Khám Phá 7 Cách Bấm Huyệt Trị Đau Dạ Dày Cực Hiệu Quả
Bấm huyệt trị đau dạ dày đúng cách sẽ giúp nhanh chóng giảm cơn đau, thúc đẩy thời gian phục hồi sức khỏe bao tử nhanh chóng mà không gây tác dụng phụ. Chính vì vậy, phương pháp này đang ngày càng được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, để phát huy công dụng tốt nhất, điều kiện tiên quyết và bấm huyệt đúng cách. Vậy nên, trong bài này, chuyên gia sức khỏe sẽ hướng dẫn bạn 7 cách đơn giản, dễ thực hiện mà hiệu quả rất cao.
Tìm hiểu về hiệu quả bấm huyệt trị đau dạ dày
Theo Y học cổ truyền, bệnh đau dạ dày được xếp vào chứng vị quản thống, vị thống. Căn nguyên chính gây nên bệnh lý này chủ yếu do âm bất túc, tỳ vị hư hàn, khí uất trệ, huyết ứ tắc nghẽn, can hoả hun đốt, hàn tà phạm vị.
Trong khi đó, các huyệt đạo trên cơ thể có mối quan hệ mật thiết với kinh lạc, khí thần, lục phủ ngũ tạng. Với việc tác động vào huyệt đạo đúng cách sẽ giúp từng bước hồi phục sức khỏe.
Không nên bỏ lỡ: Dùng Nghệ Đen Chữa Đau Dạ Dày, Có Hiệu Quả Thật Không?
Khi tiến hành bấm huyệt trị dạ dày, khí huyết được lưu thông ổn định tới các hệ tiêu hóa nói chung và dạ dày nói riêng. Đồng thời, dịch tiêu hóa sẽ được bài tiết đều đặn, tăng nhu động ruột, thúc đẩy nâng cao chức năng của bộ tiêu hóa. Nhờ đó, các triệu chứng khó chịu của bệnh dạ dày như ợ chua, ợ hơi, ợ nóng sẽ được cải thiện rõ rệt.
7 cách bấm huyệt chữa đau bao tử hiệu nghiệm
Trên cơ thể con người có tổng số 108 huyệt vị nằm rải rác ở khắp các bộ phận. Trong đó, một số huyệt đạo có liên quan đến đường kinh đại tràng sẽ cho hiệu quả cải thiện triệu chứng bệnh dạ dày. Người bệnh có thể tham khảo một số cách bấm huyệt trị đau dạ dày như sau:
Huyệt túc tam lý
Huyệt túc tam lý nằm dưới đầu gối 5,4cm, cách bờ xương ống chân khoảng 1,8cm. Theo Y học cổ truyền, nếu tác động đúng cách vào huyệt túc tam lý sẽ giúp cơ thể tăng cường chức năng miễn dịch, chống lại sự tấn công của tác nhân gây bệnh bên ngoài, thúc đẩy lưu thông máu, nâng cao tuổi thọ… Đặc biệt là công dụng hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày vô cùng hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Dùng ngón tay cái bấm mạnh vào huyệt túc tam lý với một lực mạnh nhất, giữ nguyên trong vòng 2 phút hoặc đến khi cảm thấy căng tức, tê tại chỗ và cơn đau lan toả xuống 2 bàn chân.
- Nên bấm huyệt này thường xuyên mỗi ngày khi rảnh rỗi vừa để tăng cường sức khoẻ, vừa cải thiện các triệu chứng bệnh dạ dày.
Huyệt tam nhãn
Huyệt tam nhãn nằm ở mặt trong lòng bàn tay tại vị trí đốt thứ 3 của ngón áp út. Khi tác động vào huyệt vị này, triệu chứng bệnh dạ dày được cải thiện, cơn đau thắt khó chịu cũng được đẩy lùi.
Cách thực thiện:
- Xác định đúng vị trí huyệt tam nhãn rồi dùng ngón tay cái của bàn tay này day, ấn cho bàn tay kia.
- Bấm, giữ huyệt trong 5-10 phút rồi thực hiện tương tự với tay còn lại.
Do vị trí của huyệt tam nhãn khá an toàn nên người bệnh có thể day ấn thường xuyên. Kiên trì ít nhất 15-30 ngày liên tiếp để đạt được hiệu quả mong muốn.
Huyệt thượng quản
Đông y cho rằng, huyệt thượng quản có tác dụng phục hồi vượng khí của dạ dày. Từ đó đem lại hiệu quả trong chống buồn nôn, trào ngược dạ dày,… hỗ trợ cải thiện cơn đau bụng, thượng vị, rối loạn tiêu hoá, khó tiêu, tiêu chảy, táo bón…
Cách thực hiện:
- Xác định huyệt nằm dưới nằm ở vùng bụng trên, thuộc đường giữa trước cách rốn 5 khoát ngón tay hướng lên.
- Dùng đầu ngón tay cái day ấn huyệt vị này trong 1-2 phút thực hiện đều đặn 1-2 lần/ngày và duy trì trong 10-15 ngày liên tục.
