được biết đến là tác nhân chính gây viêm dạ dày mãn tính. Hp có thể sống được trong môi trường dạ dày, tấn công vào cơ thể, gây mất cân bằng giữa các yếu tố bảo vệ dạ dày, làm phá hủy niêm mạc bao tử và gây bệnh.
- Căng thẳng và stress
Người thường xuyên căng thẳng, stress làm ức chế thần kinh và khiến dạ dày khó có thể co bóp bình thường. Ngoài ra, căng thẳng kéo dài làm rối loạn cân bằng giữa yếu tố bảo vệ và tấn công, khiến hệ miễn dịch suy yếu và các vi khuẩn gây bệnh hoạt động tích cực hơn.
Nhận biết biểu hiện của bệnh viêm dạ dày mãn tính
Ở giai đoạn mãn tính, những biểu hiện của bệnh viêm dạ dày sẽ không rõ ràng như giai đoạn cấp tính. Vậy nên người bệnh khó nhận biết, không chủ động điều trị khiến bệnh diễn biến nhanh hơn.
Ngay khi nhận thấy những dấu hiệu sau đây thì bạn cần đi khám ngay lập tức và không được chủ quan:
- Đau thượng vị: Những cơn đau dạ dày thường âm ỉ, kéo dài dai dẳng khiến người bệnh vô cùng khó chịu. Đau thượng vị sẽ nặng hơn khi bạn đói, ăn đồ chua cay, uống rượu,….
- Buồn nôn, nôn sau khi ăn: Dạ dày bị tổn thương làm lượng acid tiết ra cũng nhiều hơn. Lượng thức ăn nạp vào cơ thể dễ bị đẩy ra ngoài nên gây cảm giác buồn nôn, nôn sau khi ăn.
- Cơ thể mệt mỏi, chán ăn: Nếu bị giảm cân đột ngột thì có thể bao tử bị viêm. Bởi viêm dạ dày làm chức năng hệ tiêu hóa kém, giảm hấp thu dinh dưỡng khiến cơ thể không thể phát triển.
- Đầy bụng khó tiêu: Đau dạ dày làm hệ tiêu hóa kém đi và các chức năng bị ảnh hưởng. Lượng thức ăn nạp vào không được tiêu hóa hết sẽ gây đầy bụng, chướng bụng.
- Ợ hơi, ợ chua: Dịch vị tiết ra nhiều gây trào ngược thực quản và người bệnh sẽ bị ợ hơi, buồn nôn, khó chịu.
Bị viêm dạ dày mãn tính có nguy hiểm không, chữa được không?
Bệnh viêm dạ dày mãn tính có nguy hiểm không – Câu trả lời là có. Nếu không chữa trị kịp thời người bệnh có thể gặp phải những biến chứng như sau:
- Xuất huyết dạ dày: Niêm mạc dạ dày bị tổn thương gây chảy máu ồ ạt và nếu không cấp cứu kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng. Nam giới là đối tượng dễ bị nhất do thói quen uống rượu bia, hút thuốc lá….
- Hẹp môn vị dạ dày: Theo thời gian, viêm dạ dày làm xơ hóa tổ chức tá tràng và gây ra hiện tượng hẹp môn vị. Tình trạng này gây việc tiêu hóa thức ăn bị ảnh hưởng, xuất hiện triệu chứng nôn, ói thường xuyên.
- Teo niêm mạc dạ dày: Niêm mạc dạ dày bị viêm nhiễm sẽ khó có thể phục hồi và dễ bị viêm teo, tăng nguy cơ thiếu máu, rối loạn tâm thần.
- Thủng dạ dày: Những vết loét sâu trong bao tử kéo dài sẽ bị ảnh hưởng bởi dịch vị có tính axit và làm tăng nguy cơ ăn mòn, gây thủng dạ dày.
- Ung thư dạ dày: Biến chứng nguy hiểm nhất là ung thư, đe dọa tính mạng của người bệnh và thường gặp ở những bệnh nhân viêm dạ dày mức độ nặng.
Viêm dạ dày mãn tính có thể chữa được không? Bác sĩ tại Trung tâm dược liệu Vietfarm chia sẻ rằng, bệnh có thể chữa trị được nếu như người bệnh sớm phát hiện và xử lý theo đúng hướng dẫn. Vậy nên ngay từ khi bị viêm dạ dày cấp tính bạn nên điều trị dứt điểm, tránh xa tác nhân xấu để giúp bao tử phục hồi nhanh hơn, tránh bị tổn thương.
3 cách chữa viêm dạ dày mãn tính hiệu quả nhất hiện nay
Khi đi khám, bác sĩ sẽ chỉ định bạn thực hiện nội soi dạ dày để xác định chính xác những tổn thương. Sau đó, tùy theo cơ địa và mức độ nặng nhẹ mà những cách chữa khác nhau được đưa ra.