Huyệt trung quản
Huyệt trung quản nằm ở trung điểm của mỏ ác (đầu dưới xương ức) và rốn. Y học cổ truyền cho rằng nếu tác động một lực đủ mạnh vào huyệt này sẽ giúp giảm đau, cân bằng chức năng bài tiết dịch vị, từ đó cải thiện đáng kể các triệu chứng đau dạ dày. Đồng thời, điều này cũng giúp hạn chế tình trạng viêm loét dạ dày.
Cách thực hiện:
- Dùng ngón tay cái ấn mạnh vào huyệt cho đến khi thấy tức nặng tại chỗ thì dừng lại.
- Kiên trì bấm huyệt trung quản 2 lần/ngày, mỗi lần khoảng 3 phút để hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày. Tốt nhất nên thực hiện khi bụng còn đói để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Bài đọc thêm: Mách Bạn 3 Cách Dùng Củ Nghệ Độc Chữa Đau Dạ Dày Hiệu Quả
Bấm huyệt lậu cốc trị đau dạ dày
Huyệt lậu cốc nằm cách mắt cá chân trong 6 tấc tại vị trí lõm dưới xương. Theo Đông y, huyệt đạo này giúp cải thiện triệu chứng đầy bụng, sôi bụng và một số vấn đề tiêu hoá. Vì vậy, nếu đang tìm cách bấm huyệt trị đau dạ dày, người bệnh hoàn toàn có thể tham khảo huyệt lậu cốc.
Cách thực hiện:
- Sử dụng 2 đầu ngón tay trỏ của 2 tay day ấn một lực vừa đủ vào vị trí huyệt lậu cốc của cả 2 chân.
- Thực hiện mỗi ngày 2 lần như vậy, duy trì đều đặn trong 10-15 ngày để thấy hiệu quả.
Huyệt thái xung
Thái xung là huyệt vị nằm ở mu bàn chân, cách kẽ ngón chân cái và ngón chân trỏ 1,5 thốn. Tác động vào huyệt thái xung giúp thúc đẩy đào thải độc tố trong cơ thể, cải thiện các triệu chứng về tiêu hoá như khó tiêu, táo bón, rối loạn tiêu hoá… và bệnh dạ dày.
Cách thực hiện:
- Lấy ngón tay cái day ấn huyệt thái xung trong 2 phút đến khi cảm thấy đau tức tại chỗ thì dừng lại.
- Đều đặn tác động vào huyệt thái xung 2 lần/ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Huyệt nội quan
Nội quan là huyệt vị nằm ở vị trí giữa gân cơ gan tay lớn và gân cơ gan tay bé, cách lằn chỉ cổ tay 2 thốn về phía trên. Các ghi chép của Y học cổ truyền cho rằng khi tác động vào huyệt này sẽ giúp dưỡng khí, an thần, tăng cường lưu thông máu, cân bằng hoạt động của dây thần kinh thực vật… Đồng thời làm ấm các cơ quan nội tạng, giảm bớt đau dạ dày và viêm loét tá tràng.
Cách thực hiện:
- Lấy ngón tay cái bấm mạnh vào huyệt nội quan trong 1 phút hoặc đến khi cảm thấy tê ngứa tay, cơn nóng ran lan tỏa khắp cơ thể.
- Lặp lại động tác này với tay còn lại, mỗi ngày thực hiện 1 lần trước khi đi ngủ để đạt hiệu quả tối đa.
Có thể bạn chưa biết: Áp Dụng 4 Bài Thuốc Từ Cây Nhọ Nồi Chữa Đau Dạ Dày Hiệu Quả
Khuyến cáo khi bấm huyệt trị đau dạ dày
Phương pháp bấm huyệt chữa bệnh đau dạ dày tuy tiết kiệm thời gian, dễ thực hiện nhưng đòi hỏi hiểu biết về huyệt đạo và đúng kỹ thuật. Trong quá trình áp dụng liệu pháp này, mỗi người cần lưu ý những điểm sau:
- Bệnh nhân có khối u dạ dày, hẹp môn vị dạ dày, viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP nên tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ, việc bấm huyệt không đem lại hiệu quả.
- Phụ nữ mang thai, các bệnh nhân vừa trải qua phẫu thuật ở bụng KHÔNG ĐƯỢC ÁP DỤNG.
- Tuyệt đối không tác động vào những huyệt đạo trùng với vị trí nhiễm trùng, có vết thương hở.
- Luôn cắt ngắn móng tay, vệ sinh tay sạch sẽ trước khi thực hiện bất cứ thao tác bấm huyệt nào.
- Chỉ tác động lên huyệt vị với một lực vừa đủ, không dùng lực mạnh, nhất là với những huyệt nhạy cảm.
- Biện pháp bấm huyệt trị đau dạ dày chỉ có hiệu quả hỗ trợ giảm đau, không thể thay thế phác đồ điều trị chuyên sâu.
- Thời điểm bấm huyệt hiệu quả nhất là vào buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng khi thức giấc.
- Không bấm huyệt chữa bệnh khi bụng quá no hoặc quá đói.
Bấm huyệt trị đau dạ dày là biện pháp hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh, không thể thay thế phác đồ chuyên sâu. Vì vậy, người bệnh cần chủ động tìm kiếm giải pháp an toàn, hiệu quả hơn, tránh vì quá phụ thuộc vào việc bấm huyệt mà để bệnh thêm trầm trọng gây khó khăn cho các can thiệp sau này.