Dưới đây là 3 cách trị viêm dạ dày mãn tính phổ biến được chuyên gia đánh giá cao.
Chữa bằng mẹo tại nhà
Trong trường hợp bệnh nhẹ thì bạn có thể tham khảo những mẹo dân gian tại nhà. Các cách này khá an toàn, lành tính, cho hiệu quả tích cực khi bạn dùng kiên trì. Để đảm bảo an toàn hơn thì bạn có thể tham khảo ý kiến chuyên gia, bác sĩ trước khi áp dụng.
- Dùng nghệ và mật ong: Nghệ và mật ong khi kết hợp có thể giúp giảm viêm nhiễm, tăng chất nhầy hỗ trợ hoạt động của dạ dày và giảm những khó chịu của bệnh. Mỗi ngày, bạn hãy dùng 1 thìa mật ong trộn cùng 2 thìa bột nghệ sau đó pha cùng nước ấm để dùng 2 – 3 lần trong ngày.
- Sử dụng lô hội: Lá nha đam có chứa nhiều chất kháng viêm, các vitamin và axit amin rất tốt cho dạ dày. Bạn hãy dùng phần thịt nha đam ép lấy nước và dùng uống mỗi ngày sẽ giúp giảm tình trạng viêm dạ dày mãn tính.
- Cây nhọ nồi: Loại cây này giúp cầm máu, tiêu độc, tốt cho hệ tiêu hóa, đẩy lùi tình trạng ợ hơi, ợ chua,…. Bạn hãy dùng lá nhọ nồi xay nhuyễn rồi ép lấy nước để uống mỗi ngày. Cách này sẽ giúp triệu chứng bệnh dạ dày giảm nhanh chóng.
Sử dụng thuốc Tây y
Thông thường, bệnh nhân dạ dày sẽ được nội soi để chẩn đoán chính xác tình trạng viêm nhiễm. Tùy theo mức độ mà bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc phù hợp như:
- Nhóm thuốc ngăn dịch tiết axit: Omeprazole, Famotidin, Ranitidine, Esomeprazole, Lansoprazole, Famotidin… giúp giảm lượng dịch vị tiêu hóa tiết ra từ dạ dày và giảm những tác động của axit đến bao tử.
- Nhóm thuốc bảo vệ: Sucralfate, Prostaglandin, Oryzanol tablets, Epidermal growth factor,… giúp giảm những tác động tiêu cực của dịch vị axit đến dạ dày.
- Nhóm thuốc kháng sinh: Tetracycline, Tinidazole, Amoxicillin, Clarithromycin, Levofloxacin,… mục đích là giúp tiêu diệt vi khuẩn Hp.
- Nhóm thuốc trung hòa axit: Yumangel, Phosphalugel, Gastropulgite,… giúp giảm tối đa những tác động tiêu cực đến niêm mạc dạ dày.
Điều trị viêm bao tử mãn tính bằng Đông y
Muốn điều trị bệnh an toàn và lành tính, bạn có thể ưu tiên lựa chọn những sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, những vị thuốc thảo dược. Đặc điểm của các bài thuốc này là tác dụng không quá nhanh nhưng người bệnh sẽ bớt được nỗi lo kháng thuốc.
Bên cạnh đó, để quá trình điều trị bệnh đạt hiệu quả cao, bạn nên loại bỏ các chất kích thích. Đồng thời, việc xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày hợp lý cũng sẽ hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
Một vài lưu ý giúp phòng bệnh viêm dạ dày mãn tính
Để phòng tránh bệnh dạ dày trở nên nặng hơn và khó chữa, đồng thời bảo vệ dạ dày tối đa trước những tác động xấu thì bạn cần chú ý những điều như sau:
- Nên thay đổi thói quen sống, đặc biệt là chế độ ăn uống, không ăn đồ chua cay, chất kích thích, không ăn quá no và nên hạn chế stress, căng thẳng quá nhiều.
- Ngay khi bị dạ dày thì cần khám và điều trị dứt điểm để bệnh không nặng hơn.
- Uống đủ nước mỗi ngày để giúp hoạt động tiêu hóa trở nên trơn tru hơn.
- Tập luyện thể dục thể thao, giữ tâm lý thoải mái để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
- Tuân thủ theo đúng hướng dẫn của các bác sĩ khi điều trị bệnh.
- Cần chú ý khi khám sức khỏe định kỳ mỗi năm 2 lần để sớm phát hiện những bất thường nếu có.
Trên đây là toàn bộ thông tin về bệnh viêm dạ dày mãn tính đang rất phổ biến và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người bệnh. Bạn không nên chủ quan mà cần điều trị dứt điểm ngay khi nhận thấy những dấu hiệu để tránh bệnh trở nặng và để lại những biến chứng khó chữa.